Cùng xem Xu hướng là gì? (Tâm lý học) trên youtube.
Khái quát về Xu hướng con người trong tâm lý học. Tìm hiểu Các biểu hiện của xu hướng để ứng dụng trong bản thân, công việc và cuộc sống.
Mục lục
- 1. Khái niệm xu hướng
- 2. Biểu hiện của xu hướng
- 2.1. Nhu cầu
- 2.2. Hứng thú
- 2.3. Lý tưởng
- 2.4. Thế giới quan
- 2.5. Niềm tin
1. Khái niệm xu hướng
Xu hướng là sự hướng tới một mục tiêu, một đối tượng nào đó. Đó là hệ thống các nhân tố thúc đẩy bên trong quy định Tính tích cực của con người trong hoạt động của mình.
Xu hướng của con người cho biết ý muốn hoặc chiều hướng phát triển của cá nhân đó, hướng vươn tới của họ và thúc đẩy con người hoạt động theo một mục tiêu nhất định. Xu hướng của con người được biểu hiện qua nhu cầu, hứng thú, lý tưởng, thế giới quan và niềm tin.
2. Biểu hiện của xu hướng
2.1. Nhu cầu
a. Khái niệm nhu cầu
Nhu cầu là cái tất yếu tự nhiên, nó là thuộc Tính tâm lý của con người, là sự đòi hỏi tất yếu của con người để tồn tại và phát triển.
A.G. Covaliop đã từng nói: “Nhu cầu là sự đòi hỏi của các cá nhân và các nhóm xã hội khác nhau, muốn có những điều kiện nhất định để sống và phát triển”.
Nhu cầu là nguồn gốc của Tính tích cực, hoạt động đó chính là động cơ thúc đẩy con người hoạt động. Lênin đã từng nói: “Giải quyết nhu cầu chính đáng cho mỗi con người đó không những chỉ là mục tiêu liên kết các thành viên trong tập thể mà còn là động lực để phát triển tập thể”.
b. Đặc điểm của nhu cầu
Nhu cầu phát triển theo các bước tuần tự hay nhảy vọt tùy theo từng hoàn cảnh cụ thể của từng người, nhưng không bao giờ dừng lại, không bao giờ thỏa mãn. Tục ngữ có câu: “Được voi đòi tiên” là để chỉ sự phát triển vô tận của nhu cầu và lòng ham muốn.
Nhu cầu của con người rất đa dạng và phong phú. Nếu nhu cầu được thỏa mãn thì con người cảm thấy sảng khoái, dễ chịu, phấn chấn. Trái lại, nếu nhu cầu không được thỏa mãn thì con người cảm thấy chán nản, khó chịu, bực bội.
Nhu cầu của con người gắn liền với sự phát triển của sản xuất, xã hội và sự phân phối giá trị vật chất cũng như tinh thần.
c. Hai nhóm nhu cầu cơ bản
– Nhu cầu tự nhiên (hay nhu cầu sinh lý, vật chất): Loại nhu cầu này chủ yếu do bản năng sinh ra, có cả ở con người và động vật. Tuy nhiên, những nhu cầu tự nhiên này ở con người đã được xã hội hóa. Nhu cầu tự nhiên bao gồm: Nhu cầu ăn, mặc ở, nhu cầu an toàn trong sản xuất, trong đời sống thường ngày…
Đặc điểm của nhóm nhu cầu này là:
Nhu cầu tự nhiên thường có giới hạn về lượng và có Tính chu kỳ rõ rệt, có nghĩa là nhu cầu nào đó của nhóm này thỏa mãn không phải là nó chấm dứt (Ăn no rồi nhưng sau một thời gian lại thấy đói). Tính chu kỳ này là do sự biến đổi theo Tính chu kỳ vốn có của cơ thể và môi trường xung quanh.
Sự căng thẳng càng mạnh thì cường độ càng lớn, nhưng khi thỏa mãn đến đỉnh cao thì lại cảm thấy chán nản, mệt mỏi. Ví dụ: Khi đói thì rất muốn ăn nhưng khi đã no rồi thì nhìn thấy thức ăn lại chán…
– Nhu cầu xã hội (Nhu cầu tinh thần):
Nhu cầu xã hội chủ yếu do tâm lý tạo nên, nói lên bản chất xã hội của con người. Nhu cầu loại này bao gồm: Nhu cầu lao động, nhu cầu giao tiếp, nhu cầu tình cảm, nhu cầu học tập, nhu cầu về sự công bằng, nhu cầu được đánh giá và đánh giá một cách chân thực, nhu cầu thể hiện và tự thể hiện mình…
Xem Thêm : Chiếu Tăm Trúc – NỆM SÀI THÀNH
Đặc điểm của nhóm nhu cầu này là : Khó đo lường và không có giới hạn. Những nhu cầu này thường sâu và bền.
Sự phân chia ra hai loại nhu cầu tự nhiên và xã hội chỉ có Tính tương đối do Tính tổng hợp của tâm lý con người mà các nhu cầu nói trên không thể tách riêng biệt với nhau. Trong mỗi nhu cầu đều chứa đựng cả yếu tố tự nhiên và xã hội. Lấy nhu cầu ăn làm ví dụ. Đứng dưới góc độ là một nhu cầu tự nhiên thì đó chỉ là ăn sao cho no, ăn cái gì nhưng con người còn đòi hỏi ăn như thế nào, ăn ở đâu, với ai… đó chính là nhu cầu xã hội.
d. Ứng dụng của việc tìm hiểu nhu cầu
Như vậy, con người có rất nhiều nhu cầu khác nhau, song trong một doanh nghiệp các nhân viên dưới quyền đều có những nhu cầu khá ổn định sau đây mà nhà quản trị phải quan tâm:
- Nhu cầu có một cuộc sống kinh tế ổn định, thu nhập ngày càng cao, điều kiện sinh hoạt và làm việc ngày càng tốt.
- Nhu cầu công bằng xã hội: Nếu không giải quyết tốt vấn đề này sẽ gây ra các mâu thuẫn trong doanh nghiệp. Công bằng thể hiện trên các mặt: Phân phối phúc lợi tập thể, trọng người tài, công bằng trong sử dụng người, học tập, tự do…
- Nhu cầu tự do: Nhu cầu này phát triển cùng với sự phát triển của trình độ nhận thức con người. Nhu cầu này thể hiện: Con người luôn mong muốn tự do lựa chọn công việc, nơi làm việc để tự khẳng định mình, được độc lập làm theo trách nhiệm của mình, tự do tư tưởng (bao gồm cả tự do Tín ngưỡng).
- Nhu cầu có gia đình hạnh phúc: Người lao động chỉ toàn tâm, toàn ý với công việc khi họ có gia đình hạnh phúc. Bản thân nhà quản trị cũng phải luôn quan tâm, xây dựng gia đình mình sao cho hạnh phúc, sống có nề nếp gia phong thì mới mong lãnh đạo được người khác (tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ).
- Nhu cầu có những nhà quản lý, lãnh đạo vừa có tài, vừa có đức.
2.2. Hứng thú
a. Khái niệm hứng thú
Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với sự vật, hiện tượng nào đó, vừa có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống của người đó vừa tạo ra cho họ những khoái cảm.
b. Hai điều kiện hình thành hứng thú
- Về khách quan: Đối tượng của hứng thú phải có cường độ kích thích mạnh (như hấp dẫn, đẹp, mới lạ, độc đáo…) để gây được sự chú ý của con người. Ví dụ: Một bản nhạc hay, một bức tranh đẹp…
- Về chủ quan: Tùy thuộc vào con người. Cá nhân có ý thức đầy đủ, rõ ràng, hiểu được ý nghĩa của nó đối với đời sống riêng của mình. Ví dụ: Có hiểu biết về nhạc mới có khả năng cảm thụ được âm nhạc.
c. Vai trò của hứng thú
- Hứng thú giữ vai trò to lớn trong hoạt động của con người. Đầu tiên, hứng thú tạo ra khát vọng đi tìm hiểu đối tượng, từ đó điều chỉnh mọi hành vi, cử chỉ, ý nghĩ, tình cảm… theo một chiều hướng xác định.
- Hứng thú tạo sự tập trung chú ý cao độ bởi sự say mê, hấp dẫn của đối tượng, do đó dù khó khăn vẫn cố gắng vượt qua. Vì vậy, hứng thú là động lực thúc đẩy con người hoạt động đạt hiệu quả
d. Ứng dụng của việc tạo hứng thú trong quản trị
Nhà quản trị cần chú ý làm sao cho người lao động thật sự có hứng thú trong công việc của mình, để họ làm việc thoải mái và đạt năng suất cao. Khi gây hứng thú ở con người cần chú ý :
- Phải làm cho đối tượng hứng thú có cường độ kích thích mạnh, hấp dẫn, mới lạ và độc đáo.
- Làm cho nhân viên hiểu biết tương đối thấu đáo về nó.
Chẳng hạn muốn nhân viên có hứng thú làm việc trước hết phải nêu được ý nghĩa, tầm quan trọng, lợi ích của công việc đó đối với công ty cũng như bản thân anh ta, sau đó cần chỉ rõ cách thức thực hiện công việc đó. Có như vậy mới đạt được hiệu quả cao trong quản trị và thúc đẩy hiệu quả hoạt động của nhân viên.
2.3. Lý tưởng
a. Khái niệm lý tưởng
Lý tưởng là mục tiêu cao đẹp, một hình ảnh mẫu mực, tương đối hoàn chỉnh, có sức lôi cuốn con người vươn tới.
b. Đặc điểm của lý tưởng
– Lý tưởng vừa có Tính hiện thực, vừa có Tính lãng mạn. Có Tính hiện thực vì hình ảnh lý tưởng bao giờ cũng được xây dựng từ nhiều “chất liệu” trong hiện thực, có sức thúc đẩy con người hoạt động để đạt được mục đích hiện thực. Có Tính lãng mạn vì mục tiêu của lý tưởng bao giờ cũng là cái gì đó có thể đạt được trong tương lai, trong một chừng mực nào đó, nó đi trước cuộc sống, phản ánh xu thế phát triển của con người.
– Lý tưởng là biểu hiện tập trung nhất của xu hướng nhân cách, nó có chức năng xác định mục tiêu, chiều hướng phát triển của cá nhân, là động lực thúc đẩy, điều khiển toàn bộ hoạt động của con người, trực tiếp chi phối sự hình thành và phát triển của cá nhân.
c. Ứng dụng của việc tạo dựng lý tưởng
Nhà quản trị phải xây dựng những hình mẫu lý tưởng về một người nhân viên của doanh nghiệp từ đó tạo ra động lực để nhân viên phấn đấu và ứng xử theo các chuẩn mực của doanh nghiệp hướng đến hình ảnh lý tưởng.
Hình ảnh lý tưởng của nhân viên Walt Disney
Sự phát triển của Walt Disney quả là hấp dẫn. Nhưng những hoạt động diễn ra ở phía sau còn hấp dẫn hơn nhiều. Vấn đề khó khăn nhất đối với chúng ta là tiêu chuẩn hoá chất lượng. Ai đó đã từng nói: “Không thể nào vẽ được nụ cười trên mặt con người”. Quả đúng như vậy. Thái độ vui vẻ và hoà nhã của nhân viên là cực kỳ quan trọng trong việc thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Đó chính là yếu tố con người. Hãng Walt Disney đã định hướng đào tạo và xây dựng hình mẫu nhân viên lý tưởng của mình bằng cách thực hiện một chương trình định hướng và đào tạo họ một cách hết sức chu đáo, đặc biệt.
Xem Thêm : Soạn bài Sông núi nước Nam | Soạn văn 7 hay nhất – VietJack.com
Tất cả các nhân viên mới tuyển bắt buộc phải tham dự các khóa đào tạo về truyền thống, đường lối và phương thức hoạt động của hãng tại trường đại học Walt Disney. Họ học để nhận thức được Walt Disney là hãng kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí và ghi nhớ những thuật ngữ về hình mẫu nhân viên lý tưởng.
Nhân viên mới được nhận vào làm việc còn phải nhận thức được tầm quan trọng của hình dáng bề ngoài của mình, nghĩa là họ phải có dáng của Disney. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhân viên trong việc thực hiện đúng quy định, hãng đã cho in một cuốn sách nhỏ trong đó trình bày chi tiết những quy định về y phục, tóc và màu tóc, móng tay, đồ trang sức, biển tên, nước hoa dùng sau khi cạo râu… Từ giám đốc đến nhân viên tạp vụ đều mang biển hiệu ghi rõ họ tên và chức vụ.
2.4. Thế giới quan
a. Khái niệm thế giới quan
Là hệ thống các quan điểm về tự nhiên, xã hội và bản thân, xác định phương châm hành động của con người.
b. Đặc điểm của thế giới quan
Thế giới quan giúp con người giải quyết hàng loạt các câu hỏi: Tôi là ai? Xuất hiện như thế nào? Sống vì cái gì?… trên cơ sở nhận thức các vấn đề trên nhân cách của con người mới tự khẳng định, mới có khả năng hành động một cách có mục đích, có định hướng nhất định.
c. Vai trò của thế giới quan
Thế giới quan đóng vai trò nhân tố sống động của ý thức cá nhân, giữ vai trò chỉ dẫn cách thức tư duy và hành động của cá nhân. Nó đồng thời cũng thể hiện lý luận và khái quát hóa các quan điểm và hoạt
động của nhóm xã hội. Mỗi cá nhân cũng luôn mong muốn tiếp nhận những thế giới quan khác, làm phong phú thế giới quan cho mình, góp phần điều chỉnh định hướng cuộc sống. Xuất phát từ lập trường, biện giải thế giới quan đúng đắn, con người có thể có được những cách giải quyết vấn đề đúng đắn do cuộc sống đặt ra. Ngược lại, xuất phát từ lập trường sai lầm, con người khó có thể tránh khỏi hành động sai lầm.
d. Việc xây dựng thế giới quan
Là một quá trình lâu dài, nó là sự kết tinh của tri thức, kinh nghiệm sống,… Trước hết, nhà quản trị các cấp cần có thế giới quan đúng đắn, từ đó giúp họ có cái nhìn đúng đắn về bản thân và xu hướng phát triển cá nhân họ. Để xây dựng thế giới quan đúng đắn phụ thuộc rất lớn vào trình độ nhận thức và học vấn của mỗi cá nhân. Chính vì vậy, nhà quản trị phải luôn tạo điều kiện cho nhân viên nâng cao trình độ bản thân và điều quan trọng để xây dựng thế giới quan cho nhân viên là phải chăm lo đến đời sống vật chất cho mọi người. Bởi lẽ người ta khó có thể suy nghĩ và xây dựng thế giới quan đúng đắn nếu vẫn phải suy nghĩ về những mối lo cơm, áo, gạo, tiền…
2.5. Niềm tin
a. Khái niệm niềm tin
Là kết tinh các quan điểm, tri thức, tình cảm, ý chí được con người thử nghiệm, trở thành chân lý bền vững trong mỗi cá nhân. Niềm tin tạo cho con người nghị lực, ý chí để hành động phù hợp với quan điểm đã chấp nhận
b. Đặc điểm của niềm tin
– Có thể hiểu niềm tin là một hệ thống nhu cầu mà con người nhận thức được qua hiện thực biến thành nhân sinh quan, thế giới quan để xem xét cuộc đời, để định hướng hành vi, cử chỉ của con người. Niềm tin được củng cố nhờ có nhu cầu được thoả mãn. Con người có nhiều niềm tin cùng một lúc, mỗi niềm tin thỏa mãn một nhóm nhu cầu.
– Niềm tin giữ vai trò kim chỉ nam cho cuộc sống của con người. Nhờ có niềm tin đúng đắn mà con người dù có khó khăn nhưng vẫn yêu đời, vui tươi, sống và lao động với tràn đầy hy vọng vào tương
Ví dụ như việc học tập của học viên có nhiều khó khăn, gian khổ nhưng họ vẫn vui vẻ, cố gắng học tập bởi họ tin rằng học tập tốt sau khi ra trường sẽ có nhiều cơ hội việc làm…
Như vậy khi con người tin vào ai, tin vào cái gì thì họ phục vụ, phụng sự hết lòng vì người đó, điều đó. Vì vậy, nhà quản trị phải chú ý gây được niềm tin của mọi người vào mình, đặc biệt là phải tạo chữ Tín trong kinh doanh.
(Nguồn: Topica, Đặc điểm và các quy luật tâm lý cá nhân trong quản trị kinh doanh)
Bài viết liên quan:
- Các quy luật của cảm giác
- Làm thế nào để có trí nhớ tốt?
- Văn hóa giao tiếp là gì? Nguyên tắc giao tiếp có văn hóa
- Cấu trúc của nhóm xã hội
- Bản chất của các hiện tượng tâm lý
- Tình bạn là gì?
- Thuyết TOTE – Thuyết hành vi chủ quan
- Tâm lý tiêu dùng của phụ nữ và nam giới
Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Tin tức
Lời kết: Trên đây là bài viết Xu hướng là gì? (Tâm lý học). Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn