Cùng xem Văn mẫu lớp 7: Giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn 3 dàn ý & 17 bài văn mẫu lớp 7 hay nhất trên youtube.
“Uống nước nhớ nguồn” là truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta. Sau đây, Dongnaiart sẽ cung cấp Bài văn mẫu lớp 7: Giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn, nhằm giúp học sinh có thêm ý tưởng để hoàn thành bài viết của mình.
Tài liệu gồm 3 dàn ý chi tiết và 17 bài văn mẫu hay nhất dành cho các em học sinh lớp 7. Mời các em học sinh tham khảo nội dung sau đây.
Giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn
- Dàn ý giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn
- Dàn ý chi tiết số 1
- Dàn ý chi tiết số 2
- Dàn ý chi tiết số 3
- Giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn – Mẫu 1
- Giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn – Mẫu 2
- Giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn – Mẫu 3
- Giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn – Mẫu 4
- Giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn – Mẫu 5
- Giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn – Mẫu 6
- Giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn – Mẫu 7
- Giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn – Mẫu 8
- Giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn – Mẫu 9
- Giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn – Mẫu 10
- Giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn – Mẫu 11
- Giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn – Mẫu 12
- Giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn – Mẫu 13
- Giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn – Mẫu 14
- Giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn – Mẫu 15
Dàn ý giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn
Dàn ý chi tiết số 1
1. Mở bài
– Nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình, hơn thế nữa, đã tạo nên thành quả cho mình được hưởng, xưa nay vốn là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta.
– Bởi vậy, tục ngữ có câu: “Uống nước nhớ nguồn”.
– Ngay trong cuộc sống hôm nay, lời dạy đạo lý làm người này càng trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết.
2. Thân bài
a. Giải thích: “Uống nước nhớ nguồn”
– “Uống nước”: Thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh của các thế hệ trước.
– “Nguồn”: Chỗ xuất phát dòng nước. Nghĩa bóng: Nguyên nhân dẫn đến, con người hoặc tập thể làm ra thành quả đó.
=> Ý nghĩa: Lời nhắc nhở khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cháu, những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả công lao của người đi trước.
b. Tại sao uống nước phải nhớ nguồn
– Trong thiên nhiên và xã hội, không có một sự vật, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động tạo nên.
– Của cải vật chất các thứ do bàn tay người lao động làm ra. Đất nước giàu đẹp do cha ông gây dựng, gìn giữ tiếp truyền. Con cái là do các bậc cha mẹ sinh thành dưỡng dục. Vì thế, nhớ nguồn là đạo lý tất yếu.
– Lòng biết ơn là tình cảm đẹp xuất phát từ lòng trân trọng công lao những người “trồng cây” phục vụ cho biết bao người “ăn trái”.
“Ai ơi bưng bát cơm đầyDẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”
– Khi “bưng bát cơm đầy”, ta phải biết trân trọng, nhớ ơn những ai đã “một nắng hai sương”, “muôn phần cay đắng” để làm nên “dẻo thơm một hạt”. Nói cách khác, được thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình, no ấm ta phải khắc ghi công lao các anh hùng liệt sĩ.
– Uống nước nhớ nguồn là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội nhân ái đoàn kết. Lòng vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỷ, ăn bám gia đình, xã hội.
c. Phải làm gì để “nhớ nguồn”?
– Tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc, ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.
– Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình, và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa nước ngoài.
– Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người.
3. Kết bài
– Khẳng định giá trị của câu tục ngữ trong tình hình thực tế đời sống hiện nay.
– Nhớ nguồn trước hết là nhớ ơn cha mẹ, thầy cô những người đã sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ chúng ta thành người hữu dụng. Ngoài ra, còn phải nhớ ơn xã hội đã giúp đỡ ta.
– Phải sống sao xứng đáng, trọn nghĩa trọn tình theo đúng truyền thống đạo lí tốt đẹp của cha ông.
Dàn ý chi tiết số 2
1. Mở bài
Nhân dân ta từ xưa đến nay luôn giữ gìn và phát huy được nhiều truyền thống tốt đẹp. Nổi bật trong số đó là tình cảm ân nghĩa, luôn biết ơn và kính trọng cội nguồn, tổ tiên. Tiêu biểu cho truyền thống đó là câu tục ngữ mà ông cha ta đã đúc kết để giảng dạy cho con cháu đời sau “Uống nước nhớ nguồn”.
2. Thân bài
– “Uống nước nhớ nguồn” là nhớ đến những người đã giúp đỡ, răn dạy mình chứ đừng đến lúc thành công thì lại phủ nhận công lao của người khác.
– Bất kì giọt nước nào cũng đều phải có nguồn cội của mình, cũng như con người có ông cha, tổ tiên.
– Con cháu đời sau thì phải luôn biết kính trọng, quý mến và biết ơn đến những người có công sinh thành, nuôi nấng mình.
– Ở phạm vi cả dân tộc ta mới thấy tinh thần “uống nước nhớ nguồn” luôn được nhân dân ta giữ gìn và phát huy một cách mạnh mẽ.
– Có được một cuộc sống hòa bình và ấm no như ngày hôm nay thì quân đội ta đã phải hy sinh rất nhiều, trong đó có cả ông cha, người thân của ta.
3. Kết bài
Câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” là một bài học mà ông cha ta đã khéo léo gửi gắm để răn dạy con cháu đời sau phải biết sống nghĩa tình, biết kính trọng, yêu quý và biết ơn những người đã có công giúp đỡ và nuôi dạy mình.
Dàn ý chi tiết số 3
I. Mở bài
– Dẫn dắt: đạo lý nhớ về cội nguồn, nhớ ơn những người đã giúp đỡ chúng ta là một truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam.
– Giới thiệu câu tục ngữ: truyền thống đó được ông cha ta đúc kết trong câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn.”
II. Thân bài
1. Giải thích
*Nghĩa đen:
– “Uống nước”: hưởng dòng nước mát.
– “Nguồn”: nơi khởi đầu của dòng nước
=> “Uống nước nhớ nguồn”: được hưởng dòng nước mát thì hãy nhớ tới nơi khởi đầu cho ta dòng nước đó.
* Nghĩa bóng:
– “Uống nước”: hưởng những thành quả, thành tựu mà người khác tạo ra.
– “Nhớ nguồn”: nhớ tới những người đã tạo ra thành quả đó.
=> “Uống nước nhớ nguồn”: lời răn dạy khi chúng ta nhận những thành quả lao động của người khác tạo ra thì cần có thái đó ghi nhận, biết ơn những công lao, nỗ lực của họ.
2. Biểu hiện của truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”
– Câu chuyện “Cây khế”: chú chim phượng hoàng ăn khế của anh nông dân nghèo nên đã đền ơn anh bằng cách chở anh tới đảo lấy vàng. Từ đó, vợ chồng anh ta sống ấm no, thoát cảnh nghèo khổ.
– Bác Hồ từng dạy: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Câu nói đó thể hiện thái độ trân trọng, biết ơn đối với những hy sinh của thế hệ trước mà cụ thể là vua Hùng để từ đó rút ra trách nhiệm của bản thân, của thế hệ sau với tương lai đất nước.
– Hiện nay, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đền ơn đáp nghĩa tới những bà mẹ Việt Nam anh hùng nhằm ghi nhận những hy sinh lớn lao của họ cho nền độc lập nước nhà.
3. Tại sao ta cần “Uống nước nhớ nguồn”?
– Vạn vật tồn tại trên trái đất này đều có nguồn cội của nó, hoặc được tạo ra bởi sức lao động của ai đó. Vậy nên, “Uống nước nhớ nguồn” là một đạo lí tất yếu của con người.
– Chính sự nuôi dưỡng của bố mẹ, sự chỉ bảo của nhà trường và sự cố gắng giữ gìn độc lập nước nhà không tiếc máu xương của thế hệ trước mà chúng ta được hưởng cuộc sống hòa bình ngày hôm nay nên cần có thái độ biết ơn, thành kính với những giá trị ta được hưởng.
– Có đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”, chúng ta sẽ là những con người có tình có nghĩa – một đức tính mà xã hội nào cũng cần để tạo ra khối đoàn kết lớn mạnh.
4. Bài học tu dưỡng truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”
– Tự hào với truyền thống vẻ vang của nước nhà, có thái độ trân trọng với những hy sinh của các vị anh hùng dân tộc.
– Biết ơn những người đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho mình vượt qua khó khăn.
Xem Thêm : Chia sẻ tool fake CMND (chứng minh thư) xác minh tài khoản
– Rèn luyện bản thân về cả thể lực và trí lực, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, vững chắc.
5. Phản đề
– Phê phán những con người không biết trân trọng cuộc sống, lãng phí thành quả sức lao động của người khác.
– Phê phán những cá nhân có thái độ sống “sùng ngoại”, hòa nhập mà hòa tan cả những giá trị văn hóa cốt lõi của dân tộc.
– Có những người không biết cố gắng trong học tập và cuộc sống, trở thành gánh nặng của gia đình và xã hội.
III. Kết bài
– Khẳng định giá trị tốt đẹp của đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”
– Liên hệ bản thân để vận dụng tốt đạo lí vào cuộc sống.
Giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn – Mẫu 1
Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp được gửi gắm qua những câu ca dao, tục ngữ. Một trong số đó là câu: “Uống nước nhớ nguồn” nhắc nhở con người về tấm lòng biết ơn trong cuộc sống.
Câu tục ngữ được hiểu theo hai nét nghĩa. Với nghĩa đen, “uống nước” là thưởng thức dòng nước mát. Còn “nguồn” chính là nơi khởi đầu của dòng nước. “Uống nước nhớ nguồn” được hiểu là khi hưởng dòng nước mát thì hãy nhớ tới nơi khởi đầu đã cho ta dòng nước đó. Về nghĩa bóng “uống nước” được hiểu là hưởng những thành quả, thành tựu mà người khác tạo ra và “nhớ nguồn” chính nhớ tới những người đã tạo ra thành quả đó.
Bất kì thành quả nào chúng ta được hưởng ngày hôm nay đều được tạo ra từ công sức của rất nhiều người. Bởi vậy mà chúng ta cần phải biết trân trọng, ghi nhớ công lao của họ. Dân tộc Việt Nam vốn trọng ơn nghĩa. Để tưởng nhớ về các thế hệ đi trước đã ngã xuống ta có ngày Thương binh liệt sĩ, tổ chức dâng hoa lên các nghĩa trang liệt sĩ để tưởng nhớ về những người có công với đất nước, thăm hỏi và tặng quà các gia đình chính sách, việc làm này cũng giúp phần nào họ nguôi ngoai đi nỗi đau mất mát người thân. Những thương binh, bệnh binh mất một phần hoặc toàn bộ sức lao động cũng được hưởng những chế độ ưu tiên đặc biệt, được Nhà nước chu cấp một phần về kinh tế, còn đối với gia đình liệt sĩ thì thân nhân của những liệt sĩ đó được hưởng chế độ này.
Nhưng hiện nay, không ít người, đặc biệt là những bạn trẻ có lối sống vô ơn. Điều đó thật sự đáng lên án, tránh xa. Đối với học sinh cần – chủ nhân của đất nước hôm nay cần phải ghi nhớ câu tục ngữ trên. Chúng ta cần biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô… – những người đã có công sinh thành, nuôi dưỡng hay dạy dỗ trong cuộc đời.
Có thể khẳng định câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” là một lời khuyên quý giá dành cho mỗi người. Tấm lòng biết ơn, nhớ về cội nguồn sẽ giúp chúng ta sống có ý nghĩa hơn.
Giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn – Mẫu 2
Từ xưa đến nay, dân tộc Việt Nam vẫn luôn coi trọng ơn nghĩa. Điều đó đã được thể hiện qua những câu ca dao, tục ngữ. Một trong số đó là câu: “Uống nước nhớ nguồn” – một lời khuyên quý giá cho dân tộc Việt Nam.
Nếu xét theo nghĩa đen, “uống nước” là thưởng thức dòng nước mát. Còn “nguồn” chính là nơi khởi đầu của dòng nước. “Uống nước nhớ nguồn” được hiểu là khi hưởng dòng nước mát thì hãy nhớ tới nơi khởi đầu đã cho ta dòng nước đó. Còn xét theo nghĩa bóng, “uống nước” được hiểu là hưởng những thành quả, thành tựu mà người khác tạo ra và “nhớ nguồn” chính nhớ tới những người đã tạo ra thành quả đó. Câu tục ngữ muốn khuyên nhủ con người có được tấm lòng biết ơn trong cuộc sống.
Ngược dòng thời gian trở về với quá khứ, dân tộc Việt Nam trải qua quá trình hình thành và phát triển. Để có được một bát cơm dẻo thơm mà chúng ta ăn hay một chiếc áo đẹp mà chúng ta mặc ngày hôm nay, thì những người nông dân đã phải đổ biết bao mồ hôi công sức. Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi người sẽ phải nhận sự giúp đỡ từ người khác, có nghĩa là đang chịu ơn họ. Trong một năm, đất nước ta có rất nhiều những ngày lễ tri ân như ngày 27 tháng 7 – ngày Thương binh liệt sĩ, ngày 20 tháng 11 – ngày Nhà giáo Việt Nam là ngày tri ân thầy cô giáo những người đã dạy dỗ biết bao thế hệ học sinh trưởng thành…
Chúng ta cần phải học cách biết ơn bởi những thành quả mà chúng ta đang hưởng không tự nhiên mà có. Khi biết trân trọng công sức lao động của người khác thì bản thân mới có thể đạt được những thành công, được mọi người quý mến. Con người cần tránh xa thói vô ơn, bội bạc mà phải chịu sự khinh ghét, coi thường từ những người xung quanh.
Như vậy, câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” đã đem đến một lời khuyên quý giá cho mỗi người. Bài học về tấm lòng biết ơn vẫn còn ý nghĩa cho đến ngày hôm nay.
Giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn – Mẫu 3
Những câu tục ngữ là lời khuyên quý giá cho mỗi người về một bài học nào đó. Cũng như câu: “Uống nước nhớ nguồn” nhắc nhở mỗi chúng ta về tấm lòng biết ơn trong cuộc sống.
Xét về nghĩa đen, “uống nước nhớ nguồn” được hiểu là khi hưởng dòng nước mát thì hãy nhớ tới nơi khởi đầu đã cho ta dòng nước đó. Nhưng ý nghĩa của câu tục ngữ không chỉ dừng lại ở đó mà giá trị đạo lí kết tinh ở nghĩa bóng. “Uống nước” ở đây nên được hiểu là hưởng những thành quả, thành tựu mà người khác tạo ra và “nhớ nguồn” chính nhớ tới những người đã tạo ra thành quả đó. Câu tục ngữ muốn khuyên nhủ con người về tấm lòng biết ơn.
Sự biết ơn luôn cần thiết trong cuộc sống. Không chỉ đối với con người, mà ngay cả loài vật cũng có được điều đó. Câu chuyện về con hổ có nghĩa là một ví dụ điển hình. Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều. Một đêm nọ bà nghe tiếng gõ cửa, mở cửa nhìn ra không thấy ai, bỗng nhiên có một con hổ lao tới cõng bà đi. Ban đầu bà rất hoảng sợ. Tới nơi, hổ đực cầm tay bà và nhìn hổ cái, nhỏ nước mắt. Bà nhìn kĩ hổ cái như có cái gì động đậy, biết ngay là hổ sắp sinh. Bà đỡ Trần liền giúp đỡ hổ cái đẻ con. Hổ đực tặng bà một cục bạc và tiễn bà về nhà. Nhờ có số bạc đo mà năm ấy mất mùa đói kém bà mới sống được.
Lại một câu chuyện nữa kể về người kiếm củi tên mỗ ở huyện Lạng Giang đang bổ củi ở sườn núi, thấy dưới thung lũng phía xa, cây cỏ lay động không ngớt mới vác búa đến xem. Thì ra một con hổ trắng đang bị mắc xương, bác liền giúp nó gỡ chiếc xương ra giúp hổ. Sáng sớm hôm sau, bác tiều thức dậy đi ra cửa thì thấy một con nai chết nằm ở đó. Hơn mười năm sáu bác tiều chết, khi chôn cất con hổ ngày nào bỗng xuất hiện trước mộ nhảy nhót. Mọi người thấy vậy chạy mất, từ xa họ nhìn thấy con hổ dụi đầu vào quan tài, gầm lên, chạy vài vòng quanh quan tài rồi đi. Con vật còn có lòng biết ơn, vậy còn với con người?
Dân tộc Việt Nam vốn giàu truyền thống tốt đẹp. “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đã được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày. Các cuộc viếng thăm các thương binh, liệt sĩ – những người đã đóng góp một phần cuộc sống cho sự nghiệp giải phóng đất nước của dân tộc. Hay vào ngày 20 tháng 11 – ngày Nhà giáo Việt Nam, học sinh dành tặng cho thầy cô giáo những bó hoa tươi thắm. Hoặc đôi khi có thể chỉ là lời cảm ơn hết sức đơn giản của con cái đối với ông bà, cha mẹ… Dù là hành động nhỏ bé hay lớn lao, thì tất cả đều thể hiện được sự biết ơn của người thực hiện.
Khi học cách biết ơn, có nghĩa là bạn biết cách trân trọng những gì mình đang có. Chính vì vậy, cần phải tránh xa thái độ vô ơn, bội bạc. Đặc biệt là học sinh – những chủ nhân của đất nước phải luôn cố gắng học tập nâng cao kiến thức, rèn luyện đạo đức, bởi đó là hành động cụ thể nhất để thể hiện lòng biết ơn.
Qua đây, câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” quả là một lời khuyên ý nghĩa. Lòng biết ơn sẽ giúp chúng ta sống có ích hơn. Hãy phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn – Mẫu 4
Dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay có nhiều truyền thống quý báu được gìn giữ và lưu truyền. Một trong những truyền thống đạo lí tốt đẹp nhất được thể hiện qua câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” đã nhắc nhở chúng ta phải biết ơn những người đã giúp đỡ ta. Đây là lời dạy mà mỗi người Việt Nam phải luôn ghi nhớ. Đến ngày nay, lời dạy của người xưa càng sâu sắc hơn.
“Uống nước” là thừa hưởng thành quả lao động của những người đi trước, thừa hưởng những gì mà họ đã bỏ công sức để tạo ra, để có được. “Nguồn” chính là nơi xuất phát, nơi khởi đầu của dòng nước, hiểu theo nghĩa bóng thì “nguồn” chính là những thế hệ trước, những con người mà đã tạo ra “dòng nước” hay nói cách khác là tạo ra thành quả mà chúng ta đã hưởng ngày hôm nay. Câu tục ngữ chính là lời răn dạy, nhắc nhở chúng ta, những lớp người đi sau, những thế hệ đang thừa hưởng thành quả phải luôn nhớ ơn công lao của thế hệ trước.
Trong vũ trụ, thiên nhiên và xã hội, mọi sự vật đều có nguồn gốc. Của cải, vật chất, tinh thần đó chính là công sức do con người làm ra. Như việc chúng ta thưởng thức một chén cơm, ta cảm thấy vị ngọt, nhưng thực ra thì chúng thật mặn, mặn vì những giọt mồ hôi, mặn vì những ngày dầm mưa dãi nắng. Họ đã phải sáng nắng chiều mưa làm việc ở ngoài đồng, nhổ mạ cấy lúa, gặt lúa, đập lúa… Bên cạnh đó, còn có sự hy sinh xương máu của các vị anh hùng dân tộc, các chiến sĩ yêu nước vì sắc áo của dân tộc để rồi xây dựng đất nước giàu đẹp phát triển đến ngày hôm nay. Lòng biết ơn phải xuất phát từ tình cảm, từ ý thức ghi nhớ công ơn của những người tạo ra thành quả phục vụ cuộc sống của chúng ta, đó chính là “nhớ nguồn”, là đạo lý làm người tất yếu mà mỗi người cần có. Có câu:
“Dù ai đi ngược về xuôiNhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng baDù ai buôn bán gần xaNhớ ngày giỗ tổ tháng ba thì về…”
Đó là lòng biết ơn của nhân dân nên hằng năm cả nước ta làm lễ “Giỗ tổ Hùng Vương” để ghi nhớ công lao của các vua Hùng đã dựng nước và giữ nước, hay hằng năm, để mừng sinh nhật Bác, cả nước đã cùng ôn lại chặng đường mà Bác đã đi qua, ca ngợi sự hy sinh của Bác để giành lại độc lập tự do cho nước nhà, đó cũng là một hình thức “nhớ nguồn” của chúng ta, thể hiện một tình cảm đẹp, một đạo lý đẹp của dân tộc ta.
Lòng biết ơn giúp ta gắn bó hơn với những người đi trước, sẽ trân trọng những thành quả và công sức của tiền nhân, gần gũi hơn với tập thể… và từ đó sẽ tạo nên một xã hội đoàn kết, thân ái hơn giữa mọi người. Điều đó cho ta thấy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” là một truyền thống vô cùng cao đẹp. Nếu con người không có lòng biết ơn thì sẽ trở nên rất ích kỉ, không hiểu biết, thờ ơ với mọi người xung quanh và có thể sẽ trở thành con người ăn bám xã hội.
Giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn – Mẫu 5
Trong kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam có rất nhiều câu ca dao tục ngữ hay nói về truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Một trong số đó là câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” mang đến cho chúng ta một đạo lý sâu sắc ở đời.
Trước hết, câu tục ngữ nêu lên một đạo lý cho thế hệ sau hãy biết nhớ đến công ơn của những lớp người đi trước. Bởi vì những gì chúng ta đang thừa hưởng hôm nay không phải tự nhiên mà có, để có được độc lập dân tộc, sự ấm no hạnh phúc như ngày hôm nay các thế hệ đi trước đã phải đánh đổi cả bằng máu và nước mắt, biết bao anh hùng đã ngã xuống để đổi lấy độc lập tự do cho cả một dân tộc, họ đã phải hy sinh hạnh phúc cá nhân để đổi lấy hạnh phúc cho một dân tộc.
Để đổi lấy hạt gạo mà ta ăn hàng ngày người nông dân đã phải đổ biết bao nhiêu mồ hôi công sức, dãi dầu sớm nắng chiều mưa, bán mặt cho đất bán lưng cho trời để cho ta những hạt gạo chắc mẩy, thơm ngon. Đã có những câu chuyện rất hay về đạo lí này, chuyện kể rằng có một chàng sĩ tử nghèo không có tiền mua gạo nên thường hay đợi nhà hàng xóm bên cạnh ăn cơm xong là sang mượn nồi về nấu cơm nhưng thực chất là để lấy phần cơm thừa và phần cháy để ăn. Khi chàng trai này đi thi và đỗ trạng nguyên thì có xin với vua đúc một cái nồi bằng vàng về để báo đáp vợ chồng người hàng xóm và kể rõ câu chuyện về những lần mượn nồi của mình cho mọi người nghe, ai cũng vô cùng xúc động về thái độ sống biết ơn người đã giúp đỡ mình. Đấy là truyện, còn trong thực tế thì dân tộc Việt Nam là một dân tộc giàu truyền thống nhân nghĩa, để tưởng nhớ về các thế hệ đi trước đã ngã xuống ta có ngày Thương binh liệt sĩ, tổ chức dâng hoa lên các nghĩa trang liệt sĩ để tưởng nhớ về những người có công với đất nước, thăm hỏi và tặng quà các gia đình chính sách, việc làm này cũng giúp phần nào họ nguôi ngoai đi nỗi đau mất mát người thân. Những thương binh, bệnh binh mất một phần hoặc toàn bộ sức lao động cũng được hưởng những chế độ ưu tiên đặc biệt, được Nhà nước chu cấp một phần về kinh tế, còn đối với gia đình liệt sĩ thì thân nhân của những liệt sĩ đó được hưởng chế độ này. Đó cũng là một hành động thiết thực thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta.
Tuy nhiên có một số người không hiểu được đạo lý này, mọi người thì “ăn cây nào rào cây ấy” nhưng họ lại “Ăn cây táo rào cây sung”, không biết nhớ đến công ơn của những người đã vất vả bỏ công sức tạo dựng thành quả cho họ hưởng thụ, ông cha ta cũng đã có một số câu tục ngữ như: “Qua cầu rút ván” hay “Ăn cháo đá bát” nhằm đả kích, phê phán những người có thái độ sống vô ơn, vong ân bội nghĩa, dựa vào người khác để đạt được mục đích nhưng khi đạt được mục đích rồi thì lại “Lấy oán báo ân”, tráo trở, quay lưng với những người đã giúp đỡ mình khi họ gặp khó khăn.
Ngày nay, câu tục ngữ vẫn còn nguyên giá trị của nó và đạo lý mà câu tục ngữ đưa ra là một bài học quý báu để mỗi người chúng ta học tập và noi theo.
Giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn – Mẫu 6
Kho tàng tục ngữ Việt Nam đã để lại nhiều bài học quý giá. Cũng giống như câu: “Uống nước nhớ nguồn”.
Câu tục ngữ là bài học lớn dạy cho ta biết cách làm người. Chỉ có bốn chữ ngắn gọn mà ý nghĩa sâu xa. “Uống nước” là điều kiện, “nhớ nguồn” là hệ quả. “Nguồn” là nơi phát nguyên những nguồn nước. Nước đầu nguồn thì trong mát ngọt lành. Nguồn nước thì có bao giờ vơi cạn? Nhờ nguồn mà sông suối, ao hồ, biển cả có nước quanh năm, sự sống được duy trì, cây cối đơm hoa kết trái. Uống nước là được hưởng thụ; nhờ có nguồn mà ta được uống nước. Chữ “nhớ” trong câu tục ngữ thể hiện hiện tấm lòng biết ơn, nhớ ơn. Câu tục ngữ nêu lên mối quan hệ lịch sử xã hội. Đó là hưởng thụ và nghĩa vụ. Câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta bài học đạo đức. Đó là phải biết ơn, nhớ ơn những người có công với mình. Những con người mà đã cho ta hạnh phúc, yên vui. “Uống nước nhớ nguồn’ đã nói lên mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người, một quan niệm nhân sinh đầy tình người, đúc kết một nét đẹp về đạo lý, nhắc nhở mỗi người sống có tình có nghĩa, trọn vẹn thủy chung.
Lòng nhớ ơn, biết ơn là một tình cảm rất đẹp. Câu tục ngữ giáo dục chúng ta lòng biết ơn đối với thế hệ đi trước. Đó là tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Đó là những người anh hùng vĩ đại đã đem mồ hôi xương máu xây dựng và bảo vệ đất nước. Bát cơm ta ăn, mái nhà ta ở, trang sách, ngọn đèn, ngôi trường soi sáng tâm hồn ta… đã thấm sâu công ơn hàng triệu người dân cày, người thợ, thầy giáo, cô giáo… Đất nước được độc lập thanh bình, lá quốc kỳ đỏ thắm tung bay trên bầu trời độc lập là do xương máu của biết bao anh hùng liệt sĩ. Những con người không tên đã giành lại được giang sơn gấm vóc cho dân tộc Việt Nam ta. Giang sơn gấm vóc hôm nay là do nguồn thiêng ông cha. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã từng ca ngợi:
“Không ai nhớ mặt đặt tênNhưng họ đã làm ra đất nước”
Lòng biết ơn giúp ta gắn bó hơn với những người đi trước, sẽ trân trọng thành quả, công sức của tiền nhân, gần gũi với mọi người từ đó sẽ tạo ra một xã hội văn minh, đoàn kết. Bởi thế mà “Uống nước nhớ nguồn” được coi là nền tảng của một xã hội văn minh lành mạnh. Một con người khi sinh ra, lớn lên và trưởng thành luôn có những tấm lòng, những hành động mà phải nhớ ơn. Trước hết là cha mẹ. Cha mẹ là người không chỉ có công ơn sinh thành trời bể mà còn là những năm tháng nhọc nhằn nuôi nấng. Những đêm mưa lạnh mẹ ôm con ngủ, những ngày nắng gió cha đưa con tới trường. Biết bao sự nhọc nhằn mà cha mẹ đã phải trải qua để chúng ta lớn lên, thành người. Cha mẹ nuôi con bằng tình thương. Từng ngày từng ngày cha mẹ chẳng quản ngại khó khăn gian khổ mà nuôi nấng chúng ta. Đối với cha mẹ, con cái luôn là một niềm hy vọng và ước mơ. Bởi thế mà công ơn trời bể ấy, dù bạn có dành hết phần đời của mình cũng chưa chắc đã trả hết được. Rồi đến trường học, thầy cô chính là người có công ơn thứ hai. Thầy cô là người truyền tụng kiến thức, tri thức nhân loại cho chúng ta. Để chúng ta có thể phát triển toàn diện cả về mặt nhân cách lẫn trí tuệ, thì thầy cô chính là một phần ấy. Không phủ nhận những tấm gương tự học, nhưng đó chỉ là con số rất ít. Thầy cô luôn là bến đò của tri thức, là người có công ơn dạy dỗ chúng ta thành công hơn trong cuộc sống. Rồi tiếp nữa là cấp trên của ta tại nơi làm việc. Họ sẽ là những người cho ta những bài học thực tế, kinh nghiệm trong công việc. Và còn nhiều rất nhiều những người khác nữa. Nhưng gần gũi với chúng ta nhất chính là họ. Bởi công lao của họ đối với ta là to lớn vì thế mà ta không được rũ bỏ nó. Nếu rũ bỏ nó, phủ nhận nó, thì bạn sẽ không phải là một con người đúng nghĩa con người. Con người có bộ não nhưng cũng có trái tim. Đã có người từng nói, “Nếu sống mà rũ bỏ quá khứ là không có trái tim”. Bạn là con người, và bạn có trái tim. Vì vậy, bạn hãy tự nhủ lòng mình phải nhớ ơn những người đã có công lao to lớn không gì thay thế được. Bởi đó là cách sống, đạo lý làm người ngẫu nhiên và tất nhiên mà một con người cần phải có.
“Uống nước nhớ nguồn” là đạo lý sống biết bao đời nay vẫn còn giữ nguyên giá trị. Nó vẫn sẽ đúng và mãi đúng cho đến ngàn đời sau. Bởi giá trị của nó không đơn thuần là một tác phẩm văn học mà còn là đạo lý làm người.
Giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn – Mẫu 7
Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống nhân nghĩa thuỷ chung son sắt. Lòng biết ơn đối với người khác – người có công ơn với mình là một biểu hiện của truyền thống nhân nghĩa đó. Để ghi nhớ và nhắc nhở con cháu đời sau, cha ông xưa đã đúc kết và lưu truyền trong câu tục ngữ vô cùng ý nghĩa: “Uống nước nhớ nguồn”.
Câu tục ngữ chứa đựng bài học luân lý về cách sống, về tình nghĩa cao đẹp của người Việt Nam với nhau. Khi được uống ngụm nước trong lành, mát lạnh, nhất định ta không được quên cội nguồn – nơi dòng nước chảy tới. Vẫn là đặc điểm quen thuộc của tục ngữ, vẫn là những hình ảnh tượng trưng độc đáo và hàm súc, cha ông ta gửi gắm vào đó lời răn dạy về lòng biết ơn: Người được hưởng thành quả lao động thì phải biết ơn người tạo ra nó. Để có được cuộc sống như ngày hôm nay, ta không được quên ơn những người đã mang đến cho ta sự ấm no hạnh phúc.
Truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, vốn đã đi vào đời sống, là nét đẹp trong phẩm chất của người Việt. Gần gũi là thờ cúng ông bà tổ tiên mỗi khi tết, giỗ trong mỗi gia đình để tỏ lòng biết ơn công lao sinh thành dưỡng dục của con cháu, rầm rộ hơn là những lễ hội được tổ chức hàng năm tưởng nhớ các vị anh hùng dân tộc. Bác Hồ đã dạy: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Vì thế mà:
“Dù ai đi ngược về xuôiNhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”
Cứ đến dịp lễ hội đền Hùng (Phú Thọ), nhân dân cả nước lại nô nức kéo nhau về nơi quê cha đất tổ để tưởng nhớ công lao dựng nước của vua Hùng, ở mỗi làng, mỗi thôn xóm vẫn diễn ra hoạt động hội làng đều đặn nhằm ghi tạc công lao của các vị thành hoàng làng, tổ nghề, tổ sư.
Để có được cuộc sống ấm no như ngày hôm nay, cha ông ta đã phải đổ mồ hôi, xương máu và cả tính mạng của mình để giữ vững bình yên cho đất nước. Từ thời “mang gươm đi mở cõi” lịch sử của Việt Nam đã là lịch sử dựng nước gắn liền với giữ nước. Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… đều trở thành những tên phố, tên đường, tên trường học… luôn nhắc nhở chúng ta về sự đóng góp to lớn của họ cho đất nước. Khắp các địa phương trên cả nước, đền thờ các vị anh hùng dân tộc đều là những di tích lịch sử, trở thành nơi thăm viếng của cả khách trong nước và ngoài nước. Toàn thể nhân dân Việt Nam một lòng biết ơn Đảng, cách mạng và Bác Hồ. Hàng năm, chúng ta có ngày 27 tháng 7 – ngày Thương binh liệt sĩ để tỏ lòng biết ơn tới những anh hùng có công với cách mạng, lòng biết ơn được thể hiện bằng hành động rất cụ thể như phong trào “đền ơn đáp nghĩa”, “nhà tình nghĩa”… Xã hội cũng có nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ, giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Gần gũi với học sinh nhất là ngày 20 tháng 11 – ngày Nhà giáo Việt Nam. Tục ngữ có câu “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, “không thầy đố mày làm nên” là để nói về công lao to lớn của thầy cô giáo đối với các thế hệ học trò. Vì thế cứ mỗi dịp 20 tháng 11 hàng năm, học sinh cả nước lại hân hoan bày tỏ lòng biết ơn, yêu kính của mình đối với thầy cô. Trong tình cảm ấy, lòng biết ơn ấy không chỉ thể hiện vào dịp lễ tết, ngày nhà giáo Việt Nam mà phải thực hiện bằng sự tôn trọng, vâng lời thầy cô mỗi giờ lên lớp, bằng kết quả học tập tốt và trong suốt cả cuộc đời.
Những phong tục, lễ hội đáng quý ấy đã trở thành hoạt động không thể thiếu hàng năm của người Việt Nam. Bởi, nhớ ơn người mang lại cho mình cuộc sống ấm no hạnh phúc trở thành lẽ tự nhiên, trở thành nếp sống, nếp nghĩ và phẩm chất tốt đẹp của nhân dân ta. Đó cũng là một trong những đạo lý làm người của dân tộc Việt Nam. Đối với người học sinh thể hiện lòng biết ơn ông bà cha mẹ, thầy cô bằng hành động cụ thể chính là đang thực hiện đạo lý làm người ấy
Giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn – Mẫu 8
Tục ngữ là một bộ phận trong kho tàng văn học dân gian, được xem là “túi khôn của nhân loại”, bởi vì đó là những bài học trí tuệ sâu sắc của người xưa được đúc kết bằng những câu nói ngắn gọn. Chúng ta có thể tìm thấy ở đấy những kinh nghiệm sống trong thực tế và những bài học về luân lý đạo đức. Ngay từ xa xưa, cha ông ta vẫn thường nhắc nhở thế hệ đi sau phải có tình cảm trân trọng biết ơn đối với những người đã tạo dựng thành quả cho mình. Lời khuyên nhủ ấy được gửi gắm trong câu tục ngữ giàu hình ảnh: “Uống nước nhớ nguồn”.
“Nguồn” là nơi xuất phát của dòng nước, mạch nước từ núi, từ rừng ra suối, ra sông rồi đổ ra biển cả mênh mông, không bao giờ cạn. Thứ nước khởi thủy đó trong mát, tinh khiết nhất. Khi ta uống dòng nước làm vơi đi cơn khát thì phải biết suy ngẫm đến nơi phát xuất dòng nước ấy. Từ hình ảnh cụ thể như vậy, người xưa còn muốn đề cập đến một vấn đề khái quát hơn.”Nguồn” có thể được hiểu chính là những người đã tạo ra thành quả về vật chất, tinh thần cho xã hội. Còn “uống nước” đó chính là sử dụng, đón nhận thành quả ấy. Câu tục ngữ nhằm khuyên nhủ chúng ta phải biết ơn những người đã tạo dựng thành quả cho mình trong cuộc sống.
Thật vậy, trong cuộc sống, không có hiện tượng nào là không có nguồn gốc, không có thành quả nào mà không có công lao của một ai đó tạo nên, tất cả mọi thành quả đều phần lớn do công sức lao động của con người làm ra. Ta không thể tự tạo mọi thứ từ đôi tay, khối óc của mình cho nên ta phải nghĩ đến những ai đã tạo ra nó. Mặt khác, người tạo ra thành quả phải đổ mồ hôi công sức, thậm chí phải chịu phần mất mát hy sinh. Trong khi đó người thụ hưởng thì không bỏ ra công sức nào cả, vì lẽ đó chúng ta phải biết ơn họ. Đó là sự công bằng trong xã hội.
Hơn nữa, lòng biết ơn sẽ giúp ta gắn bó với cha anh, với tập thể tạo ra một xã hội thân ái, kết đoàn. Cuộc sống sẽ tốt đẹp biết bao nếu truyền thống ấy được lưu giữ và xem trọng. Con người sống ân nghĩa sẽ được người khác quý trọng, được xã hội tôn vinh. Ngược lại, thiếu tình cảm biết ơn, sống phụ nghĩa quên công, con người trở nên ích kỉ, vô trách nhiệm, những kẻ ấy sẽ bị người đời chê trách, mỉa mai, bị gạt ra ngoài lề xã hội và lương tâm của chính họ sẽ kết tội.
Bên cạnh đó, ta thấy “Uống nước nhớ nguồn” còn là đạo lý của dân tộc, là lẽ sống tốt đẹp từ bao đời nay cho nên thế hệ đi sau cần kế thừa và phát huy. Bài học đạo đức làm người ấy cứ trở đi trở lại trong kho tàng văn học dân gian: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ người đào giếng”, “Đường mòn ân nghĩa chẳng mòn”, “Ai mà phụ nghĩa quên công, thì đeo trăm cánh hoa hồng chẳng thơm”…
Thật đáng chê trách cho những ai còn đi ngược lại với lẽ sống cao thượng ấy. Sống dưới mái ấm gia đình, có những người con vẫn chưa cảm nhận hết công sức của đấng sinh thành, họ thản nhiên tiêu xài hoang phí những đồng tiền phải đánh đổi bằng những giọt mồ hôi, nước mắt của cha mẹ, thậm chí còn có kẻ đã ngược đãi với cả những người đã tạo dựng ra mình. Dưới mái học đường, nhiều học sinh vẫn còn xao lãng với chuyện học hành. Đó là gì, nếu không phải là vô ơn với thầy cô? Trong xã hội cũng không ít kẻ “uống nước” nhưng đã quên mất “nguồn”.
Câu tục ngữ là lời khuyên nhủ chân tình: con người sống phải có đạo đức nhân nghĩa, thủy chung, vừa là lời ca ngợi truyền thống đạo lí lâu đời của dân tộc Việt. Nó còn là hồi chuông cảnh tỉnh đối với ai đã đối xử một cách vô ơn bạc nghĩa với những người đã tạo ra thành quả cho mình hưởng thụ. Học tập câu tục ngữ này, cụ thể là phải biết ơn, bảo vệ và sử dụng có hiệu quả những gì mà người khác tạo dựng. Là một người con trước hết ta phải biết khắc ghi công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, còn là một người học sinh, biết ơn công ơn dạy dỗ của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ của tập thể lớp, trường. Sống trong cuộc đời, ta phải biết khắc ghi công ơn những ai đã cưu mang, giúp đỡ mình khi gặp hoạn nạn khó khăn. Suy rộng ra là con cháu vua Hùng, thuộc dòng dõi Lạc Hồng, ta phải biết tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc. Thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình phải biết khắc ghi công ơn của các anh hùng liệt sĩ, khi “bưng bát cơm đầy”, ta phải cảm hiểu “muôn phần đắng cay” của những người nông dân… Không chỉ biết ơn đối với những lớp người đi trước, ta còn phải ý thức quý trọng giữ gìn những giá trị mà quá khứ đã tạo nên bằng mồ hôi, nước mắt và xương máu, tiếp tục phát triển các thành quả của quá khứ. Nói như Bác: “Các vua Hùng đã có công dựng nước Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Trong tương lai, hãy đem tài năng của mình ra xây dựng quê hương, hàn gắn vết thương chiến tranh đó chính là cách “trả ơn” quý báu nhất.
Đồng thời còn phải biết đấu tranh chống lại những biểu hiện vô ơn “ăn cháo đá bát”, có thế xã hội sẽ tốt đẹp hơn. Mỗi con người sẽ sống chan hòa với nhau bằng những tình cảm chân thành hơn. Qua việc sử dụng câu tục ngữ ngắn gọn, ngôn ngữ giản dị, hình ảnh cụ thể mà ý nghĩa thật vô cùng sâu sắc, người xưa đã khuyên nhủ thế hệ đi sau phải biết nhớ ơn những ai đã tạo dựng thành quả cho mình trong cuộc sống để từ đó khéo léo nhắc nhở, cảnh tỉnh những kẻ còn có lối sống bất nghĩa vô ơn. Mặc dù trải qua bao thâm trầm của thời đại, ý nghĩa câu tục ngữ trên vẫn sống mãi với thời gian… Đọc lại lời dạy của tổ tiên, ta không khỏi tự nhủ với lòng mình. Không bao giờ trở thành kẻ sống thiếu trách nhiệm đối với xã hội, sống và làm việc xứng đáng với đạo lí và truyền thống dân tộc, sống chân thành trọn nghĩa trọn tình, có trước có sau.
Giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn – Mẫu 9
“Uống nước nhớ nguồn” là một câu tục ngữ đã trở nên quen thuộc với người Việt Nam bao đời nay. Câu tục ngữ này là bài giáo dục về nhân cách làm người của cha ông ta, thể hiện sâu sắc truyền thống đạo lý của người Việt Nam: luôn luôn trân trọng, biết ơn người đi trước.
Theo nghĩa đen, “nguồn” là nơi bắt đầu của dòng nước. Theo nghĩa bóng, “nguồn” là ẩn dụ chỉ công lao tạo lập nên những thành quả của con người đi trước dành cho các thế hệ sau. “Nước có nguồn” nên “uống nước” hiểu theo nghĩa bóng là thừa hưởng thành quả mà người đi trước, thế hệ trước để lại. Câu tục ngữ mượn mối quan hệ khăng khít giữa “nguồn” và “nước” trong tự nhiên để nói với chúng ta một cách thấm thía về triết lý sống: Khi hưởng thụ một thành quả nào đó, người ta phải nhớ ơn và đền ơn xứng đáng những người đã đem lại thành quả mà mình đang được hưởng.
Cách sống “Uống nước nhớ nguồn” là hoàn toàn đúng đắn. Lẽ thường, khi hưởng thụ một thành quả, người ta thường quên đi sự khó nhọc của những người đã làm nên thành quả ấy. Chính vì thế, người lao động xưa đã chọn thời điểm “bưng bát cơm đầy” thời điểm của sự hưởng thụ – để cất lên tiếng nhắn nhủ thật thấm thía: “Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”.
Xem Thêm : Jetpack Joyride Mod APK 1.53.1 (Vô Hạn Coins)
Thì ra cái “dẻo thơm” của giờ phút hưởng thụ lại bắt nguồn từ giọt mồ hôi của:
“Cày đồng đang buổi ban trưaMồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”.
Mở rộng ra, mọi thành quả mà chúng ta có được hôm nay đều có nguồn gốc từ công sức của bao người. Đất nước Việt Nam hôm nay là thành quả của tổ tiên ta suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, ta lớn lên trong bao sự tích: sự tích bánh chưng, bánh giầy, sự tích tre đằng ngà với chiến công của người anh hùng làng Gióng, sự tích trầu cau, sự tích hòn Trống Mái… Mọi thứ quanh ta: trang sách, ngòi bút, con đường đến trường, hàng cây bên đường, bài giảng của thầy có tất cả đều ẩn chứa một sự tích, nguồn gốc đều là kết tinh từ công sức của bao người. Bản thân sự trưởng thành của mỗi chúng ta cũng nhờ thầy cô, cha mẹ.
Như vậy, trong cuộc sống, không có ,thành quả nào mà không có công lao của một ai đó tạo nên. Chính vì thế, trong kho tàng tục ngữ Việt Nam luôn có những lời thấm thía nhắc nhở ta về lòng biết ơn với người nghệ sĩ và công lao của những người đi trước:
“Công cha như núi Thái SơnNghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
Và:
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
Hoặc:
“Không thầy đố mày làm nên”
Triết lí sống “uống nước nhớ nguồn” đã hóa thân thành những tập tục đẹp đẽ của người Việt Nam. Biết ơn các vua Hùng dựng nước, dân ta có ngày giỗ Tổ Hùng Vương. Biết ơn các thương binh, liệt sĩ đã đổ xương máu để giữ hòa bình, chúng ta có ngày 27 tháng 7. Triết lí sống “uống nước nhớ nguồn” đã trở thành bản lĩnh sống, là một nét nhân cách đẹp đẽ. Nguyễn Trãi ăn “lộc” vua nhưng lại tâm niệm “đền ơn kẻ cấy cày”. Trần Đăng Khoa biết từ những khó nhọc của cha mẹ để thấy rõ hơn trách nhiệm của mình:
“Áo mẹ mưa bạc màuĐầu mẹ nắng cháy tócMẹ ngày đêm khó nhọcCon chưa ngoan chưa ngoan”
(Khi mẹ vắng nhà)
Trong thực tế, không phải không có những kẻ vô ơn, thậm chí quay lưng phản bội lại những người đã có công lao đối với mình. Đó là những kẻ ích kỷ, giả dối, như nhân vật Lý Thông trong truyện cổ tích “Thạch Sanh”. Những kẻ vô ơn đó bị xã hội khinh ghét và sớm muộn cũng sẽ phải trả giá cho sự vô ơn của mình.
Dạy cho con người lòng biết ơn, câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn” có một giá trị nhân văn đẹp đẽ. Lòng biết ơn khiến con người biết sống thủy chung, ân nghĩa. Nhờ lòng biết ơn mà các thế hệ kết nối với nhau bởi tình người. Lòng biết ơn khi hóa thân thành hành động cụ thể là động lực đề giữ gìn, xây dựng cuộc sống ngày một đẹp hơn. Bác Hồ nói: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Câu nói ấy đã thể hiện cao nhất hành động “nhớ nguồn”. “Nhớ nguồn” là phải giữ gìn, bảo vệ thành quả của những người đi trước, khiến nó trở nên phóng phú, đẹp đẽ hơn. Chúng ta là thành quả của cha mẹ, thầy cô. Đến lượt mình, chúng ta phải đi xa hơn nữa, vươn tới những chân trời mới. Có như thế mới thật sự đền đáp công ơn dưỡng dục, sinh thành của thầy cô, cha mẹ. “Nhớ nguồn”, ở đây cũng đồng thời là lối sống có trách nhiệm, vị tha. Biết vì thế hệ sau – đó là biểu hiện đẹp nhất của “nhớ nguồn”. Có như thế, chúng ta chẳng những tỏ lòng biết ơn mà còn xứng đáng với nhân cách, tấm lòng của thế hệ đi trước. Một điều rất quan trọng nữa là phải biết tự tạo lập cho mình những thành quả cho thế hệ sau.
“Uống nước nhớ nguồn” là đạo lý làm người được đúc kết từ bao đời nay. Đó cũng là “nguồn nước” trong trẻo mà cha ông ta đã bao đời gạn đục, khơi trong để truyền lại cho chúng ta hôm nay. Chúng ta phải biết giữ gìn “nguồn nước” ấy và biến nó thành hiện thực trong nhân cách sống và lối sống của mỗi con người. Đối với học sinh chúng ta, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi là cách đền ơn thiết thực nhất với công lao của cha mẹ, thầy cô và xã hội.
Giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn – Mẫu 10
Từ ngàn đời xưa, ông cha ta đã để lại cho thế hệ sau những bài học đáng để chúng ta học hỏi và suy ngẫm. Những câu ca dao tục ngữ đó được đúc kết từ những bài học kinh nghiệm quý giá. Một trong những câu tục ngữ có tính chất răn dạy con người chúng ta chính là câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”. Ngay ở câu tục ngữ khi chúng ta đọc lên cũng có thể suy luận ra nhiều bài học đáng giá.
Theo nghĩa đen, “Uống nước nhớ nguồn” thì chúng ta có thể hiểu rằng. Mỗi con sông mỗi con suối đều bắt nguồn từ một nguồn lớn và cho dù hàng trăm dòng chảy lớn bé như thế nào thì cũng bắt đầu từ một nguồn. Chính vì vậy mỗi khi chúng ta lấy nước lấy nước để ăn uống để sinh hoạt thì càng phải biết ơn những nguồn lớn đã sản sinh ra những dòng nước như bây giờ cho chúng ta sinh hoạt, cho chúng ta có để uống để tưới tiêu. Đây chính là lúc mà con người chúng ta cần phải biết ơn từ những cái đơn giản nhất, biết ơn thiên nhiên vì tạo hóa đã cho ta đã ban tặng cho ta một nguồn sống quý giá. Còn theo nghĩa bóng, nó nhắc nhở con người những bài học mang tính giáo dục sâu sắc. Câu tục ngữ khuyên răn chúng ta phải biết ơn, ghi nhớ những công lao và những gì người khác đã phải hy sinh xương máu để giành giật được.
Trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước có biết bao con người đã hy sinh nơi chiến trường để đánh đổi lấy cuộc sống yên bình cho những nhân dân. Chính vì vậy, chúng ta cần biết ơn những người đã nằm xuống vì cuộc sống hòa bình hiện tại. Thế hệ con cháu có bổn phận phải biết ơn kính trọng những người lớn tuổi phải biết kính trên nhường dưới kính trọng ông bà cha mẹ. Hay như những hạt lúa, hạt gạo thơm dẻo là công lao bao ngày chăm sóc của những người nông dân chân lấm tay bùn. Khi chúng ta cầm bát cơm lên chúng ta phải biết những gì là quan trọng những gì là quý giá. Có họ chúng ta mới có cơm ăn mới có ấm no.
Những bài học làm người bắt đầu từ sự biết ơn và lời nói cảm ơn. Những hành động nhỏ nhặt đó sẽ không mất nhiều thời gian của chúng ta nhưng đổi lại thì mỗi chúng ta lại thấy bản thân làm được những điều có ý nghĩa vô cùng. Nó sưởi ấm và đổi lại nụ cười của mỗi con người trên môi. Lòng biết ơn quý trọng những người đã tạo cho mình cuộc sống này, hãy biết ơn rằng chính hôm nay bạn phải cảm ơn cha mẹ cảm ơn bạn bè cảm ơn những người nông dân vì đã cho bạn một sự sống đáng quý hơn thế.
Giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn – Mẫu 11
Qua quá trình lao động của nhân dân ta và trong hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, nhân dân ta đã chống lại ngoại xâm và thiên tai khắc nghiệt đã lập nên bao chiến công hiển hách, những trang sử vẻ vang. Chính đặc điểm lịch sử đó đã tạo nên một truyền thống tốt đẹp và quý báu của dân tộc ta, đó là đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” và trong cuộc sống ngày hôm nay lời dạy đó càng trở nên sâu sắc.
Trước hết, chúng ta phải hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ. “Uống nước” là sự thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh cách mạng của các thế hệ trước. “Nguồn” chỉ nguồn gốc, nguồn cội hay có thể hiểu rộng ra là nguyên nhân dẫn đến con người hoặc tập thể làm ra thành quả đó. “Nhớ nguồn” là hành động mang tính đạo đức cao, hưởng thụ những thành quả không tự nhiên mà có. Câu tục ngữ như một lời khuyên lời nhắc nhủ của ông cha ta đối với lớp người đi sau, đối với tất cả những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng những thành quả công lao của những người đi trước đã để lại cho ta.
Trong cuộc sống không gì gọi là tự nhiên có sẵn. Không gì là không có nguồn gốc. Và chúng ta được sống trong một xã hội hòa bình và hạnh phúc như ngày hôm nay thì đã có biết bao nhiêu mồ hôi và xương máu ông cha ta phải đổ xuống. Chúng ta đã cố gắng làm được nhiều việc để đền đáp công ơn thương binh, liệt sĩ, các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, người có công với nước. Vào dịp 27 tháng 7 hằng năm, ngày thương binh liệt sĩ, toàn Ðảng, toàn dân ta có dịp nhìn lại những việc đã làm để đền ơn đáp nghĩa thương binh, liệt sĩ. Cùng với đó là hàng loạt hoạt động tri ân khác cũng đồng loạt diễn ra với sự thành kính, biết ơn những người đã ngã xuống. Chắc khó có nơi nào trên thế giới, hoạt động đền ơn đáp nghĩa lại có sức lan tỏa rộng khắp như ở Việt Nam, “Uống nước, nhớ nguồn”… Dân tộc Việt Nam là vậy, con người Việt Nam là vậy – chung thủy, nghĩa tình. Gần gũi với chúng ta hơn đó là cha mẹ. Ai ai cũng lớn lên qua những câu hát chứa chan tình thương của mẹ. Rồi chính bố là người dẫn dắt ta đi khắp nẻo đường đời. Tình thương của cha mẹ luôn là trời bể. Các thầy cô giáo là những người dạy dỗ chúng ta nên người. Thầy cô trang bị cho chúng ta những hành trang vững chắc nhất để vào đời, đó là kiến thức. Do đó, ai cũng rất yêu mến cha mẹ, kính trọng thầy cô, không quên công lao to lớn của họ đã giúp chúng ta khôn lớn. Một lần nữa, đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” được thể hiện cụ thể nhất. Vì thế, ‘nhớ nguồn’ là bổn phận tất yếu, là đạo lý làm người, là một tình cảm đẹp đẹp xuất phát từ trong chính mỗi con người chúng ta, xuất phát từ ý thức ghi nhớ công lao người đã tạo nên những điều tốt đẹp đến với ta.
Một đất nước, gia đình, xã hội mà giữ được đạo lí “uống nước nhớ nguồn” thì đất nước, gia đình, xã hội ấy tốt đẹp, thân ái biết bao. Song trong cuộc sống không phải ai cũng hiền lành, trung thực, đạo đức tốt, cũng có lắm kẻ giả dối, vong ân bội nghĩa những người làm ra thành quả. Câu tục ngữ thể hiện thật chính xác và sâu sắc ý nghĩa “Uống nước nhớ nguồn” nhằm khuyên răn những kẻ “có mới nới cũ”, “qua cầu rút ván”, “ăn cháo đá bát”,…
Mỗi khi được hưởng một thành quả nào, chúng ta phải có nghĩa vụ giữ gìn, trân trọng và phát huy những gì mà ông cha ta đã cố gắng gây dựng và bảo vệ như các bản sắc văn hóa quê hương, văn hóa dân tộc. Không chỉ vậy, chúng ta còn phải biết tiếp thu một cách có chọn lọc những tinh hoa của nhân loại để làm cho truyền thống văn hóa ta ngày càng phong phú. Bản thân là một trong những thanh niên của xã hội mới, ta phải cố gắng học tập thật nghiêm túc, cần cù lao động, tạo ra những thành quả không chỉ cho riêng chúng ta mà còn cho xã hội. Đó chính là biểu hiện cụ thể của tấm lòng “uống nước nhớ nguồn”.
“Uống nước nhớ nguồn” là lời nhắn nhủ hết sức ngắn gọn và giản dị, là bài học sâu sắc, có giá trị từ ngàn xưa và cho đến mai sau. “Uống nước nhớ nguồn” – Sống cho trọn nghĩa trọn tình: Nhớ ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, công ơn dạy dỗ của thầy cô, công ơn của những thế hệ đi trước. Từ đó phải biết học tập và làm việc sao cho xứng đáng với đạo lý làm người và truyền thống dân tộc ta.
Giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn – Mẫu 12
Ông cha ta đã để lại cho thế hệ mai sau rất nhiều bài học quý giá và đáng để mỗi con người chúng ta phải học hỏi, suy ngẫm. Tất cả những câu ca dao đó được đúc kết từ rất nhiều bài học kinh nghiệm quý giá. Một trong những câu tục ngữ mà có tính chất dạy bảo, răn dạy con người chúng ta chính là câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”. Câu tục ngữ này ngay cả khi chúng ta mới đọc lên cũng có thể suy luận logic ra được rất nhiều điều đáng giá.
“Uống nước nhớ nguồn” đây là một trong những câu tục ngữ đã được các cụ ngày xưa đúc rút ra từ hàng nghìn đời nay và cho tới tận ngày nay và nó vẫn còn lưu truyền mãi mãi. Câu tục ngữ này chứa đựng rất nhiều ý nghĩa và để răn dạy cho các thế hệ mai sau đặc biệt chủ yếu là các thế hệ trẻ vẫn còn bồng bột và có bổn phận học hỏi, ghi nhớ những công ơn của các thế hệ đi trước.
Câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” theo nghĩa đen thì chúng ta có thể hiểu rằng, mỗi con sông, mỗi con suối đều được bắt nguồn từ một nguồn lớn và cho dù có hàng trăm hàng nghìn dòng chảy lớn bé như thế nào thì cũng sẽ bắt đầu từ một nguồn. Chính vì vậy, mỗi con người chúng ta trước khi lấy nước để ăn uống, sinh hoạt thì càng phải biết ơn những nguồn lớn đã sinh ra dòng nước như bây giờ để cho chúng ta có thể sử dụng chúng nhằm vào mục đích sinh hoạt, cho chúng ta một nguồn nước dồi dào để tưới tiêu và làm nhiều điều khác. Đây cũng chính là lúc mà mỗi con người chúng ta cần phải biết ơn từ những điều đơn giản nhất, biết ơn thiên nhiên vì tạo hóa đã ban tặng cho chúng ta một nguồn sống quý giá.
Câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” theo nghĩa bóng có thể hiểu một cách sâu sắc là nó mang đến cho chúng ta những bài học mang tính giáo dục cao. Câu tục ngữ có ý khuyên răn mỗi con người chúng ta phải biết sống biết ơn, phải ghi nhớ những công lao và những gì thế hệ trước đã phải hy sinh xương máu mới giành giật được. Câu tục ngữ này mang ý nghĩa xuyên suốt nhiều mặc trong cuộc sống của mỗi con người chúng ta.
Từ khi chúng ta được sinh ra trong quá trình dựng nước và giữ nước đã có biết bao nhiêu con người đã phải hy sinh, đổ máu bỏ lại mạng sống của chính họ nơi chiến trường tàn khốc mà cũng có thể là viễn xứ để có thể đánh đổi lấy một cuộc sống bình yên cho những người dân Việt Nam, và để có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc như bây giờ thì mỗi chúng ta cần phải biết ơn những người anh hùng đã hy sinh nằm xuống vì cuộc sống hòa bình hiện tại.
Bản thân mỗi chúng ta khi sinh ra phải có bổn phận biết ơn và kính trọng những người lớn tuổi hơn, phải biết kính trên nhường dưới, kính trọng ông bà, cha mẹ chúng ta đã nuôi chúng ta khôn lớn và dậy cho ta rất nhiều điều bổ ích để góp phần xây dựng đất nước phát triển giàu mạnh. Họ đều là những người sinh ra chúng ta, là những người dạy dỗ chỉ bảo cho mỗi chúng ta thành người, có họ thì mới có cuộc sống của chúng ta ngày hôm nay.
Công sức của những người nông dân chân lấm tay bùn đã tạo ra những hạt gạo thơm dẻo, mỗi khi chúng ta cầm bát cơm lên thì chúng ta cần phải biết những điều gì là quan trọng và những điều gì là quý giá nhất. Có họ thì chúng ta mới có cơm ăn, mới có cuộc sống ấm no.
Những bài học làm người sẽ bắt đầu từ sự biết ơn và lời nói cảm ơn. Chỉ những hành động nhỏ nhặt đó sẽ không làm mất quá nhiều thời gian của chúng ta, nhưng đổi lại thì mỗi con người chúng ta lại thấy bản thân mình làm được điều có ý nghĩa vô cùng. Nó giúp sưởi ấm và đổi lại nụ cười của mỗi con người trên môi. Lòng biết ơn quý trọng những thế hệ đi trước tạo cho mình cuộc sống này, hãy biết ơn rằng chính ngày hôm nay bạn phải cảm ơn cha mẹ, cảm ơn bạn bè và cảm ơn những người nông dân vì đã cho bạn một sự sống vô cùng đáng quý.
Giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn – Mẫu 13
Dân tộc Việt Nam ta từ bao đời nay luôn tự hào với nhiều truyền thống văn hóa tốt đẹp, một trong số những truyền thống tốt đẹp đó đã được gửi gắm qua câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”. Câu tục ngữ hay truyền thống đó đã thể hiện một triết lý sống nhân văn, đạo lý làm người sâu sắc của con người Việt Nam ta, đồng thời mang ý nghĩa giáo dục, răn dạy và nhắc nhở cho thế hệ mai sau hãy giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc.
Tất cả mọi con sông, dù ngắn dù dài, dù trong dù đục đều có nguồn của nó, việc sử dụng nước trên sông đó cần phải nhớ đến nguồn của con sông. Gắn vào đời sống con người, việc “uống nước” ở đây mang ý nghĩa hưởng thành quả từ thế hệ đi trước đã lao động và đấu tranh để có được, còn “nhớ nguồn” chính là nhớ đến công lao, sự hy sinh của thế hệ đi trước. Câu tục ngữ mang ý nghĩa nhắc nhở và răn dạy con người sống trên đời phải có lòng biết ơn, phải ghi nhớ công ơn và phải đền ơn đáp nghĩa sao cho trọn vẹn.
“Uống nước nhớ nguồn” thực sự là một triết lý cao đẹp, mỗi con người chúng ta không ai là tự nhiên sinh ra, có ông bà, cha mẹ mới có chúng ta, cha mẹ sinh ra ta rồi lại nuôi nấng giáo dưỡng một đời chịu bao nhiêu vất vả, chúng ta phải ghi nhớ công ơn trời biển của cha mẹ, phải là người con ngoan làm tròn bổn phận và chữ hiếu. Xung quanh cuộc sống của chúng ta chẳng có thành quả nào lại không có nguyên nhân. Nếu không có sự hy sinh xương máu của những người lính thời chiến tranh làm sao chúng ta được sống trong nền hòa bình độc lập và tự do này. Có được cuộc sống bình yên, ấm no và hạnh phúc đủ đầy như ngày hôm nay chính nhờ thế hệ cha anh đã anh dũng ngã xuống, chúng ta phải khắc ghi công ơn của các anh hùng liệt sĩ.
Một xã hội mà ở đó con người sống có ý thức biết ơn, đề cao tinh thần uống nước nhớ nguồn mới thực sự là một xã hội đoàn kết và phát triển vững mạnh. Ngược lại, nếu xã hội chỉ toàn con người vô ơn, bội bạc nghĩa tình tự nhiên sẽ gây ra sự chia rẽ xã hội, mất đi tình người và niềm tin vào cuộc sống. Xã hội đó sớm sẽ suy tàn, nếu không vì thế lực thù địch bên ngoài cũng vì bạo loạn bên trong. Đất nước ta gìn giữ được nền hoà bình dân tộc chính nhờ đạo lý này. Thế hệ sau luôn tự hào về thế hệ cha anh, ra sức bảo vệ những thành quả mà thế hệ trước đã dày công gắng sức gây nên; không ngừng học tập rèn luyện, gìn giữ những giá trị bản sắc văn hoá, truyền thống quý báu của dân tộc. Cần thiết phải xây dựng nếp sống “Sống trong thế giới biết ơn”, biết ơn cha mẹ, thầy cô, biết ơn người giúp ta được thành tựu, biết ơn với tất cả những “nguồn nước” đã cho ta “uống”.
Câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” thực sự đã thức tỉnh con người chúng ta trong xã hội hiện nay. Ngày nay, con người ta thường có thói quen sống vội, sống gấp mà quên đi những đạo lý ơn nghĩa, chỉ biết uống nước mà không nhớ về nguồn cội, đó là lối sống rất đáng lên án và phê phán, ảnh hưởng xấu tới bộ mặt xã hội và suy thoái đạo đức con người.
Giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn – Mẫu 14
“Con người có tổ có tôngNhư cây có cội như sông có nguồn”
Thật vậy, vạn vật sinh ra và lớn lên đều có cội nguồn, khởi đầu của nó. Hiểu điều đó nên ông cha chúng ta đã đúc kết nên câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”. Câu tục ngữ răn dạy chúng ta cần phải biết ơn những người đã giúp đỡ mình. Truyền thống này thật đáng được bảo tồn và phát huy, đặc biệt là trong xã hội ngày nay.
Câu tục nghĩa có hai nghĩa là nghĩa đen và nghĩa bóng. Nghĩa đen, hiểu đơn giản, “uống nước” là sự hưởng thụ dòng nước mát còn “nguồn” chính là nơi khởi đầu của dòng nước. “Uống nước nhớ nguồn” được hiểu là khi hưởng dòng nước mát thì hãy nhớ tới nơi khởi đầu đã cho ta dòng nước đó. Nhưng nét nghĩa của câu tục ngữ không chỉ dừng lại ở đó mà giá trị đạo lí kết tinh ở nghĩa bóng. “Uống nước” ở đây nên được hiểu là hưởng những thành quả, thành tựu mà người khác tạo ra và “nhớ nguồn” chính nhớ tới những người đã tạo ra thành quả đó. Thực chất, câu tục ngữ chính là lời răn dạy vô cùng ý nghĩa nhắc nhở ta rằng khi nhận được những thành quả lao động của người khác thì cần có thái độ ghi nhận, biết ơn, trân trọng những công lao, nỗ lực của họ. Xét về nghĩa, câu tục ngữ này tương đồng với các câu như: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây/ Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”, “Ăn cây nào, rào cây đấy”, “Con ơi nhớ lấy lời này/ Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy chớ quên”…
Thật không khó để ta bắt gặp những tấm gương đạo đức sáng ngời về đức tính “Uống nước nhớ nguồn”. Chắc hẳn không ai là không biết câu chuyện “cây khế” mà ta hay được bà, được mẹ kể thời ấu thơ chứ? Chú chim phượng hoàng vì ăn khế của anh nông dân nghèo nên trả nghĩa bằng cách chở anh tới đảo giấu vàng. Từ đó, vợ chồng anh thoát khỏi cảnh nghèo khổ, sống ấm no mãi về sau. Đến cả Bác Hồ – vị cha già kính yêu của dân tộc – cũng hiểu rất rõ truyền thống này nên dặn dò thế hệ sau: “Các vua hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Bác mong rằng con dân Việt Nam muôn đời trân trọng, biết ơn với những hi sinh của thế hệ trước mà cụ thể là vua Hùng để từ đó, soi chiếu vào bản thân, tự hiểu trách nhiệm của mình đối với cuộc đời, dân tộc. Hiện nay, Đảng và Nhà nước vẫn luôn dành một sự quan tâm đặc biệt tới những người mẹ Việt Nam anh hùng nhằm ghi nhận những hy sinh lớn lao của họ cho nền độc lập, phát triển của nước nhà ngày hôm nay. Còn vô vàn những tấm gương khác trong cuộc sống thật đáng để ta noi theo, học tập mà chẳng bút giấy nào kể hết được.
Vạn vật tồn tại trên trái đất này đều có cội nguồn của nó, hoặc nó là kết tinh sức lao động của con người mà ra. Vậy nên, “Uống nước nhớ nguồn” là một đạo lí tất yếu của con người cần có. Bằng sự nuôi dưỡng săn sóc của bố mẹ, bằng sự chỉ bảo tận tình của thầy cô giáo, sự cố gắng đến không tiếc máu xương nhằm giữ gìn độc lập nước nhà mà chúng ta được hưởng sự hòa bình ngày hôm nay nên không lẽ nào chúng ta có thể vô ơn, bất kính với những người tạo ra giá trị mà ta được hưởng. Có đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”, chúng ta sẽ trở thành những con người có tình có nghĩa – đức tính căn bản để thiết lập khối đoàn kết toàn dân và trở thành con người có ích thực sự: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó” (Hồ Chí Minh).
Muốn vậy, ta cần rút ra những bài học cho chính bản thân để tu dưỡng tốt đạo lí này. Trước hết, đó là thái độ tự hào với truyền thống vẻ vang của nước nhà với những hy sinh cao cả của các vị anh hùng dân tộc, các thế hệ đi trước. Đó còn là sự biết ơn sâu sắc với những người đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho mình vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Hay đơn giản, là khi ta biết cách đặt định hướng, mục tiêu rèn luyện bản thân về cả thể lực và trí lực, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, bền vững.
Bên cạnh đó, ta không thể làm ngơ trước những con người không biết trân trọng cuộc sống, lãng phí thành quả lao động, mồ hôi nước mắt của người khác
“Ai ơi bưng bát cơm đầyDẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”
Và cũng đáng buồn hơn khi một bộ phận giới trẻ ngày nay có thái độ sống “sùng ngoại”, họ hòa nhập với văn hóa các nước nhưng lại dễ dàng để bị “hòa tan” mà quên đi cốt lõi tinh hoa dân tộc. Ngay cả những người không biết cố gắng trong cuộc sống, trở thành gánh nặng của gia đình và xã hội cũng là biểu hiện xấu của sự lòng biết ơn, trân trọng cuộc đời mà ta được tạo hóa ban tặng.
Như vậy, câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” tuy súc tính, giản dị mà lại chứa đựng bài học nhân sinh vô cùng lớn lao và ý nghĩa. Nó dạy ta cách sống trọn nghĩa, trọn tình: biết ơn với những điều tốt đẹp mà ta được nhận. “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ” (Hồ Chí Minh) vậy nên ta hãy thực hành đạo lí kia ngay từ những việc nhỏ nhất bằng sự đối xử thành kính với thầy cô, cha mẹ ngay từ hôm nay.
Giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn – Mẫu 15
Tục ngữ được coi là những chiếc túi khôn của nhân loại. Đó là những lời răn dạy quý báu của thế hệ đi trước dành cho con cháu của mình. Một trong số những câu tục ngữ vô cùng ý nghĩa của dân tộc Việt Nam là: “Uống nước nhớ nguồn”.
Xét về nghĩa đen, “uống nước” có nghĩa là hưởng dòng nước mát, còn “nguồn” là nơi khởi đầu của dòng nước. “Uống nước nhớ nguồn” muốn nói rằng khi được hưởng dòng nước mát thì hãy nhớ tới nơi khởi đầu cho ta dòng nước đó. Xét về nghĩa bóng, “uống nước” muốn nói đến những thành quả, thành tựu mà người khác tạo ra, còn “nhớ nguồn” là nhớ tới những người đã tạo ra thành quả đó. Như vậy, câu “Uống nước nhớ nguồn” chính là lời răn dạy khi chúng ta nhận những thành quả lao động của người khác tạo ra thì cần có thái đó ghi nhận, biết ơn những công lao, nỗ lực của họ.
Tố Hữu đã từng viết:
“Nếu là con chim, chiếc lá,Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh.Lẽ nào vay mà không có trảSống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”
(Một khúc ca)
Trong cuộc sống, không có bất kỳ sự vật nào là không có nguồn cội. Những thành quả được tạo ra cũng là do con người vất vả lao động mới có được. Lòng biết ơn là tình cảm đẹp xuất phát từ lòng trân trọng công lao những người “trồng cây” phục vụ cho biết bao người “ăn trái”.
Có thể khẳng định rằng, lòng biết ơn chính là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam: “Uống nước nhớ nguồn” hay “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Từ xưa, ông cha ta đã có tục thờ cúng thần linh phù hộ cho mùa màng tốt tươi, thiên nhiên thuận hòa. Hay như tục thờ cúng tổ tiên để ghi nhớ công ơn của những người đã khuất:
“Nhớ ai đi ngược về xuôiNhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”
Đó là lời nhắc nhở con cháu nhớ đến ngày giỗ của các vua Hùng – người đã có công xây dựng nên nguồn cội của dân tộc Việt Nam ngày nay. Và ngay cả thờ cúng ông bà, cha mẹ đã mất để thể hiện lòng hiếu kính của con cháu. Ngày nay, con người cũng có những hành động bày tỏ lòng biết ơn. Ngày 27 tháng 7 – ngày Thương binh liệt sĩ lễ tri ân tới những người đã hy sinh sức khỏe, tính mạng của bản thân để giành lại nền độc lập cho dân tộc. Ngày 20 tháng 11 – ngày Nhà giáo Việt Nam là ngày tri ân thầy cô giáo những người đã dạy dỗ biết bao thế hệ học sinh trưởng thành…
Bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều người không biết trân trọng cuộc sống, lãng phí thành quả sức lao động của người khác. Hoặc những cá nhân có thái độ sống “sùng ngoại”, hòa nhập mà hòa tan cả những giá trị văn hóa cốt lõi của dân tộc. Đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay, nhiều người đã không biết cố gắng trong học tập và cuộc sống, trở thành gánh nặng của gia đình và xã hội.
Không có điều gì là tự nhiên có được, chính vì vậy biết trân trọng công sức lao động của người khác thì bản thân mới có thể đạt được những thành công, được mọi người quý mến. Con người cần tránh xa thói vô ơn, bội bạc mà phải chịu sự khinh ghét, coi thường từ những người xung quanh.
Tóm lại, câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” là một bài học vô cùng quý giá. Mỗi người hãy ghi nhớ nó để sống ý nghĩa hơn mỗi ngày.
Xem chi tiết tài liệu tại file tải dưới đây……..
Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Tin tức
Lời kết: Trên đây là bài viết Văn mẫu lớp 7: Giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn 3 dàn ý & 17 bài văn mẫu lớp 7 hay nhất. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn