Polime là gì? Ứng dụng của Polime (chất dẻo, tơ và cao su) – Hóa 9 bài 54

Cùng xem Polime là gì? Ứng dụng của Polime (chất dẻo, tơ và cao su) – Hóa 9 bài 54 trên youtube.

Polime là nguồn nguyên liệu không thể thiếu được trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế. Polime được ứng dụng trong đời sống và trong kỹ thuật dưới dạng khác nhau, phổ biến là chất dẻo, tơ và cao su.

Vậy polime là gì? Cấu tạo, tính chất của polime ra sao? có ứng dụng gì trong thực tế đời sống? và đặc tính của chất dẻo, cao su và tơ sợ là gì? chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Bạn đang xem: Polime là gì? Ứng dụng của Polime (chất dẻo, tơ và cao su) – Hóa 9 bài 54

I. Khái niệm về polime

1. Polime là gì?

• Polime là những chất có phân tử khối rất lớn do nhiều mắt xích liên kết với nhau tạo nên.

• Dựa vào nguồn gốc, polime được chia thành hai loại chính:

 – Polime thiện nhiên (có sẵn trong tự nhiên) như: tinh bột, xenlulozơ, tơ tằm, cao su thiên nhiên,…

 – Polime tổng hợp (do con người tổng hợp) như: cao su buna, poli (vinyl clorua),…

2. Polime có cấu tạo và tính chất như thế nào?

• Cấu tạo của polime:

– Phân tử polime cấu tạo bởi nhiều mắt xích liên kết với nhau.

* Ví dụ:  Polietylen (-CH2-CH2-)n; Tinh bột, Xenlulozơ (-C6H10O5-)n

• Tính chất của polime:

– Các polime thường là chất rắn không bay hơi, không tan trong nước và dung môi thông thường.

II. Ứng dụng của polime

– Polime được ứng dụng trong đời sống và kỹ thuật dưới các dạng khác nhau, phổ biến là chất dẻo, tơ, cao su.

1. Chất dẻo là gì?

– Chất dẻo là một loại vật liệu chế tạo từ polime và có tính dẻo.

+ Thành phần: polime và một số chất khác (chất hóa dẻo làm tăng tính dẻo để dễ gia công tạo hình; chất độn để tăng độ bền cơ học, độ bền nhiệt, tính chịu nước, chịu axit, ăn mòn,…; chất phụ gia để tạo màu, mùi)

+ Tính chất: nhẹ bền, cách điện, cách nhiệt,…

+ Ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống sản xuất.

2. Tơ là gì?

– Tơ là những polime thiên nhiên hay tổng hợp có cấu tạo mạch thẳng và có thể kéo dài thành sợi.

tơ là gì

– Phân loại:

 + Tơ thiên nhiên: có sẵn trong tự nhiên (tơ tằm, sợi bông,…)

 + Tơ hóa học: tơ nhân tạo (chế biến từ các polime thiên nhiên) ; tơ tổng hợp (chế tạo từ các chất đơn giản)

Xem Thêm : Tính chất hóa học của Bazơ, Bazo mạnh và bazo yếu – hóa 9 bài 7

– Tơ hóa học có nhiều ưu điểm hơn tơ thiên nhiên

3. Cao su là gì?

– Cao su là polime có tính đàn hồi.

– Phân loại:

 + Cao su thiên nhiên

 + Cao su tổng hợp

– Tính chất: tính đàn hồi, không thấm nước, không thấm khí,…

– Ứng dụng: sản xuất các loại lốp xe, vỏ bọc dây điện, áo mưa,…

III. Bài  tập về Polime

* Bài 1 trang 165 SGK Hóa 9: Chọn câu đúng nhất trong các câu sau:

a) Polime là những chất có phân tử khối lớn.

b) Polime là những chất có phân tử khối nhỏ.

c) Polime là những chất có phân tử khối rất lớn do nhiều loại nguyên tử liên kết với nhau tạo nên.

d) Polime là những chất có phân tử khối rất lớn do nhiều mắt xích liên kết với nhau tạo nên.

* Lời giải:

– Chọn đáp án: d) Polime là những chất có phân tử khối rất lớn do nhiều mắt xích liên kết với nhau tạo nên.

* Bài 2 trang 165 SGK Hóa 9: Hãy chọn những từ và cụm từ thích hợp rồi điền vào các chỗ trống:

a) Polime thường là chất … không bay hơi.

b) Hầu hết các polime đều … trong nước và các dung môi thông thường.

c) Các polime có sẵn trong thiên nhiên gọi là polime … còn các polime do con người tổng hợp ra từ các chất đơn giản gọi là polime …

d) Polietilen và poli(vinyl clorua) là loại polime … còn tình bột và xenlulozơ là loại polime …

* Lời giải:

a) Polime thường là chất rắn không bay hơi.

b) Hầu hết các polime đều không tan trong nước và các dung môi thông thường.

c) Các polime có sẵn trong thiên nhiên gọi là polime thiên nhiên còn các polime do con người tổng hợp ra từ các chất đơn giản gọi là polime tổng hợp.

d) Polietilen và poli(vinyl clorua) là loại polime tổng hợp còn tinh bột và xenlulozơ là loại polime thiên nhiên.

* Bài 3 trang 165 SGK Hóa 9: Trong các phân tử polime sau: polietilen, xenlulozơ, tinh bột (aminopectin), ppli(vinyl clorua), những phân tử polime nào có cấu tạo mạch giống nhau? Hãy chỉ rõ loại mạch của các phân tửu polime đó.

* Lời giải:

– Phân tử polime có cấu tạo mạch thằng: polietilen, poli (vinyl clorua), xenlulozơ, phân tử polime có cấu tạo mạch nhánh: tinh bột (aminopectin).

Xem Thêm : Hóa học của phản ứng Maillard

* Bài 4 trang 165 SGK Hóa 9: Poli (vinyl clorua) viết tắt là PVC là polime có nhiều ứng dụng trong thực tiễn như làm ống dẫn nước, đồ giả da,… PVC có cấy tạo mạch như sau:

poli vinyl clorua PVC

a) Hãy viết công thức chung, công thức một mắt xích của PVC?

b) Mạch phân tử PVC có cấu tạo như thế nào ?

c) Làm thế nào để phân biệt được da giả làm bằng PVC và da thật ?

* Lời giải:

a) Công thức PVC

– Công thức chung của PVC là: 

– Công thức một mắt xích của PVC là: 

b) Mạch PVC có cấu tạo như sau:

poli vinyl clorua

c) Để phân biệt da giả hay da thật, ta chỉ cần thực hiện đốt cháy mẫu da đó

– Nếu là da thật thì có mùi khét do cấu tạo từ protein.

– Nếu là da làm từ PVC thì không có mùi khét.

* Bài 5trang 165 SGK Hóa 9: Khi đốt cháy một loại polime chỉ thu được khí CO2 và hơi nước với tỉ lệ số mol CO2 : số mol H2O = 1 : 1.

Hỏi polime trên thuộc loại nào trong số các polime sau: polietilen, poli(vinyl clorua), tinh bột, protein? Tại sao?

* Lời giải:

Khi đốt cháy một loại polime cho số mol CO2 bằng số mol H2O thì polime đó là polietilen.

Poli(vinyl colrua), protein khi đốt cháy sẽ có sản phẩm khác ngoài CO2, H2O. Tinh bột đốt cháy cho tỉ lệ số mol CO2 : số mol H2O khác nhau

Như vậy, với bài viết về polime, ứng dụng của polime các em cần nhớ được một số nội dung chính sau:

+ Polime là những chất có phân tử khối rất lớn do nhiều mắt xích liên kết với nhau tạo nên. Polime gồm hai loại: polime thiên nhiên và polime tổng hợp.

+ Polime thường là chất rắn, không bay hơi, hầu hết không tan trong nước và các dung môi thông thường, bền vững trong tự nhiên.

+ Chất dẻo, cao su và tơ là nguồn nguyên liệu quan trọng trong đời sống và sản xuất.

» Mục lục bài viết SGK Hóa 9 Lý thuyết và Bài tập

» Mục lục bài viết SGK Vật lý 9 Lý thuyết và Bài tập

Đăng bởi: DONGNAIART

Chuyên mục: Giáo Dục

Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Tin tức

Lời kết: Trên đây là bài viết Polime là gì? Ứng dụng của Polime (chất dẻo, tơ và cao su) – Hóa 9 bài 54. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn

Related Posts

Xổ Số W88: Mô Hình Cược Mới Mẻ và Lợi Nhuận Khủng

Xổ Số W88: Mô Hình Cược Mới Mẻ và Lợi Nhuận Khủng

Xổ số W88 đã khiến cả cộng đồng game thủ và những người đam mê cá cược chao đảo với mô hình cược cực kỳ đa dạng và…

Xổ số Thừa Thiên Huế: Lựa chọn hàng đầu của lô thủ!

Xổ số Thừa Thiên Huế: Lựa chọn hàng đầu của lô thủ!

Có thể bạn quan tâm Giải sách bài tập Toán 9 Tập 1 trang 102, 103, 104, 105 (Đầy đủ) Hình ảnh chào tháng 12 làm STT…

Điều khác biệt của chương trình đào tạo quốc tế cấp trung học sở 

Điều khác biệt của chương trình đào tạo quốc tế cấp trung học sở 

Chương trình đào tạo quốc tế chắc hẳn không còn là điều gì đó quá xa lạ với mọi người. Song vẫn còn rất nhiều bậc phụ…

Kèo châu Á là gì? Kinh nghiệm cá cược kèo châu Á bất bại 2024

Kèo châu Á là gì? Kinh nghiệm cá cược kèo châu Á bất bại 2024

Kèo châu Á là gì? Kèo châu Á là một loại kèo cá cược phổ biến trong bóng đá và nhiều môn thể thao khác tại thabet. Đây…

Lý do bạn nên tải app Sin88 về điện thoại tham gia cá cược

Lý do bạn nên tải app Sin88 về điện thoại tham gia cá cược

Bạn muốn tìm kiếm một sân chơi cá cược uy tín, chất lượng và mang đến những trải nghiệm tuyệt vời? Sin88 – ứng dụng cá cược…

Bắn cá đổi thưởng là gì? Kinh nghiệm chơi bắn cá đổi thưởng luôn thắng

Bắn cá đổi thưởng là gì? Kinh nghiệm chơi bắn cá đổi thưởng luôn thắng

Bắn cá đổi thưởng là gì? Bắn cá U888 đổi thưởng là một loại hình giải trí trực tuyến phổ biến trong ngành game online. Dưới đây là…