Cùng xem Truyện cười ngắn 20-11 hay và ý nghĩa trên youtube.
Truyện cười ngắn 20-11 hay và ý nghĩa
Truyện cười không chỉ làm cho mẫu báo tường của lớp bạn thu hút, hấp dẫn hơn mà còn tạo ra những giây phút thư giãn, tiếng cười sảng khoái vào ngày 20-11. Sau đấy là những câu chuyện về thầy cô giáo và học trò 20/11 vô cùng hài hước.
Bạn đang xem: truyện cười 20/11
Ngày 20/11 thường được tổ chức nhiều hoạt động văn nghệ, vui chơi. Bên cạnh đó, viết báo tường cũng được các trường tổ chức khá sôi nổi. Trong các mục của báo tường, phần truyện cười là một tròn những điểm thú vị vừa giúp học sinh sáng tạo vừa là cách giải trí hiệu quả, đem lại những tiếng cười sáng khoái. Dưới đây là tổng hợp những mẩu truyện cười ngắn 20-11 hay và ý nghĩa mà wiki.onlineaz.vn sưu tầm được để các bạn tham khảo và chọn lọc cho mình những câu chuyện hay nhất để làm cho tờ báo tường của đội mình sáng tạo và hấp dẫn nhất, đạt kết quả cao.
1. Lý do bố khổ vì cô giáo
Cô giáo bảo Vova:
– Em học lười thì chỉ làm khổ bố mẹ thôi.
– Bố em lại bảo rằng, chính cô mới làm bố khổ, phải suy tư nhiều và thỉnh thoảng còn mất ngủ nữa.
– Em không đùa đấy chứ?
– Thoáng đỏ mặt, cô giáo hỏi lại. Em nói rõ hơn đi?
– Vâng ạ, vì cô cho nhiều bài tập về nhà quá, bố em làm không xuể.
2. Chẳng biết chồng hình gì?
Để hiểu học trò hơn, cô giáo bảo học sinh vẽ vào một tờ giấy mơ ước mai sau của mình.
Khi cô xem, có em vẽ hình máy bay tỏ ý muốn làm phi công, em thì vẽ ống nghe muốn làm bác sĩ… Riêng Natasha để tờ giấy trắng nguyên, cô hỏi:
– Chẳng lẽ lớn lên em không muốn làm gì cả sao?
Natasha băn khoăn đáp:
– Lớn lên em sẽ lấy chồng, nhưng chẳng biết nó hình gì?
– ???
3. Cô đúng hay trò đúng?
Cô giáo mầm non mang một tập giấy vẽ hình con vịt cầm ô.
Cô dặn tô con vịt màu vàng và tô màu xanh da trời cho cái ô. Cả lớp đều ngoan ngoãn vâng lời, trừ bé Pinky. Cô giáo cầm bài tô màu của Pinky, nhíu mày hỏi:
– Này Pinky, em đã bao giờ nhìn thấy con vịt nào màu xanh da trời chưa?
– Dạ chưa ạ! – cô bé đáp.
Cô giáo hỏi tiếp:
– Thế tại sao em lại tô vịt màu xanh?
Pinky nhún vai:
– Vậy cô đã bao giờ nhìn thấy con vịt nào có thể cầm ô chưa ạ?
4. Cô giáo đứng hình trước lý do học trò đi muộn
Đang trong giờ học, cô giáo đang giảng bài thì có hai em học sinh đến trễ khúm núm bước vào. Cô giáo thấy vậy liền hỏi:
– Tũn, sao em đi học trễ?
Tũn trả lời:
– Dạ thưa cô, sáng nay đi học mẹ em cho em mười nghìn. Em làm rớt mất phải ở lại tìm nên trễ ạ!
– Thôi được rồi, lần sau phải cẩn thận đấy. Em vào chỗ ngồi đi!
Xong cô giáo liền quay sang học trò Tèo:
– Còn em, tại sao em cũng đi học trễ?
Tèo mếu máo bảo:
– Dạ thưa cô tại bạn làm rớt mười nghìn. Em… em…
– Em giúp bạn tìm lại nên đến trễ à?
Tèo lắc đầu:
– Dạ không, em bận… đạp lên tờ tiền đó nên mới đến trễ ạ!
– !?!
5. Bố thích nhắc đến cô giáo
Giờ cơm, bố nhắc nhở con gái:
– Sao con lại vừa ăn vừa xem phim thế kia? Có tin bố mách với cô giáo con không?
Buổi tối thấy con gái xem phim hoạt hình, ông bố lại tiếp tục càm ràm:
– Suốt ngày chẳng chịu học hành gì cả, cứ cắm mặt vào ti vi. Hôm nào bố phải nói lại với cô giáo của con mới được.
– Lúc nào bố cũng nhắc đến cô giáo cả! – cô con gái đáp – Bố có tin là con mách mẹ không?
6. Cách vào đề bá đạo của thầy giáo
Đầu giờ toán, thầy giáo ra câu đố dành cho cả lớp.
– Thầy hỏi các em, ăn cắp nhạc thì gọi là gì?.
– Thưa thầy là đạo nhạc ạ!
– Thế ăn cắp ý tưởng là gì?
– Là đạo ý tưởng ạ!
– Ăn cắp thơ gọi là gì?
– Là đạo thơ ạ!
– Vậy còn ăn cắp răng?
Cả lớp ngơ ngác nhìn nhau…
– Các em mở sách, hôm nay chúng ta sẽ học… ”đạo hàm”.
7. Tẩy trắng
Đang trong giờ học Hóa, cô giáo thấy Tí quay ra sau chơi trò gì đó. Cô hỏi:
– “Tí! Em hãy cho cô biết loại axit nào hay được dùng trong việc tẩy trắng ?”
– “Thưa cô, Có rất nhiều loại ạ.”
– “Em hãy cho cô biết đó là những loại nào ?”
– “Thưa cô, ví dụ như là Ô mô, Tide hay Vì dân ạ”
8. Ai lấy nỏ thần?
Thầy giáo hỏi học sinh: Ai lấy cắp nỏ thần của An Dương Vương?
Cả lớp im lặng. Thầy chỉ một trò:
– Em có biết ai lấy nỏ thần của An Dương Vương không?
– Dạ không phải em – trò sợ sệt đáp
Vừa lúc đó Hiệu trưởng đi qua, thầy giáo đang bực mình liền nói
– Anh xem, học trò bây giờ tệ quá, hỏi ai lấy cắp nỏ thần của An Dương Vương mà cũng không biết
Có thể bạn quan tâm: cách share màn hình trên google meet
Xem Thêm : Background bàn làm việc
Hiệu trưởng gật gù:
– Thôi, anh cứ bảo anh Vương làm báo cáo rồi tôi nói ban giám hiệu xuất quỹ đền cho, đừng làm rùm beng lên để mang tiếng chết!
9. Vào bài
Cả lớp đang chờ thầy giảng bài mới.
Thầy: “Thầy có việc bận, cả lớp ta được nghỉ tiết này.”
Nghe thầy nói xong, cả lớp sung sướng ra về.
Thầy: “Khoan đã. Các em đã được nghe thông tin nghỉ học. Vậy các em xử lý thông tin đó như thế nào?”
Trò: “Dạ, chúng em sẽ về nhà hoặc đi chơi ạ”
Thầy: “Tốt! Đó chính là một ví dụ về ‘Thông tin và xử lý thông tin’. Các em mở vở ra và học bài mới nào!”
Trò: ….
10. Ai là người tìm ra châu Mỹ?
Trong giờ địa lý, cô giáo gọi Hà lên hỏi.
– Em hãy chỉ cô biết đâu là châu Mỹ?
Hà chỉ trên bản đồ.
– Thưa cô, đây ạ!
Cô giáo gật đầu:
– Tốt lắm! Nào, thế bây giờ trò Tí hãy nói cho cô biết ai đã có công tìm ra châu Mỹ?
– Thưa cô, bạn Hà ạ.
– !?
– !!!
11. Thầy giáo pro
Thầy giáo bước vào lớp. Quần áo xộc xệch. Mặt hằm hằm. Cả lớp lo lắng.Vào cửa lớp, thầy rút chiếc dép phải ném bay vù xuống góc trái cuối lớp.
Cả lớp sợ. Thầy rút tiếp chiếc dép trái ra ném. Dép bay vèo xuống góc phải của lớp.
Cả lớp run. Tiến lại gần bảng, thầy hỏi:
– Thế nào, các cô, các cậu có sợ không, hả?
– Thưa thầy… sợ, sợ lắm ạ.
– Cả lớp đồng thanh.
– Thế vẫn chưa sợ bằng đại chiến thế giới lần thứ hai. Các em lấy bút, vở ra học bài mới: “Đại chiến Thế Giới lần thứ 2”
12. “Tôi cũng thế”
Thầy giáo nói:
– Thưa ông, trò Ngốc là một đứa lười không chịu học bài, chỉ chép lại của bạn ngồi bên cạnh.
Người cha hỏi:
– Làm sao thầy biết được?
Thầy giáo đáp:
– Đây, ông cứ coi bài kiểm tra Việt sử này thì rõ.
Câu hỏi: Ai chiến thắng quân Thanh ngày mồng năm Tết?
Trò Tèo ngồi kế bên trò Ngốc trả lời là: vua Quang Trung, trò Ngốc cũng trả lời y như vậy?
Người cha cãi:
– Nhưng đó là câu trả lời mà các em đã học.
Thầy giáo bình tĩnh nói:
– Mời ông xem câu thứ hai. Câu hỏi: Ai là chồng bà Trưng Trắc? Thì cả hai cùng trả lời là Tô Định.
Người cha lại nói:
– Có thể nó nhớ sai giống nhau.
Thầy giáo nói:
– Nhưng câu thứ ba thì ông nghĩ sao? Câu hỏi: Bình Định Vương lên ngôi ngày nào? Trò Tèo trả lời em không biết. Thế ông biết con ông trả lời sao không? Nó viết vô là: “Tôi cũng thế”.
– !!!
13. Bài văn tủ
Cô giáo cho học sinh tả về con vật mình yêu thích nhất. Cu Bin 7 tuổi về bắt một con rận nghiên cứu và tả rất chi tiết, tất nhiên là cô giáo không hài lòng, Cô bắt cu Bin làm lại bài văn là hãy tả con chó nhà em.
Cu Bin làm bài văn như sau: “Nhà em có một con chó, con chó có nhiều lông, đã nhiều lông thì ắt phải có rận, sau đây em xin tả con rận: ….”, và chú bắt đầu tả con rận.
Cô giáo đọc bài văn, rất bực mình, liền bắt cu Bin làm lại lần nữa, lần này là tả con cá.
Hôm sau cu Bin nộp bài như sau: “Nhà em có một con cá, con cá sống dưới nước nên nó có nhiều vảy. Nếu nó sống trên cạn chắc hẳn nó sẽ có nhiều lông, đã nhiều lông thì phải có rận, sau đây em xin tả con rận:….”.
14. Cáo phó
Tý vừa khóc mếu máo vừa chạy về nhà, mách với bố: “Thầy giáo toàn trù con, bố ạ. Hôm nào thầy cũng gọi con lên trả bài. Thầy cố tình chọn những câu thật khó để phạt con. Hôm nay con lại bị phạt cầm tai đứng ở cuối lớp”.
Bố Tý tức lắm. Hôm sau ông ta dẫn Tý, hầm hầm vào gặp thầy:
– Tôi nghe cháu nó nói thầy trù cháu ghê lắm. Tại sao thầy lại đối xử với con tôi như vậy?
– Tôi trù con ông hồi nào đâu. Ông thử nghĩ xem, hôm nào tôi bảo nó lên bảng trả bài, nó cũng không trả lời được, kể cả câu hỏi dễ nhất.
– Tôi lại nghe cháu nó nói thầy toàn chọn câu khó thôi. Đâu, thầy cho tôi một ví dụ xem nào.
– Này nhé, hôm qua tôi hỏi nó Trần Hưng Đạo chết hồi nào mà nó có trả lời được đâu.
Bố Tý ngẫm nghĩ một lúc, rồi đáp:
– Thôi, thầy thông cảm cho cháu. Gia đình tôi làm ăn buôn bán, lâu lâu coi báo để xem tin tức chứ làm gì có thời gian mà đọc cáo phó.
15. Biết vẽ thế nào?
Để hiểu học trò hơn, cô giáo bảo học sinh vẽ vào một tờ giấy mơ ước mai sau của mình. Khi cô xem, có em vẽ hình máy bay tỏ ý muốn làm phi công, em thì vẽ ống nghe muốn làm bác sĩ… Riêng một em gái để tờ giấy trắng nguyên, cô hỏi:
– Chẳng lẽ lớn lên em không muốn làm gì cả sao?
Em bé băn khoăn đáp:
– Lớn lên em sẽ lấy chồng, nhưng chẳng biết nó hình gì?
++++
16. Học hành thời Facebook
Hai thầy trò ngồi nói chuyện với nhau.
– Em làm bài tập chưa Tí?
– Dạ em đã làm và post lên Facebook rồi. Em đã tag thầy rồi đấy. Thầy vào xem nhớ like và comment cho em nhé.
– Tốt lắm. Thầy cũng vừa post bảng điểm của em lên Facebook, cũng đã tag mẹ em rồi. Em nhớ nhắn mẹ xem xong like và comment cho thầy nhé.
17. Ví dụ toán học
Trong giờ Toán, thầy giáo gọi một học sinh lên bảng hỏi.
– Em hãy cho thầy biết các thí dụ về đơn thức, nhị thức và đa thức.
Học sinh nhanh nhảu trả lời:
– Thưa thầy, tối qua cả nhà em ai cũng thức xem đá bóng, đó là đa thức.
Có thể bạn quan tâm: tai advanced uninstaller pro
Xem Thêm : Giá trị tuyệt đối là gì? Cách tính giá trị tuyệt đối số thực – Legoland
Khi sắp hết hiệp một thì chỉ còn lại em và ba em xem, đó là nhị thức.
Đến cuối trận chỉ còn mình em xem, đó là đơn thức.
18. Bài hát mới
Trong lớp học, thầy giáo hỏi: “Em hãy cho biết mặt trăng xa hơn hay mặt trời xa hơn?”
Trò: Mặt trời xa hơn ạ.
Thầy: Vì sao?
Trò: Vì sao của Khởi My ạ.
Thầy: Không, tại sao?
Trò: Tại sao của Ưng Hoàng Phúc ạ.
Thầy: Không , ý thầy là Why đó.
Trò: Why? À! Why của DBSK.
Thầy: Trời ơi, tôi phải làm thế nào?
Trò: Dạ, Phải làm thế nào của Wanbi ạ.
Thầy: Trời ơi!
Trò: Trời ơi của Lê Cát Trọng Lý ạ.
Thầy: Tôi đau tim quá.
Trò: Đau tim của Lâm Chấn Huy ạ.
Thầy: Ra khỏi lớp.
Trò: Ồôô, bài này mới ạ…
19. 1 x 10 = 9
Một cái bánh giá 1 hào, 10 cái giá bao nhiêu?
– Thưa thầy khoảng 9 hào ạ.
– Sao lại 9 hào, con tính lại đi.
– Thưa thầy, tại vì mua nhiều… họ bớt tiền cho ạ.
20. Thưa thầy em ‘cúp’
Để chuẩn bị cho tiết học có đoàn thanh tra của sở giáo dục xuống kiểm tra tại trường, thầy giáo chuẩn bị và báo với các em học sinh trong lớp.
– Khi thầy hỏi một câu thì tất cả các em đều phải giơ tay lên.
– Nếu em nào biết để trả lời thì giơ thẳng cả 5 ngón tay, ai không biết thì cúp 1 ngón tay để thầy biết.
Khi lớp học diễn ra có cả thanh tra sở, hiệu trưởng nhà trường tham dự. Thầy giáo say sưa giảng bài và đặt câu hỏi cho cả lớp.
Thấy tất cả các em đều giơ tay, Thanh tra sửng sốt vì nghĩ học sinh học quá xuất sắc. Do hồi hộp quên mất quy tắc đã đặt ra, thầy chọn cu Tí. Cu Tí bình tĩnh trả lời:
– Thưa thầy em cúp!
21. Lý do tới trường
Buổi sáng, bà mẹ gọi con trai mình: “Dậy đi con, đến lúc phải tới trường rồi”.
– Nhưng tại sao con phải tới trường. Con không muốn tới đó đâu!
– Con đưa ra 2 lý do tại sao con không tới trường xem nào?
– Bọn trẻ ghét con và các thầy cô giáo cũng ghét con.
– Những lý do ấy không chính đáng chút nào. Con phải dậy ngay đi thôi.
– Thế mẹ có thể đưa ra 2 lý do tại sao con phải tới trường không?
– Được thôi. Thứ nhất con đã 52 tuổi và thứ hai con là hiệu trưởng.
22. 1 + 1 = bao nhiêu?
Con trai đi học ngày đầu tiên, về nhà mẹ hỏi: “Con trai, hôm nay thầy giáo dạy con những gì?”.
– Thầy không dạy con gì cả mẹ ạ, ngược lại còn hỏi con “1+1 bằng bao nhiêu”. Con liền dạy lại thầy: “Là 3”.
23. 1 + 1 = Ngon
Thầy giáo hỏi Tôm:
– 1+1 bằng mấy?
– Em không biết ạ.
– Em về nhà hỏi mọi người, mai cho thầy đáp án.
Tôm về nhà hỏi mẹ: “Mẹ ơi, 1+1 bằng mấy ạ?”. Người mẹ nghe xong câu hỏi, thiếu kiên nhẫn nói: “Đi ra ngoài ngay!”.
Tôm lại hỏi bố. Bố đang xem bóng đá. Đúng lúc Tôm hỏi thì bóng vào lưới, bố nói: “Ngon…”.
Tôm chạy đi hỏi anh trai đúng lúc anh ấy đang nói chuyện điện thoại với người yêu: “Anh ở tầng dưới đợi em nhé”.
Hôm sau, thầy giáo hỏi Tôm:
– 1+1= bao nhiêu?
– Đi ra ngoài ngay.
Thầy giáo bực quá tát Tôm một cái. Tôm lại trả lời:
– Ngon.
Không chịu nổi nữa, thầy quát:
– Đi ra ngoài ngay!
– Anh ở tầng dưới đợi em nhé!.
24. Hiếu Thảo
Thầy giáo sau khi dạy cho học trò một bài học về lòng hiếu thảo liền hỏi trò Bi:
Nếu em có hai cái nhà, ba em không có cái nào, em sẽ làm gì?
Em sẽ cho ba một cái nhà.
Giỏi lắm. Nếu em có hai cái xe, ba em không có cái xe nào, em sẽ làm gì?
Em sẽ cho ba một chiếc.
Giỏi lắm. Em hiểu rất rõ bài thầy giảng. Một câu hỏi chót: Nếu em để dành được 20.000 đồng, ba em lại không có đồng nào. Vậy em sẽ làm gì?
Em sẽ không cho ba đồng nào.
Ủa sao kỳ vậy. Em cho ba cái nhà, cho ba chiếc xe, sao em lại không cho ba đồng nào?
Thưa thầy, tại vì thật sự em có để dành 20.000 đ.
25. Chuyện học đường xì teen
Trong một tiết học Toán, thầy giáo tiến hành kiểm tra bài tập về nhà của học sinh.
TG: Toàn em đã làm bài tập về nhà tôi giao chưa?
Toàn: Em đã làm và post đầy đủ trên Facebook cũng đã tag thầy vào rồi đó ạ. Thầy kiểm tra xong tiện thả tim cho em nhé!
TG: Tốt lắm, tôi vừa kiểm tra và tiện cũng post luôn bảng điểm của em trong bài viết rồi. Mẹ em cũng vừa like comment của tôi rồi.
Toàn: *icon mếu*
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của wiki.onlineaz.vn.
Có thể bạn quan tâm: mẫu tờ trình xin kinh phí xây dựng
Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Tin tức
Lời kết: Trên đây là bài viết Truyện cười ngắn 20-11 hay và ý nghĩa. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn