Cùng xem Báo cáo sản xuất trên youtube.
1. Khái niệm và ý nghĩa báo cáo sản xuất:
Báo cáo sản xuất là báo cáo chi tiết về tình hình chi phí phát sinh tại phân xưởng và kết quả hoàn thành nhằm cung cấp thông tin cho các cấp quản trị để từ đó có các quyết định thích hợp. Thực chất báo cáo sản xuất mô tả các hoạt động sản xuất nhằm đánh giá trách nhiệm của Quản đốc phân xưởng hay đội trưởng đội sản xuất.
Thông thường mỗi phân xưởng phải lập một báo cáo chi tiết chi phí sản xuất, sản phẩm hoàn thành, sản phẩm dở dang để cung caaos cho cấp quản trị cao hơn biết tình hình chi phí của phân xưởng mình. Báo cáo sản xuất có vai trò như các phiếu chi phí công việc trong việc tập hợp chi phí sản cuất và tính giá thành sản phẩm. Từ những thông tin trên các nhà quản trị biết được kết quả sản xuất của toàn doanh nghiệp để có căn cứ đưa ra quyết định sản xuất và tiêu thụ với một mức sản lượng thích hợp. Nó là một tài liệu chủ yếu của các phương pháp xác định chi phí công việc và quy trình sản xuất, có ý nghĩa quan trọng đối với nhà quản trị doanh nghiệp trong việc kiểm soát chi phí và đánh giá hoạt động sản xuất của từng phân xưởng. Đồng thời là nguồn thông tin quan trọng để xây dựng các định mức, dự toán chi phí cho các kỳ tiếp theo.
2. Nội dung của báo cáo sản xuất:
Báo cáo sản xuất thường được lập cho các phân xưởng, độ sản xuất, gồm 3 phần:
- Phần 1: Kê khai sản lượng sản phẩm hoàn thành và sản lượng sabr phẩm tương đương (Sản lượng tương đương)
- Phần 2: Tổng hợp chi phí sản xuất và xác định chi phí đơn vị (giá thành đơn vị)
- Phần 3: Cân đối chi phí sản xuất
Sau đây là chi tiết của từng phần:
Phần 1: Kê khai sản lượng sản phẩm hoàn thành và sản lượng sản phẩm tương đương (Sản lượng tương đương)
Phần kê khai sản lượng tương đương nhằm phản ánh kết quả sản xuất của những phân cưởng và xác định sản luwownhj tương đương của sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ.
Phần xác nhận sản lượng tương đương phụ thuộc vào xác phương pháp tính giá vốn hàng xuất kho.
* Trường hợp doanh nghiệp áp dụng phương pháo trung bình trọng (bình quân cả kỳ):
Theo phương pháp trung bình trọng, sản lượng tương đương của phân xưởng được tính theo công thức:
Sản lượng tương đương = Sản lượng của sản phẩm
Sản lượng = Sản lượng của sản phẩm + Sản lượng tương đương tương đương hoàn thành trong kỳ của sản phẩm dở dang cuối kỳ
Trong đó:
Sản lượng tương đương của = Sản lượng sản phẩm x Tỷ lệ % sản phẩm dở dang cuối kỳ dở dang cuối kỳ hoàn thành
Như vậy, theo phương pháp này thì chỉ cần xác định sản lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ thành sản lương tương đương, không cần xem xét sản lượn sản phẩm dở dang đầu kỳ, và coi sản lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ luôn luôn hoàn thành trong kỳ hiện hành nên không cần quy đổi. Do vậy phương pháp này độ chính xác không cao, nhưng thuận tiện cho quá trình tính toán.
* Trường hợp doanh nghiệp áp dụng phương pháp nhận trước, xuất trước (FIFO)
Với phương pháo nhập trươc – xuất trước, sản lượng tương đương của phân xưởng được tính theo công thức sau:
Sản lượng = Sản lượng tương đương + Sản lượng sản phẩm bắt đầu + Sản lượng tương đương tương đương của sản phẩm dở dang đầu kỳ sản xuất và hoàn thành trong kỳ của sản phầm dở dang cuối kỳ
Trong đó:
Sản lượng sản phẩm bắt đầu = Sản lượng của sản phẩm – Sản lượng của sản phẩm sản xuất và hoàn thành trong kỳ hoàn thành trong kỳ dở dang đầu kỳ
Hoặc
Sản lượng sản phẩm bắt đầu = Sản lượng của sản phẩm + Sản lượng của sản phẩm sản xuất và hoàn thành trong kỳ đưa vào sản xuất trong kỳ dở dang cuối kỳ
Và:
Sản lượng tương đương của = Sản lượng của sản phẩm x Tỷ lệ % chưa sản phẩm dở dang đầu kỳ dở dang đầu kỳ hoàn thành
Và
Sản lượng tương đương của = Sản lượng sản phẩm x Tỷ lệ % sản phẩm dở dang cuối kỳ dở dang cuối kỳ hoàn thành
Theo phương pháp này thì sản lượng tương đương trong kỳ của phân xưởng bao gồm sản lượng tương đương của sản phẩm dở dang đầu kỳ và sản lượng tương tương đương của sản phẩm dở dang cuối kỳ. Do vậy phương pháp này phản ánh độ chính xác cao hơn phương pháp trung bình trọng
Ví dụ: Hãy xác định sản lượng tương đương theo phương pháp trung bình trọng và phương pháp nhập trước – xuất teruwowcs cho phân xưởng X. Cho biết tài tiệu và kết quả sản xuất trong kỳ như sau:
Chỉ tiêu
Số lượng
(cái)
Tỷ lệ hoàn thành (%)
Chi phí nguyên liệu
trực tiếp
Chi phí nhân công
trực tiếp
Chi phí
sản xuất chung
1. Sản lượng sản phẩm
dở dang đầu kỳ
2. Sẩn lượng sản phẩm mới đưa
vào sản xuất trong kỳ
Xem Thêm : 100 Tài liệu FREE tự học chứng khoán cho người mới bắt đầu
3. Sản lượng sản phẩm
hoàn thành trong kỳ
4. Sản lượng sản phẩm
dở dang cuối kỳ
Bảng tính sản lượng tương đương theo 2 phương pháp như sau:
Chỉ tiêu
Số lượng
(Cái)
Sản lượng tương đương Chi phí NVL trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung
Theo kết quả được trình bày theo bảng nói trên, chúng ta thấy sản lượng tương đương tính theo hai phương pháp không bằng nhau, hơn nữa sản lượng tương đương tính theo phương pháp FIFO nhỏ hơn khi tính theo phương pháp trung bình trọng
Phần 2: Tổng hợp chi phí sản xuất và xác định chi phí đơn vị sản phẩm
Phần tổng hợp chi phí sản xuất và xác định chi phí đơn vị sản phẩm nhằm phản ánh tổng chi phí sản xuất phải tính trog kỳ ở từng phân xưởng rồi từ đó tính giá thành đơn vị sản phẩm hoàn thành chuyến đi và cho sản phẩm dở dang cuối kỳ. Trình tự lập phần này như sau:
- Theo phương pháp tring bình trọng tổng hợp chi phí sản xuất gồm hai bộ phận: CHi phí của sản lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ và chi phí sản xuất của sản phẩm phát sinh trong kỳ.
- Theo phương pháp nhập trước – xuất trước tổng hợp chi phí sản xuất chỉ gồm các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.
- Xác định chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm hoặc giá thành sản xuất phân xưởng sản phẩm bằng cách chi phí đã tổng hợp theo từng yếu tố chi phí chia theo sản lượng tương đương theo từng yếu tố. Từ đó tổng hợp các chi phí đơn vị tính theo yếu tố ta được chi phí đơn vị của sản phẩ hoàn thành chuyển đi.
Phần 3: Cân đối chi phí sản xuất
Phần cân đối chi phí sản xuất thường phản ánh hai nội dung như sau:
- Chỉ rõ nguồn chi phí bao gồm chi phí dở dang đầu kỳ và chi phí phát sinh trong kỳ.
- Chỉ rõ phần phân bố chi phí như thế nào cho sản phẩm đã hoàn thành, chuyển đi và chi sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Nội dung quá trình cân đối chi phí được tiến hành dựa trên nội dung của tài khoản chi phí sản phẩm dở dang như sau:
* Việc cân .đối chi phí sản xuất cũng được thực hiện tương ứng với hai phương pháp xác nhận sản lượng tương đương. Phần nguồn chi phí, cả hai phương pháp đều xác định guống nhau. Phần phân bổ chi phí, cách phân bổ chi phí phụ thuộc vào từng phương pháp ác định sản lượng tương đương cụ thể:
- Phương pháp trung bình trọng phân bổ chi phí cho 2 bộ phận:
* Sản lượng sản phẩm chuyển đi, chi phí phân bổ cho bộ phận này được xác định theo công thức: sản phẩm chuyển đi x chi phí đơn vị phân xưởng
* Sản lượng tương đương dở dang cuối kỳ, chi phí phân bổ cho bộ phận này được xác định theo từng yếu tố sản xuất rồi tổng hợp lại theo công thức: Sản lượng tương đương x Chi phí dơn vị theo từng yếu tố
- Phương pháp FIFO phân bổ chi phí sản cuất cho ba bộ phận:
* Sản lượng tương đương của sản phẩm dở dang đầu kỳ, chi phó sản xuất phải tiến hành liên tục kết tinh vào để hoàn tất sẳn lượng này, được xác định theo từng yếu tố sản xuất rồi tổng hợp lại lại. Cách tính tương tự như đối với sản lượng dở dang cuối kỳ ở phương pháp trung bình trọng.
* Sản lượng mới đưa vào sản xuất hoàn tất trong kỳ, chi ohis xác định theo công thức: Sản phẩm hoàn tất x Chi phí đơn vị phân xưởng
* Sản lượng tương đương của sản phẩm dở dang cuối kỳ, chi phí phân bổ cho sản lượng này cũng được xác định tương tự như đối với sản lượng dở dang cuối kỳ ở phương pháp trung bình trọng.
Ví dụ Công ty Bình Minh sản xuất một loại sản phẩm qua 2 phân xưởng 1 và 2. Nguyên vật liệu trực tiếp được đưa tất vào sane xuất ngay từ đầu ở phân xưởng 1. Chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung phát sinh đồng thời khi tiến ghành sản xuất. Mức phân bổ chi phí sản xuất chung là 150% của chi phí nhân công trực tiếp. Tài liệu về chi phí sản xuất và sản phẩm vật chất ở phân xưởng 1 như sau:
a) Sản lượng sản phẩm:
– Sản lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ: 200 sản phẩm
(Tỷ lệ hoàn thành: 100% nguyên vật liệu 30% về nhân công trực tiếp và sản xuất chung)
– Sản lượng sản phẩm đưa vào sản xuất trong kỳ: 1.800 sản phẩm
– Sản lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ: 1.800 SP
– Sản lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ: 200 SP
(Tỷ lệ hoàn thành :100% nguyên liệu, 40% về nhân công trực tiếp và sản xuất chung)
b) tình hình chi phí (đơn vị tính 1.000đ)
– Chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ: 1.400Trong đó::
+ Nguyên vật liệu trực tiếp: 900
+ Nhân công trực tiếp: 200
+ Sản xuất chung: 300
– Chi phí phát sinh trong kỳ: 40.300
Trong đó:
+ Nguyên liệu trực tiếp: 18.300
+ Nhân cồng trực tiếp: 8.800
+ Sản xuất chung: 13.200
Yêu cầu: Lập báo cáo sản xuất theo hai phương pháp trung bình trọng và nhập trước – xuất trước (FIFO)
Xem Thêm : những công ty chứng khoán hàng đầu việt nam
Bài giải:
Báo cáo sản xuất theo phương pháp trung bình trọng:
Chỉ tiêu Sản lượng Sản lượng tương đương Nguyên liệu trực tiếp Nhân công trực tiếp Sản xuất chung
3. Sản lượng tương đương (3 =1+2)
B. Tổng hợp chi phí sản xuất và xác định
chi phí đơn vị SP
4. Chi phí SX đơn vị SP (4=3B/3A
3. Phân bổ chi phí SX cho:
Báo cáo sản xuất theo phương pháp FIFO
Chỉ tiêu Sản lượng Sản lượng tương đương Nguyên liệu trực tiếp Nhân công trực tiếp Sản xuất chung
+ Kỳ này:
Nhân công trực tiếp (140×4,84)
Sản xuất chung (140×7,25)
677,6
1.015
* Bắt đầu hoán tất và hoàn thành
trong kỳ (b) (1600×22,26)
So sánh báo cáo sản xuất lập theo phương pháp trung bình trọng và phương pháp FIFO:
Hai phương pháp báo cáo sản xuất như trên cung cấp các thông tin về chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm gần giống nhau. Những điểm khác nhau của hai phương pháp này là:
Các chỉ tiêu so sánh Phương pháp trung bình trọng Phương pháp FIFO
A. Kê sản lượng và xác định sản lượng tương đương
– Sản lượng tương đương thực hiện trong kỳ gồm 2 bộ phận:
+ Sản lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ
+ Sản lượng tương đương của sản phẩm dở dang cuối kỳ
– Sản lượng tương đương thực hiện trong kỳ gồm 3 bộ phận:
+ Sản lượng tương đương của sản phẩm dở dang đầu kỳ.
+ Sản lượng sản phẩm mới đưa vào sản xuất và hoàn thành trong kỳ.
+ Sản lượng tương đương của sản phẩm dở dang cuối kỳ.
B. Tổng hợp chi phí sản xuất và xác định chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm
– Tổng hợp chi phí sản xuất gồm chi phí dở dang đầu kỳ và chi phí phát sinh trong kỳ.
– Căn cứ để tính chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm gồm sản lượng hoàn thành và phần trăm hoàn thành của sản lượng dở dang cuối kỳ. Sản lượng dở dang đầu kỳ được xem là mới đưa vào sản xuất và hoàn tất trong kỳ không tính tới.
– Chi phí sản xuất đơn vị gồm cả chi phí của kỳ trước
– Tổng hợp chi phí sản xuất gồm chi phí phát sinh trong kỳ.
– Căn cứ để tính chi phí đơn vị gồm mức độ hoàn thành phải làm để hoàn tất sản lượng dở dạng đầu kỳ, sản lượng mới đưa vào sản xuất trong kỳ và phần trăm hoàn thành của sản lượng dở dang cuối kỳ.
– Chi phí sản xuất đơn vị gồm các yếu tố chi phí phát sinh của kỳ hiện hành.
C. Cân đối chi phí sản xuất:
– Sản lượng chuyển đi được xác định theo hai nhóm nguồn gốc chính:
+ Sản lượng dở dang đầu kỳ
+ Mới đưa vào sản xuất và hoàn tất trong kỳ
– Mỗi nhóm được tính với chi phí khác nhau.
Bài tiếp theo: “Phân tích mỗi quan hệ Chi phí – Sản lượng và Lợi nhuận (C-V-P)”
Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Tài chính
Lời kết: Trên đây là bài viết Báo cáo sản xuất. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn