Cùng xem Chiêu thị là gì? Vai trò của chiêu thị trong Marketing là gì? trên youtube.
1. Chiêu thị là gì
Chiêu thị trong tiếng Anh là Promotion – một trong bốn chữ P của Marketing-mix, nó còn được hiểu là xúc tiến bán hay truyền thông marketing. Chiêu thị là một tập hợp các hoạt động chia sẻ thông tin về một thương hiệu, sản phẩm hay dịch vụ cụ thể với càng nhiều người càng tốt để có thể tăng độ nhận diện thương hiệu hoặc thúc đẩy doanh số bán hàng.
Chiêu thị là chữ P cuối cùng trong Marketing-mix (tiếp thị hỗn hợp) vì trước khi thực hiện chiêu thị thì Product (sản phẩm), Price (giá cả), Place (kênh phân phối) cần được hoàn thiện và sẵn sàng rồi. Chiêu thị trong Marketing nói chung thì sẽ thường sử dụng IMC (truyền thông Marketing tích hợp). Truyền thông Marketing tích hợp là hoạt động sử dụng các công cụ truyền thông nhằm đưa thông điệp của thương hiệu đến khách hàng.
Chiêu thị là việc thực hiện bất kỳ phương pháp và chiến lược nào nhằm mục đích thu hút sự chú ý của khách hàng và tác động đến việc mua hàng, đồng thời làm cho một sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty trở nên nổi bật hơn các đối thủ cạnh tranh của nó. Hay nói cách khác, mục tiêu của chiêu thị là giới thiệu sản phẩm của bạn, tăng nhu cầu và tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm.
Chiến lược chiêu thị là tất cả mọi hoạt động thông tin, giới thiệu về sản phẩm, thương hiệu, tổ chức, các phương pháp kích thích tiêu thụ nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Người làm Marketing thường sử dụng chiêu thị bằng hai cách chính:
– Above the line: Đây là các hoạt động chiêu thị sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng như tivi, radio, đài phát thanh, báo chí, out of home (quảng cáo ngoài trời) với mục tiêu là tăng độ nhận diện thương hiệu với công chúng theo cách tích cực, lâu dài và bền vững.
– Below the line: Các hoạt động quảng cáo sử dụng phương tiện truyền thông gia đình như tặng đồ dùng thử, khuyến mại, tiếp thị trực tiếp, phát tờ rơi, tổ chức sự kiện,… Mục tiêu của những hoạt động này thúc đẩy doanh số bán hàng, phát triển thị trường phân phối, tiêu dùng trong ngắn hạn và nó mang lại hiệu quả trực tiếp.
Đọc thêm: Brand Marketing là gì? Tầm quan trọng của tiếp thị thương hiệu
2. Vai trò của chiêu thị trong Marketing
2.1. Vai trò của chiêu thị đối với doanh nghiệp
Thứ nhất, chiêu thị giúp doanh nghiệp quảng cáo các sản phẩm và dịch vụ mới của họ. Doanh nghiệp có thể giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ mới ra thị trường chưa có những thứ đó, đây là cơ hội để doanh nghiệp chiếm được chỗ đứng trong một thị trường ngách.
Tiếp theo là chiêu thị dùng để phát triển hình ảnh thương hiệu. Hình ảnh thương hiệu là khi nghĩ về một sản phẩm, một thương hiệu sản xuất thương hiệu đó sẽ nảy ra trong suy nghĩ của người người tiêu dùng. Ví dụ, khi bạn nghĩ về sữa, bạn nghĩ ngay đến Vinamilk hay TH True Milk, nghĩ về điện thoại thì có thể là Apple và Samsung.
Mục tiêu của chiêu thị hay xúc tiến này là xây dựng hoặc khôi phục hình ảnh thương hiệu và làm cho sản phẩm dễ nhận biết hơn so với các sản phẩm trên thị trường khác. Quá trình này sẽ giúp thương hiệu của bạn đứng đầu trong tâm trí khách hàng khi nhớ về một sản phẩm (top of mind).
Các hoạt động chiêu thị để thông báo cho khách hàng về những thay đổi trong sản phẩm hoặc chính sách của thương hiệu Đồng thời, nó sẽ giúp mô tả chi tiết về cấu tạo và tính năng của sản phẩm.
Xem Thêm : Soạn bài Các phương châm hội thoại | Ngắn nhất Soạn văn 9
Sử dụng Promotion đúng cách sẽ giúp bạn vượt trội hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Hiện nay, đa số doanh nghiệp nào cũng sử dụng phương thức chiêu thị khuyến mãi, vậy nên để cạnh tranh và tồn tại được lâu thì mỗi doanh nghiệp cần có một chiến lược chiêu thị dài hạn.
Không nhắc đến một vai trò quan trọng nữa của chiêu thị là biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực sự. Nếu doanh nghiệp có các phong cách xúc tiến bán phù hợp như bán hàng cá nhân, quảng cáo và các hình thức khác sẽ giúp kích thích nhu cầu với sản phẩm đó.
Chiêu thị còn giúp thuận tiện hơn cho phân phối và xây dựng hình ảnh tích cực của doanh nghiệp đối với các nhóm công chúng khác nhau
Xem thêm: Danh sách việc làm digital marketing.
2.2. Vai trò của chiêu thị đối với người tiêu dùng
Qua các thông tin về chiêu thị, người tiêu dùng sẽ được cung cấp nhiều thông tin cũng như các kiến thức nâng cao nhận thức về sản phẩm trong thị trường. Đồng thời khi các hoạt động khuyến mãi diễn ra, người tiêu dùng sẽ nhận được các lợi ích kinh tế nhiều hơn.
Trong thị trường cạnh tranh và cần sự khác biệt như hiện nay, việc các doanh nghiệp thực hiện chiêu thị nhằm ganh đua lẫn nhau sẽ thúc đẩy doanh nghiệp thực hiện các cải tiến Marketing nhằm thỏa mãn các nhu cầu của người tiêu dùng tốt hơn. Đây là lúc mà khách hàng sẽ được lợi.
Đọc thêm: Học digital marketing ở đâu hiệu quả nhất!
2.3. Vai trò của chiêu thị đối với xã hội
Khi doanh nghiệp cần đến chiêu thị thì nó cũng sẽ tạo ra việc làm cho những người trong lĩnh vực sản xuất quảng cáo và tạo động lực cạnh tranh. Ngoài ra còn hỗ trợ cho các hoạt động truyền thông nâng cao chất lượng hơn nữa. Qua các hoạt động của chiêu thị, ta có thể đánh giá một phần sự năng động và phát triển của kinh tế thị trường.
3. Các loại phối thức chiêu thị
3.1. Quảng cáo
Doanh nghiệp sẽ tiếp cận người công chúng qua các phương tiện thông tin đại chúng. Thông thường họ sẽ phải trả phí cho hình thức truyền thông này để có thể giới thiệu thông tin về sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu của mình. Một chiến lược quảng cáo có thể được thực hiện thông qua:
– Đài phát thanh: chi phí cho loại hình này tương đối rẻ nhưng rất hiệu quả. Quảng cáo trên đài phát thanh phù hợp với việc tiếp cận những khách hàng ở địa phương để thông tin tới họ về doanh nghiệp và sản phẩm của bạn.
– Quảng cáo trên truyền hình: nếu bạn muốn tiếp cận nhiều cấp độ khách hàng hàng, phạm vi bao phủ ở cấp khu vực và quốc gia thì có thể lựa chọn phương thức này. Tuy nhiên chi phí quảng cáo trên truyền hình khá đắt, đặc biệt nếu được phát sóng trong những khung giờ vàng.
Xem Thêm : Ý nghĩa tên Duyên và tên đệm, biệt danh hay cho tên Duyên – VOH
– Quảng cáo qua in ấn như thư, báo, tờ rơi, tạp chí thương mại và tiêu dùng. Bạn cũng có thể gửi thư, tờ thông tin, tài liệu quảng cáo và phiếu giảm giá cho khách hàng hiện tại hoặc tiềm năng trên toàn quốc. Quảng cáo in cho mọi người biết thông tin sản phẩm, địa điểm bán, thời gian diễn ra và tại sao họ nên mua sản phẩm của bạn.
– Quảng cáo điện tử: Bạn cũng có thể quảng cáo điện tử thông qua trang web của công ty và cung cấp thông tin quan trọng và phù hợp cho khách hàng. Hoặc là quảng cáo trên Internet, quảng cáo trực tuyến qua mạng xã hội.
– Truyền miệng: Khi khách hàng thích hoặc không thích sản phẩm của bạn, họ sẽ nói với người khác về sản phẩm đó, đây là Word of Mouth (tiếp thị truyền miệng).
Tìm hiểu về: Campain là gì? Áp dụng chiến lược Marketing trong kinh doanh
3.2. Quan hệ công chúng/PR
PR thường tập trung vào việc xây dựng hình ảnh thuận lợi về doanh nghiệp của bạn. Doanh nghiệp phát triển mối quan hệ tích cực giữa họ với truyền thông và công chúng. Mối quan hệ công chúng tốt không chỉ bao gồm việc tạo ra dư luận thuận lợi thông qua các phương tiện truyền thông mà còn liên quan đến việc giảm thiểu tác động của các tình huống tiêu cực.
Doanh nghiệp có thể làm điều này bằng cách làm điều gì đó tốt cho xã hội và cộng đồng như tổ chức quyên góp từ thiện, làm hoạt động xã hội. Đồng thời họ sẽ thu hút sự tham gia của báo chí, truyền thông và tạo cuộc họp báo trong chiến lược quảng bá hình ảnh của mình.
3.3. Marketing trực tiếp
Được thực hiện thông qua phương tiện truyền thông xã hội, email và tiếp thị qua SMS , không giống như quảng cáo, Marketing trực tiếp có ý định xây dựng mối quan hệ với những người đã biết đến thương hiệu hoặc sản phẩm của bạn dựa trên các thông tin liên quan đến họ.
3.4. Bán hàng cá nhân
Bạn có thể thuê nhân viên bán hàng để quảng bá và bán sản phẩm của mình cho khách hàng. Những nhân viên bán hàng này sẽ xây dựng mối quan hệ với khách hàng thông qua phương thức giao tiếp phù hợp. Tuy nhiên hình thức bán hàng 1-1 này có thể nói là tốn kém và mất thời gian nhất, tuy nhiên nếu có phương pháp đúng thì có thể thu được lợi nhuận rất cao. Phương pháp này thường được áp dụng trong B2B (dành cho khách hàng tổ chức) hoặc bán bảo hiểm, đầu tư tài chính,…
3.5. Khuyến mại
Các chương trình khuyến mãi được thiết kế để tạo ra sự gia tăng doanh số bán hàng trong thời gian ngắn. Ví dụ về khuyến mại bao gồm phiếu giảm giá tiền, mã giảm giá và “flash sale”. Chức năng của khuyến mại nên chỉ sử dụng trong một thời gian ngắn hạn, nếu luôn khuyến mại thì sẽ khiến giá trị thương hiệu của bạn bị giảm xuống và khách hàng không còn hứng thú nữa.
3.6. Tài trợ
Một tổ chức hoặc sự kiện được trả tiền để sử dụng thương hiệu và biểu tượng của bạn. Tài trợ được sử dụng phổ biến trong các sự kiện thể thao như các giải đấu, thế vận hội. Quần áo và sân vận động của người chơi sẽ được dán nhãn hiệu của công ty và thậm chí cả giải đấu có thể được đặt theo tên của công ty.
Chi phí tài trợ cho các sự kiện lớn là rất nhiều nên đòi hỏi phải có một lượng lớn khán giả quan tâm đến sự kiện này thì mới hiệu quả được. Nếu không, bạn có thể tài trợ cho các sự kiện nhỏ ở địa phương hoặc trường học.
Với bài viết bên trên, Dongnaiart mong rằng các bạn đã có cái nhìn tổng quan hơn về chiêu thị là gì cũng như vai trò và phối thức của nó trong Marketing nhé!
Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Tin tức
Lời kết: Trên đây là bài viết Chiêu thị là gì? Vai trò của chiêu thị trong Marketing là gì?. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn