Cùng xem kỹ thuật chụp ảnh cơ bản trên youtube.
Ngày nay, không khó khi bạn bắt gặp những phó nháy ở mọi nơi, mọi lúc, bởi nhu cầu chụp ảnh của con người ngày càng lớn. Chúng ta có thể sử dụng từ máy ảnh đến điện thoại thông minh để thỏa mãn nhu cầu chụp ảnh…chụp ảnh bằng điện thoại tuy rằng rất tiện lợi nhưng không sắc nét, màu sắc không đẹp được như máy ảnh cơ và máy kỹ thuật số. Tuy nhiên, cùng một chiếc máy ảnh đó nhưng người thì chụp ảnh lung linh, có chiều sâu người lại cho ra đời các tấm ảnh mờ, không nổi bật chủ thể không sử dụng được.
Vậy làm thế nào để chụp được những tấm hình đẹp như ý để lưu niệm và phục vụ công việc? Mimosa Wedding sẽ trang bị cho bạn kiến thức bỏ túi về kỹ thuật chụp ảnh cơ bản một cách đơn giản nhất nhé.
Bạn biết gì về máy ảnh?
Máy ảnh là thiết bị chụp lại hình ảnh của người, sự vật hoặc các hiện tượng dùng trong nghệ thuật, nghiên cứu khoa học và trong đời sống của con người.
Máy ảnh hoạt động dựa trên nguyên lý tính chất của ánh sáng, ánh sáng của đối tượng ảnh được chuyển tải tới thấu kính, sau đó hình ảnh được phản xạ qua gương lật lên kính ngắm, thợ ảnh sẽ định hình khung ngắm từ khung kính ngắm này. Khi ta ấn vào nút chụp, gương lật và màn trập đều được mở ra. Ánh sáng từ ống kính được thu vào tấm cảm biến, ghi lại hình ảnh thực. Nguồn sáng kết hợp hài hòa với độ nhạy của phim (cảm biến) sẽ cho những tấm ảnh đúng sáng. Như vậy ta đã thu được tấm hình cần chụp như mong muốn.
Máy ảnh gồm có các bộ phận sau:
Ngày nay, máy ảnh càng ngày càng được thiết kế hiện đại hơn, kích thước nhỏ, gọn và hình thức bắt mắt hơn và được giản tiện được các chi tiết rườm rà. Mặc dù vậy, các bộ phận chính của máy ảnh đều có cấu tạo như sau:
– Buồng tối máy ảnh. Buồng tối của máy nằm trong thân máy, đúng như tên gọi nó là một hộp đựng phim kín mít vì phim chụp là chất bắt nhạy ánh sáng . máy cơ có trục kéo, trục cuốn phim, trong khi đó máy điện tử trục bằng mô tơ.
– Ống kính máy ảnh: ống kính là con mắt của máy ảnh. Nó sẽ thu gom các tia sáng và rọi chiếu các tia sáng ấy lên kính ngắm hay bề mặt cảm biến để tạo thành hình ảnh. Chất lượng của ống kính quyết định chất lượng của hình ảnh được tạo ra. Ống kính của máy ảnh dùng để định vị khoảng cách, ghi nhận hình ảnh, điều chỉnh các góc độ ảnh, chống lóa… Có nhiều loại ống kính khác nhau giúp bạn tùy chỉnh độ xa gần bằng cách điều chỉnh độ dài ngắn của ống kính.
– Tốc độ. tốc độ là thang số mở khép của màn trập nhanh chậm theo thời gian đã được quy chuẩn sẵn được cấu tạo bởi các lực của đòn bẩy, tay đẩy thông qua lò xo hoặc rơle.
– Khẩu quang. Là cửa điều sáng. Bộ phận này mở ra khép lại theo thang số. Tuỳ theo quang độ của ống kính. Số nhỏ là số mở lớn, số lớn là độ khép nhỏ (F:1; 1,4; 2; 2,8; 4; 5,6…)
– Phim đối với máy ảnh cơ.
Phim có 2 loại phim trắng đen và phim màu, phim có nhiều kích cỡ khác nhau nhưng chủ yếu là phim cỡ 35mm.
Xem Thêm : các kiểu chụp ảnh nhóm đẹp
Máy ảnh kỹ thuật số là máy chụp với các kỹ thuật (khẩu quang, tốc độ và tiêu cự) đã được điều chỉnh tự động, thường gọi là máy điện tử, Còn dòng máy cơ là máy mà nhiếp ảnh gia điều chỉnh tiêu cự, độ nét, cửa điều sáng, tốc độ chớp bằng tay. Nên đòi hỏi người cầm máy phải có kiến thức về kỹ thuật chụp ảnh và phải có kinh nghiệm nhất định. Nó cho phép người ta chụp được những tấm ảnh như ý. Máy cơ cũng có loại thiết kế vừa điều chỉnh được vừa tự động để người dùng thuận tiện hơn.
- Các nút điều khiển cơ bản:
Các nút điều khiển của máy ảnh thường có: nút bấm chụp, nút chọn chế độ chụp, đèn cóc, ống kính, khẩu độ ống kính, nút tháo ống kính
Cảm biến ảnh:Từ thuở đầu của nhiếp ảnh, máy ảnh lưu hình ảnh trên tấm kính hoặc tấm phim. Ngày nay, máy ảnh số tái tạo hình ảnh trên tấm cảm biến hình ảnh. Các tấm cảm biến được tạo thành từ hàng triệu photodiode cảm nhận ánh sáng được thiết kế thành một tấm lưới. Mỗi photodiode ghi lại một điểm nhỏ của hình ảnh và tất cả chúng tạo thành bức ảnh. Hiện có hai loại cảm biến ảnh CCD và CMOS, về cơ bản chúng hoạt động như nhau. Kích thước của cảm biến quan trọng hơn số lượng điểm ảnh trên cảm biến.
- Đèn của các loại máy ảnh
Đèn giúp cho máy ảnh đảm bảo độ sáng, giúp cho hình ảnh bạn chụp sắc nét hơn. Đối với máy ảnh du lịch (compact/pns) thì đèn được gắn cố định trong thân máy và được kích hoạt đồng bộ với màn trập máy ảnh, nhưng không thể kiểm soát thời gian và cường độ sáng của đèn. Máy DSLR thì có đèn popup có thể kiểm soát để đồng bộ với màn trập, cường độ sáng tùy chỉnh và phù hợp với đối tượng được chụp.
- Hệ thống ngắm
Kính ngắm làm cho rõ nét hình ảnh. Ngoài ra còn có một cặp lăng kính nhỏ hoặc gương nằm bên trong thân máy ảnh. Khi chúng ta điều chỉnh lấy nét thì lăng kính hay cặp gương kia sẽ xoay chồng lên nhau như vậy là ánh sáng qua ống kính đã được hội tụ vào cùng một điểm.
Kỹ thuật chụp ảnh cơ bản
Tư thế chụp vững chãi, cầm máy đúng tư thế sẽ giúp bạn giữ vững thăng bằng, chống rung lắc, cho bạn những tấm hình có bố cục như ý. Đặc biệt khi cầm máy đúng, ngón cái của bạn sẽ dễ dàng thao tác như bấm menu chụp, xem lại hình ảnh…
Tư thế đúng của tay
Tay phải cầm chắc báng cầm, ngón trỏ đặt trên nút chụp. Tay trái đỡ thân máy và ống kính. Có thể tỳ tay trái lên bàn hoặc vật dụng chắc chắn gần đó, Tỳ khuỷu tay trên bàn đỡ để vững vàng ổn định máy. Cùi trỏ tỳ trên bụng trên để hạn chế độ rung. Chân mày tỳ vào đệm cao su của viewfinder để chống rung cho thân máy, ổn định hình ảnh, nhất là chụp ở tốc độ chậm.
Tư thế đứng
Chân sau hơi chùng để đứng vững và dễ di chuyển. có thể dựa vào tường giúp cho cơ thể vững chắc, giảm thiểu rung lắc máy. Tư thế đứng dựa tường đặc biệt hiệu quả khi chụp với tốc độ màn trập chậm mà ko có chân máy.
Tư thế ngồi
Đối với các nhiếp ảnh gia, việc quỳ để chụp ảnh rất thường xuyên bởi có rất nhiều góc chụp độc đáo ví dụ như bạn muốn kéo dài chân cho người được chụp hoặc muốn lấy hậu cảnh cao, thoáng…thì tư thế ngồi cũng rất hợp lý. Khi quỳ, cùi trỏ được tỳ trên đầu gối, cơ thể bạn chính là thân máy vững chắc để ổn định máy. cho các bức hình sắc nét và cân đối.
Tham khảo thêm :
Mới học chụp ảnh nên mua máy nào? Review #10 loại máy HOT nhất
Nên học chụp ảnh cưới hay tự học? “Tips” lưu ý bạn cần Nắm Rõ!
Xem Thêm : TOP 10 studio chụp ảnh cưới Hội An đẹp cực chất
Các thông số chụp ảnh cơ bản bạn cần nắm vững
Khẩu độ ống kính
Khẩu độ là độ mở của ống kính. Khẩu độ càng lớn thì ánh sáng đi vào cảm biến càng nhiều giúp ảnh đỡ bị nhiễu hạt và rung, mờ khi thiếu sáng dẫn đến tốc độ chụp giảm, tuy nhiên bạn cũng không nên lạm dụng để mở hết khẩu độ ống kính sẽ làm lóa ảnh mà nên mở khẩu độ ống kính ở góc độ phù hợp.
Độ nhạy sáng ISO
Thông thường ISO dao động ở các dòng máy hiện nay từ 50-200 tới 256.000. Khi chụp ảnh với điều kiện ánh sáng tốt bạn có thể để ISO thấp nhất. Và khi bù sáng bạn cần tăng ISO lên, như vậy ISO càng cao ảnh của bạn càng sáng hơn.
Tốc độ màn trập
Tốc độ màn trập là khoảng thời gian màn trập đóng mở của máy ảnh trên một ảnh chụp, tốc độ màn trập, một bức ảnh có độ nét tốt hay không thì yếu tố này cũng sẽ là một phần quyết định, lấy ví dụ, khi bạn chụp ảnh có cánh quạt đang quay, nếu tốc độ bạn để thấp hơn 1/100 giây thì có có những đường vệt dài cho chuyển động mà máy chưa bắt nét hết do tốc độ chụp quá thấp, nếu bạn tăng tốc độ chụp từ 1/100 lên 1/400 là bạn sẽ thấy sự khác biệt khi chụp chuyển động, cánh quạt trông rõ hơn, tấm hình nghệ thuật hơn.
Stop phơi sáng và bù sáng EV
Phơi sáng liên quan đến tốc độ màn trập, là khoảng thời gian để lượng ánh sáng đi vào cảm biến. Nên để thời gian phơi sáng khoảng từ 1 giây đến 30 giây, các bạn cần chú ý không nếu phơi sáng nhiều vì có thể sẽ ảnh hưởng đến cảm biến.
Chế độ đo sáng
Máy ảnh có các chế độ đo sáng khác nhau, tùy vào mục đích để bạn đưa ra các kiểu đo sáng phù hợp với kiểu chụp, ví dụ chụp chân dung bạn có thể sử dụng đo sáng điểm để đo sáng vào mẫu, còn chụp phong cảnh bạn cần đo sáng toàn ảnh.
Nhiệt độ màu
Đôi lúc bạn sẽ thấy hình ảnh được chụp có màu sắc không tự nhiên, không thực tế…lý do vì máy nhận định ánh sáng không chính xác hoặc bị ảnh hưởng các đèn màu từ bên ngoài. Bạn có thể điều chỉnh lại bảng màu từ 1000-> 10.000 để có màu sắc theo ý nhé.
Bố cục nhiếp ảnh
Có rất nhiều kiểu bố cục ảnh khác nhau để cho ra đời các mẫu ảnh vô cùng phong phú. Tùy vào cảm nhận của mỗi người để cho ra các bức hình khác nhau. Thông thường, với những người mới chụp, họ hay chọn bố cục trung tâm và đối xứng, đây là kiểu bố cục an toàn nhưng đơn điệu, ít nghệ thuật.
Khi bạn đã quen với các thao tác và có kỹ năng tốt bạn sẽ sáng tạo ra nhiều kiểu bố cục ảnh khác nhau, đôi khi nó mang tính chất rất riêng, phá cách từ các bố cục cơ bản đó là quy tắc ⅓; ⅔, đường thẳng dẫn hướng, đường chéo và tam giác, hoa văn và bề mặt…
Hướng dẫn kỹ năng chụp ảnh cơ bản
Cuối cùng, để chuẩn bị cho một buổi chụp hình bạn phải chuẩn bị rất nhiều thứ một cách chu đáo. Hãy ghi chép lại và kiểm tra những vật dụng, phụ kiện như Máy ảnh, ống kính, chân máy, đèn flash, bộ lọc các loại, balo, túi xách, quần áo cho khách hàng tùy theo ý tưởng và đặc trưng của bộ ảnh tránh bị quên hoặc đồ nghề trục trặc nhé!
Việc sắp xếp đạo diễn ý tưởng cũng rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng ảnh, tâm lý người được chụp và tâm lý của bạn. Ví dụ khi chụp kỷ yếu bạn sẽ phải hình dung sẽ chụp trong thời gian bao lâu? bắt đầu từ đâu, sau đó đi đâu? Lúc nào chụp trong lớp, khi nào chụp ngoài trời, bãi biển, trong rừng? tối chụp ở đâu? chuẩn bị trang phục cả lớp? quần áo, mũ, vòng nguyệt quế, thú cưng…? chụp phơi sáng với Steel wool (chụp pháo hoa hình cầu) hoặc thiết kế theo 1 câu chuyện trong album ảnh.
Như vậy, Mimosa Wedding đã chia sẻ đến bạn những kỹ thuật chụp ảnh cơ bản cho người mới bắt đầu . Bạn hãy ghi nhớ để làm chủ chiếc máy ảnh của mình và điều chỉnh các thông số cũng như kỹ thuật để tạo ra những bức ảnh đẹp nhất nhé!
Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Nhiếp ảnh
Lời kết: Trên đây là bài viết kỹ thuật chụp ảnh cơ bản. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn