Cùng xem Skincare là gì? Hướng dẫn quy trình skincare cơ bản đến chuyên sâu trên youtube.
Skincare là một thuật ngữ nói về việc chăm sóc da, hiểu đơn giản, đây là chăm sóc da, nhưng ẩn sâu bên trong đó là một quy trình phức tạp đòi hỏi người thực hiện phải cực kỳ thấu hiểu làn da của mình. Skincare có rất nhiều level và nhiều cách khác nhau từ cơ bản đến nâng cao, từ đơn giản đến phức tạp, nhưng cốt lõi vẫn là áp dụng các bước, các sản phẩm phù hợp với làn da của từng cá nhân. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn skincare là gì? Quy trình skincare cơ bản, lợi ích và những lưu ý khi skincare nhé.
Mục lục
- Skincare là gì?
- Quy trình skincare cơ bản
- 1. Làm sạch:
- 2. Dưỡng chuyên sâu
- 3. Chống nắng
- Lợi ích của skincare
- Những lưu ý khi skincare với từng loại da
- 1. Skincare cho da khô
- 2. Skincare cho da dầu
- 3. Skincare cho da thường
- 4. Skincare cho da hỗn hợp
- Một số quy trình skincare chuyên sâu
- 1. Quy trình skincare buổi sáng:
- 2. Quy trình skincare buổi tối:
Skincare là gì?
Nhắc đến skincare, đến nay vẫn còn khá nhiều người nhầm lẫn nó với make up (trang điểm) nhưng trên thực tế, đây là hai hoạt động không hề giống nhau, thậm chí còn trái ngược nhau. Vậy skincare là gì?
Bạn đang xem: Skin care là gì
Skincare là một thuật ngữ tiếng Anh, nó có nghĩa là “chăm sóc da”, thường chủ yếu là da mặt. Có thể hiểu đơn giản skincare là tên gọi chung cho những tác động của con người tới làn da để làm cho da đẹp từ sâu bên trong bằng các sản phẩm dưỡng da. Skincare thường được tiến hành theo các bước và các quy trình cụ thể nhằm giúp da khoẻ mạnh, không bị mụn, không bị tàn nhang, lỗ chân lông nhỏ, không bị chảy xệ và cuối cùng mới là trắng sáng.
Chính vì vậy, phương châm skincare của mỗi người là không giống nhau. Tuỳ theo mục đích cuối cùng là gì mà mỗi người sẽ chọn cho mình cách thức cũng như các sản phẩm chăm sóc da phù hợp.
Quy trình skincare cơ bản
Thông thường, một quy trình skincare cơ bản sẽ bao gồm 3 bước:
1. Làm sạch:
Làm sạch trong skincare được hiểu là toàn bộ những hoạt động tác động lên da để loại bỏ các loại bụi bẩn, vi khuẩn, cặn mỹ phẩm, da chết… Chúng ta thường nghĩ làm sạch là rửa mặt sạch bằng sữa rửa mặt nhưng trong skincare, mọi chuyện không đơn giản như thế. Bước làm sạch trong skincare có thể bao gồm rất nhiều bước nhỏ khác như tẩy trang, rửa mặt, tẩy da chết, xông mặt, toner…
Tùy theo từng loại da và từng mục đích dưỡng da của mỗi người mà các bước làm sạch da hằng ngày sẽ có sự thay đổi khác nhau. Thứ tự trong quy trình làm sạch như sau:
- Tẩy trang
Tẩy trang giúp loại bỏ các bụi bẩn, dầu thừa và lớp trang điểm. Vì rửa mặt bằng nước không đủ để làm sạch da. Khi da sạch sẽ, các bước dưỡng sau mới phát huy tác dụng được. Hơn nữa, nếu da bẩn sẽ dễ bị bí tắc lỗ chân lông, sinh ra mụn.
Trên thị trường có 3 loại tẩy trang phổ biến là dầu và micellar water, sáp, mức giá cũng trải dài từ bình dân đến cao cấp, về cơ bản khả năng làm sạch thì dầu và sáp tương đương, tẩy sạch sâu; còn micellar thì thích hợp để tẩy những ngày makeup nhẹ hoặc tẩy nền, riêng phần mắt và môi bạn vẫn nên chọn các sản phẩm chuyên biệt vì 2 vùng da này rất nhạy cảm.
Một lưu ý với những bạn da quá nhạy cảm, mụn nên cẩn thận khi chọn sản phẩm, test kĩ để xem có dị ứng với cồn, hương liệu, mineral oil hay loại dầu nào không.
- Sữa rửa mặt
Nhiều sản phẩm tẩy trang chưa loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, hoặc nhũ hóa chưa hoàn toàn vẫn còn nhờn rít; do đó bạn cần dùng thêm sữa rửa mặt để đảm bảo da sạch hoàn toàn.
Nguyên tắc chung khi chọn sữa rửa mặt là pH thấp hơn 7, các chất hoạt động bề mặt, tạo bọt phải thuộc danh sách an toàn, để da không bị khô. Đối với da mụn, bạn nên tìm kiếm các sản phẩm có chứa các thành phần trị mụn như salicylic acid (BHA), alpha hydroxy acid (thường sử dụng là glycolic acid) nếu benzoyl peroxide quá mạnh với bạn. Dịu nhẹ hơn nữa, có thể tìm kiếm thành phần tea tree oil (tinh dầu trà).
Loại sữa rửa mặt tốt nhất cho da nhạy cảm là loại có chứa rất ít hoá chất, ít thành phần, không chứa những thành phần gây kích ứng như sodium lauryl sulfate (chất chuyên dùng để tạo bọt trong mỹ phẩm), alcohol (cồn), thay vào đó là các thành phần dịu nhẹ, có tác dụng làm dịu da như soy (đậu nành), chamomile (cúc), feverfew (cúc thanh nhiệt), aloe vera (lô hội), cucumber (dưa leo), red algea (tảo đỏ) hay thyme.
- Tẩy tế bào chết
Tổn thương từ ánh nắng mặt trời làm cho bề mặt da trở nên dày bất thường. Mụn trứng cá và da dầu khiến vấn đề trở nên còn phức tạp hơn nữa. Tẩy tế bào chết giúp loại bỏ các chất bẩn tích tụ – gây tắc lỗ chân lông, màu da không đồng đều, da xỉn màu, và nếp nhăn sâu.
- Toner
Toner có chứa thành phần phục hồi da và bổ sung độ ẩm cho bề mặt da ngay lập tức sau khi rửa mặt. Chúng cũng giúp giảm tấy đỏ và da khô bong tróc. Toner được chia thành 3 loại:
+ Skin Freshener: Đây là loại toner êm dịu nhất, chúng chứa nước và chất hút ẩm như glycerin và rất ít cồn (từ 0-10%). Skin Freshener – như tên gọi của nó, mang chức năng cung cấp nước, refresh cho da, làm mát da. Bên cạnh đó, trong skin freshener còn sử dụng nước chất tinh chất của các loại hoa như hoa hồng, hoa cúc chamomile, hoa oải hương, trà xanh cùng với chiết xuất nha đam, thảo dược, collagen nước… để tăng cường dưỡng chất cho làn da.
+ Skin tonics: Mạnh hơn một chút cho với Skin Freshener, Skin tonics có lượng cồn khoảng 10-20% trong thành phần. Loại toner này có khả năng làm sạch da, thu nhỏ lỗ chân lông , sát khuẩn nhưng vẫn giữ cho da độ ẩm cần thiết.
+ Astringent: Đây là loại toner mạnh nhất chứa 20-60% cồn. Chính vì lý do này, astringent vấp phải sự phản đối của rất nhiều chuyên gia chăm sóc da vì quá khô, có khả năng gây kích ứng. Tuy nhiên, toner cũng mang lại những công dụng nhất định là sát khuẩn, se lỗ chân lông và giảm nhờn cho da.
Xem Thêm : Bộ đề thi học kì 2 lớp 12 năm 2020 – 2021
Ngoài ra, các hãng Nhật, Hàn hay gọi toner là lotion, thường sánh và cấp ẩm nhiều hơn.
2. Dưỡng chuyên sâu
Xem thêm: Cách viết công thức hóa trong Word
Trong skincare cơ bản, bước dưỡng chuyên sâu thường sẽ chỉ bao gồm việc sử dụng serum và kem dưỡng ẩm. Tuy nhiên, với những tình trạng da khác nhau thì các sản phẩm sử dụng trong bước này cũng sẽ có nhiều sự khác biệt.
Đối với những người da thường, không mụn, chỉ có nhu cầu dưỡng ẩm đơn giản thì có thể chỉ cần dùng kem dưỡng ẩm là xong. Nhưng những người da khô đến cực khô, muốn dưỡng ẩm sâu để da không bị xỉn màu thì còn cần dùng cả serum dưỡng ẩm, kem dưỡng ẩm. Nếu ai có quầng thâm mắt thì còn cần dùng thêm cả kem dưỡng mắt…
Nhìn chung, ở bước này, mỗi người cũng sẽ có những skincare riêng tùy theo đặc điểm và vấn đề da của mình. Quy trình dưỡng da bao gồm các bước:
- Điều trị mụn (nếu có)
Nếu da bạn có mụn, thì nên dùng các sản phẩm đặc trị mụn ngay sau toner, chấm thuốc lên các nốt mụn rồi đợi 15-20 phút. Có nhiều hoạt chất trị mụn dành riêng cho các loại mụn khác nhau, các bạn có thể tìm đọc các bài trong chuyên mục trị mụn của Happy Skin để tìm hiểu chi tiết hơn.
- Điều trị thâm, nám (nếu có)
Nếu da bạn có các vấn đề về thâm mụn, tàn nhang hay đốm nâu, nám thì nên sử dụng thêm các sản phẩm đặc trị, giàu thành phần làm sáng, kích thích da tái tạo tế bào mới.
- Serum chống lão hóa
Sử dụng buổi sáng và buổi tối, serum chứa chất chống oxy hóa và các thành phần chống lão hóa khác giúp bảo vệ làn da của bạn khỏi tác hại của môi trường, bao gồm cả ánh nắng mặt trời và ô nhiễm.
- Serum dưỡng ẩm
Nếu da bạn không có quá nhiều vấn đề cần sử dụng các loại serum đặc trị thì chỉ cần 1 loại serum giàu hoạt chất dưỡng ẩm là đủ. Được yêu thích và lành tính nhất phải kể đến các loại serum Hyaluronic acid.
- Kem mắt
Vùng da nhạy cảm và dễ lão hóa nhất luôn cần được chăm sóc kỹ lưỡng. Nếu bạn còn trẻ, một loại kem mắt dưỡng ẩm cơ bản là đủ; còn đã ngấp ngé tuổi lão hóa, từ 25 trở lên nên chọn các sản phẩm giàu chất chống oxy hóa, ngăn ngừa nếp nhăn.
- Dầu dưỡng
Bạn có thể dùng dầu dưỡng trước kem dưỡng, hoặc thay thế luôn kem nếu da đã đủ ẩm. Da dầu nên chọn các loại dầu giàu linoleic, da khô nên chọn dầu nhiều oleic. Riêng da nhạy cảm thì nên test kĩ, để biết da mình hợp loại dầu nào.
- Kem dưỡng
Khi được sử dụng hàng ngày, chất dưỡng ẩm (kem, lotion, gel, hoặc kết cấu lỏng) cải thiện chức năng của da, khóa ẩm cũng như giúp da mịn màng và mềm mại. Bạn có thể sử dụng chúng quanh vùng mắt. Tuy nhiên, nếu bạn thích dùng kem dưỡng mắt, bạn có thể sử dụng nó ở bên trên hoặc thay cho kem dưỡng ẩm quanh mắt.
3. Chống nắng
Nếu như hai bước dưỡng da trên, mỗi người sẽ có skincare riêng cho mình thì ở bước này, chắc chắn những ai đã và đang skincare cũng đều không thể bỏ qua được. Chống nắng là một bước vô cùng quan trọng trong skincare, nó quyết định việc bạn thực hiện các bước dưỡng da trước đó có hiệu quả hay không. Bởi ánh nắng chính là “hung thần” của làn da, nó sẽ tàn phá các tế bào da khiến da bị đen sạm, nhăn nheo và dễ dàng bị các bệnh lý về da, trong đó có ung thư da.
Dưỡng da là lúc mà bạn đang nuôi dưỡng, nâng niu các tế bào da của mình, nhưng sau đó nếu bạn không chống nắng, bảo vệ làn da vừa được chăm sóc cẩn thận đó thì ánh nắng mặt trời sẽ lại một lần nữa làm thương tổn chúng. Và lần này, các tế bào da chắc chắn sẽ bị tổn thương nặng nề hơn và làm tình trạng da của bạn xấu đi hơn rất nhiều so với trước đó.
Lợi ích của skincare
Skincare là quá trình chăm sóc da thường xuyên. Quá trình này giúp tăng lưu lượng máu lưu thông và kích thích các tế bào da mới phát triển. Theo như các kết quả nghiên cứu đã cho thấy, việc chăm sóc da thường xuyên sẽ làm chậm quá trình lão hóa sớm ở da.
Ngoài ra, quá trình này còn giảm thiểu các tình trạng như nám da, tàn nhang, da chảy xệ, mụn, ngăn ngừa sự mất nước trên da làm khô da. Bên cạnh đó, skincare có thể giúp giảm căng thẳng thần kinh, ngăn ngừa stress.
Chăm sóc da là thời gian nghỉ ngơi tốt nhất. Những lúc này, cơ thể sẽ giải phóng một loại hormone hạnh phúc có tên gọi endorphin.
Những lưu ý khi skincare với từng loại da
Tùy theo cơ địa làn da mỗi người mà có cách skincare khác nhau. Dưới đây là một số lưu ý khi skincare đối với từng loại da:
1. Skincare cho da khô
Làn da khô thường có những đặc điểm nổi bật như lỗ chân lông nhỏ, da hơi sần sùi và khô ráp. Thỉnh thoảng, da bị bong tróc, nứt nẻ và bị ngứa ngáy khó chịu – tình trạng da này sẽ ngày càng nghiêm trọng vào những ngày giao mùa hay thời tiết hanh khô. Da khô không những biểu hiện rõ ở vùng da mặt mà còn xuất hiện ở nhiều bộ phận khác như cánh tay, bắp chân, khuỷu tay, gót chân.
Cách chăm sóc da khô: Ngoài các bước skincare đúng cách, cần chú ý những điểm sau để cải thiện tình trạng da của mình:
- Luôn uống nhiều nước và chú ý đến chế độ ăn nhiều rau củ quả tươi nhiều hơn;
- Luôn dưỡng ẩm 2 lần sáng tối và nên sử dụng các dòng serum dưỡng ẩm chuyên dụng;
- Các sản phẩm làm sạch da cần đảm bảo có thành phần dịu nhẹ, làm sạch nhưng không làm mất độ ẩm tự nhiên trên da;
- Nên sử dụng xịt khoáng hằng ngày để bổ sung độ ẩm cho da;
- Các mặt nạ phù hợp: mặt nạ giấy, mặt nạ từ quả bơ, sữa tươi, mật ong, dầu oliu, vitamin E,…
2. Skincare cho da dầu
Da dầu là làn da luôn trong tình trạng bóng nhờn, da nặng nề và dễ bị nổi mụn. Loại da này thường có lỗ chân lông to, mụn đầu đen nhiều và dễ bị xỉn màu khi tiếp xúc nhiều với ánh nắng. Tuy vậy, da dầu nhờn lại có ưu điểm là quá trình lão hóa chậm và khó xuất hiện nếp nhăn hơn so với những loại da khác.
Có thể bạn quan tâm: Bài thu hoạch Nghị quyết Trung Ương 7 khóa XII của Đảng viên 14 mẫu bài thu hoạch học tập và quán triệt theo Nghị quyết TW7 khóa 12 của Đảng
Xem Thêm : 25 chủ điểm ngữ pháp IELTS quan trọng nhất trong bài thi IELTS
Cách chăm sóc da dầu: Để chăm sóc da và điều tiết lượng dầu thừa một cách hiệu quả, cần lưu ý những điểm sau:
- Rửa mặt với sữa rửa mặt 2 lần/ngày + rửa mặt với nước sạch khoảng 2-3 lần vào giữa ngày khi có dấu hiệu da bóng dầu;
- Có thể sử dụng giấy thấm dầu 3-4 lần để loại bỏ lượng dầu thừa;
- Nên thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh, tránh những món ăn cay nóng, dầu mỡ;
- Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da phù hợp, không chứa quá nhiều cồn, hương liệu,…
- Thường xuyên sử dụng khẩu trang khi ra ngoài và vệ sinh chăn ga gối đệm thường xuyên để ngăn ngừa nguy cơ gây mụn.
3. Skincare cho da thường
Da thường là loại da mơ ước của hầu hết chị em phụ nữ cho đến cánh mày râu. Không những luôn có tỉ lệ độ ẩm và dầu nhờn hoàn hảo, da thường còn khá khỏe mạnh và có khả năng hồi phục – tái tạo cao. Do đó, làn da này rất mịn màng, ít khuyết điểm và khó xuất hiện các tình trạng da như mụn, nám, xỉn màu,…
Cách chăm sóc da thường:
- Luôn đảm bảo 3 bước skincare cơ bản: làm sạch – dưỡng ẩm – chống nắng;
- Thường xuyên tẩy tế bào chết và đắp mặt nạ 2 lần/tuần để bổ sung các dưỡng chất cho da;
- Cung cấp đủ nước cho cơ thể;
- Tăng cường thực phẩm giàu vitamin từ các loại rau, củ, quả tươi;
- Có chế độ sinh hoạt lành mạnh, tránh thức khuya quá thường xuyên.
4. Skincare cho da hỗn hợp
Da hỗn hợp gây ra rất nhiều sự khó chịu bởi chúng hội tụ cả hai thái cực: bóng nhờn ở các bộ phận chữ T (trán – mũi – cằm) và khô ráp tại hai bên gò má. Tình trạng da này rất khó để chăm sóc cũng như lựa chọn các dòng dưỡng da phù hợp.
Cách chăm sóc da hỗn hợp: Với làn da này, nên chọn phương án kết hợp dưỡng ẩm từ bên trong và kiềm dầu nhẹ nhàng từ bên ngoài:
- Thiết lập chế độ ăn lành mạnh, ưu tiên các loại thực phẩm chứa các loại axit béo như cá hồi, hạt óc chó, hạnh nhân, hạt cây lanh,…
- Luôn cung cấp đủ nước cho cơ thể;
- Thực hiện các bước chăm sóc da cơ bản: làm sạch – dưỡng ẩm – chống nắng;
- Chú ý làm sạch các vùng da chữ T hơn, nhưng cần đảm bảo tác động lực nhẹ nhàng và sử dụng sản phẩm dịu nhẹ, không làm mất đi độ ẩm tự nhiên trên da;
- Thường xuyên tập thể dục để tăng cường lưu thông tuần hoàn máu, cân bằng độ ẩm và dầu nhờn trên da hiệu quả.
Một số quy trình skincare chuyên sâu
1. Quy trình skincare buổi sáng:
- Bước 1: Làm sạch da
Làm sạch da buổi sáng khá đơn giản, bạn chỉ cần rửa sạch mặt bằng nước hoặc nước muối pha loãng là được. Nếu sở hữu làn da nhờn, bạn nên sử dụng các loại sữa rửa mặt dịu nhẹ để làm sạch bã nhờn sinh ra trong lúc ngủ.
- Bước 2: Cân bằng da
Sau khi rửa mặt, hãy dùng toner để làm sạch sâu và cân bằng độ pH trên da. Đây là bước quan trọng không thể thiếu, giúp các dưỡng chất ở bước sau thẩm thấu vào da hiệu quả
- Bước 3: Dưỡng chất dưỡng da
Sử dụng các sản phẩm đặc trị cho da hoặc serum dưỡng da, tùy theo nhu cầu làn da của mỗi người.
- Bước 4: Dưỡng ẩm da
Để giữ serum không bị bay hơi và cung cấp đủ ẩm mịn cho da, việc dưỡng ẩm da là không thể thiếu. Bạn có thể dùng các loại sữa dưỡng hoặc kem dưỡng ẩm, tùy thuộc vào tính chất làn da.
- Bước 5: Kem chống nắng
Kem chống nắng là không thể thiếu trong quy trình chăm sóc da buổi sáng, giúp bảo vệ da khỏi tác hại của tia cực tím. Không có lớp chống nắng thì việc skincare cũng trở nên vô ích, vì vậy hãy nhớ bôi kem chống nắng mỗi ngày. Sau bước kem chống nắng là đã xong quy trình skincare buổi sáng. Có thể thực hiện makeup và ra đường đi làm, đi học,….
2. Quy trình skincare buổi tối:
- Bước 1: Tẩy trang và làm sạch da
Tẩy trang là bước bắt buộc trong quy trình dưỡng da ban đêm, dù bạn có trang điểm hay không. Tẩy trang không chỉ lấy đi lớp makeup khi trang điểm, mà còn giúp lấy đi bụi bẩn trên da sau một ngày dài. Việc tẩy trang và rửa mặt bằng sữa rửa mặt được gọi là Double Cleansing, giúp làm sạch sâu da hiệu quả.
- Bước 2: Tẩy tế bào chết (2 lần/tuần)
Sau bước Double Cleansing là tẩy tế bào chết, bước này không phải thực hiện mỗi ngày mà chỉ thực hiện khoảng 2 lần/tuần. Tẩy tế bào chết giúp cho da sạch hơn, dễ dàng thẩm thấu các dưỡng chất vào da.
- Bước 3: Sử dụng toner
Sau khi rửa mặt, độ pH trên da sẽ bị thay đổi nên cần cân bằng lại. Toner giúp độ pH trên da trở lại trạng thái ban đầu nhanh chóng, chống lại sự tấn công của vi khuẩn. Đồng thời, toner cũng giúp cho các sản phẩm dưỡng da ở những bước tiếp theo thẩm thấu vào da hiệu quả hơn.
- Bước 4: Đắp mặt nạ (2 lần/tuần)
Đắp mặt nạ là bước cung cấp dưỡng chất cho da, tuy nhiên chỉ nên dùng mặt nạ khoảng 2 lần/ tuần. Các bạn có thể chọn các loại mặt nạ bán trên thị trường hoặc sử dụng mặt nạ tự nhiên. Tùy vào làn da và sở thích của mỗi người mà có sự lựa chọn phù hợp nhất.
- Bước 5: Sản phẩm đặc trị
Sử dụng sản phẩm đặc trị các vấn đề về da như mụn, thâm, sẹo,…., giúp cải thiện làn da.
- Bước 6: Serum dưỡng da
Tiếp theo bước sử dụng sản phẩm đặc trị là sử dụng serum. Trong serum chứa rất nhiều dưỡng chất, thẩm thấu sâu vào bên trong da giúp nuôi dưỡng làn da hiệu quả. Nếu sử dụng nhiều serum cùng lúc, bạn nên tuân thủ theo quy tắc lỏng trước và đặc sau. Đồng thời nên giãn cách thời gian khoảng 5 – 7 phút cho mỗi loại serum.
- Bước 7: Emulsion
Emulsion giúp cấp nước và dưỡng ẩm cho da hiệu quả, đây là chìa khóa để da căng mịn mỗi ngày.
- Bước 8: Kem dưỡng mắt
Mắt là nơi dễ biểu hiện sự lão hóa nhất,chính vì vậy dưỡng mắt là điều vô cùng cần thiết. Sử dụng kem dưỡng mắt mỗi ngày giúp hạn chế vết chân chim, cuồng thâm,…để đôi mắt luôn tươi trẻ, sáng ngời.
- Bước 9: Khóa ẩm
Bước khóa ẩm giúp tăng hiệu quả của quá trình dưỡng da ban đêm, khóa chặt các dưỡng chất đã sử dụng trước đó, tránh bị bay hơi.
- Bước 10: Mặt nạ ngủ
Mặt nạ ngủ giúp da mặt được cung cấp độ ẩm và dưỡng chất, đồng thời thư giãn da trong thời gian ngủ. Mặt nạ ngủ không cần sử dụng nhiều, chỉ cần sử dụng khoảng 2 lần/ tuần là hợp lý nhất.
Có thể bạn quan tâm: Tyrosine kinase, chức năng sinh học và vai trò trong bệnh ung thư
Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Tin tức
Lời kết: Trên đây là bài viết Skincare là gì? Hướng dẫn quy trình skincare cơ bản đến chuyên sâu. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn