Cùng xem Mẫu đơn xin rút khỏi ban chấp hành công đoàn 2022 trên youtube.
Mục lục bài viết
Sau khi người lao động tham gia vào tổ chức công đoàn có thể vì những lý do khác nhau mà muốn xin rút khỏi công đoàn. Khi muốn được tham gia vào tổ chức công đoàn thì người lao động sẽ phải viết đơn do đó nếu muốn rút khỏi ban chấp hành công đoàn thì cũng cần phải có đơn theo quy định. Nội dung bài viết dưới đây sẽ đưa ra mẫu đơn xin rút khỏi ban chấp hành công đoàn.
Đơn rút khỏi ban chấp hành công đoàn là gì?
Đơn xin rút khỏi ban chấp hành công đoàn là đơn do người lao động viết để gửi đến ban chấp hành công đoàn trình bày lý do xin rút khỏi ban chấp hành công đoàn.
Theo quy định hiện nay việc người lao động tham gia vào tổ chức công đoàn là hoàn toàn tự nguyện, dựa trên ý chí của người lao động. Không hề có một quy định nào của pháp luật quy định rằng người lao động bắt buộc phải tham gia vào tổ chức Công đoàn.
Công đoàn có ý nghĩa và vai trò rất quan trọng đối với người lao động do đó được hầu hết những người lao động tham gia. Nhưng trên thực tế có thể vì những lý do khác nhau người lao động không muốn tham gia vào tổ chức công đoàn thì có thể viết đơn xin rút khỏi công đoàn. Do đó mẫu đơn xin rút khỏi ban chấp hành công đoàn hiện nay được nhiều người lao động tìm kiếm.
Hiện nay chưa có một văn bản nào hướng dẫn chi tiết về thủ tục xin rút khỏi ban chấp hành công đoàn, tuy nhiên trong điều lệ của công đoàn có quy định khi đoàn viên xin thôi tham gia vào tổ chức công đoàn thì Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở, cấp trên trực tiếp cơ sở hoặc Công đoàn cấp trên sẽ xóa tên và thu lại thẻ đoàn viên của người đó.
Để đơn xin rút khỏi ban chấp hành công đoàn được giải quyết nhanh chóng thì ngoài đơn xin rút khỏi ban chấp hành công đoàn thì người lao động có thể gửi kèm thêm những căn cứ có tính thuyết phục như quyết định bộ nhiệm, quyết định phân công công tác, quyết định kỷ luật, bệnh án, xác nhận tình trạng của địa phương,…
Sau khi nhận được đơn của người lao động cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đơn có thể trả lời đồng ý hoặc không đồng ý đối với đơn xin rút khỏi ban chấp hành công đoàn.
Trong trường hợp người gửi đơn xin rút khỏi ban chấp hành công đoàn không đồng tình với quyết định này thì hoàn toàn có quyền khiếu nại lên cơ quản quản lý cấp cao hơn để được giải quyết, tuy nhiên cũng cần phải đưa ra được lý do chính đáng đối với yêu cầu của mình.
Lý do xin rút khỏi ban chấp hành công đoàn thường gặp là gì?
Nếu người lao động xin thôi tham gia công đoàn thì sẽ không còn được hưởng các quyền lợi mà công đoàn đem lại do vậy trước khi viết mẫu đơn xin rút khỏi ban chấp hành công đoàn thì người lao động cần phải suy nghĩ và cân nhắc thật cẩn thận.
Bởi lẽ tổ chức công đoàn có ý nghĩa rất lớn đối với người lao động, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong quá trình tham gia lao động, làm việc tại các cơ quan đơn vị. Trong trường hợp quyền và lợi ích của người lao động bị xâm phạm thì khi được yêu cầu không đoàn sẽ đứng ra bảo vệ người lao động.
Ngoài ra khi tham gia vào tổ chức công đoàn thì người lao động sẽ được hướng dẫn và trợ giúp miễn phí về pháp luật lao động; được thảo luận và biểu quyết về những công việc của công đoàn; công đoàn sẽ đề xuất kiến nghị với bên sử dụng lao động về chế độ chính sách, pháp luật đối với người lao động để người lao động được hưởng các quyền theo đúng quy định của pháp luật.
Người lao động cũng sẽ được thông tin về các quy định của công đoàn và đường lối chính sách pháp luật của nhà nước.
Từ đó có thể thấy được rằng tổ chức công đoàn mang lại rất nhiều lợi ích cho người lao động nhưng thực tế vì những lý do khác nhau nên người lao động sẽ viết đơn xin rút khỏi tổ chức công đoàn sau khi đã gia nhập vào tổ chức đó ví dụ như: vì lý do cá nhân nên không muốn tham gia vào tổ chức công đoàn, tham gia do bị ép buộc, chuyển công tác, do nghỉ việc,…hoặc vì những lý dó khác.
Dù vì bất kỳ lý do gì người lao động muốn xin rút khỏi quan chấp hành công đoàn thì vẫn cần phải có mẫu đơn xin rút khỏi ban chấp hành công đoàn để gửi đến công đoàn nơi mình đang tham gia.
Khi trình bày lý do về việc xin rút khỏi ban chấp hành công đoàn thì người lao động nên trình bày chi tiết rõ ràng và ngắn gọn, cần tránh việc trình bày lý do dài dòng, lan man về lý do viết đơn.
Việc trình bày lý do dài dòng sẽ không gây được thiện cảm với người được tiếp nhận đơn. Bởi vì trên thực thế có rất nhiều người lao động khi trình bày lý do xin rút khỏi ban chấp hành công đoàn thường trình bày tỉ mỉ, chi tiết, dài dòng và lan man không rõ lý do dẫn tới việc tiếp nhận được và giải quyết đơn có thể sẽ kéo dài.
Sau khi viết đơn và nêu được lý do xin rút khỏi ban chấp hành công đoàn thì người lao động sẽ gửi đơn này kèm theo các giấy tờ và tài liệu liên quan đến công đoàn cơ sở nơi mà mình đang tham gia để được giải quyết.
Nội dung đơn xin rút khỏi ban chấp hành công đoàn
Mẫu đơn xin rút khỏi ban chấp hành công đoàn là một giấy tờ không thể thiếu khi người lao động muốn xin rút khỏi ban chấp hành công đoàn.
Tương tự như khi viết các mẫu đơn khác, khi viết mẫu đơn xin rút khỏi ban chấp hành công đoàn cần có đầy đủ những nội dung thông tin như sau:
Xem Thêm : Sơn Mâm Xe Exciter 150 Màu Chuyển Titan Cực Đẹp
– Phần quốc hiệu tiêu ngữ là bắt buộc phải có và không thể thiếu trong mọi loại đơn; địa điểm và ngày tháng năm viết đơn được trình bày ở dưới quốc hiệu tiêu ngữ, trình bày ở góc phải của đơn.
– Tên của đơn được trình bày bằng chữ in hoa có dấu và căn giữa của đơn, cụ thể là ĐƠN XIN RÚT KHỎI BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN
– Tiếp theo là phần kính gửi: ở đây là kính gửi ban chấp hành công đoàn cơ sở nơi mà người viết đơn đang tham gia, có thể là tham gia công đoàn ở trường học, tham gia công đoàn ở công ty, doanh nghiệp,…
– Căn cứ để viết đơn: căn cứ ở đây là căn cứ vào luật công đoàn, căn cứ….
– Ghi đầy đủ thông tin của người viết đơn xin rút khỏi ban chấp hành công đoàn gồm có họ và tên, ngày sinh, số chứng minh nhân dân hoặc là thẻ căn cước công dân ngày cấp và nơi cấp;
– Thông tin về địa chỉ thường trú, chỗ ở hiện nay: cần ghi đầy đủ số nhà, ngõ, xã phường, quận, huyện, tỉnh, thành phố; số điện thoại để liên hệ.
– Hiện tại đang làm việc công tác: ghi cụ thể tên công ty, đơn vị, doanh nghiệp và người viết đơn đang làm việc, công tác; ghi ngày tháng năm gia nhập công đoàn;
– Trình bày lý do viết đơn xin rút khỏi ban chấp hành công đoàn: Phần này người viết đơn cần trình bày ngắn gọn về lý do xin viết đơn xin rút khỏi công đoàn, tránh việc trình bày lý do quá dài dòng, tràn lan không rõ về lý do xin rút khỏi ban chấp hành công đoàn.
Đây là nội dung quan trọng nhất trong đơn nên khi viết thì người lao động cần phải lưu ý để đơn có thể được ban chấp hành công đoàn giải quyết một cách nhanh chóng nhất.
Ví dụ vì lý do cá nhân nên tôi không thể tiếp tục tham gia vào tổ chức công đoàn, mong ban chấp hành công đoàn xem xét cho tôi được xin rút khỏi ban chấp hành công đoàn;…
– Sau khi đã trình bày lý do thì người viết đơn sẽ cam đoan về những thông tin đã viết trong đơn sau đó ký vào đơn đó.
Khi đã hoàn thành mẫu đơn xin rút khỏi ban chấp hành công đoàn thì người lao động sẽ gửi đơn đến ban chấp hành công đoàn nơi mình đang tham gia để được xem xét và giải quyết.
Mẫu đơn xin rút khỏi ban chấp hành công đoàn
Khi viết mẫu đơn xin rút khỏi ban chấp hành công đoàn thì người lao động cần phải lưu ý một số vấn đề như sau:
– Đơn phải được trình bày rõ ràng đáp ứng theo đúng yêu cầu của thể thức văn bản theo quy định;
– Đơn phải có đầy đủ các thông tin về tên đơn ngày tháng năm viết đơn và phần kính gửi theo quy định;
– Vấn đề quan trọng nhất khi viết đơn chính là lý do viết đơn xin rút khỏi ban chấp hành công đoàn; người lao động muốn đơn được tiếp nhận và giải quyết nhanh chóng thì cần trình bày rõ ràng chi tiết về lý do mà mình viết đơn xin rút khỏi ban chấp hành công đoàn, trình bày trung thực hạn chế tối đa việc trình bày quá dài dòng và không đúng trọng tâm vấn đề cần nêu.
– Ngoài ra khi trình bày đơn cần phải viết đúng chính tả, tránh việc tẩy xóa và cần có chữ ký của người viết đơn theo đúng quy định.
Theo đó khi viết đơn xin rút khỏi ban chấp hành công đoàn thì người lao động sẽ cần phải lưu ý để đáp ứng được đầy đủ đủ những quy định như trên.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
……..ngày….tháng….năm….
Xem Thêm : Giá trị con người là gì? 10 điều tạo nên giá trị con người
ĐƠN XIN RÚT KHỎI BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN
Kính gửi: Ban chấp hành công đoàn….
– Căn cứ Luật công đoàn năm….;
– Căn cứ ……..;
Tên tôi là: NGUYỄN VĂN A ,Sinh ngày 17 tháng 10 năm 1990
CMND/thẻ CCCD số: 012543 Ngày cấp 20/8/ 2015 Nơi cấp: Công an Hà Nội
Địa chỉ thường trú: số nhà….Quận Hoàng Mai, Hà Nội.
Chỗ ở hiện nay: số nhà…Quận Hoàng Mai, Hà Nội.
Điện thoại liên hệ: ……………………………………………….…………………
Tôi xin trình bày với Công đoàn một việc như sau:
Tôi là……………………………………………………………………………..…
Hiện đang làm việc tại ……………………………………………………………….
Ngày gia nhập công đoàn doanh nghiệp:……………………………………………………
Trình bày nội dung sự việc đề nghị xin rút khỏi ban chấp hành công đoàn:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Nên tôi làm đơn này để xin được rút khỏi ban chấp hành công đoàn.
Tôi xin cam kết những thông tin tôi đã khai trên là sự thật. Kính mong ban chấp hành công đoàn xem xét và giải quyết đề nghị của tôi.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
Mong rằng qua nội dung bài viết trên của Luật Hoàng Phi đã giúp quý độc giả hiểu rõ hơn về đơn xin rút khỏi ban chấp hành công đoàn là gì, những lý do thường gặp khi người lao động muốn rút khỏi ban chấp hành công đoàn và mẫu đơn xin rút khỏi ban chấp hành công đoàn được sử dụng hiện nay.
Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Tin tức
Lời kết: Trên đây là bài viết Mẫu đơn xin rút khỏi ban chấp hành công đoàn 2022. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn