Cùng xem Top mẫu biên bản đối trừ công nợ trên youtube.
Có thể bạn quan tâm
Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về việc đối chiếu công nợ và mẫu biên bản đối chiếu công nợ, mẫu biên bản đối trừ công nợ mới nhất theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật về doanh nghiệp khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!
Khi kinh doanh chủ doanh nghiệp mối quan tâm lớn nhất đó là doanh thu và lợi nhuận. Doanh thu là số tiền thu vào sau khi tiến hành việc mua bán hàng hóa hay kinh doanh dịch vụ, lợi nhuận là khoản tiền đã trừ đi những chi phí ban đầu đưa vào trong quá trình sản xuất, đầu tư. Nhiệm vụ của kế toán chính là chi và thu nguồn tiền cho công ty. Tuy nhiên, một vấn đề mà công ty nào cũng gặp phải đó là công nợ.
Công nợ là gì? Là những phần nợ tới thời hạn trả nhưng chưa trả. Công nợ được chia làm hai loại: công nợ phải trả và công nợ phải thu của khách hàng. Công nợ phải trả là việc theo dõi hóa đơn mua bán hàng hóa từ nhà cung cấp nhưng công ty chưa thanh toán. Công nợ phải thu là việc công ty đã hoàn thành xong hợp đồng mua bán, viết hóa đơn bán hàng, kê khai thuế nhưng khách hàng chưa tiến hành thanh toán khi đã quá hạn.
Khi hai bên trong hợp đồng tiến hành đối chiếu công nợ thì cần lập thành văn bản, trong trường hợp nhiều hóa đơn tồn tại giữa hai bên phải tiến hành đối trừ để xác định số công nợ phải trả. Dưới đây, Luật Dương Gia sẽ trình bày về mẫu biên bản đối chiếu công nợ, mẫu biên bản đối trừ công nợ mới nhất 2021 cho các bạn đang có nhu cầu thanh lý công nợ tham khảo.
1. Mẫu biên bản đối chiếu công nợ
Tải về: Biên bản đối chiếu công nợ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…, ngày…tháng…năm…
BIÊN BẢN ĐỐI CHIẾU CÔNG NỢ
Căn cứ vào biên nhận giao nhận hàng hóa;
Xem thêm: Xử lý nợ khi chi nhánh chấm dứt hoạt động
Sự thỏa thuận của các bên.
Hôm nay, ngày…tháng…năm… tại…chúng tôi gồm các bên sau đây:
Bên A (Bên mua): Công ty…
Xem Thêm : 1001 kiểu thả thính bằng tiếng Trung (phần 1)
Giấy phép đăng ký kinh doanh số:…
Mã số thuế:…
Địa chỉ:…
Số điện thoại liên hệ:… Fax:…
Đại diện theo pháp luật:…
Xem thêm: Nguyên tắc thực hiện đo vẽ chi tiết ranh giới thửa đất
Chức vụ:…
Bên B (Bên bán): Công ty…
Địa chỉ:…
Số điện thoại liên hệ:… Fax:…
Đại diện theo pháp luật:…
Chức vụ:…
Cùng nhau đối chiếu công nợ từ ngày…tháng…năm…đến ngày…tháng…năm…cụ thể như sau:
1. Đối chiếu công nợ
Xem thêm: Đối chiếu công nợ là gì? Quy định pháp luật về đối chiếu công nợ?
Số thứ tự Diễn giải Số tiền
2. Công nợ chi tiết
…
3. Kết luận
…
Biên bản được lập thành hai bản, mỗi bên giữ một bản, có giá trị pháp lý ngang nhau. Biên bản là cơ sở để tiến hành thanh toán giữa các bên về sau.
BÊN A BÊN B
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
2. Biên bản đối trừ công nợ
Tải về: Biên bản đối trừ công nợ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…, ngày…tháng…năm…
BIÊN BẢN ĐỐI TRỪ CÔNG NỢ
Căn cứ vào biên hợp đồng mua bán hàng hóa số…
Sự thỏa thuận của các bên.
Hôm nay, ngày…tháng…năm… tại…chúng tôi gồm các bên sau đây:
Bên A (Bên mua): Công ty…
Xem Thêm : 1001 kiểu thả thính bằng tiếng Trung (phần 1)
Giấy phép đăng ký kinh doanh số:…
Mã số thuế:…
Địa chỉ:…
Số điện thoại liên hệ:… Fax:…
Đại diện theo pháp luật:…
Chức vụ:…
Bên B (Bên bán): Công ty…
Địa chỉ:…
Số điện thoại liên hệ:… Fax:…
Đại diện theo pháp luật:…
Chức vụ:…
Cùng nhau đối chiếu công nợ từ ngày…tháng…năm…đến ngày…tháng…năm… cụ thể như sau:
1. Đối chiếu công nợ
Số thứ tự
Diễn giải
Số tiền
2. Công nợ phát sinh tăng
Hợp đồng Hóa đơn Ngày ra hóa đơn Mặt hàng Số lượng Số tiền phải thanh toán Số tiền đã thanh toán
3. Công nợ phát sinh giảm
…..
4. Kết luận
….
Biên bản được lập thành hai bản, mỗi bên giữ một bản, có giá trị pháp lý ngang nhau. Biên bản là cơ sở để tiến hành thanh toán giữa các bên về sau.
BÊN A BÊN B
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
– Lưu ý khi đối chiếu, đối trừ công nợ
* Lưu ý khi đối chiếu công nợ:
– Đối chiếu công nợ được diễn ra khi một bên đã hoàn thành nghĩa vụ trong hợp đồng nhưng bên còn lại chưa tiến hành thanh toán.
– Cần hạch toán sổ sách, các hóa đơn, biên lai, chứng từ có liên quan đến hợp đồng một cách chính xác, tránh thất thu tiền công;
– Tiến hành đối chiếu công nợ một cách khái quát về số tiền phải chi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng: số dư đầu kỳ, số dư phát tăng trong kỳ, số dư phát giảm trong kỳ và số dư cuối kỳ;
– Tiến hành giải trình chi tiết công nợ về số hợp đồng, hóa đơn, công nợ phát sinh, số tiền đã thanh toán và chưa thanh toán.
Khi tiến hành giải trình chi tiết cần kèm theo các tài liệu đính kèm để chứng minh, đối chứng công nợ
– Khi kết luận cần xác nhận của hai bên cùng ký vào biên bản.
* Lưu ý khi đối trừ công nợ
– Đối trừ công nợ là khi cả hai bên đều bỏ tiền ra để thực hiện hợp đồng nhưng chưa tiến hành quyết toán để xác định bù trừ như thế nào cho bên còn lại, đảm bảo quyền lợi về nguồn thu cho cả hai bên;
– Tiến hành diễn giải công nợ trong số dư đầu kỳ, số dư phát sinh tăng, số dư phát sinh giảm và số dư cuối kỳ;
– Công nợ phát sinh tăng kèm theo hóa đơn hay biên bản giao nhận để chứng minh bên kia đã tiến hành chi để đảm bảo quá trình thực hiện hợp đồng;
– Công nợ phát sinh giảm là số tiền được chiết khấu thanh toán trên tổng số tiền thanh toán;
– Kết luận về số tiền cần phải thanh toán, hai bên xác nhận và ký vào biên bản;
– Lưu ý khi đối trừ công nợ là chỉ được bù trừ công nợ cùng một đối tượng khách hàng.
3. Công nợ với bên bán không có khả năng trả nợ sẽ xử lý như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Cho em xin hỏi? Công ty em đang nợ tiền với bên bán với số tiền 500 triệu đồng. Hiện nay bên công ty đang bị bên bán khởi kiện ra tòa án kinh tế. Biết chắc công ty em sẽ thua kiện vì số tiền này có nợ và giờ không có khả năng trả nợ. Vậy khi xét xử bên em sẽ bị như thế nào? Nhờ tư vấn pháp lật giải đáp hộ?
Luật sư tư vấn:
Trường hợp người đi vay vẫn muốn thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình nhưng do hoàn cảnh khách quan hoặc chủ quan mà họ không thể trả nợ được thì chỉ là quan hệ dân sự thông thường.Khi Tòa án xét xử sẽ tuyên bố nghĩa vụ trả nợ của Công ty bạn cũng như khoản tiền lãi suất theo yêu cầu của bên chủ nợ.
Trong trường hợp này, khi Công ty bạn không còn tài sản để trả nợ thì nghĩa vụ trả nợ sẽ được tạm hoãn và có tính lãi, khi Công ty bạn phát sinh tài sản thì bên chủ nợ có thể yêu cầu bên thi hành án dân sự tiến hành cưỡng chế tài sản để thi hành thanh toán khoản nợ và lãi suất
Nếu Công ty bạn không thực hiện nghĩa vụ trả nợ, có hành vi trốn tránh nghĩa vụ trả nợ được biểu hiện bằng các hành vi cụ thể như bỏ trốn nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, tẩu tán tài sản vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả nợ… thì có thể bị truy tố tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
4. Quy định về thủ tục khởi kiện thu hồi công nợ
Tóm tắt câu hỏi:
Xem Thêm : Cách ẩn bài viết bất kỳ hoặc toàn bộ bài viết trên Facebook điện thoại
Công ty tôi có một số hợp đồng nhỏ với một số Cơ quan Nhà nước và CTCP. Tuy nhiên, hiện lãnh đạo (Giám đốc, trưởng ban…) đã nghỉ hưu hoặc chuyển công tác. Khi liên hệ đòi nợ thì họ viện cớ đổi lãnh đao để không thanh toán. Vậy tôi cần dựa vào căn cứ nào để thu hồi công nợ?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 471 “Bộ luật dân sự 2015” quy định về hợp đồng vay tài sản như sau:
“Hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
Hợp đồng vay tài sản không quy định hình thức hợp đồng nên hợp đồng vay tài sản được giao kết bằng lời nói vẫn là hợp lệ. Trong hợp đồng vay tài sản mà 2 bên giao kết không đề cập đến vấn đề lãi cho nên đây là hợp đồng vay tài sản không có lãi suất.”
Điều 474 “Bộ luật dân sự 2015” quy định về nghĩa vụ trả nợ của bên vay như sau:
“1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
4. Trong trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, nếu có thoả thuận.”
Do đó, bạn căn cứ vào nội dung hợp đồng mà công ty bạn đã ký, nội dung hợp đồng, thời gian đến hạn trả nợ theo thỏa thuận. Nghĩa vụ của các công ty này là phải trả nợ cho công ty bạn khi đến hạn.
Trong trường hợp này công ty bạn có thể khởi kiện ra tòa án nhân dân quận, huyện giải quyết để đòi lại tài sản cho bạn. Bạn có nghĩa vụ đưa ra những chứng cứ chứng minh là: người làm chứng, các tin nhắn.. giữa hai bên nếu hợp đồng bị mất.
Hồ sơ khi khởi kiện vụ án dân sự sẽ bao gồm:
+ Đơn khởi kiện
+ Các tài liệu liên quan đến vụ việc.
+ Giấy chứng mình thư nhân dân, hộ khẩu (bản sao có sao y) liên quan đến cá nhân bạn.
Nếu người vay nợ bạn có dấu hiệu trốn tránh, chạy trốn và không trả nợ hay không thì bạn có thể tố cáo về hành vi vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản thì bạn có thể tố cáo với cơ quan công an về hành vi này.
5. Xác định công nợ của khách hàng khi thực hiện ghi nợ
Tóm tắt câu hỏi:
Công ty tôi phát sinh khoản nợ phải thu từ năm 2009. Sau thời hạn thanh toán ghi trên hợp đồng, khách hàng chưa trả nợ và không liên lạc được. Do vậy hàng năm không có biên bản đối chiếu xác nhận số dư công nợ. Không trích lập dự phòng nợ khó đòi. Nay do thiếu vốn chủ Doanh nghiệp bỏ tiền ra bù vào. Kế toán viết phiếu thu trừ vào công nợ của khách nợ đó cho đẹp sổ sách. Ghi Nợ TK 111- Có TK 131. Tôi xin hỏi: Làm như vậy có vi phạm luật thuế không?
Luật sư tư vấn:
– Tại khoản 1 Điều 18 Thông tư 200/2014/TT-BTC về hướng dẫn kế toán doanh quy định về tài khoản 131 – Phải thu của khách hàng có nêu về nguyên tắc kế toán như sau:
+ Khoản phải thu của khách hàng cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng, từng nội dung phải thu, theo dõi chi tiết kỳ hạn thu hồi (trên 12 tháng hay không quá 12 tháng kể từ thời điểm báo cáo) và ghi chép theo từng lần thanh toán. Đối tượng phải thu là các khách hàng có quan hệ kinh tế với doanh nghiệp về mua sản phẩm, hàng hoá, nhận cung cấp dịch vụ, kể cả TSCĐ, bất động sản đầu tư, các khoản đầu tư tài chính.
+ Trong hạch toán chi tiết tài khoản này, kế toán phải tiến hành phân loại các khoản nợ, loại nợ có thể trả đúng hạn, khoản nợ khó đòi hoặc có khả năng không thu hồi được, để có căn cứ xác định số trích lập dự phòng phải thu khó đòi hoặc có biện pháp xử lý đối với khoản nợ phải thu không đòi được.
– Tại Điều 9 Nghị định 105/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập quy định Xử phạt hành vi vi phạm quy định về tài khoản kế toán như sau:
“1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hạch toán không theo đúng nội dung quy định của tài khoản kế toán;
b) Sửa đổi nội dung, phương pháp hạch toán của tài khoản kế toán do Bộ Tài chính ban hành hoặc mở thêm tài khoản kế toán trong hệ thống tài khoản kế toán cấp I đã lựa chọn mà không được Bộ Tài chính chấp nhận”.
Như vậy, căn cứ vào quy định như trên của Thông tư 200/2014/TT-BTC thì cách làm của bạn là vi phạm nguyên tắc của kế toán. Trường hợp vi phạm này sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
6. Thanh toán công nợ cho doanh nghiệp khác bằng tiền mặt có được không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư,
Em có câu hỏi muốn Luật sư giải đáp giúp em. Công ty em nợ của Công ty A một số tiền. Hiện tại, tài khoản của Công ty A bị phong tỏa do nợ thuế (không giao dịch rút tiền đươc). Công ty em muốn thanh toán công nợ bằng tiền mặt cho Công ty A có được không ạ?
Em cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Điểm a Khoản 1 Điều 93 Luật quản lý Thuế sửa đổi 2012 quy định phong tỏa tài khoản là một trong các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế:
“Điều 93. Biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế
1. Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bao gồm:
a) Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; yêu cầu phong tỏa tài khoản;”
Điều 440 Bộ Luật dân sự 2015 quy định Nghĩa vụ trả tiền của hợp đồng mua bán tài sản trong dân sự:
“Điều 440. Nghĩa vụ trả tiền
1. Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền theo thời hạn, địa điểm và mức tiền được quy định trong hợp đồng.
2. Trường hợp các bên chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao tài sản thì thời hạn thanh toán tiền cũng được xác định tương ứng với thời hạn giao tài sản. Nếu các bên không có thỏa thuận về thời hạn giao tài sản và thời hạn thanh toán tiền thì bên mua phải thanh toán tiền tại thời điểm nhận tài sản.
3. Trường hợp bên mua không thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền thì phải trả lãi trên số tiền chậm trả theo quy định tại Điều 357 của Bộ luật này.”
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Luật không có quy định về thanh toán công nợ cho đối tượng nợ thuế. Tuy nhiên, trường hợp khoản công nợ dưới 20 triệu đồng thì Công ty bạn có thể thanh toán công nợ bằng tiền mặt cho Công ty A và phải đảm bảo hình thức, mức tiền, thời hạn thỏa thuận.
Trong trường hợp số tiền thanh toán công nợ từ 20 triệu đồng trở lên thì Công ty bạn phải thanh toán cho Công ty A qua ngân hàng để được khấu trừ thuế GTGT đầu vào, căn cứ khoản 1, 2 Điều 15 Thông tư 219/2013/TT-BTC:
“Điều 15. Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào
1. Có hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.
2. Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ hai mươi triệu đồng trở lên, trừ trường hợp tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT.
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt gồm chứng từ thanh toán qua ngân hàng và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt khác hướng dẫn tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.”
Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
Lời kết: Trên đây là bài viết Top mẫu biên bản đối trừ công nợ. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn