Cùng xem lan giáng thu trên youtube.
Giáng thu là tên một loài hoa lan rất đẹp và đang được liệt vào danh sách các loại hàng hiếm ngày nay. Vì vẻ đẹp và độ hot của loài lan này, nên ngày nay rất người chơi lan đang tìm và săn lùng và tìm bằng được chúng. Hãy cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp tuyệt mỹ của Giáng Thu qua bài viết dưới đây nhé.
Tên gọi và nguồn gốc lan Giáng Thu
Tên gọi: Giáng Thu có tên khoa học là Aerides rubescens, tại Việt Nam còn được gọi với cái tên rất mỹ miều và dịu dàng là giáng thu, tiểu hoàng đỏ.
Bạn đang xem: lan giáng thu
“GIÁNG THU KHÁC VỚI LAN HỒNG NHẠN”
Nguồn gốc: Giáng Thu thuộc nhóm cây phụ sinh, nằm trong họ phong lan Orchidaceae và thuộc bộ Orchidales. Giáng Thu mọc nhiều ở Đà Lạt và Lâm Đồng, nơi có khí hậu ẩm, mát mẻ quanh năm trên các thân gỗ cao từ 1000-1800m. Hiện nay giống lan này đang là một loại lan quý hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng, mức độ đe thuộc bậc R. Đây là lý do mà tại sao loài lan này được quý hiếm và được nhà nước tìm cách bảo tồn và nhân giống.
Đặc điểm nhận diện Giáng Thu
Thân cây lan: Giáng Thu là loại lan sống phụ sinh, có thân cao và mập mập tròn đều, thân cao đến 25cm, thân của Giáng Thu khá giống thân của Hoàng nhạn.
Lá: Lá Giáng Thu có phiến rất dài đến 45cm và rộng khoảng 2,5-3cm, lá xếp khít nhau đối xứng qua thân tương đối dày và cứng, lá màu xanh sẫm. Ở cuối mỗi lá thường có những vết khuyết hình chữ V. Hai phiến lá úp vào nhau áp sát vào thân trông rất chắc chắn. Tuy nhiên, tuỳ từng điều kiện sống mà lá của chúng có thể xếp sít vào nhau hoặc cách xa nhau.
Xem thêm: mặt nạ ngủ môi carenel lip sleeping mask review
Xem Thêm : May Là Tháng mấy? Ý Nghĩa Của Các Tháng Trong Tiếng Anh?
Ở điều kiện cây ăn nhiều nắng, lá cây có thể tương đối ngắn, xếp sít nhau trên thân. Tuy nhiên nếu thiếu ánh sáng, cây lan tiểu hoàng đỏ có thể vươn cao hơn, thân đuôn dài và các lá cũng có phần dài hơn, không xếp khít như cây đủ nắng.
Có nhiều người nhầm lẫn lan giáng thu với hoàng nhạn, bạch nhạn hay cả râu mực, các bạn để ý tránh nhầm lẫn.
Hoa: Giáng thu có vòi hoa mọc ra từ những khe lá, Cuống hoa rất dài, thường sẽ dài ít nhất bằng lá, rủ xuống trông rất đẹp. Giáng thu có hoa màu tím hơi hồng đậm, lá đài màu xanh sẫm có hình bầu dục, cánh hoa tương đối hẹp. Cánh môi sẽ không có khớp ở gốc, thùy hoa hai bên nhỏ, rất ngắn và cong vào trong, còn thùy giữa hình bắc trứng thuôn nhọn. Cựa hoa hình trụ hơi mảnh, trong cựa không có mụn cóc, dài khoảng nửa chiều dài của cuống hai và bầu. Trụ hoa hơi ngắn.
Hoa Giáng Thu rất nhỏ, tuy nhiên chúng mọc thành chùm trông lại rất rực rỡ, làm nổi bật và rạng rỡ ngay một vùng không gian xung quanh nó. Đây là vẻ đẹp riêng của Giáng Thu mà không loài nào có được – vẻ đẹp của núi rừng, nhẹ nhàng, hoang dã và luôn tươi tắn. Giáng Thu bắt đầu ra hoa vào tháng tư, hoa rất bền thường được khoảng 15-20 ngày nếu không tiếp xúc với mưa.
Cách trồng lan Giáng Thu như thế nào?
Chuẩn bị giá thể: Giáng Thu ưa thoáng mát và cần độ ẩm cao, nên để trồng loài lan này chúng ta cần chuẩn bị gỗ, rêu hoặc chậu có lỗ thoát nước. Tất cả giá thể cần được xử lý sạch sẽ và đảm bảo cho lan.
Xử lý cây giống: Cây giống khi mua về cần tỉa vợi lá thối, úa vàng, dễ thừa, dễ thối sau đó ngâm qua nước vôi trong và để ráo nước để xử lý và vệ sinh mầm bệnh cho lan.
Tham khảo: cách sơn xe đẹp
Xem Thêm : Lời bài hát Trả giá – Em có sai với ai đi nữa
Cách trồng: Giáng thu có thể ghép lên thân gỗ hay trồng trực tiếp vào chậu như các giống lan Hoàng Nhạn khác. Khi trồng vẫn cần lưu ý đặt sát gốc vào sát đáy chậu và cố định thân cho thật chắc để tránh lan bị lung lay hay bật gốc. Sau đó tưới nước và theo dõi sự phát triển của lan.
Chính vì nó thuộc dòng lan giáng hương nên các bạn cứ trồng như quế trắng, tam bảo sắc hay quế tím đều được hết, cực kì dễ dàng, miễn đảm bảo cố định chắc cây và thông thoáng thoát nước tốt là được.
Chăm sóc lan Giáng Thu
Tưới nước: Giáng thu là loài lan ưa ẩm vì vậy cây luôn có nhu cầu cần được tưới nước mỗi ngày. Đối với mùa hè thì ta nên tưới 2-3 lần một ngày, vào mùa đông chỉ cần tưới 1 lần 1 ngày là đủ. Nên thiết kế vòi phun sương tự động định kỳ để cân bằng độ ẩm cho lan thường xuyên.
Ánh sáng: là loài cây ưa bóng mát nên độ sáng thích hợp để trồng lan Giáng Thu là từ 50-60%, thích hợp nhất là để trong mái che có lưới che đen hoặc xanh. Nhiệt độ thích hợp để trồng loại lan này là vào mùa thu khi thời tiết mát mẻ và dễ chịu đối với miền Bắc.
Bón phân: Giáng thu có khả năng tự lấy chất dinh dưỡng từ đất hay từ các vật mà nó sinh sống. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần bón phân cho lan khoảng 1 lần 1 tháng, phân nên tưới là phân hữu cơ, hay NPK, dùng với hàm lượng 20-20-20 hòa tan với 4 lít nước và tưới đẫm vào gốc. Nên định kỳ phun thuốc sâu, nấm bệnh hại lá cho lan.
Trên đây là một số cách nhận diện và chăm sóc lan Giáng Thu. Là loại lan quý hiếm nên loại lan này cần được bảo vệ và nhân giống. Hãy cùng chung tay để bảo vệ loài lan quý hiếm, rực rỡ này nhé.
Xem thêm:
Có thể bạn quan tâm: lập trình viên thi khối nào
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc lan cù lao minh
- Bật mí cách trồng lan hỏa hoàng cam rực rỡ
Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Tin tức
Lời kết: Trên đây là bài viết lan giáng thu. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn