Cùng xem Nghề Pha Chế Là Gì? Tổng Quan Ngành Pha Chế trên youtube.
Nghề pha chế đang tạo nên làn sóng ảnh hưởng mạnh mẽ đến giới trẻ Việt Nam. Sau một thời gian du nhập và phát triển, công việc này mang lại cơ hội nghề nghiệp rộng mở cùng mức thu nhập hấp dẫn mà những ai đang chọn nghề không thể bỏ qua. Hãy cùng Dạy Pha Chế Á Âu tham khảo ngay nhé.
Bạn đang xem: nghe pha che
Ngành Pha Chế đang mở ra cơ hội nghề nghiệp giá trị cho các bạn trẻ
Không chỉ đơn giản là Bartender hay Barista, nghề pha chế có nhiều vị trí khác nhau. Đi từ thấp đến cao theo chức vụ gồm có: Phụ bar, Bartender/Barista, Giám sát thức uống, Quản lý thức uống, Bar trưởng, Quản lý Bar – Nhà hàng, Giám đốc Bộ phận Ẩm thực…
Mục lục nội dung
ẨnHiện
- 1 Nghề pha chế là gì?
- 2 Tìm hiểu lộ trình thăng tiến ngành pha chế
- 2.1 1. Phụ Bar (Barboy)
- 2.2 2. Nhân Viên Pha Chế (Bartender/Barista)
- 2.3 3. Bar Trưởng (Head Bartender/ Shift Leader)
- 2.4 4. Giám Sát Bộ Phận Pha Chế (Beverage Supervisor)
- 2.5 5. Quản Lý Bộ Phận Pha Chế (Beverage Manager)
- 2.6 6. Quản Lý Bộ Phận Ẩm Thực (F&B Manager)
- 2.7 7. Giám Đốc Bộ Phận Dịch Vụ Ẩm Thực (Director Of F&B)
- 3 Cơ hội việc làm ngành pha chế hiện nay
- 4 Những kỹ năng cần có của nhân viên pha chế chuyên nghiệp
Nghề pha chế là gì?
Nghề pha chế là một trong những nghề thuộc nhóm ngành Nhà hàng – Khách sạn (NHKS). Để định nghĩa rõ ràng về nghề pha chế, người ta thường gọi chung là Bartender. Tuy nhiên, do có nhiều sự khác biệt về mô hình quầy bar, kiến thức, kỹ năng nên nhân viên pha chế dần được phân hoá rõ nét là Bartender và Barista.
Trong đó, Bartender là thuật ngữ dùng để chỉ những nhân viên pha chế đồ uống có cồn hoặc không cồn như cocktail, mocktail, soda Ý… Còn Barista có nguồn gốc từ tiếng Ý, nói về những người pha chế thức uống từ cà phê và am hiểu chuyên sâu về cà phê.
Ngoài ra, nhân viên pha chế còn có nhiều nhiệm vụ như kiểm tra, bảo quản trang thiết bị, chuẩn bị nguyên liệu đầu ca, trình bày đồ uống, phục vụ đồ uống… Môi trường làm việc nghề pha chế đa dạng như quán cà phê, bar, lounge, quầy bar nhà hàng, khách sạn…
Tìm Hiểu Ngay Pha Chế Đặc Biệt Tìm Hiểu Ngay Khóa Học Barista Tìm Hiểu Ngay Khóa Học Bartender Tìm Hiểu Ngay Khóa Học Kem Ý Tìm Hiểu Ngay Khởi Sự Kinh Doanh Nhà Hàng – Cafe Tìm Hiểu Ngay Nghiệp Vụ Bar Trưởng Tìm Hiểu Ngay
Tìm hiểu lộ trình thăng tiến ngành pha chế
1. Phụ Bar (Barboy)
Phụ bar là người phụ giúp cho Bartender/Barista chính của quán. Họ có cơ hội học tập kinh nghiệm từ các Bartender/Barista chính. Phụ bar đảm nhiệm pha chế các thức uống đơn giản, thực hiện công tác dọn vệ sinh khu vực pha chế, quản lý các nguyên liệu cho Bartender/Barista. Mức lương cơ bản cho vị trí này khoảng 200 USD, chưa tính tiền tip, phụ cấp và thưởng doanh số.
2. Nhân Viên Pha Chế (Bartender/Barista)
Bartender là người pha chế các thức uống từ rượu như Cocktail, ngoài ra Bartender cũng pha chế Mocktail (không chứa cồn), các dòng thức uống phổ biến trong bar… Bartender làm việc để phục vụ nhu cầu khách hàng và sáng tạo nên những loại thức uống mang phong cách cá nhân (Signature Drinks). Phát triển thành Mixologist với dấu ấn riêng hay thành thạo kỹ thuật flair bartending cũng là một phần trong lộ trình phát triển mà Bartender hướng đến.
Xem thêm: mẫu biên bản làm việc giữa 2 bên
Xem Thêm : Sun Group của ai – Chủ tịch tập đoàn Sun Group là ai
Bartender chủ yếu phục vụ đồ uống có cồn
Barista cũng là người pha chế nhưng thiên về các thức uống từ cà phê như Espresso, Latte, Cappucino, đặc biệt kỹ thuật Latte Art và am hiểu về cà phê rất quan trọng với một Barista thực thụ, giúp định hình được đẳng cấp của Barista. Ngoài ra, Barista còn phụ trách các món đồ uống hiện đại như đá xay, milkshake, trà trái cây, trà sữa…
Một số nhiệm vụ khác của nhân viên pha chế:
- Bartender/ Barista chuẩn bị nguyên liệu, thành phần theo công thức pha chế.
- Thực hiện pha chế các loại thức uống theo yêu cầu của khách hàng.
- Chuẩn bị dụng cụ pha chế và tiêu chuẩn của quầy Bar, dọn dẹp và sắp xếp khu vực làm việc.
- Kiểm kê hàng hóa hằng ngày, thực hiện đề xuất mua hàng theo tiêu chuẩn…
Một Bartender/Barista chuyên nghiệp cần nắm vững kiến thức và kỹ năng pha chế đa dạng các loại thức uống thông dụng, đặc biệt yêu cầu cao về sự sáng tạo để làm ra những món uống mới lạ, bắt kịp xu hướng và phù hợp với sở thích của khách hàng. Tuỳ môi trường làm việc mà mức lương ngành pha chế cơ bản cho một Bartender/Barista sẽ dao động từ 200 – 240 USD (chưa tính tiền tip, phụ cấp và thưởng doanh số).
3. Bar Trưởng (Head Bartender/ Shift Leader)
Đây là vị trí bạn có cơ hội đạt đến sau quãng thời gian nỗ lực phấn đấu khoảng 2 – 4 năm từ vị trí Bartender/Barista. Mức lương cơ bản của vị trí Bar trưởng theo khảo sát mới đây vào khoảng 240 – 300 USD (chưa tính tiền tip, phụ cấp và thưởng doanh số).
Với kỹ năng pha chế thành thục cùng sự nỗ lực không ngừng, cơ hội tiến đến vị trí Bar Trưởng là hoàn toàn có thể
Nhiệm vụ của Bar Trưởng:
- Sắp xếp lịch làm việc và khu vực làm việc cho nhân viên thuộc ca làm việc mà mình phụ trách.
- Theo dõi chấm công ca mình phụ trách.
- Kiểm tra, giám sát tinh thần và thái độ làm việc của các nhân viên pha chế.
- Hướng dẫn, đào tạo trực tiếp và kiểm tra nghiệp vụ các nhân viên pha chế/ Hỗ trợ pha chế khi cần thiết.
- Hướng dẫn và giúp đỡ nhân viên pha chế mới cho tới khi tiếp thu được công việc của bộ phận mình.
- Giám sát việc kiểm kê hàng hóa và đặt hàng; báo cáo trực tiếp với Giám sát/Quản lý…
4. Giám Sát Bộ Phận Pha Chế (Beverage Supervisor)
Một bước tiến cao hơn trong ngành pha chế là vị trí Giám sát. Mức lương cơ bản mà các nhà hàng, khách sạn trả cho vị trí này từ 300 – 400 USD (chưa tính tiền tip, phụ cấp và thưởng doanh số), có nhiệm vụ:
- Giám sát phân công, phân nhiệm, bố trí việc làm cho nhân viên.
- Theo dõi công ca thường nhật, hạn chế các trường hợp rời bỏ vị trí làm việc, các hành vi thiếu trách nhiệm hoặc các hiện tượng tiêu cực ảnh hưởng tới uy tín của mô hình và phẩm chất nghề nghiệp.
- Thực hiện các công việc về quản lý tài sản và các trang thiết bị: tư vấn và dự trù việc mua sắm tài sản của nơi làm việc; quản lý việc sử dụng các hàng hoá và vật tư, tránh thất thoát cho Bar/ Lounge, khách sạn; thực hiện tốt các công việc kiểm kê, bổ sung trang thiết bị, công cụ dụng cụ.
- Kiểm tra và giám sát tình hình chấp hành quy chế, điều lệ của nhân viên trong bộ phận.
- Đề xuất việc tuyển dụng nhân viên để đáp ứng tình hình nhân sự của mô hình.
- Liên hệ chặt chẽ với nhà bếp, nhà hàng, thường xuyên phản ánh thông tin để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.
- Training Bartender/Barista và đảm bảo doanh số quầy Bar cũng là một trong những chức năng quan trọng của vị trí này.
5. Quản Lý Bộ Phận Pha Chế (Beverage Manager)
Mức cơ bản 520 – 650 USD (chưa tính phụ cấp và thưởng doanh số) là một cột mốc đáng mơ ước của bất kì ai theo đam mê và theo đuổi nghề pha chế dành cho vị trí này. Nhiệm vụ của Quản lý Bộ phận Pha chế là:
- Chịu trách nhiệm về tổ chức, nhân sự, quản lý công việc trong khu vực phụ trách của mình, có thể là một trong các loại hình nhà hàng, Bar, Lounge, tầng,… trước Quản lý Bộ phận Ẩm thực.
- Đảm bảo mục đích tài chính của nhà hàng (doanh thu, chi phí và lợi nhuận).
- Quan sát, điều phối công việc trong quá trình hoạt động, đảm bảo công việc trôi chảy, kịp thời đáp ứng các yêu cầu của khách hàng.
- Kết hợp với bộ phận Pha chế, Bar trưởng… để xây dựng, cập nhật, kết hợp thực đơn.
Thực đơn đồ uống mới được sáng tạo liên tục để phục vụ khách hàng
6. Quản Lý Bộ Phận Ẩm Thực (F&B Manager)
Với mức lương cơ bản từ 750 – 1090 USD (chưa bao gồm phụ cấp và thưởng doanh số), Quản lý Bộ phận Ẩm thực thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Đảm bảo mục đích tài chính của Bộ phận Ẩm thực.
- Kết hợp với Bếp trưởng Điều hành trong việc thiết kế và xây dựng thực đơn cho các dịp lễ đặc biệt.
- Điều phối hoạt động và vận hành của toàn bộ Bộ phận Ẩm thực.
- Tuyển dụng, đào tạo, huấn luyện và đề bạt hoặc chấm dứt hợp tác với nhân viên trong bộ phận.
- Thực hiện các công việc khác theo chỉ đạo của Giám đốc khối Dịch vụ Ẩm thực.
7. Giám Đốc Bộ Phận Dịch Vụ Ẩm Thực (Director Of F&B)
Mức lương thấp nhất của một Giám đốc Bộ phận Dịch vụ Ẩm thực 1300 USD (chưa tính phụ cấp và thưởng doanh số). Mức lương này có thể tăng gấp 3 – 4 lần nếu làm việc cho các thương hiệu nhà hàng, khách sạn quốc tế. Nhiệm vụ của vị trí này là:
- Đảm bảo mục đích tài chính của toàn bộ khối Dịch vụ Ẩm thực.
- Điều phối hoạt động và vận hành của toàn bộ khối Dịch vụ Ẩm thực.
- Điều hành khối Dịch vụ Ẩm thực phối hợp với các khối/ bộ phận/ phòng ban khác.
Cơ hội việc làm ngành pha chế hiện nay
Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành Dịch vụ – Du lịch, Nhà hàng – Khách sạn kéo theo những ngành nghề “công nghiệp không khói” cần nguồn nhân lực dồi dào. Trong đó nghề Pha chế đã và đang phát triển rất nhanh tại Việt Nam. Mỗi năm thị trường đồ uống cần thêm khoảng 10.000 lao động, nhưng hiện tại chỉ mới đáp ứng khoảng 2/3 lao động.
Tham khảo: Cách gộp ô trong Excel mà không mất dữ liệu
Xem Thêm : List lương nhân viên ngân hàng bidv
Hơn nữa, mọi người luôn cần một nơi để ăn uống khi đi du lịch, thư giãn mỗi ngày hoặc đó là thói quen uống. Chính vì thế ngành Pha chế có tương lai mà bạn có thể tin tưởng dựa vào. Nghề Pha chế không chỉ phát triển ở các thành phố lớn, mà nay đã bắt đầu xuất hiện ở nhiều thành phố, tỉnh trên toàn quốc.
Những kỹ năng cần có của nhân viên pha chế chuyên nghiệp
Để trở thành một nhân viên pha chế chuyên nghiệp, bạn không chỉ có sự linh hoạt, khéo léo và thành thục trong các kỹ năng pha chế, mà còn đòi hỏi sự sáng tạo để pha chế nhiều loại thức uống. Hãy luôn nhớ rằng, Bartender hay Barista không chỉ là một người pha chế đơn thuần, mà họ còn là người tinh tế trong cả khứu giác lẫn vị giác để phân biệt các loại hương liệu và pha chế ra các thức uống phù hợp khẩu vị của khách hàng. Chính vì thế yếu tố nhạy bén về mùi vị là rất cần thiết ở một nhân viên pha chế chuyên nghiệp.
Khả năng trình diễn tại quầy Bar là yếu tố giúp bạn trở thành người pha chế chuyên nghiệp
Không chỉ pha chế ngon, những kỹ thuật biểu diễn pha chế điêu luyện cũng làm nên sự chuyên nghiệp của một nhân viên pha chế, đặc biệt là Bartender. Ngoài ra, vốn từ ngữ và giao tiếp tiếng Anh ngành pha chế cũng không ngoại lệ, đây vừa được xem là thách thức vừa là cơ hội để bạn tiến thân nhanh hơn trong nghề nghiệp.
Hy vọng với những thông tin tổng quan ngành pha chế và các vị trí trong lộ trình phát triển ngành pha chế đã giúp bạn hiểu về nghề, sẵn sàng cho thời gian chinh phục nghề nghiệp sắp tới. Ở bài viết tiếp theo, mời các bạn tìm hiểu con gái nên học nghề gì tại website của chúng tôi ngay nhé.
Nếu có thắc mắc về các khóa học Bartender, Barista chuyên nghiệp tại Dạy Pha Chế Á Âu, bạn có thể để lại thông tin bên dưới hoặc gọi đến tổng đài 1800 6148 (miễn phí cước gọi) để được tư vấn miễn phí.
☆ ☆ ☆ ☆ ☆
Trung bình: 5 (12 bình chọn)
{{#error}}
{{error}}
{{/error}} {{^error}}
Cám ơn bạn đã vote!
{{/error}} Có lỗi xảy ra, vui lòng kiểm tra kết nối!
Có thể bạn quan tâm: Event là gì? Cách tổ chức event thành công
Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Cẩm Nang Việc
Lời kết: Trên đây là bài viết Nghề Pha Chế Là Gì? Tổng Quan Ngành Pha Chế. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn