Cùng xem Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2020 – 2021 theo Thông tư 22 4 đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 trên youtube.
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2020 – 2021 gồm 4 đề thi, có cả đáp án và bảng ma trận kèm theo. Nhờ đó các em học sinh lớp 4 dễ dàng ôn tập, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả rất thuận tiện.
Bên cạnh đó, cũng giúp thầy cô giáo tham khảo để ra đề thi giữa học kì 2 cho học sinh của mình theo đúng chuẩn kiến thức của Thông tư 22. Ngoài môn Tiếng Việt, thầy cô và các em học sinh có thể tham khảo thêm cả bộ đề thi môn Toán để kỳ thi sắp tới đạt kết quả cao.
Đề thi giữa học kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt theo Thông tư 22
- Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2020 – 2021 – Đề 1
- Ma trận đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4
- Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4
- Đáp án đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4
- Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2020 – 2021 – Đề 2
- Ma trận đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2020 – 2021
- Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2020 – 2021
- Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2020 – 2021
Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2020 – 2021 – Đề 1
Ma trận đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4
MA TRẬN NỘI DUNGKIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 – GIỮA KÌ IINăm học: 2020 – 2021
Mạch kiến thức kĩ năngSố câu, số điểmMức 1Mức 2Mức 3Mức 4Tổng
Kiến thức tiếng Việt:
– Hiểu nghĩa và sử dụng được một số từ ngữ thuộc các chủ điểm đã học.
– Nhận biết và xác định định được chủ ngữ, vị ngữ của các câu kể Ai là gì ?, Ai làm gì ?, Ai thế nào ?, câu khiến. Biết đặt câu với các kiểu câu trên. Sử dụng được dấu gạch ngang.
– Nhận biết và bước đầu cảm nhận được cái hay của những câu văn có sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa; biết dùng biện pháp so sánh, nhân hóa để viết được câu văn hay.
Số câu
01
02
01
04
Số điểm
01
02
01
04
Đọc hiểu văn bản:
– Xác định được hình ảnh, nhân vật, chi tiết có ý nghĩa trong bài đọc.
– Hiểu nội dung của đoạn, bài đã đọc, hiểu ý nghĩa của bài.
– Giải thích được chi tiết trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra thông tin từ bài đọc.
– Nhận xét được hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết trong bài đọc; biết liên hệ những điều đọc được với bản thân và thực tế.
Số câu
02
01
01
02
06
Số điểm
01
0,5
0,5
01
03
Tổng:
Số câu
02
02
03
03
10
Số điểm
01
1,5
2,5
02
07
MA TRẬN CÂU HỎIKIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 – GIỮA KÌ IINăm học: 2020 – 2021
TTChủ đềMức 1Mức 2Mức 3Mức 4TổngTNTLTNTLTNTLTNTL1Đọc hiểu văn bảnSố câu0201010206Câu số1-2345-62Kiến thức tiếng ViệtSố câu01020104Câu số87-910Tổng số câu02010101020310
Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4
A- KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)
Học sinh bốc thăm để đọc một trong các bài Tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 27 (Sách Tiếng Việt 4, tập 2). Sau đó, trả lời câu hỏi có liên quan đến nội dung bài đọc do giáo viên yêu cầu.
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm)
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Câu chuyện về túi khoai tây
Vào một buổi học, thầy giáo tôi mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một bao khoai tây thật to. Thầy chậm rãi giải thích với mọi người rằng, mỗi khi cảm thấy oán giận hoặc không muốn tha thứ lỗi lầm cho ai, hãy viết tên những người mình không ưa hay ghét hận rồi cho vào túi. Chỉ một lúc sau, chiếc túi nào của chúng tôi cũng đã căng nặng, đầy khoai tây. Thậm chí, có người một túi không chứa hết khoai, phải thêm một túi nhỏ kèm theo.
Sau đó thầy yêu cầu chúng tôi hãy mang theo bên mình túi khoai tây đó bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào trong thời gian một tuần lễ. Đến lớp thì mang vào chỗ ngồi, về nhà thì mang vào tận giường ngủ, thậm chí khi vui chơi cùng bạn bè cũng phải mang theo.
Xem Thêm : Phóng sự là gì? – Luật Hoàng Phi
Chỉ sau một thời gian ngắn, chúng tôi đã bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và phiền toái vì lúc nào cũng có một túi khoai tây nặng nề kè kè bên cạnh. Tình trạng này còn tồi tệ hơn khi những củ khoai tây bắt đầu thối rữa, rỉ nước. Cuối cùng, chúng tôi quyết định xin thầy giáo cho quẳng hết chõ khoai tây ấy đi và cảm thấy thật nhẹ nhàng, thoải mái trong lòng.
Lúc ấy, thầy giáo của chúng tôi mới từ tốn nói: “Các em thấy không, lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm cho chúng ta thật nặng nề và khổ sở! Càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy gánh nặng khó chịu ấy mãi trong lòng. Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà nó còn là một món quà tốt đẹp để mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình.”
Lại Thế Luyện
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Thầy giáo mang túi khoai tây đến lớp để làm gì?
a. Để cho cả lớp liên hoan.b. Để giáo dục cho cả lớp một bài học về lòng vị tha.c. Để cho cả lớp học môn sinh học.d. Để hướng dẫn học sinh cách trồng cây khoai tây.
Câu 2: Túi khoai tây đã gây ra điều gì phiền toái?
a. Đi đâu cũng mang theo. b. Các củ khoai tây bị thối rữa, rỉ nước.c. Đi đâu cũng mang theo những củ khoai tây vừa nặn vừa bị thối rữa, rỉ nước.d. Muốn vứt nhưng thầy giáo lại không đồng ý.
Câu 3: Theo thầy giáo, vì sao nên có lòng vị tha, cảm thông với lỗi lầm của người khác?
a. Vì sự oán giận hay thù ghét không mang lại lợi ích gì; nếu có lòng vị tha và có sự cảm thông sẽ đem lại niềm hạnh phúc cho bản thân và cũng là món quà tặng cho mọi người.b. Vì càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy gánh nặng khó chịu ấy mãi trong lòng.c. Vì lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà đó còn là một món quà tốt đẹp để mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình.d. Vì lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm cho chúng ta thật nặng nề và khổ sở!
Câu 4: Theo em, thế nào là lòng vị tha?
a. Rộng lòng tha thứ.b. Cảm thông và chia sẻ.c. Rộng lòng tha thứ, không hề có sự cố chấp; biết cảm thông và chia sẻ.d. Không hẹp hòi, ích kỉ và biết tha thứ cho người khác khi họ biết lỗi.
Câu 5: Hãy nêu suy nghĩ của em về cách giáo dục của thầy giáo thú vị ở chỗ nào?
…………………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………..
Câu 6: Từ câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
…………………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………..
Câu 7: Hãy đặt 1 câu văn có sử dụng dấu gạch ngang được dùng để chú thích?
…………………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………..
Câu 8: Em hãy đặt 1 câu văn theo kiểu câu Ai thế nào?
…………………………………………………………………………………………………………………………..
Câu 9: Tất cả các bạn đều tham gia đêm Hội diễn văn nghệ 26-3.
Hãy viết câu trên thành câu khiến?
…………………………………………………………………………………………………………………………..
Câu 10: Em hãy đặt 1 câu kể “Ai làm gì?” có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa?
…………………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………..
B- KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Chính tả: (3 điểm)
Viết bài Khuất phục tên cướp biển (từ “Cơn tức giận ….. như con thú dữ nhốt chuồng” – Sách Tiếng Việt 4, tập 2, tr 67)
2. Tập làm văn: (7 điểm)
Hãy viết 1 bài văn tả về cây cối mà em yêu thích nhất.
Đáp án đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4
A. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)
Học sinh đọc lưu loát và diễn cảm: 2 điểm
Học sinh trả lời được câu hỏi có liên quan đến nội dung bài đọc: 1 điểm
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm)
Câu 1b: (0,5 điểm)
Câu 2c: (0,5 điểm)
Câu 3a: (0,5 điểm)
Câu 4c: (0,5 điểm)
Câu 5: (0,5 điểm)
Cách giáo dục của thầy giáo thú vị ở chỗ: Thầy không bắt ai phải tha thứ nhưng bằng hình ảnh những củ khoai tây thối rữa, thầy đã giúp cả lớp hiểu ra giá trị của sự tha thứ, lòng vị tha và sự cảm thông với lỗi lầm của người khác.
Câu 6: (0,5 điểm)
Bài học: Sống phải có lòng vị tha, cảm thông, chia sẻ và không gây thù oán.
Câu 7: (1 điểm)
Ví dụ: Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã – một người đã giành cả đời để nghiên cứu về Hoàng Sa và Trường Sa – sắp tới sẽ phát hành một cuốn sách mới.
Câu 8: Đặt đúng kiểu câu “Ai thế nào ?” (1 điểm)
Câu 9: Học sinh chuyển được từ câu kể sang câu khiến (1 điểm)
Ví dụ: Mong tất cả các bạn đều tham gia đêm Hội diễn văn nghệ 26-3 nhé !
Câu 10: (1 điểm)
Học sinh đặt đúng câu kể Ai làm gì có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa.
B. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Chính tả: (3 điểm)
Viết bài Khuất phục tên cướp biển (từ “Cơn tức giận ….. như con thú dữ nhốt chuồng” – Sách Tiếng Việt 4, tập 2, tr 67 )
Yêu cầu: Bài viết đẹp, không sai – sót lỗi chính tả (3 điểm)
Xem Thêm : Cách xóa ảnh trên Facebook đơn giản, dễ thực hiện
Sai 4 lỗi: trừ 1 điểm
2. Tập làm văn: (7 điểm)
Hãy viết 1 đoạn văn tả về cây cối mà em yêu thích nhất.
Yêu cầu: Bố cục đầy đủ, rõ ràng. Nội dung trọng tâm. Có sử dụng mở bài theo kiểu gián tiếp và kết bài theo hướng mở rộng.
Kĩ năng dùng từ, đặt câu hay và câu văn đúng ngữ pháp.
Bài văn có sử dụng các biện pháp nghệ thuật.
Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2020 – 2021 – Đề 2
Ma trận đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2020 – 2021
TTMạch kiến thứcMức 1Mức 2Mức 3Mức 4TổngTNTLTNTLTNTLTNTL1- Đọc hiểu văn bản+Hiểu nội dung, ý nghĩa văn bảnSố câu1113Câu số123Số điểm11132- Kiến thức Tiếng Việt+ Cấu tạo của câu+ Các kiểu câu+ Từ láy, từ ghépSố câu11114Câu số4576Số điểm11114Tổng số câu221117Tổng số điểm221117
Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2020 – 2021
PHÒNG GD&ĐT……………
TRƯỜNG TH……………….
Họ và tên:………………….
Lớp: 4…….
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KÌ IINăm học 2020 – 2021
Môn: Tiếng Việt – Lớp 4
A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm):
1. Đọc thành tiếng (3 điểm):
(GV kiểm tra đọc thành tiếng một đoạn trong các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 24 ở SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 kết hợp trả lời câu hỏi đối với từng HS)
2. Đọc hiểu + Kiến thức tiếng Việt (7 điểm) – (20 phút): Đọc thầm bài văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới.
Sầu riêng
Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí. Còn hàng chục mét mới tới nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cánh mũi. Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chin quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn. Hương vị quyến rũ đến kì lạ.
Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa. Mỗi cuống hoa ra một trái. Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến. Mùa trái rộ vào dạo tháng tư, tháng năm ta.
Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn. Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như lá héo. Vậy mà khi trái chín, hương tỏa ngạt ngào, vị ngọt đến đam mê.
Mai Văn Tạo
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Sầu riêng là đặc sản của vùng nào? (1 đ) M1
A. Miền Bắc. B. Miền Nam. C. Miền Trung.
Câu 2. Hoa sầu riêng có những nét đặc sắc nào? (1 đ) M2
A. Hoa đậu từng chùm màu trắng ngà.B. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa.C. Cả hai ý trên đều đúng
Câu 3. Quả sầu riêng có những nét đặc sắc nào? (1 đ) M4
A. Trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến.B. Mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí.C. Cả hai ý trên đều đúng.
Câu 4. Trong câu Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn. Bộ phận nào là vị ngữ? (1 đ) M1
A. đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn.B. hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn.C. ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn.
Câu 5. Câu Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lại này là kiểu câu: (1 đ) M2
A. Ai làm gì?B. Ai thế nào?C. Ai là gì?
Câu 6. Câu nào có kiểu câu Ai thế nào? (1 đ) M3
A. Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam.B. Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi.C. Tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này.
Câu 7. Em hãy tìm và viết ra 5 từ láy có trong bài? (1 đ) M2
B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
1 . Chính tả: (Nghe – viết) bài “Hoa học trò” (2 điểm)
2 .Tập làm văn: Hãy tả một cây gần gũi mà em yêu thích (8 điểm)
Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2020 – 2021
A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm):
1. Đọc thành tiếng (3 điểm):
HS đọc một đoạn văn trong các bài tập đã học ở SGK Tiếng Việt lớp 4 – tập 2, từ tuần 19 đến tuần 25.
– Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng: tốc độ đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1điểm
– Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không sai quá 5 tiếng): 1điểm
– Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1điểm
2. Đọc hiểu + Kiến thức tiếng Việt (7 điểm):
Câu123456Đáp ánBCCAABĐiểm111111
Câu 7. (1 điểm) Tìm được đúng mỗi từ láy có trong bài: 0,2 điểm.
B/ Kiểm tra viết: (10 điểm)
1. Chính tả: (2,0 điểm)
Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn (2 điểm )
Mỗi lỗi chính tả trong bài viết trừ 0,25 điểm.
* Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách …hoặc trình bày bẩn trừ toàn bài 0,5 điểm.
2. Tập làm văn: (8,0 điểm)
* Bài văn đảm bảo các mức như sau:
Bài viết đúng dạng văn miêu tả đồ vật, đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài đúng yêu cầu đã học. (2 điểm)
Bài viết đảm bảo độ dài từ 12 – 15 câu. Viết câu tương đối đúng ngữ pháp, biết dùng từ, không mắc lỗi chính tả, chữ viết sạch đẹp. (3 điểm)
Có sử dụng hình ảnh so sánh trong bài văn miêu tả đồ vật. (3 điểm)
– Các mức điểm khác tùy mức độ sai sót GV ghi điểm cho phù hợp.
Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Tin tức
Lời kết: Trên đây là bài viết Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2020 – 2021 theo Thông tư 22 4 đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn