Cùng xem tóm tắt sách “thế giới phẳng” (thomas l.friedman) trên youtube.
Thế giới phẳng xuất bản cách nay khá lâu năm 2005, tuy nhiên đây là một quyển sách khá hay về chặng đường phát triển của công nghệ số. Công nghệ số mà điển hình là internet đã chiếm lĩnh và chi phối mọi mặt trong thời đại này. Có thể tóm gọn vắn tắt quyển sách này trong một câu như sau: “dù bạn hoạt động trong bất cứ lĩnh vực nào, bất cứ công việc gì, nếu không áp dụng công nghệ tiên tiến thì bạn có khả năng lạc hậu và bị đào thải sớm mà thôi.”
- Thư gửi ông già Noel dành cho các em nhỏ nhân dịp lễ Giáng Sinh
- 7 Quy tắc viết chữ Hán và các Nét cơ bản trong tiếng Trung
- Cách viết tập hợp bằng hai cách, có ví dụ minh họa và bài tập – PPH
- 8 kiểu tóc nhuộm màu đỏ rượu vang đẹp mê ly thu hút ánh nhìn
- Cách chuyển Appstore từ tiếng Hàn sang tiếng Việt
Lời tác giả:
Bạn đang xem: tóm tắt thế giới phẳng
“Phẳng” được hiểu theo nghĩa là bình đẳng hóa (ở đây không có nghĩa là bình đẳng như bình đẳng thu nhập và sẽ không bao giờ là như vậy), bởi vì những nhân tố làm phẳng đang trao quyền ngày càng nhiều hơn cho các cá nhân có thể vươn xa hơn, nhanh hơn, sâu sắc hơn và ít tốn kém hơn bao giờ hết. Đó là sức mạnh bình đẳng hóa và cơ hội bình đẳng hóa. Ngày càng nhiều người được trao những công cụ và khả năng kết nối, cạnh tranh và hợp tác.
Quá trình làm phẳng thế giới diễn ra như thế nào
Một: Khi tôi đang ngủ
Bất cứ làm nghề gì: bác sỹ, luật sư, kiến trúc sư, kế toán…bạn cần biết tách công việc thành những thành phần khác nhau, bởi vì bất cứ công việc gì có thể số hóa được đều có thể được làm thuê bên ngoài tại nơi có các nhà sản xuất thông minh nhất, hoặc rẻ nhất, hoặc cả hai. “Mọi người cần tập trung vào giá trị gia tăng của họ” đây là điều mấu chốt diễn ra trong thế kỉ này, cá nhân có nhiều cơ hội để đem đến những giá trị tốt nhất cho thế giới.
Hai: Mười nhân tố làm phẳng thế giới.
Nhân tố thứ nhất: Tác giả dẫn truyện bằng hình ảnh bức tường Perlin bị sụp đổ vào năm 1989. Một bức tường hữu hình được xây dựng lên nhằm ngăn cách tầm nhìn, thông tin, sự tương tác giữa những con người hai bên bức tường với nhau. Thời điểm bức tường sụp đổ cũng là mốc thời gian thế giới bắt đầu bùng nổ về Internet, khởi đầu cho một cuộc cách mạng thông tin toàn cầu.
Nhân tố thứ hai: Năm 1991 w.w.w ra đời, địa chỉ web đầu tiên là http:// wiki.onlineaz.vn do Tim Berners-Lee nhà khoa học người Anh tạo ra, người góp phần làm phẳng thế giới. Công cụ khai sinh ra nền văn hóa tìm kiếm là Netscape, và khi đưa trình duyệt thương mại đầu tiên châm ngôn của Netscape là ” Nếu bạn có thể trả tiền cho việc sử dụng trình duyệt Netscape xin hãy trả tiền. Nếu bạn không đủ tiền trả, hãy cứ sử dụng đi.” Bởi vì việc sử dụng miễn phí kích thích sự tăng trưởng mạnh mẽ trong mạng, và điều này quan trọng đối với tấc cả những khách hàng có trả tiền sử dụng phần mềm. Đây cũng là thời kỳ bong bóng dot com hình thành và đỗ vỡ, người ta xây dựng một số lượng khổng lồ các đường cáp quang dưới mặt đất.
Nhân tố thứ ba: Phần mềm xử lý công việc. Trong giai đoạn này các giao thức giúp các máy tính sử dụng các chương trình khác nhau có thể hiểu nhau, vì thế con người có khả năng xuất nội dung số của mình trên máy tính cá nhân và cộng tác với bất kỳ ai ở mọi nơi. Thậm chí ngôn ngữ XML và SOAP cho phép các máy tính tự làm việc với nhau mà không cần con người can thiệp.
Nhân tố thứ tư: Tải lên mạng. (bạn đọc cố gắng đọc chậm và nghiền ngẫm một đoạn quý giá trong sách như sau). ” Quyền lực mới của các cá nhân và cộng đồng trong việc gửi các ý tưởng, sản phẩm miễn phí tới mọi nơi, chứ không chỉ thụ động tải về các phần mềm từ các doanh nghiệp thương mại hoặc các tổ chức truyền thống, đang cơ bản hình thành lại quá trình sáng tạo, cải tiến, vận động chính trị, thu nhập và phổ biến thông tin. Quyền lực này đang biến mỗi quá trình nói trên trở thành hiện tượng từ dưới lên trên (bottom-up), và theo chiều ngang (side -to-side), không phải hiện tượng áp đặt từ trên xuống (top-down). Đây chính là quyền lực nằm trong và ngoài các công ty và thể chế truyền thống“. Sở dĩ internet phát triển như ngày nay là nhờ đóng góp của các cá nhân và cộng đồng say mê tin học. Họ tương tác, cộng tác với nhau và phát triển cộng đồng. Phong trào mã nguồn mở và phần mềm miễn phí cho phép các cá nhân tham gia vào trí tuệ chung để tấc cả cùng chiến thắng, đây là cách duy nhất để cạnh tranh với các công ty lớn. Minh chứng rõ ràng nhất là hệ điều hành Linux, phần mềm mã nguồn mở mà mọi người biết đến nhiều nhất có thể thách thức Microsoft. “Bạn đọc chú ý, quyển sách này xuất bản năm 2005 và ở nhân tố thứ tư này tác giả đã thấy sức mạnh khủng khiếp của quyền lực ngang hàng, cái mà chúng ta đã chứng kiến nó đã xảy ra như thế nào vào thời điểm hiện tại. Đó là giá trị của đồng bitcoin, công nghệ blockchain và hàng loạt các loại coin khác. Bạn nên xem qua wiki để biết vào ngày 5/10/2009 với 1usd bạn sẽ mua được 1309,03 bitcoin, thật không thể tưởng tượng nổi, bạn nào bấm máy dùm mình xem nếu thời điểm đó mình bỏ ra 1usd thì giờ mình có bao nhiêu tiền?!“
Nhân tố thứ năm: Thuê làm bên ngoài. Sự cố Y2K năm 2000 khiến các công ty phương tây phải tìm đến một số lượng lớn kỹ sư phần mềm với chi phí rẻ để điều chỉnh các đồng hồ bên trong các máy tính. Khi đó Ấn độ là sự lựa chọn tối ưu, nhờ Y2K mà phương tây có sự cộng tác mạnh mẽ với Ấn độ về sau. Có thể nói Ấn độ là một quốc gia may mắn trong cuối thế kỷ 20, nhưng cũng phải ghi nhận rằng từ nhiều năm về trước Ấn độ đã gieo mầm các tài năng bằng việc xây dựng các học viện công nghệ. Như Louis Pasteur đã nói:” Vận may chỉ mỉm cười với người luôn sẵn sàng.”
Nhân tố thứ sáu: chuyển sản xuất ra nước ngoài. Năm 2001 Trung Quốc gia nhập WTO, có nghĩa TQ đồng ý về nguyên tắc biến sân chơi cạnh tranh của mình bằng phẳng như những sân chơi của hầu hết các nước trên thế giới. Sự kiện này gây ra một làn sóng di chuyển các nhà máy của Mỹ và châu âu sang TQ.
Nhân tố thứ bảy: Chuỗi cung là một phương pháp cộng tác theo chiều ngang giữa các nhà cung cấp, người bán lẻ và khách hàng nhằm tạo giá trị. Chuỗi cung vừa được trợ lực bởi sự làm phẳng của thế giới, đồng thời vừa là một yếu tố làm phẳng. Sản xuất ra sản phẩm rất dễ, tạo ra chuỗi cung mới thật sự khó. Điển hình là chuỗi cung lớn nhất và siêu hiệu quả là Wal-Mart.
Nhân tố thứ tám: FedEX và UPS là một trong những nhân tố làm phẳng của bạn, họ không chỉ giao những kiện hàng mà còn làm các công tác hậu cần. Khi bạn kinh doanh nhỏ hoặc làm việc một mình ở nhà, bạn có thể kết nối với UPS, để UPS trở thành người quản lý chuỗi cung toàn cầu cho bạn, như thế bạn sẽ có một vẽ ngoài lớn mạnh hơn thực tế rất nhiều. Khi các công ty nhỏ có thể làm việc lớn, nó làm cho sân chơi cạnh tranh hơn.
Nhân tố thứ chín: google. Không cần bình luận gì thêm về cỗ máy tìm kiếm này, chỉ biết rằng đại đa số chúng ta ở thời điểm này và nhiều năm sau nữa sẽ không biết làm gì khi ngồi trước máy tính mà không có google.
Nhân tố thứ mười: công nghệ không dây, di động, số hóa, cá nhân, ảo. Những nhân tố này giúp cho bất cứ ai, thông qua bất cứ thiết bị nào, tìm kiếm bất cứ thứ gì, ở bất cứ nơi nào. Một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Ba. Ba sự hội tụ
- Sự hội tụ thứ nhất: 1990-2000 là khoảng thời gian để 10 nhân tố phối hợp với nhau, cũng cố cho nhau, lan truyền và bám rể để làm nên điều kì diệu cho thế giới này.
- Sự hội tụ thứ hai: “sự nằm ngang hóa”. Thế giới phẳng đã thay đổi từ tư duy theo chiều dọc sang tư duy theo chiều ngang trong nhiều lĩnh vực. Và sự hợp tác theo chiều ngang với sự hỗ trợ của công nghệ làm gia tăng hiệu quả và ngày càng làm thế giới phẳng hơn.
- Sự hội tụ thứ ba: là sự khởi đầu cho những đóng góp, hợp tác từ nhiều tỷ bộ não từ khắp nơi trên hành tinh này. Họ liên kết với nhau với một cách thức trước đây chưa từng có để tạo nên mạng lưới toàn cầu. Trong đó có những di sản giáo dục phong phú mà trước đây chưa có dịp để phát huy hết tiềm lực của mình. Nhờ thế giới phẳng mà nguồn năng lượng bị kìm nén bấy lâu được bùng nổ.
Năm 2004 trong một bài phát biểu của bà Carly Fiorina giám đốc điều hành HP lúc đó. 25 năm vừa qua trong công nghệ mới chỉ là màn khởi động mà thôi. Bây giờ chúng ta đang tiến vào cuộc đấu chính, bà nói:” và với cuộc đấu chính đó, tôi muốn nói đến một kỷ nguyên trong đó công nghệ thật sự biến đổi mọi khía cạnh của kinh doanh, mọi khía cạnh của cuộc sống và mọi khía cạnh của xã hội.“
Bốn: Sự sắp xếp vĩ đại.
Bất luận chúng ta nói về khoa học quản lý hay khoa học chính trị, chế tác hay nghiên cứu và phát triển, rất nhiều người chơi và qui trình sẽ phải bắt đầu giải quyết “sự làm ngang hóa“. Và điều đó đòi hỏi phải sắp xếp lại rất nhiều. Khi thế giới chuyển từ hệ thống tạo giá trị chủ yếu theo chiều dọc (chỉ huy và kiểm soát) sang mô hình theo chiều ngang (kết nối và cộng tác). Chúng ta bắt đầu chứng kiến một sự sắp xếp vĩ đại, sự sắp xếp mạng lưới từ hàng tỷ bộ não ở khắp nơi trên hành tinh này.
Mỹ và thế giới phẳng
Năm: Mỹ và tự do thương mại
Ricardo (1772-1823) là kinh tế gia người Anh đã đưa ra lý thuyết tự do thương mại về lợi thế so sánh. Một lý thuyết cho rằng nếu mỗi quốc gia chuyên sản xuất các hàng hóa mà nó có lợi thế so sánh về chi phí và sau đó trao đổi với các quốc gia khác để lấy các mặt hàng mà họ chuyên sản xuất thì tấc cả những người tham gia thương mại sẽ đều có lợi. Và mức thu nhập tổng thể của mỗi quốc gia tham gia thương mại sẽ đều tăng lên.
Có thể bạn quan tâm: Tổng quan về kỳ thi và chứng chỉ PMP
Xem Thêm : mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh
Khi thế giới trở nên phẳng hơn, xét về toàn cục nước Mỹ sẽ được lợi nhiều hơn bằng cách tuân theo các nguyên lý tự do thương mại như đã từng làm, hơn là dựng nên các bức tường, bởi việc đó chỉ kích thích các nước khác bắt chước khiến tấc cả chúng ta đều bị bần cùng hóa.
(điều này có vẻ trái ngược với những gì tổng thống Hoa Kỳ Donal Trump đang hành động trong năm 2019, liệu chiến tranh thương mại có làm suy thoái nền kinh tế toàn cầu như lý thuyết Ricardo bên trên hay chủ nghĩa bảo hộ sẽ làm nước Mỹ vĩ đại thêm lần nữa như Trump từng phát biểu.)
Sáu: Những kẻ tiện dân
Trong làn sóng toàn cầu hóa lần thứ nhất, các quốc gia cần có một tư duy mang tính toàn cầu để phát triển, hay chí ít là để tồn tại. Trong làn sóng toàn cầu hóa lần thứ hai, các công ty cần có một tư duy mang tính toàn cầu để phát triển, hay chí ít là để tồn tại. Trong làn sóng toàn cầu hóa lần thứ ba, các cá nhân cần có một tư duy mang tính toàn cầu để phát triển hay chí ít là để tồn tại. Điều này đòi hỏi không chỉ những kỷ năng chuyên môn mới mà cần có một tư duy linh hoạt, động cơ tự thân và sự năng động nhất định về tâm lý.
“Tiện dân” Tại Ấn độ các tiện dân có thể là tầng lớp hạ đẳng nhất, nhưng trong một thế giới phẳng mọi người phải muốn mình là một tiện dân. Các tiện dân, trong từ vựng của tôi là những người mà việc làm của họ không thể bị outsource. Có 4 loại tiện dân: người đặc biệt, người chuyên dụng, người được cắm neo (tiếp xúc trực tiếp với khách hàng), người thích nghi.
Mấu chốt của thành công đối với mỗi cá nhân trong một thế giới phẳng là phải hình dung ra nên làm thế nào để biến mình thành một kẻ tiện dân. Có nghĩa là bạn mong muốn làm sau để công việc của mình luôn là độc nhất, duy nhất, không dễ dàng bị số hóa, tự động hóa, không dễ dàng để bị làm thay bởi bên ngoài.
Những cộng tác viên và nhạc trưởng vĩ đại: Thế giới mới đòi hỏi công việc cần có nhiều kỹ năng hơn. Đó là khả năng làm việc với một lực lượng đa chiều, đa văn hóa cũng như khả năng huy động, khích lệ và quản lý nó.
Những liên kết vĩ đại: Những sản phẩm và dịch vụ trong tương lai sẽ được tạo ra bằng cách liên kết những cá thể tách bạch mà bạn nghĩ rằng không tài nào hòa nhập với nhau được. Chẳng hạn liên kết nhà toán học với chuyên gia tiếp thị để tối ưu công cụ tìm kiếm (SEO), kỹ sư máy tính và công ty dược phẩm để vẽ sơ đồ cấu trúc gen người…những liên kết này sẽ tạo ra những công việc mới và những giá trị mới.
Những diễn giải viên vĩ đại: Càng có nhiều liên kết thì chúng ta cần có nhiều diễn giải viên, người có khả năng biến những điều phức tạp trở nên đơn giản.
Những bậc thầy về thích ứng: những người đa năng hay sẵn lòng trở thành người đa năng sẽ là phương châm mới của hướng nghiệp. Khi thế giới trở nên phẳng, các công ty cũng trở nên phẳng. Do đó bạn cần có tầm nhìn nhận mọi việc từ góc độ doanh nghiệp, khách hàng và thị trường. Cho dù bạn có là chuyên gia trong lĩnh vực nhất định, bạn cũng cần thích ứng và học hỏi liên tục vì những lĩnh vực đó luôn thay đổi.
Kỷ nguyên sinh học: Các thuật ngữ như “bền vững”, “tái sinh”, ngụ ý chỉ nguồn năng lượng tái sinh và hệ sinh thái bền vững. Đây chắc chắn là ngành công nghiệp khổng lồ trong thế kỉ 21.
Bảy: Bán cầu não phải
Những kỹ năng quan trọng cho những ai muốn tìm đường bước vào tầng lớp trung lưu mới trong thế giới phẳng.
- Kỹ năng đầu tiên và quan trọng nhất là khả năng “học phương pháp học”, nghĩa là thường xuyên tiếp thu và học hỏi những phương pháp mới để làm những công việc cũ hay những phương pháp mới để làm những công việc mới. Trong thời đại kỹ thuật số, những kiến thức bạn có ngày hôm nay sẽ trở nên lỗi thời nhanh hơn bạn tưởng.
- CQ + PQ > IQ: (curiosity quotient + passion quotient > intelligence quotient) sự hiếu học cộng với đam mê sẽ quan trọng hơn trí thông minh. Trong mỗi con người chúng ta đều có tồn tại ngọn lửa nhiệt huyết, vấn đề là bạn phải luôn duy trì và nếu gặp cơ hội thì sẵn sàng bùng cháy. Bạn không thể nhen lên trong lòng người khác ngọn lửa nhiệt huyết nếu ngọn lửa ấy không cháy trong chính bản thân bạn.
- Hòa hợp với người khác: Bạn phải học cách yêu quí mọi người bởi vì có kỹ năng giao tiếp tốt luôn là một lợi thế trong công việc. Chính sự giao tiếp thân mật và tình cảm là cái không thể thay thế trong thế giới phẳng.
- Bán cầu não phải: Trong một thế giới bị đảo lộn bởi việc cho thuê làm bên ngoài, tràn ngập thông tin và đầy rẫy các sự lực chọn, những khả năng quan trọng nhất gần với các đặc tính của bán cầu não phải hơn. Đó là khả năng cảm thụ nghệ thuật, biết cảm thông, có tầm nhìn rộng và khát vọng lớn. Để thành công trong thời đại ngày nay, chúng ta cần phải bổ sung cho mình những kiến thức cao sâu về công nghệ bằng khả năng “suy tưởng cao” và “mẫn cảm cao”. Suy tưởng cao có nghĩa là khả năng tạo ra vẽ đẹp thẩm mỹ và xúc cảm, phát hiện ra những hình mẫu và cơ hội, diễn đạt một cách hấp dẫn và sáng tạo ra những thứ mà chưa ai nghĩ ra. Mẫn cảm cao là khả năng đồng cảm, thấu hiểu những điều tế nhị trong giao tiếp giữa người với người, tìm được niềm vui trong mình và khơi dậy niềm vui trong người khác, và biết vượt qua những chuyện thường nhật để tìm cho mình mục đích và ý nghĩa của cuộc sống.
Tám: Cuộc khủng hoảng thầm lặng
Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai 1945, bằng những sức mạnh nội tại của mình nước Mỹ vươn lên và luôn dẫn đầu trong mọi lĩnh vực trên thế giới. Từ khi thế giới ngày càng phẳng hơn, nước Mỹ và người Mỹ đang phải đối diện với một cuộc khủng hoảng đang diễn ra thầm lặng, nhất là trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Trong kỷ nguyên phẳng sự giàu có sẽ lan đến các nước hội tụ đủ ba điều kiện cơ bản: cơ sở hạ tầng tốt (giúp kết nối hiệu quả và nhanh chóng với nền tảng của thế giới), giáo dục phù hợp (đào tạo ra những kỹ năng tri thức), quản lý hiệu quả (chính sách thuế, luật thương mại, luật bản quyền, những cú hích tốt để khích lệ người dân…). Tác giả chỉ ra những yếu kém mà xã hội Mỹ đang gặp phải.
- Sự thiếu hụt về số lượng: Số lượng các nhà khoa học kế thừa đang ngày càng giảm sút. Các nhà khoa học nhập tịch thì còn khó khăn do vấn đề về thắt chặt an ninh.
- Thiếu hụt những sinh viên ưu tú: hầu hết sinh viên Mỹ họ không chọn con đường đam mê khoa học, họ chọn những ngành nghề có thể kiếm nhiều tiền hơn như bác sỹ, luật sư hay kinh doanh.
- Thiếu tham vọng: Trước khi thế giới phẳng, nước Mỹ là một hòn đảo của sáng tạo, an toàn và thịnh vượng. Do đó Mỹ là nơi thu hút tài năng và vốn đầu tư của thế giới. Khi đồng tiền của Mỹ được coi là đồng tiền thế giới và tấc cả nhân tài đều muốn đến làm việc cho nước Mỹ, người Mỹ bắt đầu cho rằng mọi thứ là đương nhiên.
Chín: Đây không phải là một cuộc diễn tập
Quá trình làm phẳng của thế giới sẽ gây thiệt hại lớn đối với các xã hội truyền thống và cả những nước phát triển. Kẻ yếu sẽ rớt lại đằng sau xa hơn và nhanh hơn. Xã hội truyền thống sẽ chịu áp lực lớn phải hiện đại hóa. Cái mới sẽ bị biến thành cũ mau hơn. Xã hội phát triển sẽ bị xã hội chậm phát triển thách thức gay gắt hơn. Những điều này đã xảy ra, đang xảy ra, và sẽ tiếp tục xảy ra ngày càng nhanh hơn hết và mạnh mẽ hơn. Đây không phải là một đợt diễn tập của thế giới phẳng. Chương này tác giả sẽ đưa ra một số phương thức để quốc gia làm thế nào để phát triển trong tương lai.
- Sự lãnh đạo: Cạnh tranh để trở thành lãnh đạo không chỉ là đưa ra cam kết chi nhiều tiền hơn cho an sinh xã hội, mà phải giải quyết lo ngại của người dân và khơi nguồn cảm hứng cho họ. Các nhà chính trị có thể tạo ra sự sợ hãi và vùi dập tài năng, nhưng cũng có thể là người truyền cảm hứng và khơi dậy tài năng.
- Cơ bắp: Chúng tôi (chính phủ và doanh nghiệp) không thể đảm bảo việc làm suốt đời (cho người lao động). Nhưng chúng tôi có thể đảm bảo sẽ tạo điều kiện để các bạn có thể được tuyển dụng suốt đời bằng cách nâng cao kiến thức và kinh nghiệm giúp các bạn thích ứng tốt hơn, hòa nhập tốt hơn và phối hợp tốt hơn. Trong thế giới phẳng, cá nhân sẽ chịu trách nhiệm lớn hơn trong công việc, trong đối phó với rủi ro và bảo đảm an ninh kinh tế. Vai trò của chính phủ và doanh nghiệp là giúp người lao động rèn luyện cơ bắp để làm những việc trên. Cơ bắp mà những người lao động cần nhất là các khoản phúc lợi linh hoạt và cơ hội học tập suốt đời.
- Giữ lại mỡ tốt: Bất cứ ai có kiến thức về y khoa đều biết rằng có loại là mỡ tốt và có loại là mỡ xấu, và bất cứ ai cũng cần có mỡ. Điều này cũng đúng với quốc gia, an sinh xã hội là mỡ tốt, hệ thống phúc lợi không cổ vũ người dân làm việc chăm chỉ là mỡ xấu.
- Nuôi dạy con cái: Trách nhiệm nuôi dạy con cái không phải chỉ là trách nhiệm của nhà trường và xã hội. Các bậc cha mẹ cần phải biết con mình sẽ lớn lên trong một thế giới như thế nào và chúng cần phải làm gì để thành đạt hoặc chí ít là tồn tại.
Kết thúc chương này, tác giả viện dẫn bằng một câu nói giàu hìng ảnh của Steve Jobs ” chúng ta giống như một chiếc cốc vại chứa ba phần tư chất lỏng – tức sự giàu có của Mỹ. Bên cạnh chúng ta là chiếc cốc lớn hơn và vơi hơn nhiều. Công việc mà chúng ta đang làm là kết nối một đường ống giữa hai cái cốc chưa bao giờ được nối với nhau. Kết quả là mức sống của chúng ta sẽ giảm xuống nếu chúng ta ngừng sáng tạo”. Đây cũng là hồi chuông báo động cho nước Mỹ, bởi vì sự phát triển và lớn mạnh từ những quốc gia khác khi mà thế giới phẳng đi.
Mười: Các nước đang phát triển và thế giới phẳng
Trong chương này tác giả đưa ra những lời khuyên mang tính vĩ mô cho các nước đang phát triển, tuy nhiên các bạn cũng có thể liên tưởng xuống vi mô. Hãy xem bản thân mình, doanh nghiệp mình như một nước đang phát triển để rút ra những bài học quí giá nhé.
Những chính sách mà các nước đang phát triển cần sử dụng để thịnh vượng trong thế giới phẳng.
- Tự suy ngẫm: Phát triển là quá trình tự thân. Bạn cần một quyết định tích cực để có được những bước đi đúng đắn, mà điều đó bắt đầu bằng sự tự suy ngẫm một cách thật sự thẳng thắng những điểm mạnh và điểm yếu của mình, đặc biệt là phải biết đặt trong bối cảnh thế giới phẳng.
- Đổi mới trên quy mô lớn. Cần đổi mới toàn diện ba nhân tố: cơ sở hạ tầng kết nối, nền giáo dục tiên tiến, chính sách tài chính và hệ thống pháp luật. Quan trọng là phải theo hướng thị trường.
- Đổi mới theo chiều sâu: đổi mới theo chiều sâu được thực hiện sau khi đổi mới trên quy mô lớn. Từng cá nhân sẽ được trao phương tiện và công cụ nhằm tăng năng suất công việc để gia tăng mức sống. Mỗi quốc gia lại có những luật lệ khác nhau, luật lệ hà khắc sẽ làm chậm quá trình phát triển.
- Theo bước nhảy của những tên phù thuỷ: Ireland là một ví dụ điển hình nhất về quốc gia phát triển vượt bậc nhờ sự lựa chọn phát triển và đổi mới theo chiều sâu. Câu chuyện về Ireland cho thấy rằng nguồn vốn không chỉ di chuyển đến những nơi có lao động rẻ nhất. Ngược lại dòng vốn luôn tìm kiếm đến những quốc gia đáp ứng ba yếu tố cơ bản: lực lượng lao động được đào tạo tốt nhất, cơ sở hạ tầng và môi trường sáng tạo cạnh tranh nhất và được chính phủ hỗ trợ. Trong thế giới phẳng, chúng ta sẽ ít đề cập đến “quốc gia phát triển, đang phát triển và kém phát triển” mà nhắc nhiều hơn tới ” quốc gia thông minh, thông minh hơn và thông minh nhất” (John Rose).
- Những vấn đề văn hóa: Sự liên quan giữa sự phát triển, yếu tố văn hoá và thế giới phẳng. Thế giới phẳng là đặc trưng của sự cộng tác và lòng tin. Một khi thế giới ngày càng phẳng thì bạn phải tự hỏi về khả năng tiếp nhận cái mới, tiếp nhận một nền văn hóa mới như thế nào. Bởi vì nếu bạn cứ giữ khư khư quan điểm của mình thì trong thế giới phẳng những người khác sẽ cộng tác lại với nhau và ngày càng bỏ xa bạn trên con đường hợp tác và phát triển. Người Ấn Độ có một quan điểm tiếp nhận văn hóa rất hay: “người Mông Cổ tới rồi người Mông Cổ sẽ ra đi, người Anh tới rồi người Anh sẽ ra đi, chúng ta chỉ giữ lại những tinh hoa và bỏ đi những cái khác_ chúng ta vẫn ăn cà ri, phụ nữ chúng ta vẫn tiếp tục mặc sari và chúng ta vẫn tiếp tục sống trong các đại gia đình quần tụ bên nhau.”
- Những điều vô hình: Có những thứ nguồn lực khó có thể cân đo đong đếm được dù ở cấp độ doanh nghiệp hay cấp độ quốc gia. Có những lãnh đạo dành thời gian ở công sở của mình để tìm đường lối, vạch ra chiến lược hiện đại hóa quốc gia. Cũng có những lãnh đạo sử dụng thời gian để tìm cách nhét đầy túi tiền của mình và sau đó gửi vào các ngân hàng Thụy Sỹ. Một nhân tố vô hình khác liên quan đến việc nền văn hóa của bạn coi trọng giáo dục đến mức nào.
Mười một: Các công ty đối phó thế nào
Ai cũng muốn tăng trưởng kinh tế, nhưng chẳng ai muốn thay đổi cả. Thật không may, bạn không thể có tăng trưởng mà không có thay đổi, đặc biệt là trong bối cảnh sân chơi đã thay đổi sâu sắc kể từ năm 2000.
Quy tắc 1: Khi thế giới trở nên phẳng, bất cứ thứ gì có thể làm sẽ được làm. Câu hỏi duy nhất là liệu điều đó sẽ được bạn làm, hay người khác làm cho bạn.
Quy tắc 2: Đây là sự phát triển của quy tắt 1. Bởi vì chúng ta đang ở trong một thế giới mà những gì có thể làm sẽ được làm, cuộc cạnh tranh quan trọng nhất ngày nay là giữa bạn và sự tưởng tượng của chính bạn.
Quy tắc 3: Và người tí hon có thể hành động như người khổng lồ…Cách để các công ty nhỏ có thể thịnh vượng trong thế giới phẳng chính là học cách làm chuyện lớn. Bí quyết để người tí hon làm được chuyện lớn là nhanh chóng chiếm lĩnh lợi thế của các công cụ mới để hợp tác và vươn đi xa hơn, nhanh hơn, rộng hơn và sâu hơn.
Xem thêm: Cách Reset Modem Wifi, lấy lại mật khẩu đăng nhập mặc định
Xem Thêm : 25 Mẫu sơn nhà màu vàng dẫn đầu xu thế
Quy tắc 4: Và người khổng lồ cần phải làm cả những việc của người tí hon. Cách để các công ty có thể thịnh vượng trong thế giới phẳng là học làm cả những chuyện thực nhỏ để cho khách hàng của mình làm chuyện thật lớn.
Quy tắc 5: Những công ty tốt nhất là những người cộng tác tốt nhất. Trong thế giới phẳng, công việc kinh doanh ngày càng được thực hiện nhiều hơn thông qua cộng tác trong công ty và giữa các công ty, vì một lý do vô cùng đơn giản: những giá trị mới được tạo ra về công nghệ, marketing, y sinh hay chế tạo đang trở nên phức tạp đến mức không một hãng hay chi nhánh đơn lẻ nào có khả năng tự mình triển khai.
Quy tắc 6: Khi thế giới trở nên phẳng, và bạn cảm thấy mình chịu áp lực thay đổi, hãy tự trao dồi kỹ năng cho chính mình chứ đừng cố tìm cách xây dựng rào cản.
Trước đây vấn đề nằm ở chỗ bạn có khả năng gì, khách hàng có thể hỏi: ông có làm được cái này không? Ông có làm được cái kia không? Bây giờ vấn đề chủ yếu nằm ở trực giác sáng tạo và cá tính mà bạn có thể mang lại (cho đơn đặt hàng). Vấn đề nằm ở trí tưởng tượng.
Bạn và thế giới phẳng
Mười hai: Toàn cầu hoá các yếu tố địa phương.
Toàn cầu hóa không hoàn toàn dẫn đến sự thống trị về văn hóa. Ngược lại còn giúp đa dạng hóa các nền văn hóa, đưa các nền văn hóa khác nhau lan toả khắp nơi thông qua công cụ internet. Rất tiếc toàn cầu hóa nó cũng trao quyền cho cả những tổ chức đen tối như chủ nghĩa phát xít và nhóm khủng bố…Con người có thể lập ra cộng đồng tiến bộ, cũng có thể vô tình tạo ra tội ác.
Mười ba: Nếu điều đó không xảy ra, thì đó là vì bạn không làm mà thôi.
Nếu những lập luận/ video/ hình ảnh/ tiếng nói của bạn có tính thuyết phục, cuối cùng thì bạn sẽ tìm được khán giả hoặc khán giả sẽ tìm đến bạn. Tuy nhiên bạn cũng có thể tạo ảnh hưởng mà không cần đến trang mạng. Nếu bạn có khiếu kinh doanh, một tấm hộ chiếu, một ít tiền mặt, và thật nhiều quyết tâm, bạn có thể ra bên ngoài và bắt đầu làm ăn nhỏ ở bất kỳ nơi đâu, và tạo thêm công ăn việc làm tốt hơn cho những người chỉ kiếm được 1 dollar. Bởi vì thế giới phẳng mở rộng thị trường tự do vươn tới những ngóc ngách khác nhau của thế giới này, giờ đây những doanh nhân xã hội có thể sử dụng thị trường này để tạo công ăn việc làm, dịch vụ và lợi nhuận cho tấc cả mọi người. Không phải chỉ cho người giàu mà cả cho người nghèo và tầng lớp trung lưu đầy khát vọng.
Tóm tắt nội dung bức thư của Rob Watson chủ tịch tập đoàn EcoTech International. Người có hơn 20 năm hoạt động trong tổ chức phi lợi nhuận để bảo vệ môi trường, cuối cùng đã chọn đi học tại một trường kinh doanh vì ông cho rằng khi trở thành chủ của một doanh nghiệp kinh doanh xanh sẽ tuyên truyền hiệu quả hơn. Ông muốn trở thành một hình mẫu cho công thức doanh nghiệp kinh doanh có lợi nhuận và không phá hủy môi trường. Và đây chính là hình mẫu lý tưởng nhất, lợi nhuận nhất trong tương lai. Kinh tế học, tài chính, kế toán…là những luật định của con người và có thể thay đổi được. Còn những quy luật tự nhiên là không thay đổi, trong đó có quy luật nhu cầu ăn sạch uống sạch và thở không khí trong lành của con người.
Mười bốn: Điều gì xảy ra nếu tất cả chúng ta đều bị nghe lén
Công nghệ khiến những thứ ở xa cảm thấy rất gần, nhưng nó cũng làm cho những thứ ở gần cảm thấy rất xa. Chính công nghệ đã kết nối chúng ta lại chính là những công nghệ chia rẽ chúng ta. Bạn khó có được một cuộc sống tĩnh để hoạt động trong các lĩnh vực cần sự tập trung vì mọi thứ kết nối xung quanh bạn là động. Nếu rời bỏ kết nối là rời bỏ cuộc chơi, mà trò chơi mỗi ngày một quyến rũ và hấp dẫn bạn hơn. Hãy tượng tượng một ngày không xa, tất cả mọi người ai cũng có blog riêng. Gia đình của bạn, hàng xóm của bạn, đồng nghiệp của bạn…ai cũng có quyền đưa thông tin lên mạng mà không chịu bất kỳ trách nhiệm gì. Họ không những đưa lên mạng về bản thân mà còn xì xào về bạn cho toàn thế giới biết. Có vài quy tắc để đối phó với điều này.
Quy tắc 1: Làm cho da mặt dầy lên.
Quy tắc 2: Đừng mất quá nhiều thời gian vào internet, bạn sẽ nghiện đấy.
Quy tắc 3: Đám đông ầm ĩ nhờ sự cộng hưởng của cộng đồng rồi thì cũng bảo hòa và im lặng.
Quy tắc 4: Hãy nói với con cái bạn về thế giới mà chúng đang sống. Tấc cả dấu chân của chúng trên internet đều được ghi lại ở đâu đó, và với hệ thống tìm kiếm ngày càng thông minh thì những thanh niên nên sáng suốt khi để lại dấu chân của mình.
Mười lăm: Thế giới không phẳng
Không hề có sự đảm bảo nào rằng tất cả những người sử dụng công nghệ mới, hoặc sự hội tụ của ba xung lực sẽ đều đem lại lợi ích cho bản thân, quốc gia hoặc nhân loại. Công nghệ là công nghệ. Sử dụng chúng không khiến bạn trở nên hiện đại, thông minh, đạo đức, khôn ngoan, công bằng hay biết điều hơn. Nó chỉ giúp bạn liên lạc, cạnh tranh, hợp tác xa hơn và nhanh hơn. Trong điều kiện không có chiến tranh ở cấp độ toàn cầu, những công nghệ này sẽ ngày càng rẻ, nhẹ, nhỏ gọn, cá nhân hơn, linh động, số hóa và ảo. Do đó số người sử dụng chúng sẽ ngày càng nhiều, và mục đích cũng đa dạng hơn. Chúng ta chỉ có thể hy vọng rằng sẽ có thêm nhiều người sử dụng chúng để sáng tạo, hợp tác, và cải thiện đời sống chứ không phải ngược lại.
Mười sáu: Lý thuyết Dell về ngăn ngừa xung đột, trước kia (old time) chống lại đúng thời điểm (just in time).
Bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên nếu biết được cách mà một chiếc laptop Dell được sản xuất ra. Mỗi chi tiết của chiếc laptop được sản xuất bởi một nhà máy nào đó trên thế giới trong một tập hợp gồm 30 hãng chủ chốt, khoảng 400 công ty. Cách mà Dell vận hành và đồng bộ một hệ thống phức tạp trong một qui trình tưởng chừng như đơn giản: đặt hàng – chờ vài hôm-nhận hàng. Tác giả gọi qui trình sản xuất này là kỳ quan của thế giới phẳng hay lý thuyết Dell. Lý thuyết này nói rằng tất cả các quốc gia tham gia trong chuỗi cung toàn cầu sẽ theo đuổi công ăn việc làm và tin tưởng vào một cuộc sống tốt đẹp hơn. Từ đó những xung đột trong quá khứ sẽ dần dần được cải thiện hoặc chí ít các chính phủ phải đắn đo suy nghĩ nhiều lần trước khi tham chiến, vì họ không muốn mất đi vị thế và lợi ích mà mình đang có được từ những dây chuyền sản xuất và cung ứng toàn cầu.
Bất lợi trong một thế giới phẳng là bất chấp tất cả những cam kết đẹp đẽ và đủ mọi thứ rào chắn mà bạn có, mọi khách hàng đều có vô số lựa chọn. Vì thế ý thức trách nhiệm mà bạn có không phải chỉ để đáp ứng mong muốn của khách hàng muốn làm ăn yên ổn, mà còn bảo vệ lấy sự sống còn của bạn.
Mười bảy: Trí tưởng tượng
Chưa bao giờ trí tưởng tượng lại quan trọng như lúc này bởi trong thế giới phẳng, rất nhiều nguồn cung cấp và các công cụ cộng tác đang trở thành một thứ hàng hóa phổ biến mà ai cũng có thể mua được. Tất cả các công cụ đó đều có thể được tiếp cận bởi bất cứ ai. Tuy nhiên, còn một thứ khác không bao giờ có thể trở thành hàng hóa, đó là trí tưởng tượng.
Khi kí ức vượt lên trên ước mơ thì có nghĩa là hồi kết thúc đã đến gần. Đặc điểm tiêu biểu của một tổ chức thành đạt thực sự thể hiện ở việc nó sẵn sàng từ bỏ những gì đã làm cho nó thành đạt và bắt đầu cái mới. “Khi người ta cứ kể với tôi rằng trong quá khứ công ty đã làm ăn tốt như thế nào, tôi biết công ty đó đang rơi vào khủng hoảng”.
P/S: Sau khi gấp quyển sách lại, tôi biết mình đã đi qua một chặng đường khá dài. Tôi nhớ lại quá khứ, tự hỏi mình trong hiện tại và mường tượng tương lai. Có một điều gì đó thay đổi thế giới quan của tôi, còn bạn thì sao?
Có thể bạn quan tâm: cách làm trình dược viên giỏi
Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
Lời kết: Trên đây là bài viết tóm tắt sách “thế giới phẳng” (thomas l.friedman). Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn