Cùng xem Các Xây dựng văn hóa công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước trên youtube.
(Quanlynhanuoc.vn) – Văn hóa công sở là hệ thống các giá trị mang tính chuẩn mực, được các thế hệ công chức trong tổ chức hành chính tạo dựng nên và tuân thủ một cách tự giác. Văn hóa công sở có vai trò rất quan trọng, quyết định chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại. Việc hiểu rõ về văn hoá, văn hóa công sở và những giá trị của văn hóa công sở là điều cần thiết đối với mỗi công chức đang làm việc tại các công sở nhà nước nói chung cũng như tại mỗi cơ quan hành chính nhà nước nói riêng.
Văn hóa công sở và vai trò của văn hóa công sở trong phát triển các tổ chức hành chính nhà nước
Văn hóa công sở (VHCS) là hệ thống những giá trị niềm tin, sự mong đợi của các thành viên trong tổ chức, tác động qua lại với các cơ cấu chính thức và tạo nên những chuẩn mực hành động về truyền thống và cách thức làm việc của tổ chức mà mọi người trong đó đều tuân theo. VHCS là một hệ thống được hình thành trong quá trình hoạt động của công sở, tạo nên niềm tin giá trị về thái độ của các nhân viên làm việc trong công sở, ảnh hưởng đến cách làm việc trong công sở và hiệu quả hoạt động của nó. Nhìn chung, khi đề cập VHCS, chúng ta thường nhìn nhận các góc độ, như trình độ, phương pháp quản lý, điều hành hoạt động của cơ quan; phong cách giao tiếp, ứng xử của cán bộ, công chức (CBCC), viên chức; cảnh quan và môi trường làm việc.
Như vậy, VHCS có thể hiểu là tổng hòa các giá trị hữu hình và vô hình, bao gồm trình độ nhận thức, phương pháp tổ chức, quản lý, môi trường cảnh quan, phương tiện làm việc, đạo đức nghề nghiệp và phong cách giao tiếp ứng xử của CBCC nhằm xây dựng một công sở văn minh, lịch sự, hoạt động đúng pháp luật và hiệu quả cao. Giá trị VHCS luôn quyết định hành vi và thái độ của con người trong tổ chức. Những hành vi và thái độ tốt sẽ nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của công sở và ngược lại, nếu hành vi và thái độ không tốt sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động của công sở. Trong hoạt động công sở, những giá trị đạo đức được thể hiện dưới dạng trách nhiệm đối với công việc chung, không tham ô, lãng phí của công, không mưu hại đồng nghiệp để tiến thân, không ganh đua đố kỵ vì mưu cầu lợi ích cá nhân.
Về cơ bản, có thể nhận biết sự ảnh hưởng của các giá trị VHCS đến hiệu quả hoạt động của công sở ở các nội dung sau: (1) Giá trị thiết lập bầu không khí tin cậy lẫn nhau trong tổ chức; (2) Giá trị đem lại sự tự nguyện làm việc và cống hiến; (3) Được chia sẻ các giá trị cá nhân, cảm thấy yên tâm và an toàn hơn trong công việc; (4) Các giá trị định hướng cho các thành viên trong cơ quan biết mình cần phải làm gì và sẽ đi đến đâu; (5) Các giá trị làm đơn giản hóa các quy định và chính sách, khiến cho việc quản lý dễ dàng hơn.
Khi mỗi công chức đã tin tưởng vào các giá trị VHCS thì họ không đòi hỏi cơ quan phải đưa ra các văn bản pháp luật bắt mọi người phải tin nhau. Sự gắn bó của các thành viên trong công sở được thể hiện khi các thành viên tin yêu nhau, phấn đấu vì mục tiêu chung, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ. Sự phát triển của công sở dựa trên một tập thể làm việc có tổ chức, có năng lực, năng động vượt qua mọi trở ngại, thử thách để thúc đẩy sự gắn bó. Tuy nhiên, VHCS không phải là bất biến mà được phát triển và thích ứng với hoàn cảnh và môi trường. Giá trị VHCS chứa đựng bản chất nhân văn, nhân ái.
Xem Thêm : mẫu đơn xin miễn giảm thuế
Chính vì có nội hàm phong phú, đa dạng như vậy nên VHCS trong các cơ quan hành chính chịu sự tác động của nhiều nhân tố, từ các nhân tố khách quan, như: điều kiện phát triển kinh tế – xã hội, các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc tới các nhân tố chủ quan, như: trình độ nhận thức của đội ngũ CBCC, vị thế hay “thương hiệu” của cơ quan hành chính, mức độ hiện đại hóa công sở…
Thực trạng văn hóa công sở trong các tổ chức hành chính nhà nước hiện nay
Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế VHCS tại các cơ quan hành chính nhà nước, Quyết định số 1847/QĐ-TTg ngày 27/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Văn hóa công vụ và Quyết định số 733/QĐ-TTg ngày 14/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Phong trào thi đua “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở” giai đoạn 2019 – 2025, VHCS trong các tổ chức công đã có những thay đổi theo hướng tích cực.
Các cơ quan nhà nước đã thực hiện nghiêm túc các quy định về môi trường cảnh quan, bài trí công sở theo hướng trang trọng, lịch sự nhưng vẫn thuận tiện cho người dân đến giải quyết công việc. Thái độ ứng xử của công chức với Nhân dân được cải thiện đáng kể với các quy định về “4 xin” và “4 luôn” (xin chào, xin lỗi, xin cảm ơn và xin phép; luôn mỉm cười, luôn nhẹ nhàng, luôn lắng nghe và luôn giúp đỡ khi tiếp xúc với người dân và doanh nghiệp), thể hiện đúng bản chất của nền hành chính phục vụ. VHCS không chỉ được thực hiện nghiêm ở nơi làm việc mà còn ở nơi cư trú của CBCC.
Tuy nhiên, một bộ phận CBCC có nhận thức chưa đủ về VHCS, có những biểu hiện lệch chuẩn trong ứng xử làm ảnh hưởng đến hình ảnh “công bộc” của dân. Ở một số cơ quan, tổ chức vẫn còn tình trạng “đi muộn về sớm”, bớt xén giờ làm, giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, tổ chức, chưa nhiệt tình, thái độ thiếu niềm nở… Tình trạng CBCC thực hiện chưa nghiêm Quy chế VHCS hoặc còn mang tính hình thức, làm việc với chất lượng chưa cao, kỹ năng giao tiếp và ứng xử chưa chuẩn mực còn tồn tại; vấn đề thực hành tiết kiệm, chống lãng phí cũng cần được đẩy mạnh hơn nữa. Vẫn còn không ít CBCC có trang phục phản cảm; tác phong công tác tùy tiện, tính kỷ luật yếu kém. Ngoài ra, nhiều công chức vẫn thiếu các kỹ năng thiết lập giao tiếp phi ngôn ngữ; chưa biết “nói chuyện” bằng ánh mắt, khuôn mặt, cử chỉ (thường mang thái độ lạnh lùng thay vì thân thiện, cởi mở).
Nguyên nhân của tình trạng trên chủ yếu là do VHCS của một bộ phận CBCC còn hạn chế, đặt cái “tôi” cá nhân cao hơn lợi ích của tập thể. Ngoài ra, công tác tuyên truyền, truyền thông văn hóa đến từng CBCC để họ hiểu, tuân thủ các quy định về VHCS ở một số cơ quan chưa hiệu quả. Các chế tài khen thưởng, xử phạt liên quan đến thực hiện VHCS chưa rõ ràng, chưa có tác dụng thức đẩy việc nghiêm túc thực hiện các quy định về VHCS.
Một số giải pháp xây dựng văn hóa công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước
Xem Thêm : kỳ thi cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan
Một là, các cơ quan, đơn vị cần đẩy mạnh việc tuyên truyền nâng cao nhận thức về VHCS cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, đội ngũ CBCC, viên chức và người lao động. Cần mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho CBCC trong cơ quan về VHCS; cần xây dựng bảng nội quy với những quy định yêu cầu mọi người phải thực hiện, có kiểm tra, đánh giá chấm điểm, việc chấm điểm này sẽ là căn cứ quan trọng trong việc xếp loại CBCC hằng tháng. Đối với lãnh đạo các đơn vị trong cơ quan hành chính, cần phải xây dựng được cơ chế tốt để các thành viên có điều kiện phát triển, xây dựng một môi trường hòa đồng, thân thiện có tính đoàn kết cao thì hiệu quả công tác sẽ cao; quan trọng hơn chính là việc cần thay đổi nhận thức, suy nghĩ của một số CBCC về thái độ, hành vi ứng xử với đồng nghiệp và Nhân dân nhằm góp phần xây dựng hình ảnh người CBCC “Trung thành – Tận tụy – Sáng tạo – Gương mẫu”.
Hai là, sớm nghiên cứu ban hành văn bản về Quy chế VHCS tại cơ quan, đơn vị theo hướng quy định rõ ràng hơn, sát với đặc thù nghề nghiệp, có những chế tài xử lý vi phạm bằng biện pháp kinh tế; quy định về thưởng, phạt đúng mức đối với CBCC, viên chức và người lao động. Tiếp tục theo dõi và kiểm tra việc thực hiện Quy chế VHCS; có văn bản cam kết thực hiện của mỗi phòng, đơn vị trực thuộc; hằng quý có báo cáo tổng kết, đánh giá về tình hình thực hiện Quy chế này tại cuộc giao ban lãnh đạo đơn vị. Xây dựng công sở văn minh là một hướng đi đúng là tất yếu song cần đi vào thực chất. Do vậy, ngoài việc thường xuyên giáo dục nâng cao văn hóa cho các đối tượng giao tiếp ở công sở còn cần phải tăng cường cơ chế kiểm tra, giám sát của cán bộ lãnh đạo; đồng thời, mỗi CBCC phải biết quan tâm lắng nghe ý kiến góp ý của người dân để có những điều chỉnh kịp thời.
Ba là, phải có sự thống nhất về nhận thức chung, coi việc thực hiện VHCS chính là một phần của nhiệm vụ cải cách hành chính và mỗi CBCC cũng cần nhận thức được thực hiện tốt VHCS và làm tốt nhiệm vụ, công việc của mình là phục vụ Nhân dân.
Bốn là, VHCS bị ảnh hưởng rất nhiều từ người đứng đầu tổ chức, do đó, thủ trưởng các đơn vị, cơ quan hành chính cần phải gương mẫu thực hiện Quy chế VHCS và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát CBCC tại đơn vị mình.
Năm là, ngoài việc tuyển chọn, phân công công việc phù hợp với năng lực trình độ của đội ngũ CBCC, cần phải tạo ra môi trường làm việc thân thiện, kịp thời biểu dương, khen thưởng những cá nhân xuất sắc, quan tâm đến đời sống, tâm tư, nguyện vọng của CBCC.
Tài liệu tham khảo: 1. Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước. 2. Quyết định số 1847/QĐ-TTg ngày 27/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Văn hóa công vụ. 3. Học viện Hành chính Quốc gia. Về nền hành chính nhà nước Việt Nam những kinh nghiệm xây dựng và phát triển. H. NXB Khoa học và Kỹ thuật, 1996.
ThS. Đào Minh Tuấn – ThS. Nguyễn Thị Ngoan Trường Cán bộ quản lý giao thông vận tải
Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
Lời kết: Trên đây là bài viết Các Xây dựng văn hóa công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước . Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn