Cùng xem xử lý xơ dừa trồng lan trên youtube.
Trồng lan bằng xơ dừa chắc hẳn không còn xa lạ với nhiều người chơi lan nữa. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách xử lý xơ dừa trồng lan đúng cách giúp cây khỏe mạnh và hạn chế mầm bệnh ảnh hưởng xấu cho cây. Ngay bây giờ, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé!
- biên bản kiểm tra hồ sơ sổ sách giáo viên
- Renekton mùa 12: Bảng Ngọc và Cách lên đồ Renekton mới nhất
- Bài thu hoạch tập huấn An toàn vệ sinh thực phẩm năm học 2020 – 2021 Câu hỏi trắc nghiệm ATVSTP trường Mầm non
- bản tự nhận xét cá nhân
- Tinh bột, Xenlulozơ Tính chất hóa học, Tính chất vật lý, Ứng dụng của Tinh bột và Xenlulozơ – Hóa 9 bài 52
Vai trò của xơ dừa khi trồng lan
Xơ dừa giúp cây chống nóng một cách hiệu quả. Khi trồng lan chúng ta thường hay để hở gốc của cây cho chúng thông thoáng và hạn chế đọng nước. Tuy nhiên với ánh nắng chiếu trực tiếp sẽ khiến cho cây chịu nhiệt độ cao. Sự có mặt ở xơ dừa làm giá thể trồng lan giúp cây chống nóng rất hiệu quả.
Bạn đang xem: xử lý xơ dừa trồng lan
Xơ dừa giữ ẩm cực tốt. Và đây cũng chính là lý do đa số chúng ta sử dụng xơ dừa cho lan. Dù là xơ dừa vụn hay xơ dừa xé, miếng xơ dừa thì chúng đều có khả năng giữ ẩm không phải bàn cãi. Tùy thuộc vào từng loại lan mà bạn có thể sử dụng xơ dừa theo từng loại và cách dùng khác nhau.
Xơ dừa trồng lan giúp chậu lan nhẹ hơn, từ đó giảm bớt gánh nặng cho lan, tối ưu được bài toán làm giàn lan hơn, đỡ lo hơn trong mùa mưa bão.
Xơ dừa có chứa nhiều hợp chất hữu cơ tự nhiên tốt, từ đó giúp bộ rễ phát triển khỏe mạnh hơn.
Ngoài ra, nó còn là nơi rễ cây lan có thể bám vào và cung cấp các dưỡng chất cho cây. Chính vì thế xơ dừa trồng lan được sử dụng phổ biến hiện nay.
Các dạng xơ dừa chúng ta hay sử dụng để trồng lan
Tùy từng loại cây và ứng dụng mà chúng ta có nhiều cách dùng xơ dừa cho lan khác nhau. Chúng ta có thể kể đến như:
Mụn dừa – mùn dừa – xơ dừa nghiền thành bột
Xơ dừa loại này không chỉ dùng cho lan mà cho cả cây trồng. Đặc điểm của loại này là giữ ẩm cực tốt, tơi xốp, dùng để ủ cùng phân hữu cơ thì tuyệt vời.
Mùn dừa này ít khi người ta dùng 100% làm giá thể trồng lan. Thông thường mùn dừa này chỉ để rải 1 lớp mỏng trên mặt chậu lan giúp cây giữ ẩm tốt hơn mà thôi. Ngoài ra nó được dùng làm giá thể cho ươm cây hoặc trộn cùng các loại giá thể khác giữ ẩm kém hơn.
Xơ dừa băm
Loại này thì tùy người dùng, có người băm nhỏ cỡ đầu ngón tay, có người băm nhỏ hơn,… Loại xơ dừa băm này thường được sử dụng để trộn chung với giá thể khác cho đảm bảm giá thể vừa thông thoáng, vừa giữ được độ ẩm.
Xơ dừa sợi
Xơ dừa sợi là loại người ta xé nhỏ từ vỏ dừa. Loại này người ta hay dùng làm tã cho cây mới trồng. Ngoài ra nó dùng để bó quanh trụ gỗ để giữ ẩm rất hiệu quả. Xơ dừa sợi ngày nay cũng được nhiều nhà vườn sử dụng làm giá thể trồng lan ra chai.
Xơ dừa miếng
Xem thêm: Sửa lỗi biểu tượng loa có dấu X màu đỏ, máy tính không có âm thanh
Xem Thêm : 20 mẫu tranh tô màu hello kitty đáng yêu dành cho bé
Loại này chúng ta dễ gặp nhất là để trồng lan công nghiệp nhà vườn. Bạn để ý các loại cây như cattleya, vũ nữ, dendro,…Khi mua về thì đa số chúng được trồng bằng cách ghép 2 miếng xơ dừa lớn vào để trồng cây.
Vỏ dừa để cả quả
Một số ít thì chơi luôn cả quả dừa để trồng lan. Bên trong chúng ta có thể dùng các loại giá thể khác nhau như viên đất nung, than củi, dớn,… Cách này thì quả dừa vừa làm chậu, vừa làm giá thể cho cây.
Tuy nhiên, dù là làm cách này thì trước khi trồng lan chúng ta đều phải xử lý chúng một cách cẩn thận, vừa để giảm bớt chất chát ( Tanin và Lignin) có trong xơ dừa, vừa hạn chế tối đa nấm mốc trú ngụ ở đó. Trong 2 chất vừa kể trên thì:
Tanin dễ dàng tan trong nước
Lignin chỉ tan trong môi trường kiềm. Nếu không loại bỏ được nó thì cây sẽ chậm phát triển, bị còi cọc, nhiễm độc. Do vậy cần xử lý giá thể xơ dừa là vô cùng quan trọng. Vậy cách xử lý xơ dừa trồng lan như thế nào?
Xử lý xơ dừa trồng lan thế nào cho đạt hiệu quả cao nhất?
Bước 1. Lựa chọn xơ dừa
Xơ dừa cần chọn là loại của quả dừa lấy cùi, đã già, nhiều xơ và ít mùn vụn. ( Khi bạn dùng tay xé nhỏ xơ dừa thì sẽ thấy có nhiều mùn dừa rơi rụng. Loại này giữ ẩm tốt nhưng đồng thời nhanh mục hơn xơ già rất nhiều). Tất nhiên nếu không có loại ngon thì bạn có thể dùng loại xơ dừa loại dừa nước cũng được, tuy nhiên loại này non nên rất hao, phơi nắng đi nó ọp ẹp lại nhìn chán lắm.
Bước 2: Làm sạch vỏ dừa
Nói là làm sạch vỏ dừa thôi, bạn nhặt vỏ dừa về sẽ thấy chúng còn lẫn đất bẩn, phần cùi dừa sót lại,… mang máy bơm xịt qua chúng cho sạch sẽ đi.
Bước 3: Băm, xé, bổ miếng tùy dùng
Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà bạn bổ miếng, xé nhỏ, nghiền mùn,…cho thích hợp.
Bước 4: Xả nhiều lần với nước
Sau khi đã sơ chế xong xơ dừa, chúng ta bắt đầu dùng nước sạch xả qua cho chúng bớt chát vài lần. Lúc này bạn sẽ thấy chúng ra nhiều nước màu nâu đục chính là thứ chúng ta cần loại bỏ.
Bước 5: Ngâm xơ dừa vào nước
Bạn ngâm xơ dừa vào nước 1-3 ngày cho chúng bớt chất chát. Với những miếng xơ dừa to thì chúng ta cần phải ngâm thì mới loại bỏ được chất chát. Bạn lưu ý khi mới ngâm xơ dừa miếng thì nó sẽ nổi. Bạn làm viên gạch đè cho chúng chìm hoàn toàn trong nước.
Bước ngâm nước này giúp bạn loại bỏ hoàn toàn chất Tanin. Loại này loại bỏ dễ dàng vì chúng tan trong nước.
Có thể bạn quan tâm: beijing x7 giá lăn bánh
Xem Thêm : Dũng Khí / 勇气
Bạn có thể luân phiên mỗi ngày thay nước 1 lần nếu số lượng xơ dừa nhiều để loại bỏ hoàn toàn Tanin.
Bước 6: Ngâm toàn bộ xơ dừa ngập trong nước vôi
Tuy nhiên, Lagin chỉ tan trong môi trường kiềm. Do đó chúng ta sẽ tận dụng sẵn vôi để xử lý xơ dừa một cách tiết kiệm và hiệu quả nhất.
Bạn có thể dùng bất cứ loại vôi nào có sẵn để xử lý giá thể xơ dừa: vôi quét nhà cũng được, vôi cục để tôi cũng được, vôi xử lý chuồng trại cũng được,…
Tôi thì dùng loại vôi chuyên xử lý chuồng trại, ao cá. Người ta hay bán theo bì, tán sẵn bột, về mình chỉ cần hòa vào nước là xử lý ngay. Với vôi tôi thì bạn lưu ý phải tôi trước, cẩn thận bị bỏng, sau đó hãy dùng nước vôi đó ngâm xơ dừa.
Ngâm toàn bộ xơ dừa vào thùng nước vôi từ 5-7 ngày, mỗi ngày đảo 1 lần cho xơ dừa ngấm đều nước vôi.
Các bạn lưu ý đừng dùng chậu nhôm ngâm vôi nhé, chúng tác dụng với kiềm bào mòn chậu đấy!
Bước 7: Vớt xơ dừa đã ngâm vôi ra và rửa sạch bằng nước
Bạn lưu ý khi vớt ra thì nên xả lại 1 lần nước cho sạch cặn vôi bột trắng, chúng ta chỉ cần lấy xơ dừa thôi không cần vôi. Nếu để chắc cốp thì bạn có thể ngâm chúng lại 1 ngày với nước sạch
Bước 8: Phơi khô xơ dừa và cất đi sử dụng dần
Bạn vắt kiệt nước của xơ dừa nếu có thể và phơi chúng thật khô để sử dụng dần.
Trên đây là toàn bộ quy trình xử lý xơ dừa trồng lan đúng cách. Đây là quy trình quan trọng và cần thiết với bất kì người chơi lan nào!
Bạn có thể quan tâm:
- Xử lý than trồng lan như thế nào
- Cách xử lý gỗ trồng lan
- Xử lý dớn bảng trồng lan như thế nào?
- Cách xử lý vỏ thông trồng lan
4.5 / 5 ( 6 bình chọn )
Tham khảo: font chữ calligraphy đẹp
Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Tin tức
Lời kết: Trên đây là bài viết xử lý xơ dừa trồng lan. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn