Cùng xem Nhân viên R&D là gì? Chức năng, Phân loại và Mô tả công việc trên youtube.
R&D là viết tắt của cụm từ Research and Development có nghĩa là nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Trong đó, nghiên cứu và phát triển có 2 loại là: từ những thứ có sẵn và mới hoàn toàn. R&D là một trong những bộ phận sử dụng chất xám nhiều nhất trong hoạt động sản xuất.
Nội dung bài viết:
Bạn đang xem: bộ phận r&d
Nhân viên R&D là gì?
R&D – Research and Development là hoạt động nghiên cứu và phát triển trong các doanh nghiệp sản xuất – dịch vụ, có nhiệm vụ nghiên cứu – phát triển sản phẩm mới, công nghệ mới… nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường và chiến lược phát triển của doanh nghiệp.
Nghiên cứu và phát triển bao gồm việc đầu tư, tiến hành và/hoặc mua bán các nghiên cứu, công nghệ mới phục vụ cho quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Công tác nghiên cứu và phát triển cũng nhằm khám phá những tri thức mới về các sản phẩm, quá trình, và dịch vụ, sau đó áp dụng những tri thức đó để tạo ra sản phẩm, quá trình và dịch vụ mới, có tính cải tiến để đáp ứng nhu cầu của khách hàng hoặc của thị trường tốt hơn. Bạn có thể tìm thấy việc làm R&D thực phẩm tại Career Science Vietnam.
Chức năng và nhiệm vụ của R&D
Có thể bạn quan tâm: lịch thi chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát 2019
Xem Thêm : STT Một Mình Vẫn Ổn, 85 Status Hay Khi Ở Một Mình Tâm Trạng Buồn
R&D và cải tiến công nghệ, quy trình công nghệ luôn là mục tiêu và chức năng quan trọng của các công ty tiên tiến, công ty đa quốc gia (TNTCs) tiên phong, lớn trên thế giới.
Nghiên cứu & phát triển có nhiệm vụ:
- Nghiên cứu và phát triển sản phẩm
- Cải tiến nội địa hóa công nghệ sản xuất
- Nghiên cứu và thay thế dần các vật liệu và công nghệ phù hợp nhằm nâng cao hàm lượng công nghệ trên các sản phẩm
- Nghiên cứu nội địa hóa một số vật tư nhằm tăng giá trị gia tăng và chủ động trong sản xuất với chi phí hợp lý để đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng
Phân loại – Mô tả công việc của R&D
Hiện nay, hoạt động “nghiên cứu và phát triển” rất được các doanh nghiệp chú trọng. Do đó mà hầu hết các công ty, tập đoàn lớn đều có bộ phận hoặc phòng R&D. Nhiệm vụ của bộ phận R&D trong doanh nghiệp bao gồm những hoạt động sau:
Product R&D (Nghiên cứu – phát triển sản phẩm)
Mục đích của hoạt động nghiên cứu – phát triển sản phẩm trong doanh nghiệp là nhằm tạo ra những sản phẩm mới về: thiết kế, công dụng, chất liệu, tính năng… hay cải tiến, nâng cao chất lượng những sản phẩm hiện có.
Ví dụ như Mirinda ra mắt sản phẩm nước uống mirinda vị soda kem, coca-cola vị cà phê…
Nhiệm vụ của bộ phận R&D trong các công ty thực phẩm và đồ uống là nghiên cứu đưa ra các sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng…
Technology R&D (Nghiên cứu – phát triển công nghệ)
Xem thêm: Thi tốt nghiệp lái xe B2, B1 và hạng C – Thông tin cần biết từ [A – Z]
Xem Thêm : Múi giờ Mỹ là gì? Những điều bạn cần nắm
Việc nghiên cứu, phát triển công nghệ trong các doanh nghiệp nhằm mục đích tạo ra những công nghệ mới để cải tiến những sản phẩm cũ, ứng dụng vào những sản phẩm mới có chất lượng và giá thành tốt hơn. Chẳng hạn như công nghệ chiết xuất hương liệu trong ngành sản xuất thức uống…
Nhiệm vụ này còn bao gồm cả việc “tình báo công nghệ” – nghiên cứu bí quyết công nghệ của các đối thủ để học theo hoặc dựa vào đó phát triển công nghệ mới cho doanh nghiệp mình.
Packaging R&D (Nghiên cứu – phát triển bao bì)
Trong ngành công nghệ thực phẩm, với những doanh nghiệp chuyên sản xuất những sản phẩm tiêu dùng nhanh như: mỳ ăn liền, sữa, thức uống đóng chai… thì nhiệm vụ nghiên cứu – phát triển bao bì rất được chú trọng. Bộ phận R&D sẽ đảm nhiệm việc sáng tạo nên những chất liệu, kiểu dáng bao bì mới hay đưa ra phương thức đóng gói bao bì tối ưu nhất.
Hoạt động Packaging R&D đóng góp rất lớn vào việc tăng lượng sản phẩm tiêu thụ. Nhiều khi chỉ cần thay đổi chất liệu, kiểu dáng bao bì trong khi vẫn giữ nguyên định lượng sản phẩm bên trong thì sản lượng tiêu thụ đã tăng gấp nhiều lần.
Process R&D (Nghiên cứu – phát triển quy trình)
Nhiệm vụ này được xem là hoạt động nghiên cứu – phát triển “phần mềm” với mục đích cải tiến, phát triển quy trình vận hành (cho máy móc), quy trình sản xuất (cho sản phẩm), quy trình phục vụ (cho ngành dịch vụ)… Việc cải tiến được một quy trình thành công sẽ góp phần đem lại năng suất – hiệu quả cao hơn cho doanh nghiệp. Với những đơn vị cung cấp dịch vụ thì hoạt động Process R&D càng có vai trò quan trọng hơn vì nó quyết định đến sự thành – bại của loại hình dịch vụ đó.
Trên đây là những giải đáp về câu hỏi: nhân viên R&D là gì – và bảng mô tả công việc của một nhân viên phát triển sản phẩm để bạn đọc có thể nắm rõ hơn về công việc này. Ngoài ra bạn đọc cũng có thể tham khảo thêm danh sách bài viết về các công việc của một nhân viên KCS tại đây!
Có thể bạn quan tâm: chứng chỉ hành nghề chỉ huy trưởng hạng 1
Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
Lời kết: Trên đây là bài viết Nhân viên R&D là gì? Chức năng, Phân loại và Mô tả công việc. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn