Cùng xem quy định về phát hành chứng chỉ tiền gửi trên youtube.
Chứng chỉ tiền gửi là gì?
Chứng chỉ tiền gửi là viết tắt của thuật ngữ tiếng Anh: “Certificates of Deposit” là văn bản do ngân hàng phát hành để chứng nhận rằng người sở hữu văn bản đã gửi tiền vào ngân hàng. Chứng chỉ tiền gửi thực chất là lời hứa trả một lượng tiền nhất định cho người sở hữu nó vào một thời điểm nhất định trong tương lai.
- Mẫu đơn xin cấp lại Chứng minh nhân dân bị mất
- Các Công Thức Hóa Học Lớp 8, Lớp 9 Đầy Đủ, Chi Tiết
- Cách lấy link bài viết, trang cá nhân, fanpage trên Facebook đơn giản
- Cách viết chữ ê thường và hoa đúng chuẩn giúp bé tập viết hiệu quả
- Time Period là gì và cấu trúc cụm từ Time Period trong câu Tiếng Anh
Một chứng chỉ tiền gửi có quy định thời hạn ít nhất là 3 tháng và dài nhất là 5 năm. Thời hạn càng dài thì lãi suất mà ngân hàng cung cấp chứng chỉ tiền gửi cho bạn sẽ càng cao hơn, đây chính là phần bù vì việc các nhà đầu tư sẽ phải gửi tiền của mình trong thời gian lâu hơn.
Bạn đang xem: quy định về phát hành chứng chỉ tiền gửi
Chứng chỉ tiền gửi không phải là một mẩu giấy tự nhiên phát hành bởi ngân hàng hoặc liên hiệp tín dụng. Đây là một tài khoản được lập theo các điều khoản nhất định. Các yếu tố cơ bản bao gồm lượng tiền gửi, lãi suất (hay lợi tức), tần suất tính toán lãi suất, và khung thời gian (hoặc kỳ hạn) đánh dấu thời gian của tài khoản. Tiền gửi và thu nhập của họ bị “khóa lại” cho đến ngày đáo hạn.
Xem thêm: So sánh chứng chỉ tiền gửi và sổ tiết kiệm
Chứng chỉ tiền gửi là gì?
Các loại chứng chỉ tiền gửi
Hiện nay có 3 loại chứng chỉ tiền gửi cơ bản đó là:
- Chứng chỉ tiền gửi ghi danh: Là giấy tờ có giá phát hành theo hình thức chứng chỉ hoặc ghi sổ có ghi tên người sở hữu.
- Chứng chỉ tiền gửi vô danh: Là giấy tờ có giá phát hành theo hình thức chứng chỉ không ghi tên người sở hữu.
- Chứng chỉ tiền gửi vô danh: Thuộc quyền sở hữu của người nắm giữ chứng chỉ tiền gửi.
- Chứng chỉ tiền gửi ghi sổ: Là loại chứng chỉ tiền gửi không thể chuyển nhượng, được bán theo mệnh giá và trả lãi vào ngày đáo hạn.
Điều kiện phát hành chứng chỉ tiền gửi
Công ty tài chính phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn của tổ chức được quy định tại Điều 6 Nghị định 39/2014/NĐ-CP về hoạt động của công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính như sau:
- Hoạt động ngân hàng của công ty tài chính phải được ghi trong Giấy phép thành lập và hoạt động do ngân hàng Nhà nước cấp (gọi tắt là giấy phép).
- Có đội ngũ cán bộ đủ trình độ, năng lực chuyên môn, cơ sở vật chất, công nghệ, phương tiện, thiết bị và các quy định nội bộ theo quy định của pháp luật để thực hiện hoạt động ngân hàng được ghi trong giấy phép.
- Đối với các hoạt động ngân hàng có liên quan đến hoạt động ngoại hối, công ty tài chính phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.
- Đáp ứng đầy đủ các điều kiện nghiệp vụ đối với hoạt động ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước quy định.Thời gian hoạt động tối thiểu, kết quả hoạt động, kinh doanh do ngân hàng Nhà nước quy định.
- Phương án phát hành giấy tờ có giá dài hạn phải được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên thông qua theo quy định của pháp luật.
- Nếu tổ chức tài chính nào đủ điều kiện phát hành chứng chỉ tiền gửi thì đây chính là cách giúp công ty tài chính đó chủ động hơn trong việc huy động vốn, đặc biệt là có thể đa dạng hóa các kỳ hạn huy động theo nhu cầu của công ty, giúp tăng nguồn cung và thanh khoản cho thị trường thứ cấp, từ đó giúp việc phát hành chứng chỉ tiền gửi trên thị trường sơ cấp của công ty tài chính được thuận lợi hơn.
Điều kiện phát hành chứng chỉ tiền gửi
Quy định phát hành chứng chỉ tiền gửi
Thông tư số 34/2013/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu trong nước của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 02 năm 2014. Trong đó, quy định phát hành chứng chỉ tiền gửi như sau:
Đối tượng phát hành
- Ngân hàng thương mại.
- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
- Ngân hàng thương mại.
- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
Hình thức phát hành
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành giấy tờ có giá theo hình thức giấy tờ có giá ghi danh, giấy tờ có giá vô danh.
- Đối với người mua giấy tờ có giá là tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được phát hành giấy tờ có giá theo hình thức giấy tờ có giá ghi danh.
- Trường hợp phát hành giấy tờ có giá theo hình thức ghi sổ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành cấp cho người mua giấy chứng nhận quyền sở hữu giấy tờ có giá.
Các nội dung của giấy tờ có giá
Có thể bạn quan tâm: Sơn là gì? Lịch sử phát triển ngành sơn
Giấy tờ có giá phải bao gồm các nội dung sau:
- Tên tổ chức phát hành;
- Tên gọi giấy tờ có giá (kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền);
- Mệnh giá, thời hạn, ngày phát hành, ngày đến hạn thanh toán;
- Lãi suất, phương thức trả lãi, thời điểm trả lãi, địa điểm thanh toán gốc và lãi của giấy tờ có giá;
- Ghi rõ giấy tờ có giá ghi danh, vô danh;
- Đối với giấy tờ có giá ghi danh phải ghi rõ tên tổ chức, số giấy phép thành lập hoặc giấy phép đăng ký kinh doanh, địa chỉ của tổ chức mua giấy tờ có giá (nếu người mua là tổ chức); tên, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, địa chỉ của người mua giấy tờ có giá (nếu người mua là cá nhân);
- Đối với trái phiếu chuyển đổi phải ghi rõ thời hạn chuyển đổi trái phiếu, tỷ lệ chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu;
- Đối với trái phiếu kèm chứng quyền phải ghi rõ điều kiện được mua cổ phiếu phổ thông của người sở hữu chứng quyền, số lượng cổ phiếu được mua của từng đơn vị chứng quyền, các quyền lợi và trách nhiệm khác của người nắm giữ chứng quyền;
- Ký hiệu, số sê-ri phát hành;
- Phiếu trả lãi kèm theo giấy tờ có giá phải có các chi tiết liên quan đến giấy tờ có giá (số sê-ri, mệnh giá), lãi suất, số tiền được lĩnh, kỳ hạn lĩnh lãi;
- Chữ ký của người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành hoặc người được ủy quyền theo quy định pháp luật và các chữ ký khác do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định;
- Các nội dung khác có liên quan đến giấy tờ có giá.
=> Giấy tờ có giá phát hành theo hình thức chứng chỉ phải được thiết kế và in ấn để đảm bảo khả năng chống giả cao.
Đồng tiền phát hành và thanh toán
Giấy tờ có giá được phát hành và thanh toán bằng đồng Việt Nam.
Mệnh giá của giấy tờ có giá
- Mệnh giá của giấy tờ có giá tối thiểu là một trăm nghìn đồng (100.000 VND). Các mệnh giá lớn hơn mệnh giá tối thiểu phải là bội số của mệnh giá tối thiểu.
- Mệnh giá của giấy tờ có giá (trừ trái phiếu) phát hành theo hình thức chứng chỉ được in sẵn hoặc theo thỏa thuận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành với người mua.
- Mệnh giá của trái phiếu phát hành theo hình thức chứng chỉ được in sẵn trên trái phiếu.
- Mệnh giá của giấy tờ có giá phát hành theo hình thức ghi sổ do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành thỏa thuận với người mua.
Lãi suất
Lãi suất giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành quyết định phù hợp với lãi suất thị trường và quy định hiện hành về lãi suất của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và an toàn hoạt động cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Trong thời hạn phát hành giấy tờ có giá, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chủ động điều chỉnh lãi suất giấy tờ có giá phù hợp với quy định về điều chỉnh lãi suất của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ.
Phương thức phát hành giấy tờ có giá
- Các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có thể thực hiện phát hành giấy tờ có giá theo các phương thức: Trực tiếp phát hành, bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành, đấu thầu.
- Việc thực hiện trực tiếp phát hành, bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành, đấu thầu phát hành giấy tờ có giá phù hợp với quy định pháp luật.
- Phí bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành, đấu thầu giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành thỏa thuận với tổ chức bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành, đấu thầu giấy tờ có giá.
Thủ tục phát hành và thanh toán giấy tờ có giá
Thủ tục phát hành và thanh toán giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định phù hợp với đặc điểm, mô hình quản lý của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các quy định pháp luật hiện hành, đảm bảo việc phát hành và thanh toán giấy tờ có giá được chính xác và an toàn.
Thanh toán giấy tờ có giá
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thanh toán tiền gốc cho người mua giấy tờ có giá khi giấy tờ có giá đến hạn thanh toán.
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện trả lãi theo phương thức trả lãi trước, hoặc trả lãi một lần khi đến hạn thanh toán, hoặc trả lãi theo định kỳ.
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thỏa thuận trả lãi theo lãi suất cố định, lãi suất có điều chỉnh định kỳ.
Quy định phát hành chứng chỉ tiền gửi
Chứng chỉ tiền gửi ngân hàng nào cao nhất?
Thời gian gần đây, hàng loạt các ngân hàng thương mại liên tục chạy đua phát hành chứng chỉ tiền gửi với mức lãi suất hấp dẫn nhất, thậm chí còn được nhiều người gọi là “siêu lãi suất” là ở các kỳ hạn dài. Hãy tham khảo thông tin về chứng chỉ tiền gửi của một số ngân hàng tiêu biểu dưới đây để đưa ra lựa chọn đầu tư mang lại hiệu quả cao nhất:
Ngân hàng VIB
Chứng chỉ tiền gửi ngân hàng VIB với mức lãi suất hấp dẫn lên đến 8,7%/năm được cố định trong suốt kỳ hạn của chứng chỉ tiền gửi. Cầm cố vay lên tới 100% mệnh giá với lãi suất vay ưu đãi. Tính năng linh hoạt có quyền cho, tặng thừa kế và chuyển nhượng chứng chỉ tiền gửi theo quy định của pháp luật.
Đặc tính sản phẩm:
- Loại tiền gửi tiết kiệm ngân hàng: VND.
- Mệnh giá phát hành: Không thấp hơn 10.000.000 VND (mười triệu đồng) và phải là bội số của 1.000.000 VND (một triệu đồng).
- Kỳ hạn: 61 tháng, 84 tháng.
- Lãi suất: Kỳ hạn 61 tháng lãi suất 8,5%/năm; Kỳ hạn 84 tháng lãi suất 8,7%/năm. Trả lãi hàng năm 01 lần/năm.Có thể dùng để cầm cố, bảo lãnh, vay thế chấp tại VIB hoặc tổ chức tín dụng khác.
Xem thêm: Hãng Microsoft thay thế chứng chỉ MCSA, MCSD, MCSE bởi hệ thống chứng chỉ Microsoft role-based
Xem Thêm : Cách tải, cài đặt phầm mềm gõ tiếng Việt Unikey, EVKey cho máy tính
Xem thêm: Chứng chỉ tiền gửi VIB – An tâm sinh lời với lãi suất hấp dẫn
Ngân hàng VPBank
Thời gian vừa qua, VPBank đã phát hành chứng chỉ tiền gửi với mức lãi suất vô cùng hấp dẫn. Chứng chỉ tiền gửi VPBank đã chinh phục nhiều khách hàng khó tính. Điều này giúp nâng cao nguồn vốn hoạt động, tăng vốn trung hạn và dài hạn cho VPBank. Đồng thời, nó còn nâng cao tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng
Đặc điểm:
- Mệnh giá từ 1.000.000 VND và là bội số của 100.000 VND.
- Được phép chuyển nhượng cam kết không thanh toán trước hạn.
- Kỳ hạn 18 tháng, 24 tháng, 36 tháng và 60 tháng.
- Lãi suất cạnh tranh nhất trên thị trường và theo biểu lãi suất có hiệu lực của VPBank tại thời điểm phát hành
- Chứng nhận tiền gửi.
- Phương thức trả lãi: Trả lãi cuối kỳ, trả lãi định kỳ 3 tháng 1 lần và trả lãi định kỳ 1 tháng 1 lần.
- Thanh toán trước hạn: Khách hàng cam kết không thanh toán trước hạn Chứng nhận tiền gửi.
Xem thêm: Sử dụng tiền nhàn rỗi hiệu quả với chứng chỉ tiền gửi VPBank
Ngân hàng Sacombank
Mua chứng chỉ tiền gửi mệnh giá tối thiểu 1 triệu đồng, kỳ hạn 7 năm tại Sacombank, khách hàng được hưởng lãi suất hấp dẫn 8,6%/năm. Chứng chỉ tiền gửi đang trở thành một trong những kênh đầu tư ưa thích của các cá nhân hoặc tổ chức có nguồn tài chính lớn, tìm kiếm sự an toàn trong sử dụng vốn trung dài hạn.
Đặc điểm:
- Không được đảm bảo bằng tài sản của Sacombank.
- Sacombank chỉ trả nợ trước thời gian đáo hạn với điều kiện sau khi thực hiện vẫn đảm bảo các tỷ lệ, giới hạn bảo đảm an toàn theo quy định và báo cáo ngân hàng Nhà nước.
- Sacombank được ngừng trả lãi và chuyển lãi lũy kế sang năm tiếp theo nếu việc trả lãi dẫn đến kết quả kinh doanh trong năm bị lỗ.
- Trong trường hợp thanh lý ngân hàng, người sở hữu chứng chỉ tiền gửi chỉ được thanh toán sau khi ngân hàng đã thanh toán cho tất cả các chủ nợ khác.
Xem thêm: Những điều cần biết về chứng chỉ tiền gửi Sacombank
Ngân hàng Vietcombank
Đối với ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – Vietcombank phát hành chứng chỉ tiền gửi nhằm huy động vốn trung và dài hạn của các nhà đầu tư. Sở dĩ chứng chỉ này của Vietcombank được các nhà đầu tư quan tâm không chỉ vì sự uy tín của Vietcombank mà còn từ mức lãi suất hấp dẫn mà Vietcombank đưa ra.
Đặc điểm:
- Lãi suất của chứng chỉ tiền gửi Vietcombank bằng VND kỳ hạn 12 tháng là 0,73%/tháng (tức 8,76%/năm); Kỳ hạn 24 tháng 0,76%/tháng (tức 9,12%/năm).
- Lãi suất tương ứng cùng kỳ hạn của chứng chỉ tiền gửi bằng USD lần lượt là 5,10%/năm và 5,15%/năm.
- Khách hàng cũng có quyền rút trước hạn và hưởng lãi suất không kỳ hạn.
Xem thêm: Chứng chỉ tiền gửi Vietcombank – Lựa chọn tối ưu cho khách hàng
Trên đây là thông tin chi tiết về bài viết điều kiện phát hành chứng chỉ tiền gửi của các công ty tài chính, mong rằng những thông tin trên giúp bạn lựa chọn được hình thức đầu tư tiền của mình hiệu quả. Bạn nên xem xét thật kỹ trước khi quyết định gửi món tiền đó vào đâu. Một nhà đầu tư thông minh luôn chọn cho mình những phương án tối ưu nhất!!
Xem thêm: So sánh các loại ổ cứng Western Digital (WD) – Loại nào chuyên dụng camera?
Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
Lời kết: Trên đây là bài viết quy định về phát hành chứng chỉ tiền gửi. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn