Văn xuôi sau 1975

Bạn đang xem: Văn xuôi sau 1975 Tại DongnaiArt

Cùng xem Văn xuôi sau 1975 trên youtube.

Cách đây không lâu, tại một cuộc trao đổi cũng về đề tài này ở khoa Ngữ văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, khi nêu vấn đề phân kì văn học hiện đại, có thể bạn đã nhắc đến hai chữ quán tính của Văn học ta sau 1975. Riêng tôi rất chú ý đến hai chữ ấy và nghĩ rằng có thể đó là một ý kiến hay, đúng.

Lịch sử sang trang vào năm 1975, điều ấy ai cũng biết. Nhưng văn học không sang trang đồng bộ với lịch sử hay có lẽ nói cho đúng hơn: nó không cùng sang trang được ngay vào thời điểm ấy. Nó còn chảy theo quán tính một thời gian nữa, hình như cho đến quãng đầu 1980. Điều này cũng đương nhiên, và đúng với lý luận phản ánh của Mác: ý thức bao giờ cũng chậm hơn, khi ít khi nhiều.

Quan sát văn học, theo tôi, không chỉ là quan sát sáng tác. Còn phải quan sát cái ngày nay ta đã quen gọi là thị trường sách, tức là công chúng của văn học.

Sau 1975, trong ào ạt tưng bừng hồ hởi đại thắng, bỗng dưng xuất hiện một tình trạng rất kì: xuất hiện sự lạnh nhạt hẳn đi trong quan hệ giữa công chúng và sáng tác. Trong khi các nhà văn của chúng ta say sưa: bây giờ hòa bình, vốn sống tích lũy bao nhiêu năm ăm ắp như “cá tức trứng”, muốn đẻ lắm rồi, thì giờ thì thừa mứa ra đó, bom đạn căng thẳng hết rồi, vật chất cũng đỡ khốn đốn hơn nhiều, tha hồ mà viết, viết cho hết, cho đã… thì bỗng dưng cái mối quan hệ vốn rất thắm thiết máu thịt giữa văn học và công chúng, giữa sáng tác và người đọc đột nhiên lạnh nhạt hẳn đi, hụt hẫng hẳn đi. Người đọc mới hôm qua còn mặn mà thế mà bỗng dưng bây giờ quay lưng lại với anh. Họ không thèm đọc anh nữa. Sách anh viết ra, hăm hở dày cộp nằm mốc trên các quầy. Người ta bỏ anh. Người ta đi đọc sách Tây, và đọc… Nguyễn Du!

Ngay Chế Lan Viên ngày ấy cũng nói: sách thì nhiều, mà không có tác phẩm.

Thế là thế nào? Hoang mang thực sự.

Gần đây tình cờ tôi đọc được một câu rất lạ của nhà phê bình Pháp Maurice Blanchet. Ông ấy nói: “Nhà văn lâm vào cái tình trạng ngày càng khôi hài tuyệt chẳng có gì để viết cả, chẳng còn cách nào viết được cả, mà lại cứ bị thúc bách bởi một nhu cầu cùng cực cứ phải viết, viết mãi… Dấu hiệu chứng tỏ tầm quan trọng của anh ta, chính là ở chỗ nhà văn tuyệt nhiên chẳng có gì để nói cả”.

Tình trạng của nhiều nhà văn chúng ta bấy giờ đúng là cái “tình trạng ngày càng khôi hài” như ông Blanchet tinh quái nọ nói đó. Anh ta cứ tiếp tục nói, lảm nhảm nói, nhưng là nói vào chỗ trống không.

Xuất hiện một khoảng “chân không văn học” thật sự. Trong chân không, âm không truyền đi được. Nó tắt lịm ngay khi vừa mở miệng.

Tôi rất dốt vật lý, nhưng cũng có được nghe lỏm phong phanh rằng không làm gì có chân không tuyệt đối. Vẫn có vật chất, tất nhiên là rất loãng, vẫn có vận động trong đó. Vẫn còn cái dư thừa, cái đuôi kéo dài của thời kỳ văn học trước, tạm gọi là văn học chiến tranh, với đề tài của nó, nội dung của nó, tư duy nghệ thuật, bút pháp đặc trưng của nó… tiếp tục kéo dài, theo quán tính.

Và lại có, manh nha, vật chất mới, còn rất loãng, tất nhiên, đang vận động, đang hình thành, đang tụ lại dần, khó nhọc, chậm chạp, nhưng về xu thế lâu dài là hứa hẹn.

Điều này đúng với cả văn học và từng nhà văn hồi đó.

Chẳng hạn Nguyễn Minh Châu. Hình như anh cảm thấy chẳng còn có gì để nói nữa, nhưng đồng thời “bị thúc bởi nhu cầu bức bách cứ phải viết mãi”.  Chính cái tình trạng ngày càng khôi hài đó chứng tỏ tầm quan trọng của cây bút này. Anh còn tiếp tục kéo thêm một đoạn đuôi dư thừa Miền cháy và Những người đi từ trong rừng ra. Và bắt đầu manh nha những truyện ngắn mới, thuộc giai đoạn mới của anh: Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành. Tôi còn nhớ được một số truyện ngắn Nguyễn Minh Châu hồi ấy anh Nguyễn Văn Bổng bảo tôi: Mình đọc chẳng hiểu nó định nói gì cả.

Rất có thể chính Nguyễn Minh Châu cũng không thật hiểu mình đang nói gì. Có thể đối với chính anh, cũng chưa có gì thật rõ (mà rõ ngay thế nào được), mới manh nha cảm nhận sự ra đời của một đề tài, một nội dung, và quan trọng hơn, một tư duy nghệ thuật khác.

(Về sau, như chúng ta biết, Nguyễn Minh Châu đã lặng lẽ và dũng cảm đi đến cùng sự cảm nhận lơ mơ ban đầu ấy của anh, cho đến tận Phiên chợ Giát).

Đối với cả nền văn học ta, có lẽ cũng tương tự. Sự hụt hẫng, cái khoảng chân không, tình trạng khôi hài không có gì để nói, chẳng biết nói thế nào, mà cứ bức bách phải nói… của các nhà văn vào khoảng 75 – 80, chứng tỏ, như ông Blanchet nọ viết, chúng ta có một nền văn học không hề tầm thường, chứng tỏ tầm quan trọng của nó. Hay nói chính xác hơn, chứng tỏ tầm quan trọng của bước chuyển này.

Một hiện tượng khác trong sự chuyển biến (hoặc gọi là sự đổi mới) của văn học ta rất đáng chú ý trong khoảng hơn chục năm lại đây là mối quan hệ giữa văn học với báo chí. Văn học cần có những ăng – ten mới để bắt vào hiện thực mới của đời sống. Tìm ra cái loại ăng – ten ấy ở đâu? Nó đã tìm thấy ở báo chí. Trong lúc các nhà văn ta còn đang lúng túng thì xuất hiện một thể loại trung gian rất cần thiết: thể loại văn học – báo chí.

Hình như một trong những dấu hiệu sớm của tình thế này là Cù lao Tràm của Nguyễn Mạnh Tuấn. Những cuộc cãi vã một hồi quanh cuốn sách này có nhiều phần giả tạo, thúc đẩy bởi những động cơ ngoài văn học. Đến nay đã tương đối có thời gian để bình tĩnh nhìn lại một cách công bằng. Theo tôi đó là một cuốn tiểu thuyết – phóng sự (cùng với Đứng trước biển cũng của Nguyễn Mạnh Tuấn).

Vadim Kojinov, trong khi nghiên cứu về lịch sử tiểu thuyết, có nói đại ý: trong những bước chuyển tiếp quan trọng như thế này, trong văn học thường có điều mà ông gọi là “sự dân chủ hóa về hình thức”. Để nhanh chóng và hăng hái tiếp cận hiện thực mới, nó tạm thời tự nguyện “hy sinh” bớt đi sự hoàn thiện về hình thức nghệ thuật. Nó không câu nệ dùng ngay những hình thức “bình dân” hơn để cố xông vào đời sống đang biến đổi dữ dội, mà nghệ thuật “thanh cao” quá khó với tới ngay được.

Tôi nghĩ nên nhìn nhận công lao của Đứng trước biển, Cù lao Tràm, như vậy. Nó kéo văn học đang thánh thót ở bè cao xuống cái trần tục đời thường, thậm chí cả cái linh tinh có tính chất kỹ thuật trong cơ chế sản xuất, quản lý kinh tế, xã hội vv…, và nhờ đó bắt một cái vòi có lưu lượng mạnh của hiện thực ngổn ngang mới ùa tràn vào văn học, đem lại sinh khí mới mạnh mẽ cho văn học. Không phải ngẫu nhiên mà hình như là từ Cù lao Tràm, người đọc bỗng dưng mới quay lại với sách của ta, bớt phải đi tìm những lời giải bức bách, hoặc một đôi lời tâm sự chỉ trong sách nước ngoài.

Tất nhiên đây không phải là con đường duy nhất của sự chuyển biến văn học vừa qua. Còn có con đường của Nguyễn Minh Châu, như đã nói ở trên. Nhưng con đường “dân chủ hóa về hình thức” là một cửa mở quan trọng để văn học tiếp cận hiện thực mới.

Mấy năm sau đó, lại rộ lên một hiện tượng đặc sắc: sự phục hồi của thể loại phóng sự, đặc biệt rõ trên báo Văn nghệ khoảng năm 1987 – 1988.

Như chúng ta đều biết, trước Cách mạng tháng Tám, văn học ta từng có những nhà văn viết phóng sự xuất sắc, trong đó kiện tướng là Vũ Trọng Phụng. Sau đó, trong gần suốt 40 năm, phóng sự lặn hẳn đi, mất hút. Có lẽ cũng không khó giải thích lắm: trong một going văn học chủ yếu anh hùng ca, không có đất đứng và nảy nở cho phóng sự.

Phóng sự là thể loại có khả năng đặc biệt mạnh và sắc trong chức năng đào bới, phanh phui, mổ xẻ tức thời những sự thực xã hội phức tạp, ngổn ngang, đen tối.

Không phải cứ văn học chiến tranh thì phóng sự sẽ mất đi. Trái lại là khác, chúng ta từng biết những phóng sự chiến tranh nổi tiếng của Malamarte, Hemingway, Plisnier, Barbasse, Salsburry, Graham Green, Neil Shechen hoặc sớm hơn nữa của John Reed.

Nhưng cuộc chiến tranh 30 năm qua của chúng ta, đứng về phía chúng ta, có đặc điểm riêng của nó. Đối với chúng ta đó chủ yếu là bản anh hùng giải phóng dân tộc. Sự mất còn của vận mệnh chung toàn dân tộc. Sự mất còn của vận mệnh chung toàn dân tộc, vận mệnh chung của cộng đồng kết thành một khối đồng nhất nhiều lúc nghìn cân treo sợi tóc buộc văn học tự nguyện nhất nhất tuân theo khẩu hiệu sinh tử chung: tất cả để chiến thắng. Nó chủ yếu tự nguyện làm hồi kèn đồng xung trận. Đó là thời của tùy bút mang đậm màu sắc “Hịch tướng sĩ”. Ngay cả tiểu thuyết thời ấy cũng vậy, đó là kiểu tiểu thuyết – tùy bút, trong đó dẫu có nói đến số phận cá nhân thì cá nhân ấy cũng gần như đồng nhất hoàn toàn với cộng đồng, là hình ảnh tượng trưng của cộng đồng. Những vấn đề số phận cá nhân riêng tư trong ấy, dẫu có, cũng chỉ là điểm xuyết thêm đôi nét nhỏ, mờ nhạt, cho thêm chút sinh động thôi.

Đây không phải là lúc bàn và phán xét sâu về chuyện này. Tôi chỉ xin nói vắn tắt: theo tôi, văn học thời ấy đã làm như vậy là chính đáng.

Sự phục hồi và nở rộ một thời gian của thể loại phóng sự khoảng giữa những năm 80 (trong đó có một số phóng sự đặc sắc), chứng tỏ văn học ta đã nhận ra hiện thức mới và quyết xông vào chiếm lĩnh nó bằng một phương thức có hiệu quả nhất lúc bấy giờ.

Nhân đây tôi cũng muốn nói rằng không phải báo Văn nghệ hồi đó đã có công khôi phục thể loại sắc sảo này. Chính bản thân sự phát triển tất yếu của văn học trong quan hệ với đời sống mới đã thông minh nhận ra và khôi phục nó. Phần báo Văn nghệ may mắn lắm là đã kịp hiểu ra cái bước tất yếu này trong đà chuyển biến của văn học, và cố gắng góp phần làm cho bước đi cần thiết ấy tự giác hơn, tập trung ráo riết hơn và do đó có thể có hiệu quả cao hơn.

Khoảng đầu năm 1989, một nhà báo nước ngoài có hỏi tôi:

– Vài năm trước đây các anh có những nhà văn viết phóng sự rất đặc sắc. Bây giờ họ đi đâu rồi?

Tôi trả lời:

– Bây giờ họ đi viết tiểu thuyết.

Quả vậy, lúc này bỗng ồ ạt tràn ra một loại tiểu thuyết rất đặc biệt. Mà tôi muốn tạm gọi là những tiểu thuyết – dã chiến. Nó còn dính dấp rất nhiều tính báo chí. Nó như những thiên phóng sự dài được tiểu thuyết hóa đi ở các mức độ khác nhau. Có hai hiện tượng đáng chú ý: Nhiều nhà báo nhảy sang viết tiểu thuyết. Và các tiểu thuyết ấy dường như đều được viết rất hối hả, tác giả hăm hở, vội vàng, nôn nóng tuôn trào trên các trang sách của mình vô số sự kiện ngổn ngang. Người viết hối hả kể. Kể là chính. Phô bày ra là chính. Mô tả là chính.

Hoặc nói cách khác, tả thựctốc tả là chính, chưa kịp, chưa cần kết tinh lại, cô đặc lại. Sách cứ dày cồm cộp lên. Mà cứ hấp dẫn. Bởi công chúng đang khao khát sự thật xã hội.

Hình như cho đến gần đây, tiểu thuyết của chúng ta về đại trà là đang ở tình trạng này. Chúng ta, trong đại trà, đang ở giai đoạn cày xới hiện thực.

Cày xới là để gieo trồng.

Vậy sự gieo trồng đã đến chưa?

 Theo dõi tình hình văn học, quan sát thị trường sách, tôi thấy khoảng gần một năm hoặc nửa năm trở lại đây hình như đã bắt đầu xuất hiện một tình hình khác: người đọc đã bắt đầu bão hòa văn học mô tả, kể lể sự thực xã hội, mấy mươi năm trước đối với họ còn háo hức, hấp dẫn, đến nay hình như đã có chiều hơi nhàm.

Họ chờ đợi, đòi hỏi ở văn học điều gì đó khác hơn, cao hơn.

Đến đây bỗng thấy một qui luật rất thú vị về sự phát triển của các thể loại văn học.

Truyện ngắn bỗng nổi bật lên hàng đầu.

Những năm trước, truyện ngắn gần như lịm đi, bị đè bẹp dí dưới sức nặng của tiểu thuyết – dã chiến ngồn ngộn. Bây giờ len qua các kẽ hở của vô số tiểu thuyết ngổn ngang kia (mà vì ngổn ngang nên có rất nhiều kẽ hở), nó ngoi lên, và bừng nở.

Tôi có cảm giác chúng ta đang đứng trước một vụ được mùa truyện ngắn mới. Truyện ngắn đông, nhiều và thật sự có một số truyện ngắn thật hay.

Vì sao?

Theo tôi, có thể có hai nguyên nhân: những năm trước, truyện ngắn rất khó in, khó bán. In truyện ngắn may ra chỉ có vài tờ báo văn nghệ, mấy tờ tạp chí. Nay thì các thứ tuần san, tập san, phụ trương, phụ san… rộ ra như nấm. Nó đòi hỏi truyện ngắn. Truyện ngắn có thị trường để xuất hiện (chớ nên coi thường cái “thị trường” này, lắm khi nó rất quyết định). Nhưng dẫu sao đó cũng chỉ là nguyên nhân bên ngoài.

Còn có một nguyên nhân bên trong quan trọng hơn nhiều. Ở đây hiện lên sức mạnh riêng, độc đáo của thể loại. Bản chất đặc trưng của truyện ngắn cho phép nó, và buộc nó (cho phép và buộc thực ra chỉ là một) phải vượt ngay qua sự mô tả, kể lể dài dòng, nhanh chóng dồn nén lại, đúc đến đặc sệt và nhọn hoắt ngay hiện thực, và đi đến một cái gì đó khác, chính cái mà chúng ta đang chờ đợi ở tiểu thuyết hôm nay.

Theo tôi, trong đại trà, có thể hiện nay truyện ngắn đang vượt qua tiểu thuyết. Nó sớm đạt đến tính khái quát xã hội cao hơn. Nó đi thẳng vào những vấn đề thân phận con người, thế giới bên trong của con người, ý nghĩa nhân sinh, lẽ sống con người ở đời sâu và sắc hơn. Tức là, có vẻ như nghịch lý, nó lại có tính tiểu thuyết cao hơn những cuốn sách dày cộp có ghi rõ trên bìa là tiểu thuyết hẳn hoi.

Dĩ nhiên truyện ngắn – tất nhiên là những truyện ngắn xuất sắc nhất – được hưởng sự chuẩn bị dũng cảm và công phu của phóng sự và tiểu thuyết – dã chiến từ hàng chục năm nay. Nó phải biết ơn sự chuẩn bị đó. Và như thế văn học hóa ra đã đi một con đường rất qui luật để đến diện mạo hôm nay.

Cũng tất nhiên không phải mọi sự đã diễn ra tuần tự như vậy. Có những tác giả truyện ngắn, bằng tài năng, sự nhạy cảm và bản lĩnh riêng của mình, đã đi tới đích đó sớm hơn. Như trường hợp Nguyễn Huy Thiệp trong Tướng về hưu… Anh “đốt cháy giai đoạn” mô tả, đi đến tinh chất ngay từ đầu.

Hoặc Nguyễn Minh Châu (tháng chạp vừa rồi đã là giỗ mãn tang anh, nhanh thế!), bằng truyện ngắn Phiên chợ Giát, anh đã bỏ qua hàng loạt tiểu thuyết còn lận đận kể lể hôm nay…

Nhưng trong đại thể, có lẽ có thể hình dung hành trình văn học chúng ta mười mấy năm qua như vậy. Bước qua lời nguyền của Tạ Duy Anh có thể là một ví dụ sinh động.

Vậy thì “số phận” của tiểu thuyết sẽ ra sao?

Ở đời mọi sự rốt cuộc rồi sẽ công bằng cả. Tôi đoán chắc rồi tiểu thuyết sẽ tận dụng trở lại ngay thành tựu mà truyện ngắn đã đạt được, làm một cái đà mới cho mình, để lại vượt lên một bước khác, cao hơn.

Có lẽ cũng cần nói thêm một chút nữa về đặc điểm của sự được mùa của truyện ngắn lần này khác những lần trước (chẳng hạn truyện ngắn hồi những năm 60, hoặc thời chống Mỹ). Ví dụ hãy thử so sánh Đỗ Chuthời Hương cỏ mật và Tạ Duy Anh với Bước qua lời nguyền hôm nay. Một đằng là cái tinh tế, mượt mà, giàu chất thơ, lãng mạn, thậm chí có thể gọi là đóa hoa hiền nõn nà của một mùa xuân non dại và ngây thơ. Bước qua lời nguyền thì khác hẳn. Là sự cô đặc của một kiếp người, một thời đại lịch sử với những bi kịch con người và lịch sử dữ dội ác liệt. Một câu hỏi nhân văn vừa căng thẳng, vừa thời sự, vừa cơ bản.

Tôi nghĩ tiểu thuyết lần này sẽ tiếp thu chính mặt này của thành tựu truyện ngắn, để đi đến một biến đổi mới về chất. Và hình như cũng đã xuất hiện một đôi dấu hiệu rất đáng chăm chú theo dõi. Chẳng hạn cuốn tiểu thuyết rất gần đây, Nỗi buồn chiến tranh (*) của Bảo Ninh.

Nếu Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường có thể coi là đi xa được hơn cả trong đoạn đường mà tôi đã tạm gọi một cách tùy tiện là đoạn tiểu thuyết – dã chiến, chủ yếu dồn dập mô tả thực trạng xã hội, thì đến Nỗi buồn chiến tranh đã là vấn đề hoàn toàn khác hẳn. Không chỉ còn là “bức tranh xã hội”, mà đã là cuộc tìm kiếm căng thẳng và cảm động của một con người không dứt ra được với quá khứ vừa quá thiêng liêng vừa quá đau đớn, khó nhọc hi vọng ở tương lai và vật vã cố sống cho ra người trong cuộc đời vừa hỗn độn vừa như đầy dự báo, cả nguy hiểm lẫn triển vọng hôm nay.

Tôi e rằng văn học đang đứng mấp mé trên ranh giới một bước chuyển mới rất có thể còn quan trọng hơn cả bước chuyển cũng dũng cảm và đáng ghi nhớ dăm bẩy năm trước đây.

Chính lúc này nó cần sự nhập bước đồng bộ của lý luận, để giúp cho bước chuyển tự giác hơn, do đó đỡ mò mẫm chậm chạp hơn.

 Còn một điều khá thú vị: Hành trình văn học ta mấy năm qua, từ cố gắng rứt ra khỏi đề tài số phận (hay gọi là lợi ích cũng được) chung của cả khối cộng đồng đồng nhất đi đến hiện thực. Xã hội ngổn ngang với nhiều tính chất tả thực vội vã, rồi tiếp tục đi sâu vào thế giới bên trong từng con người, cuộc hành hương vô tận, cuộc tìm kiếm khó nhọc bên trong thế giới riêng từng con người – hành trình ấy không phải là một hành trình thu hẹp dần phạm vi quan tâm của văn học.

Ngược lại, đó lại là hành trình mở ra, ngày càng rộng hơn, phong phú đa dạng hơn của văn học.

Cái “tiểu vũ trụ” lại chính là một vũ trụ rộng lớn không cùng. Nhiều mặt “mới” (tức là chưa biết hoặc bị tránh né lâu nay) của đời sống con người được khai phá, hoặc ít ra được bắt đầu chạm đến, giành quyền hợp pháp được xuất hiện: đời sống tiềm thức, vô thức, đời sống tình dục, lĩnh vực ngoại cảm…

Văn học khác trước, không còn chỉ là lời tuyên bố, khẳng định cuối cùng, dứt khoát (và vì vậy có phần kiêu ngạo).

Văn học đang trở thành sự tìm kiếm, nó trở nên phân vân hơn, vừa xông xáo vừa dè dặt hơn, nhiều chất dự đoán hơn.

Ngôn ngữ nghệ thuật của nó vì thế cũng chuyển dần sang đa thanh và đối thoại hơn. Cuốn tiểu thuyết mới của Bảo Ninh là một ví dụ khá rõ. Cả cuốn tiểu thuyết là một cuộc tìm kiếm đau đớn và chưa xong, thậm chí hầu như không thể xong, không bao giờ xong.

Rõ ràng sự biến đổi về nội dung đã và đang tạo ra sự biến đổi rất đáng lưu tâm về hình thức nghệ thuật.

Tôi xin nói một câu cuối cùng: Có lẽ, rất đáng mừng, bằng cả hành trình nhiều vấp váp và trả giá hơn chục năm qua, văn học ta đang tiếp cận dần trở lại với những giá trị nhân văn chung của thời đại, một thời đại đang căng thẳng tìm kiếm và đối thoại mở rộng hơn bao giờ hết.

Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Tin tức

Lời kết: Trên đây là bài viết Văn xuôi sau 1975. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn

Related Posts

Xổ Số W88: Mô Hình Cược Mới Mẻ và Lợi Nhuận Khủng

Xổ Số W88: Mô Hình Cược Mới Mẻ và Lợi Nhuận Khủng

Xổ số W88 đã khiến cả cộng đồng game thủ và những người đam mê cá cược chao đảo với mô hình cược cực kỳ đa dạng và…

Xổ số Thừa Thiên Huế: Lựa chọn hàng đầu của lô thủ!

Xổ số Thừa Thiên Huế: Lựa chọn hàng đầu của lô thủ!

Có thể bạn quan tâm Trang trí đầu báo tường chào mừng ngày 26-3 Viết 1 đoạn văn ngắn bằng tiếng Anh về bộ phim Tom and…

Điều khác biệt của chương trình đào tạo quốc tế cấp trung học sở 

Điều khác biệt của chương trình đào tạo quốc tế cấp trung học sở 

Chương trình đào tạo quốc tế chắc hẳn không còn là điều gì đó quá xa lạ với mọi người. Song vẫn còn rất nhiều bậc phụ…

Kèo châu Á là gì? Kinh nghiệm cá cược kèo châu Á bất bại 2024

Kèo châu Á là gì? Kinh nghiệm cá cược kèo châu Á bất bại 2024

Kèo châu Á là gì? Kèo châu Á là một loại kèo cá cược phổ biến trong bóng đá và nhiều môn thể thao khác tại thabet. Đây…

Lý do bạn nên tải app Sin88 về điện thoại tham gia cá cược

Lý do bạn nên tải app Sin88 về điện thoại tham gia cá cược

Bạn muốn tìm kiếm một sân chơi cá cược uy tín, chất lượng và mang đến những trải nghiệm tuyệt vời? Sin88 – ứng dụng cá cược…

Bắn cá đổi thưởng là gì? Kinh nghiệm chơi bắn cá đổi thưởng luôn thắng

Bắn cá đổi thưởng là gì? Kinh nghiệm chơi bắn cá đổi thưởng luôn thắng

Bắn cá đổi thưởng là gì? Bắn cá U888 đổi thưởng là một loại hình giải trí trực tuyến phổ biến trong ngành game online. Dưới đây là…