Cùng xem TRANH KHẮC GỖ TRONG ĐỜI SỐNG MỸ THUẬT trên youtube.
- Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận phân tích ngắn gọn – Tailieu.com
- Hướng dẫn cài đặt phần mềm nghe lén điện thoại miễn phí
- Tìm hiểu về chiếc lư đồng cổ bằng đồng đen có thật hay không?
- Tổng hợp 100+ Hình nền hoa mẫu đơn cho điện thoại đẹp, ý nghĩa
- Cách sử dụng Photoshop từ a-z cho người mới bắt đầu
(GIAI ĐOẠN 1986-2000)
Đoàn Minh Ngọc*
Tóm tắt: Sự đổi mới chính trị kinh tế, văn hóa của đất nước ta từ năm 1986 đã tác động tích cực đến đời sống nghệ thuật và tạo nên sự thay đổi trong quan niệm sáng tác của các họa sĩ. Từ đó dẫn đến chất lượng tác phẩm tranh khắc gỗ thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 1986-2000 ngày càng cao. Lúc này các nghệ sĩ có sự kết hợp và tiếp nhận kỹ thuật công nghệ mới trong quá trình sáng tạo nghệ thuật đã tạo nên những tác phẩm khắc gỗ vừa mang tính truyền thống dân tộc, lại vừa có nét hiện đại, mới mẻ. Đây là những nét đặc sắc của tranh khắc gỗ ở thành phố Hồ Chí Minh, cần được tiếp tục phát huy trong thời gian tới.
- Từ năm 1986, nước ta bắt đầu bước vào thời kỳ đổi mới, kinh tế của đất nước phát triển, điều kiện mua bán, trao đổi với nhiều nước khác dễ dàng, đặc biệt là việc mở rộng giao lưu với nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Giai đoạn này văn nghệ sĩ có điều kiện tiếp cận với nhiều trào lưu, khuynh hướng sáng tác nghệ thuật trên thế giới. *
Những chuyển biến mạnh mẽ của nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường dẫn đến nhiều biến đổi trong đời sống xã hội. Các hoạt động sáng tác văn học – nghệ thuật của giới nghệ sĩ chủ yếu tập trung ở những đô thị lớn trong cả nước như: Hà Nội, Huế, Đà Nẵng và đặc biệt là ở thành phố Hồ Chí Minh, nơi mà dấu ấn của chính sách kinh tế bao cấp chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn (1975-1986). Với những biến đổi và ứng dụng rộng rãi thành tựu của khoa học công nghệ trong sản xuất công – nông nghiệp, thương mại – dịch vụ, thông tin – liên lạc, v.v… sự tăng trưởng nhanh về cơ cấu dân cư của thành phố, sự giao lưu văn hóa nghệ thuật giữa thành phố với các nước trong khu vực ngày càng nhanh chóng và thuận lợi, … là những nhân tố thuận lợi tạo nên sự biến đổi về mọi mặt tâm lý,
* Họa sĩ.
nhận thức cũng như nhu cầu hưởng thụ văn hóa nghệ thuật của người dân thành phố Hồ Chí Minh.
Thành phố Hồ Chí Minh được mệnh danh là một thành phố trẻ trung, năng động trong quá trình phát triển kinh tế cũng như các lĩnh vực khác của đời sống xã hội, và ngày càng được phát huy hơn nữa trong thời kỳ đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ đó, người dân thành phố đã có một cuộc sống vật chất và tinh thần luôn ổn định, sung túc hơn, và cũng chính sự tăng trưởng về kinh tế đã tạo tiền đề cho sự phát triển của xã hội ở những lĩnh vực: giáo dục, văn hóa, thể thao, v.v… Điều này đã nói lên được phần nào vấn đề: vì sao mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh có sự thay đổi phong phú và đa dạng trong thời kỳ đổi mới nhanh hơn so với các tỉnh và khu vực khác của cả nước.
Ngoài lực lượng họa sĩ đã trưởng thành trước năm 1975, trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, thành phố Hồ Chí Minh còn có một đội ngũ họa sĩ trưởng thành từ trường Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh sau năm 1975 như: Nguyễn Xuân Đông, Phan Hoài Phi, Lê Đàn, Đặng Thị Dương, Phan Oánh, Trần Hữu Tri, Nguyễn Tấn Cương, Lê Văn Vượng,
Nguyễn Thanh Bình, Trần Văn Thảo, Đỗ Hoàng Tường, Hoài Hương, Ngô Thị Túy Phượng, Hứa Thanh Bình, Lê Ngọc Linh, Đặng Minh Phương,… đặc biệt là các họa sĩ trẻ tốt nghiệp sau năm 1990 như: Lê Phương Đông, Mai Anh Dũng, Nguyễn Dũng An Hòa, Đỗ Xuân Tịnh, Trần Thanh Trúc, Lý Hoàng Ly, Nguyễn Thị Châu Giang, Nguyễn Minh Thế, Nguyễn Phạm Trung Hậu, Đặng Minh Thành, Đoàn Minh Ngọc, v.v… đã tập hợp thành nhóm để tổ chức các cuộc triển lãm khởi đầu cho những khuynh hướng sáng tác đương đại sau này.
Theo con số thống kê của Hội mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh thì số lượng các cuộc triển lãm cá nhân và nhóm tác giả thời kỳ này đã tăng dần theo các năm là: năm 1990 có 20 cuộc triển lãm; 1991 có 56 cuộc triển lãm; 2001 có 61 cuộc triển lãm; 2002 có 60 cuộc triển lãm; 2003 có 70 cuộc triển lãm; 2004 có 73 cuộc triển lãm, v.v… đồng thời với sự gia tăng của các cuộc triển lãm, ở thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn này xuất hiện các nhà tài trợ, các mạnh thường quân, các nhà sưu tập hỗ trợ về mặt tài chính và mua tranh của các họa sĩ, điển hình là ông Nguyễn Đăng Quang (giám đốc Công ty Sơn mài Lam Sơn) và bà Quỳnh Nga (giám đốc nhà hàng Thanh niên). Có thể nói đây là giai đoạn mà thị trường tranh mỹ thuật ở thành phố trở nên sôi động và nhộn nhịp. Nếu như trước năm 1990, việc bán được tác phẩm với giá trên dưới
3.000 USD còn hiếm thì bây giờ trung bình
mỗi tác phẩm trên dưới 3.000 USD là chuyện bình thường. Năm 1993, họa sĩ Hồ Hữu Thủ đã bán được bức tranh sơn mài trừu tượng cho một nhà sưu tập tranh người Nhật với giá
15.000 USD; họa sĩ Đỗ Quang Em đã bán được bức tranh sơn dầu Ấm và tách trà theo phong cách hiện thực cổ điển với giá 50.000 USD thông qua phòng tranh Lã Vọng ở Hồng Kông. Những năm gần đây hầu như ở bất kỳ cuộc triển lãm mỹ thuật nào ở thành phố thì các tác giả đều bán được tranh, và đặc biệt là nhiều họa sĩ còn được mời đích danh tham dự
các cuộc triển lãm quốc tế ở Mỹ, Pháp, Australia, Đan Mạch, Thụy Sĩ, Hồng Kông, Nhật, Malaysia, Singapore, Thái Lan, … Các công ty trong và ngoài nước, nhà hàng, khách sạn, Việt kiều, những người dân thường khá giả về tài chính cũng mua tranh nhằm trang trí nhà cửa, dinh thự và tranh đã được xem như là một món quà tinh thần cao đẹp để tặng nhau trong những dịp hiếu hỉ, khai trương, v.v … điều này đã tạo nên một thị trường tranh trong nội địa và xuyên quốc gia với số lượng các nhà sưu tập tranh nước ngoài đến với thành phố Hồ Chí Minh ngày càng nhiều (1).
Sự phát triển của thị trường mỹ thuật ở thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn này không những góp phần về mặt vật chất để tạo nên sự ổn định lâu dài cho các họa sĩ mà còn là một động lực kích thích, khơi gợi khả năng sáng tác cho các thế hệ họa sĩ trẻ. Đồng thời cho thấy xu thế hội nhập tất yếu của hội họa Việt Nam với các nước trong khu vực và thế giới, mang lại một sinh khí mới với những khuynh hướng nghệ thuật mới làm cho mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh ngày càng phát triển và đi sâu vào từng ngõ ngách trong cuộc sống – xã hội để phục vụ đắc lực cho đời sống tinh thần của nhân dân.
Với chính sách mở cửa, hội nhập và giao lưu quốc tế của Đảng và Nhà nước, nhiều tập đoàn, công ty nước ngoài đã có mặt tại thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời, các công ty trong nước cũng bắt đầu bước vào thị trường cạnh tranh nên rất chú trọng việc quảng bá cho sản phẩm hàng hóa và đề cao thương hiệu của mình. Điều này dẫn đến một nhu cầu quảng cáo, tiếp thị, thiết kế nhãn hiệu của các công ty và sản phẩm hàng hóa ngày càng nhiều. Việc ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ trong lĩnh vực mỹ thuật cũng đã được phổ biến rộng rãi trong xã hội, được đưa vào chương trình giảng dạy, đào tạo ở những trường Đại học Mỹ thuật, trường Đại học Kiến trúc, khoa Mỹ thuật công nghiệp ở các trường đại học dân lập v.v… đã tạo tiền đề
cho việc hình thành những nhà thiết kế chuyên nghiệp (Designer). Trong bối cảnh đó, lĩnh vực mỹ thuật ứng dụng ở thành phố Hồ Chí Minh đã được phát huy một cách tối ưu, trong đó phải đặc biệt nhấn mạnh đến nghệ thuật quảng cáo (Advertising Art), nghệ thuật trang trí (Decorative Art) và nghệ thuật thiết kế (Design Art). Với sự phát triển của khoa học công nghệ đã tạo điều kiện thuận lợi cho các họa sĩ tiếp cận với các trào lưu nghệ thuật trên thế giới một cách dễ dàng. Đồng thời, nhiều phần mềm vi tính được ứng dụng rất đa dạng trong tất cả các ngành nghề của đời sống văn hóa – xã hội. Cho nên, trong giai đoạn này ngoài đội ngũ họa sĩ sáng tác mỹ thuật, ở thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu xuất hiện ngày càng nhiều nhà thiết kế chuyên nghiệp để phục vụ cho các nhu cầu của đời sống – xã hội như: trang trí nội – ngoại thất, logo, tạo mẫu sản phẩm, thiết kế sân khấu, điện ảnh, truyền hình, thời trang, v.v…
Xem Thêm : so dien thoai xe phuong trang vinh long
Nhìn chung, tất cả các họa sĩ, dù ở khuynh hướng sáng tác nào: hiện thực, trừu tượng, ấn tượng, biểu trưng, siêu thực, lập thể, sắp đặt hay biểu diễn, mỗi người mỗi vẻ, bằng những thế mạnh của riêng mình trong thực tiễn sáng tác, họ đã góp phần làm thay đổi diện mạo mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 1986-2000.
- Trong quá trình giao lưu văn hóa nghệ thuật quốc tế, nghệ sĩ có điều kiện tiếp cận với nhiều trào lưu, nhiều khuynh hướng sáng tác nghệ thuật khác nhau trên thế giới. Các cuộc triển lãm mỹ thuật của nhiều tác giả, nhóm hoặc cá nhân, triển lãm giao lưu trong và ngoài nước được tổ chức liên tục ở các thành phố lớn như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và những khu vực khác,… Tại thành phố Hồ Chí Minh, trong giới họa sĩ làm tranh khắc gỗ, một số tác giả trẻ đã có những hình thức thể hiện mới lạ và tạo được phong cách riêng như họa sĩ Nguyễn Thị Bạch Yến, Nguyễn Phạm Trung Hậu, Nguyễn Tuấn Khôi, Nguyễn Dũng, Nguyễn Thị Thùy Vân, Nguyễn Thành Công, Lê Phương Đông,… Như vậy, số lượng
họa sĩ làm tranh khắc gỗ đã có sự bổ sung, làm phong phú cho dòng tranh này bằng những sáng tác mới có giá trị nghệ thuật đẹp cả về mặt nội dung lẫn hình thức thể hiện.
Song song với những họa sĩ trẻ thì lực lượng họa sĩ lớn tuổi đã có nhiều năm sáng tác thành công ở chất liệu này vẫn luôn mang đến cho công chúng yêu mến nghệ thuật những tác phẩm mới như họa sĩ Lê Thanh Trừ, Nguyễn Xuân Đông, Nguyễn Duy Nhi, Trần Văn Quân, Nguyễn Mạnh Hùng,… Từ tranh khắc gỗ truyền thống, chủ yếu dùng mặt phẳng của gỗ để khắc và in thì ngày nay hoạ sĩ còn tìm đến nhiều chất liệu khác. Thạch cao trước đây được biết đến như một chất liệu được sử dụng nhiều trong điêu khắc để làm khuôn, đổ thành tượng hoặc dùng làm chất liệu trung gian để chuyển tiếp qua các chất liệu bền vững khác bằng kim loại, đá hay là composit. Lúc này, các họa sĩ đồ họa đã tự tạo ra những phiến thạch cao bằng phẳng và dùng nó để thay thế gỗ, từ đó đã hình thành một kỹ thuật chất liệu mới gọi là khắc thạch cao. Sự xuất hiện của chất liệu này cùng với việc sử dụng nhiều loại gỗ khác nhau để khắc và in đã tạo nên sự phong phú về chất liệu cũng như hình thức thể hiện. Điều này được thể hiện rất rõ qua một số họa sĩ tiêu biểu dưới đây.
Họa sĩ Lê Thanh Trừ đã khắc nhiều tranh về phong cảnh nông thôn Nam Bộ như: Nước nổi Vàm Cỏ Tây, Ven Sông Tiền, Xóm nhỏ Đồng Tháp Mười, Dòng nước quê tôi, Thả neo chờ con nước, v.v… Trong các tác phẩm này, hình tượng những đám dừa nước, rừng chàm âm u tĩnh mịch được thể hiện bằng mảng tối rộng lớn dày đặc bít bùng những tán lá và bất chợt có những khoảng trống lóe sáng làm cho người xem có cảm giác như bao nhiêu không khí ở bầu trời ta đã được hưởng trọn. Ở miệt đồng, nắng gió lồng lộng bao la và pha lẫn hương lúa đòng đòng làm cho tinh thần du khách phấn chấn lạ thường, đặc biệt ở miền Tây Nam Bộ cảnh sắc ấy được thể hiện rất rõ. Xem tranh của họa sĩ Lê Thanh Trừ ta
thấy cách tìm tòi, sáng tạo nên những mái nhà lá đơn sơ lấp ló sau rặng dừa nước, rừng tràm được ông vận dụng một cách rất tinh tế.
Trong tranh phong cảnh thường các họa sĩ làm bộ vô tình rơi rớt những chấm sáng vô nghĩa làm duyên cho bức tranh trong giai đoạn điểm xuyết ở công đoạn cuối cùng. Họa sĩ Lê Thanh Trừ không làm vậy, những chấm lóe sáng trong tranh ông là những chú vịt bơi lội tung tăng trên mặt nước gây ấn tượng mạnh; trong cái âm u và tĩnh lặng của miệt nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long cũng có nhiều cái động, trong một vùng tối rộng lớn mênh mông thì lại xuất hiện một vài đốm nhỏ lóe sáng thật quyến rũ.
Lê Thanh Trừ, Chợ trên sông, 1997, khắc gỗ, 50cm x 70cm.
Trong tác phẩm Chợ trên sông được Lê Thanh Trừ sáng tác năm 1997 đã mang đến cho người xem một cảm giác thật êm đềm, nhẹ nhàng và mang đậm đặc trưng của miền sông nước. Tranh được thể hiện với lối bố cục rất lạ. Ở đây tác giả chọn góc độ nhìn từ trên xuống, toàn bộ mảng cây như lao về phía trước tạo thành mảng hình rất chắc chắn, cùng với những chiếc xuồng đang tập trung lại để chuẩn bị cho buổi chợ trên sông sắp diễn ra. Hình ảnh của những chiếc xuồng tạo nên mảng hình thật sống động và dòng sông như nước đang dâng lên đã làm cho không khí của buổi chợ trên sông thêm tấp nập, rộn ràng. Những điểm lóe sáng trong tranh là những
gợn sóng tung tăng trên mặt sông trong một không gian rộng lớn, mênh mông đã tạo nên một ấn tượng khó phai và nhanh chóng đi vào tâm trí của người xem. Khi nhìn vào toàn bộ bức tranh đã gợi cho người xem một phong cảnh của miền sông nước rất là Nam Bộ. Đây chính là sự thành công của tác giả được thể hiện qua tác phẩm này.
Họa sĩ Nguyễn Xuân Đông ngoài thời gian tham gia giảng dạy vẫn không ngừng sáng tác với nhiều chất liệu khác nhau, nhưng khắc gỗ luôn là chất liệu mà ông thường xuyên nghiên cứu, thử nghiệm bằng nhiều hình thức thể hiện khác nhau với những đề tài đa dạng, phong phú và điển hình qua những tác phẩm như: Mùa xuân vĩnh viễn, Quan họ, Hạnh phúc, Phong lan, Ngày mới, Trung thu, v.v… Trong tác phẩm Ngày mới sáng tác năm 2000, tác giả dùng hình tượng con gà làm trung tâm chủ đạo để báo hiệu một ngày mới. Hình tượng con gà đã đi vào tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống từ bao đời nay. Toàn bộ bố cục tranh mang tính đồng hiện, nhằm liên tưởng đến một thời điểm lịch sử nhân dân ta giành độc lập tự do và hòa bình trên khắp mọi miền đất nước. Ánh trăng sáng, đàn chim bồ
Nguyễn Xuân Đông, Ngày mới, 2000, khắc gỗ, 70cm x 70cm.
câu tung bay trên bầu trời trong xanh như đang nói lên lòng yêu chuộng hòa bình của dân tộc và tạo nên không khí vui tươi, nhộn nhịp để đón chào một mùa xuân mới. Phía dưới là hình ảnh của ngọn đèn dầu truyền thống như đang thắp sáng cho những ước mơ về một tương lai tươi sáng cùng nhiều điều hứa hẹn. Với một không gian rộng lớn, có cả chim trời, cá nước, ngựa thần như đang hòa nguyện vào nhau tạo nên một bố cục chặt chẽ, một sức mạnh tổng hợp, một sự sống tưng bừng, một tình yêu mãnh liệt,… Đó là tất cả những gì mà tác phẩm thể hiện về Một ngày mới.
Họa sĩ Nguyễn Duy Nhi được nhiều người biết đến bởi những tranh khắc gỗ màu và tranh in trắng đen. Sự kết hợp giữa tính truyền thống và hiện đại được thể hiện rất rõ ràng qua từng tác phẩm như: Tình thương mến, Hồn đất Việt, Truyền thống chống giặc ngoại xâm và những mốc son lịch sử dân tộc Việt Nam. Tính dân tộc được tác giả thể hiện trong từng tác phẩm với những hình tượng thật thân thương, quen thuộc và rất là Việt Nam như hình ảnh Hồ Chủ tịch, bà mẹ Việt Nam anh hùng cùng với những người con yêu nước, người lính Trường Sơn, hay là những đàn gà xung quanh chuồng trâu v.v… Qua tác phẩm Hồn đất Việt người xem
Nguyễn Duy Nhi, Hồn đất Việt, 2000, khắc gỗ, 60cm x 60cm
thấy được ý thức dân tộc luôn nằm trong tâm trí tác giả. Ông đã sử dụng những mảng hình rất tinh tế và đầy tính ước lệ, tạo thành bố cục chặt chẽ, chắc chắn, nhưng không hề làm giảm đi sự rung cảm của tác phẩm.
Trần Văn Quân là họa sĩ, giảng viên khoa Đồ họa trường Đại học Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh. Những năm gần đây công chúng yêu mến nghệ thuật được xem rất nhiều tranh khắc gỗ của họa sĩ này trong các cuộc triển lãm ở Hội mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh, bảo tàng mỹ thuật, hay là tại trường Đại học Mỹ thuật, với những tác phẩm như: Thị Mầu ghẹo tiểu, Hoa bướm, Hoa chuối, Miền yên tĩnh, và đặc biệt là tác phẩm Một mình. Ở tác phẩm này họa sĩ tập trung diễn tả từng chi tiết nhỏ của thân cây, rễ cây, cành cây, v.v… với những nét khắc nhuần nhuyễn, kết hợp cùng kỹ thuật in màu nhẹ nhàng đã tạo nên độ sốp của mache thật trong trẻo làm cho không khí chung của bức tranh thêm phần hấp dẫn hơn.
Xem Thêm : Noel là ngày nào trong năm, bao nhiêu dương lịch?
Trần Văn Quân, Một mình, 2000, khắc gỗ, 60cm x 80cm.
Tác giả Đặng Minh Thành, với tác phẩm Dệt chiếu, sáng tác năm 2000, kích thước 45cm x 75cm, cho ta thấy một bút pháp khác trong số những họa sĩ trẻ. Bản nét được tác giả khắc rất công phu từng chi tiết, có chỗ nét rất mảnh nhưng khi in rất rõ, nét và mảng hình thể rất hài hòa về màu sắc và chính xác về hiệu quả in chồng màu của kỹ thuật in tranh. Trong tác phẩm đã thể hiện bốn nhân vật với khung cảnh rộng rãi trong gian nhà dùng để dệt chiếu, các nhân vật nối kết thành hình chữ V được giữ thăng bằng với mảng ngang của vách ngăn và mảng khung dệt nằm xéo từ góc trái lên giữa tranh tạo thế cân đối cho bố cục. Hình ảnh ba người phụ nữ đang chăm chú trong công việc có dáng vẻ khác nhau làm cho tranh thêm phần sinh động. Nhân vật người phụ nữ ngồi trên ghế tạo cho người xem có
Đặng Minh Thành, Dệt chiếu, 2000, khắc gỗ, 45cm x 75cm.
cảm giác các đường nét ngang của tấm vách, các nét đứng của sọc ván và nét xiên của các nẹp cửa không còn thẳng tắp và cứng… ngược lại, nó còn làm cho đường nét của người phụ nữ thêm duyên dáng, sinh động. Giữa tranh hai người phụ nữ đang ngồi dệt chiếu có tư thế rất đẹp như đang tập trung vào công việc để đủ số lượng chiếu cho những chuyến đi bán sắp tới. Bên góc phải của tranh là nhân vật em bé đang đùa giỡn với chú mèo trên chiếc chõng tre làm cho bức tranh thêm tình cảm. Nhìn tranh Dệt chiếu, ban đầu người xem thấy có vẻ phảng phất như chịu ảnh hưởng của tranh khắc gỗ Nhật Bản thế kỷ
XIX, nhưng điều đáng nói hơn là họa sĩ đã tìm cho mình một hướng đi với phong cách riêng, thể hiện sự công phu của tính chuyên nghiệp, sự đồng cảm để diễn tả được bản chất con người lao động và đây chính là sự thành công của hoạ sĩ này.
Từ những năm đầu thế kỷ XX, được ghi nhận là một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử phát triển mỹ thuật hiện đại Việt Nam nói chung và nghệ thuật tranh khắc gỗ Việt Nam nói riêng. Từ đó, nền nghệ thuật Việt Nam có dịp tiếp xúc, giao lưu với các nền mỹ thuật của các quốc gia khác nhưng vẫn giữ được truyền thống đặc sắc của nghệ thuật dân tộc, trong đó tranh khắc gỗ đã khẳng định được một vị trí xứng đáng, không lẫn với nghệ thuật khắc gỗ của các nước khác. Đây cũng là một điểm son mà chúng ta phải hết sức lưu ý, khẳng định và có biện pháp gìn giữ không để bị mai một. “Chưa đi hết một thế kỷ, hội họa hiện đại Việt Nam còn quá trẻ so với nhiều nền hội họa đã trải qua hàng nghìn tuổi ở châu Á, châu Âu. Song chính tranh khắc gỗ cổ đã đủ cho chúng ta thấy một cái vốn giàu có của chất liệu này. Đó là cốt lõi của hồn dân tộc hun đúc nên bởi biết bao con người nghệ sĩ tài ba khuyết danh, và hiển nhiên cảm hứng đó đã chảy suốt bốn thế kỷ, vẫn nguyên vẹn, in sâu vào tâm trí nhân dân trong nước qua bao thế hệ. Tranh khắc gỗ hiện đại Việt Nam trong tương lai có thể tiến xa hay không lệ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, trong đó trước hết là sự tiếp thu và phát triển một cách sáng tạo hội họa khắc gỗ cổ dân gian” (2).
Trong giai đoạn mới hiện nay, với không khí cởi mở, đổi mới của Đảng và Nhà nước, các họa sĩ trẻ đã năng nổ khám phá, cố gắng hòa nhập với trào lưu quốc tế. Nhiều tác phẩm có tìm tòi trong ngôn ngữ tạo hình, kỹ thuật thể hiện, đặc biệt ở lĩnh vực đồ họa khắc gỗ luôn bộc lộ rõ khát vọng sáng tạo của người nghệ sĩ. Họ tích cực tìm tòi bản sắc riêng của mình dựa trên những trải nghiệm cá nhân và
cách nhìn riêng biệt, ngày càng tỏ ra tự tin và táo bạo trong sáng tạo. Qua các hoạt động giao lưu, họa sĩ càng hiểu nhiều hơn giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, ngôn ngữ tạo hình được bộc lộ rõ hơn trong tác phẩm, tính mô phỏng, minh họa giảm rõ rệt. Những trăn trở suy tư, tìm tòi thể nghiệm ở ngôn ngữ biểu đạt, kỹ thuật chất liệu và phong cách thể hiện khá đậm nét trong tác phẩm của các tác giả. Trách nhiệm công dân, trách nhiệm nghệ sĩ trước những đổi thay hằng ngày của đất nước được thể hiện qua các tác phẩm tâm huyết đã làm nên sự hoành tráng, đa dạng, mà điển hình là ở triển lãm mỹ thuật toàn quốc 1996 – 2001, 2001-2005, triển lãm tranh đồ họa thành phố Hồ Chí Minh năm 2003, 2008 và đặc biệt là triển lãm của giảng viên và sinh viên khoa đồ họa (1976 – 2008) tại trường Đại học Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh… Các cuộc triển lãm này đều đã tập trung rất nhiều tranh khắc gỗ đẹp, với đề tài cũng rất đa dạng và phong phú. Qua đó chúng ta có thể nhìn thấy được sự phát triển của chất liệu này từ khi đất nước hoàn toàn giải phóng cho đến ngày hôm nay, đồng thời đây cũng là tín hiệu vui để mọi người sớm được đón nhận những tác phẩm đẹp cả về nội dung lẫn hình thức thể hiện của tranh khắc gỗ tại thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới.
- Nhìn chung, giai đoạn từ năm 1986 đến 2000, tranh khắc gỗ thành phố Hồ Chí Minh có nhiều thay đổi về hình thức thể hiện và đề tài nhưng vẫn giữ được nét riêng cho mình. Sự phát triển về nhiều mặt trong xã hội đã hỗ trợ cho họa sĩ rất nhiều về điều kiện sáng tác (nhất là bản in được thay thế bằng nhiều chất liệu mới như gỗ MDF, gỗ Carton…, mực in cũng rất nhiều chủng loại khác nhau, kích thước tranh cũng lớn hơn v…).
Nhìn lại lịch sử phát triển của tranh khắc gỗ Việt Nam nói chung, của thành phố Hồ Chí Minh nói riêng có thể thấy một đặc điểm: từ xưa đến giờ phần lớn tác phẩm của chất liệu này đều luôn có khuynh hướng hiện thực, các
thế hệ họa sĩ đã kế thừa và phát huy nét đẹp truyền thống của tranh khắc gỗ dân tộc vào sáng tác của mình. Do vậy, tranh khắc gỗ đã ít nhiều góp phần vào việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, góp phần vào việc tuyên truyền, giáo dục người dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, góp phần làm giàu đẹp thêm tâm hồn và tình cảm dân tộc. Ở giai đoạn 1986-2000, tranh khắc gỗ đã được diễn tả sâu sắc hơn ở mọi góc nhìn của xã hội cũng như ở mọi góc độ của tâm hồn. Các tác giả đã khai thác triệt để những chi tiết có thể diễn tả được để xây dựng tác phẩm, với những thủ pháp nghệ thuật mới trong chất liệu và sự tìm tòi của từng cá nhân. Từ đây, các họa sĩ làm tranh khắc gỗ sẽ tiếp tục phát huy thế mạnh và vai trò của mình trong việc góp phần xây dựng và hoàn thiện giá trị thẩm mỹ, nhân cách con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Số lượng tranh khắc gỗ ở thành phố Hồ Chí Minh ngày càng tăng qua các cuộc triển lãm và chất lượng nghệ thuật tương đối đồng đều. Về đề tài cũng như hình thức thể hiện thoáng hơn, táo bạo hơn so với các địa phương khác trong cả nước. Lực lượng sáng tác đa dạng và đặc biệt là những họa sĩ trẻ được đào tạo bài bản ngày một nhiều, đã tạo cho diện mạo tranh khắc gỗ của thành phố thật trẻ trung và mang đậm nét của một thành phố công nghiệp lớn nhất nước, đồng thời cũng thể hiện được tính giao lưu và hội nhập các trường phái, khuynh hướng nghệ thuật rõ hơn so với các địa phương khác trong cả nước.
Tranh khắc gỗ thành phố Hồ Chí Minh có giá trị thẩm mỹ riêng và luôn gắn liền với bản sắc văn hóa dân tộc của thời đại, đồng thời phản ánh quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa nghệ thuật trong dòng chảy lịch sử của đất nước. Trong giai đoạn hội nhập quốc tế thì tranh khắc gỗ đóng vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển của mỹ thuật Việt Nam, vì bản thân nó đã có một truyền thống lâu đời và liên tục. Việc kế thừa và phát huy giá trị thẩm
mỹ của tranh khắc gỗ là quy luật tất yếu để nghệ thuật này cùng hòa chung vào các phong trào nghệ thuật đương đại trên thế giới mà vẫn giữ được bản sắc dân tộc.
Sự đổi mới của kinh tế, văn hóa, chính trị đã tác động tích cực tới nền nghệ thuật và tạo nên sự thay đổi trong quan niệm sáng tác của các họa sĩ. Đồng thời, họ cũng đã kết hợp và tiếp nhận kỹ thuật công nghệ mới trong quá trình sáng tạo nghệ thuật để tạo nên những tác phẩm tranh khắc gỗ chất lượng cao. Do vậy có thể nói, nghệ thuật tranh khắc gỗ thành phố Hồ Chí Minh luôn đóng vai trò quan trọng đối với mỹ thuật khu vực Nam Bộ, cũng như nền mỹ thuật đương đại Việt Nam trong bối cảnh giao lưu và hội nhập quốc tế mạnh mẽ như hiện nay./.
Đ.M.N
- Hội Mỹ thuật thành phố, Báo cáo tổng kết hoạt động của Hội Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1990 đến năm
- Quang Phòng (1998), “Tranh khắc gỗ Việt Nam”, Tuyển tập tranh khắc gỗ Việt Nam, Nxb. Hà Nội, tr
Tài liệu tham khảo
- Nguyễn Chí Bền (2006), “Những vấn đề văn hóa Việt Nam”, Hệ thống bài giảng và tài liệu nghiên cứu cho NCS Viện Văn hóa-Thông tin năm 2006.
- Nguyễn Văn Chiến (2001), “Nghệ thuật tạo hình Việt Nam thế kỷ XX”, Hội thảo Mỹ thuật Việt Nam thế kỷ
- Hà Chuyên (2002), Động lực phát triển kinh tế – xã hội – văn hóa của Việt Nam, Thống kê.
- Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội VI, VII, VIII, IX): Về văn hóa, xã hội, khoa học – kỹ thuật, giáo dục, đào tạo, Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
- Nguyễn Xuân Đông (2003), “Triển lãm đồ họa thành phố Hồ Chí Minh”, Hội Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh, Vựng tập triển lãm đồ họa 2003, 1.
- Nguyễn Thị Hợp (2005), “Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh sau 30 năm giải phóng”, Tạp chí Mỹ thuật, số 132, 7.
- Huỳnh Văn Mười (2014), Mỹ thuật đô thị Sài Gòn – Gia Định 1900-1975, Mỹ thuật.
- Nguyễn Phúc (1982), “Một chặng đường quyết định trong sự phát triển mỹ thuật ở thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Mỹ thuật số 4, 1982, tr. 22-23.
- Trần Ngọc Thêm (1997), Tìm hiểu về bản sắc văn hóa Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Mikel Dufrenne (chủ biên) (2002), Sự nghiên cứu hiện nay về các vấn đề chủ yếu trong mỹ học và các ngành nghệ thuật, Thư viện Viện triết học, t.4, tr. 97.
- Những thay đổi về văn hóa, xã hội trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở một số nước châu Á (Social and cultural changes in the process of transition to the market economy in some Asian countries.-H.: Khoa học xã hội, 1998).
- Nadine André Pallois (1998), De l’art révolutionnaire à la révolution de l’art, extrait du livre “Paris – Hanoi – Saigon, l’aventure de l’art moderne au Vietnam”, Pavillon des Arts,
Đoàn Minh Ngọc: Carved wood pantings in the art life in Ho Chi Minh City (period 1986-2000)
The political, economic, cultural renovation in Vietnam since 1986 has exerted a positive impact on the art life and made a change in artists’ conception of artist work. As a result, wood carved paintings in Ho Chi Minh City from 1986-2000 were of high quality. In this period artists used new technology and techniques and produced wood carved works of both traditional and modern features. This disctinct characteristic of the wood carved paintings in Ho Chi Minh City should be further promoted in the coming time.
Tải file PDF : 15.Doan Minh Ngocok (2)
Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Tin tức
Lời kết: Trên đây là bài viết TRANH KHẮC GỖ TRONG ĐỜI SỐNG MỸ THUẬT. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn