Cùng xem mẫu đơn xin vay vốn sinh viên trên youtube.
Có thể bạn quan tâm
- Viết lách là gì? Top 10 website viết lách hay dành cho CTV
- Giới thiệu Xôi Lạc TV kênh xem bóng trực tuyến hiện nay
- Mẹo trồng cây cherry đơn giản tại nhà, cho trái cực nhiều
- Những mẫu tranh tô màu con sóc đẹp và dễ thương nhất Update 10/2022
- Top 100 logo và thương hiệu các hãng xe hơi nổi tiếng thế giới
Giấy xác nhận vay vốn sinh viên là mẫu giấy xác nhận dành cho sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp khi muốn tham gia vay vốn, thực hiện đúng thủ tục và trình tự, giúp hỗ trợ tài chính sinh viên và gia đình các bạn giải quyết, giảm nhẹ các khó khăn về tài chính cho sinh viên. Các bạn có thể tải về mẫu giấy xác nhận vay vốn sinh viên và dùng luôn mà không cần chỉnh sửa lại. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.
- Đơn đề nghị hỗ trợ chi phí học tập
- Đơn xin học bổng
- Mẫu giấy cam kết trả nợ
- Mẫu đơn đề nghị miễn, giảm học phí
1. Mẫu giấy xác nhận vay vốn sinh viên
2. Hướng dẫn chung vay vốn sinh viên
Vay vốn tín dụng đào tạo là hình thức cho vay của Ngân hàng chính sách xã hội đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang theo học tại các trường đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
1. Quy định
1.1. Phạm vi áp dụng
Chính sách tín dụng đối với sinh viên được áp dụng để hỗ trợ cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn góp phần trang trải chi phí cho việc học tập, sinh hoạt của sinh viên trong thời gian theo học tại trường bao gồm: tiền học phí; chi phí mua sắm sách vở, phương tiện học tập, chi phí ăn, ở, đi lại.
1.2. Đối tượng được vay vốn
Sinh viên có hoàn cảnh khó khăn theo học tại các trường đại học (hoặc tương đương đại học), cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam:
Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn bao gồm:
– Sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động.
– Sinh viên là thành viên của hộ gia đình thuộc hộ nghèo theo tiêu chuẩn quy định của pháp luật.
– Sinh viên là thành viên của hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình nghèo theo quy định của pháp luật.
– Sinh viên mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, dịch bệnh trong thời gian theo học có xác nhận của UBND xã phường, thị trấn nơi cư trú.
Xem Thêm : Cách viết số mũ trên điện thoại Android – Quang An News
1.3. Phương thức cho vay:
– Việc vay vốn đối với sinh viên được thực hiện theo phương thức thông qua hộ gia đình. Đại diện hộ gia đình là người trực tiếp vay vốn và có trách nhiệm trả nợ Ngân hàng chính sách xã hội.
– Sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động được trực tiếp vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội nơi Nhà trường đóng trụ sở.
1.4. Điều kiện vay vốn
Sinh viên đang sinh sống trong hộ gia đình cư trú hợp pháp tại địa phương nơi cho vay phải có đủ các tiêu chuẩn quy định về đối tượng được vay vốn:
– Đối với sinh viên năm thứ nhất phải có giấy báo trúng tuyển hoặc giấy xác nhận được vào học của Nhà trường.
– Đối với sinh viên từ năm thứ hai trở đi phải có xác nhận của Nhà trường về việc đang theo học tại trường và không bị xử phạt hành chính trở lên về các hành vi: cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, buôn lậu.
1.5. Mức vốn cho vay
Mức cho vay tối đa đối với một học sinh, sinh viên là 1.100.000 đồng/tháng kể từ 01/8/2013.
Ngân hàng chính sách xã hội nơi cho vay căn cứ vào mức thu học phí của từng trường, sinh hoạt phí và nhu cầu của người vay để quyết định mức cho vay cụ thể đối với từng học sinh, sinh viên.
1.6. Lãi suất cho vay
– Theo Quyết định số 872/QĐ-TTg ngày 06/6/2014 lãi xuất cho vay đối với học sinh, sinh viên là 0,6%/tháng được áp dụng cho các khoản vay kể từ khi Quyết định này có hiệu lực thi hành.
– Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay.
1.7. Thời hạn cho vay
Xem Thêm : Resume 2021 and 2022 | Modern CV Templates – Free
Là khoảng thời gian được tính từ ngày sinh viên bắt đầu nhận vốn vay cho đến ngày trả hết nợ (gốc và lãi) được ghi trong hợp đồng tín dụng.
– Thời hạn phát tiền vay là khoảng thời gian tính từ ngày sinh viên được nhận món vay đầu tiên cho đến ngày sinh viên kết thúc khoá học.
Trong thời hạn phát tiền vay, người vay chưa phải trả nợ gốc và lãi tiền vay; lãi tiền vay được tính kể từ ngày người vay nhận món vay đầu tiên đến ngày trả hết nợ gốc.
– Thời hạn trả nợ là khoảng thời gian tính từ ngày sinh viên được vay vốn trả món nợ đầu tiên đến ngày trả hết nợ (gốc và lãi). Thời hạn trả nợ được chia thành các kỳ hạn trả nợ do Ngân hàng chính sách xã hội quy định.
- Đối với học sinh, sinh viên có thời gian đào tạo đến một năm: Thời gian trả nợ tối đa bằng 2 lần thời hạn phát tiền vay.
- Đối với học sinh, sinh viên có thời gian đào tạo trên một năm: Thời gian trả nợ tối đa bằng thời hạn phát tiền vay.
1.8. Trả nợ gốc và lãi tiền vay
– Trong thời hạn phát tiền vay sinh viên được vay vốn chưa phải trả nợ gốc và lãi; lãi tiền vay được tính kể từ ngày sinh viên được vay vốn nhận món vay đầu tiên đến ngày trả hết nợ gốc.
– Sinh viên được vay vốn phải trả nợ gốc và lãi tiền vay lần đầu tiên ngay sau khi sinh viên có việc làm, có thu nhập nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày sinh viên kết thúc khoá học.
2. Quy trình thực hiện
Việc xác nhận cho sinh viên về làm thủ tục vay vốn ở các địa phương được tiến hành như sau:
- Sinh viên có hoàn cảnh khó khăn làm đơn theo Mẫu giấy xác nhận dành cho sinh viên vay vốn.
- Sinh viên sẽ nộp tại Văn phòng Khoa, Văn phòng Khoa sau khi xét duyệt rồi sẽ CTCT&SV.
- Phòng CTCT&SV sẽ kiểm tra, ký xác nhận cuối cùng và trả lại đơn về Văn phòng Khoa.
- Sinh viên nhận lại giấy theo lịch hẹn sau đó sinh viên hoặc gia đình sinh viên sẽ tiến hành thủ tục vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội của địa phương nơi mình cư trú.
Lưu ý: Sinh viên không thuộc 4 đối tượng trên, Nhà trường không cấp giấy xác nhận để làm thủ tục vay vốn tín dụng tại địa phương.
3. Thủ tục vay vốn sinh viên
Người vay vốn tại NHCSXH: Chủ hộ là người đại diện cho hộ gia đình trực tiếp vay vốn và có trách nhiệm trả nợ NHCSXH, là cha hoặc mẹ hoặc người đại diện cho gia đình nhưng đã thành niên (đủ 18 tuổi) được Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp xã sở tại xác nhận.
Theo Hướng dẫn số 2162A/NHCS-TD của Ngân hàng Chính sách xã hội:
Hồ sơ cho vay:
- Giấy đề nghị vay vốn kiêm Khế ước nhận nợ (mẫu số 01/TD) kèm Giấy xác nhận của nhà trường (bản chính) hoặc Giấy báo nhập học (bản chính hoặc bản photo có công chứng).
- Danh sách hộ gia đình có HSSV đề nghị vay vốn NHCSXH (mẫu số 03/TD).
- Biên bản họp Tổ TK&VV (mẫu số10/TD).
- Thông báo kết quả phê duyệt cho vay (mẫu số 04/TD)
Để được tham gia gói vay bạn cần tiến hành thủ tục vay vốn sinh viên theo trình tự quy định. Quy trình này bao gồm các bước như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ vay vốn bao gồm các loại chứng từ như: Sổ hộ khẩu gia đình, giấy chứng minh nhân thân, giấy báo nhập học/giấy xác nhận của trường.
- Bước 2: Sinh viên vay vốn ngân hàng điền đầy đủ thông tin cá nhân vào giấy đề nghị vay vốn theo mẫu.
- Bước 3: Khách hàng chờ đợi trong vài ngày để ngân hàng thẩm định hồ sơ và kiểm tra thông tin được cung cấp. Đây là cơ sở quan trọng để đơn vị phê duyệt khoản vay cho người có yêu cầu.
- Bước 4: Ngân hàng tập hợp các loại chứng từ trong hồ sơ sinh viên vay vốn ngân hàng để trình lên UBND. Cơ quan này sẽ kiểm tra và xác nhận lại nhu cầu vay vốn của người đứng đơn.
- Bước 5: Ngân hàng tiếp nhận hồ sơ mang giấy xác nhận của UBND trình cho Ngân hàng chính sách xã hội để xem xét việc cấp vốn.
Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.
Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
Lời kết: Trên đây là bài viết mẫu đơn xin vay vốn sinh viên. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn