Cùng xem Tổng quan kỹ thuật cán trong in ấn trên youtube.
Kỹ thuật cán trong in ấn xuất hiện từ khá lâu tuy nhiên nhiều người vẫn còn khá xa lạ với kỹ thuật này. Vậy kỹ thuật cán là gì? Vai trò của kỹ thuật cán? Phân biệt các kỹ thuật cán cơ bản? Hãy cùng Margram tìm hiểu rõ hơn về kỹ thuật này qua bài viết dưới đây nhé!
Định nghĩa kỹ thuật cán
Cán màng là kỹ thuật gia công sau in khá phổ biến hiện nay. Những tấm giấy sau khi in được phủ ép sát một lớp polyme lên bề mặt để tăng độ dày, độ bền màu cũng như chống trầy xước, bụi bẩn cho những sản phẩm bao bì của bạn. Lớp màng được cán có độ mỏng, phẳng, không ảnh hưởng đến hình dáng hay cấu tạo của ấn phẩm ban đầu.
Bạn đang xem: Lamination là gì
Lớp màng cán dùng trong in ấn (Nguồn: Printivity)
Vai trò của kỹ thuật cán trong in ấn
Kỹ thuật cán được đánh giá là giải pháp ưu viêt, tạo nên điểm nhấn ấn tượng, gia tăng tính thẩm mỹ cho những chiếc bao bì sản phẩm hay ấn phẩm in ấn truyền thông của bạn. Dưới đây là những vai trò cơ bản của kỹ thuật cán:
- Tạo sự lịch thiệp, sang trọng cho sản phẩm
- Tăng độ bền, khả năng chống thấm, ẩm mốc cho sản phẩm in ấn
- Tăng độ thẩm mỹ cho sản phẩm in
- Tránh bụi bẩn, dễ dàng vệ sinh bề mặt bao bì sản phẩm mà không ảnh hưởng đến lớp giấy bên trong.
- Có khả năng chống xước trực tiếp cho bề mặt sản phẩm
Phân loại kỹ thuật cán
Kỹ thuật cán trong in ấn được phân loại chủ yếu dựa vào loại màng cán cũng như cách thức cán. Những kỹ thuật cán phổ biến hiện nay bao gồm cán màng nhiệt và cán màng nước.
Cán màng nhiệt
Kỹ thuật cán thông thường sử dụng màng BOPP (Nguồn: Formelin)
Cán màng nhiệt là kỹ thuật sử dụng màng nhiệt BOPP độ dày từ 10-20 micromet có sẵn keo dính hoặc đã được xử lý bề mặt. Dưới tác động của nhiệt độ và lực ép, lớp keo dính (thường là keo gốc EVA) giúp kết nối lớp màng nhiệt và ấn phẩm cần cán phủ.
Xem thêm: Viên giặt tide pods là gì và nên mua viên giặt của Mỹ tide pods ở đâu?
Xem Thêm : stt che
Cán màng nhiệt hoàn toàn thân thiện với môi trường, đồng thời an toàn cho sức khỏe do trong quá trình sử dụng, người dùng không hề bị ảnh hưởng bởi mùi keo. Hơn nữa, thành phẩm không bị phồng rộp hay nổi bọt. Hình thức phổ biến nhất của kỹ thuật cán màng nhiệt là cán mờ và cán bóng.
Cán mờ
Cán mờ sử dụng loại màng có độ mịn mờ, trong suốt và không bắt sáng để phủ lên bề mặt ấn phẩm, đem đến vẻ ngoài chuyên nghiệp và thanh lịch cho sản phẩm. Những sản phẩm cán mờ thường khó nhận biết những vết trầy xước, nhưng lại dễ bị ố bẩn hơn các sản phẩm cán khác. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp, cán màng mờ lại khiến cho bề mặt màu sắc sản phẩm bị tối và sậm hơn so với thiết kế ban đầu.
Túi giấy thời trang Margram được cán màng mờ tinh tế
Cán bóng
Cán bóng là kỹ thuật cán sử dụng một lớp màng có độ trơn láng, bóng bẩy, bắt sáng tốt, tạo nên cái nhìn trực quan vô cùng bắt mắt cho sản phẩm của bạn. Kỹ thuật màng bóng được ứng dụng phổ biến trong nhiều sản phẩm in ấn, bao bì bởi sự sống động, sắc nét, dễ dàng thu hút sự chú ý của người xem. Hơn nữa, những sản phẩm cán màng bóng thường không bám bụi bẩn, không lưu lại dấu vân tay hay vết bẩn.
Ngược lại so với cán mờ, những sản phẩm cán màng bóng một khi xuất hiện vết trầy xước hay vết lõm thì thường rất dễ nhận ra do bị hắt sáng. Thêm vào đó, màng bóng bắt sáng có thể làm giảm đi sự tinh tế của hình ảnh sản phẩm, đặc biệt các ấn phẩm nội thất, kiến trúc hay mỹ thuật.
Hộp đựng quà Tết Margram sử dụng kỹ thuật cán bóng
Cán màng nước
Cán màng nước là kỹ thuật sử dụng cuộn màng (thường là nhựa BOPP) không có keo nên phải sử dụng thêm keo nước để tăng độ bám dính. Màng chạy qua lô cao su có lớp keo rồi được ép nguội bám vào mặt giấy.
Xem Thêm : Những bài thơ về hoa sen hay nhất
Giá thành cán màng nước thường rẻ hơn so với cán màng nhiệt tuy nhiên mất nhiều thời gian chờ keo khô sau cán cũng như hay xảy ra các sự cố kỹ thuật trong quá trình cán.
Có thể bạn quan tâm: Tại sao khi đo nhiệt độ không khí, người ta phải để nhiệt kế trong bóng râm và cách mặt đất 2 mét?
Việc lựa chọn kỹ thuật cán cũng như các loại cán phù hợp nhất cho sản phẩm của bạn đòi hỏi một cơ sở sản xuất, in ấn chuyên nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành. Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị như thế, đừng chần chừ, hãy liên hệ ngay với Margram để được tư vấn và đồng hành ngay hôm nay nhé!
Margram – Nhà Phát Triển Nhãn Hiệu & Bao Bì Chuyên nghiệp
Mọi thông tin xin liên hệ :
Địa chỉ: 389 Trương Định, P. Tân Mai, Q. Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại: 0943.505.665 – 0944.505.665
Email: sales@margram.vn
Xem thêm: Câu Nói Hay Về Phóng Sanh
Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Tin tức
Lời kết: Trên đây là bài viết Tổng quan kỹ thuật cán trong in ấn. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn