Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học: Cách sắp xếp, Cấu tạo, Ý nghĩa bảng tuần hoàn – Hóa 9 bài 31

Cùng xem Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học: Cách sắp xếp, Cấu tạo, Ý nghĩa bảng tuần hoàn – Hóa 9 bài 31 trên youtube.

Dựa vào bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, Men-đê-lê-ép (Mendeleev) đã dự đoán các tính chất của các nguyên tố còn chưa được phát hiện.

Vậy bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học cấu tạo như thế nào? có ý nghĩa gì? cách sắp xếp và sự biến đổi tính chất hóa học của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn như thế nào? chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Bạn đang xem: Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học: Cách sắp xếp, Cấu tạo, Ý nghĩa bảng tuần hoàn – Hóa 9 bài 31

I. Nguyên tắc sắp xếp của các nguyên tốt trong bảng tuần hoàn

– Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.

II. Cấu tạo bảng tuần hoàn

1. Ô nguyên tố cho biết điều gì?

Ô nguyên tốt Magie

– Ô nguyên tố cho biết: Số hiệu nguyên tử, kí hiệu hóa học, tên nguyên tố, nguyên tử khối của nguyên tố đó.

– Số hiệu nguyên tử có trị số bằng số đơn vị điện tích hạt nhân và bằng số electron trong nguyên tử.

– Số hiệu nguyên tử cũng là số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn.

2. Chu kì trong bảng tuần hoàn

– Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron và được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.

– Số thứ tự chu kì bằng số lớp electron.

– Bảng tuần hoàn hiện có 7 chu kì, các chu kì 1, 2, 3 là chu kì nhỏ; các chu kì 4, 5, 6, 7 là chu kì lớn.

3. Nhóm trong bảng tuần hoàn

– Nhóm gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau, do đó có tính chắt tương tự nhau.

– Mỗi nhóm được xếp thành một cột theo chiều tăng của điện tích hạt nhân. Bảng tuần hoàn có 8 nhóm A và 8 nhóm B.

– Số thứ tự của các nhóm A bằng số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử trong nhóm đó.

III. Sự biển đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn

1. Trong một chu kì

– Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử tăng dần từ 1 đến 8 electron.

– Tính kim loại của các nguyên tố giảm dần, đồng thời tính phi kim tăng dần.

* Ví dụ: Chu kì 2 gồm 8 nguyên tố từ Li đến Ne

– Số e lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố tăng dần từ 1 đến 8

– Tính kim loại giảm dần, đồng thời tính phi kim tăng dần. Đầu chu kì là kim loại mạnh cuối chu kì là phi kim mạnh.

2. Trong một nhóm

 Trong một nhóm, khi đi từ trên xuống dưới theo chiều tăng của điện tích hạt nhân:

– Số lớp electron của nguyên tử tăng dần.

Xem Thêm : Đất trời vào Xuân, lòng người càng bâng khuâng nỗi nhớ – Báo Dân trí

– Tính kim loại của các nguyên tố  tăng dần đồng thời tính phi kim của các nguyên tố giảm dần.

* Ví dụ: Nhóm I gồm 6 nguyên tố từ Li đến Fr

– Số lớp electron tăng dần từ 2 đến 7. Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử đều bằng 1.

– Tính kim loại của các nguyên tố tăng dần. Đầu nhóm là kim loại hoạt động mạnh cuối nhóm là kim loại hoạt động rất mạnh.

IV. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn

• Biết vị trí của nguyên tố ta có thể suy đoán cấu tạo nguyên tử và tính chất của nguyên tố.

* Ví dụ: Nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 17, chu kì 3, nhóm VIIA.

→ Nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 17, nên suy ra điện tích hạt nhân của nguyên tử A là 17+, nguyên tử A có 17 electron.

→ Nguyên tố A ở chu kì 3, nên suy ra nguyên tử A có 3 lớp electron; nhóm VIIA suy ra lớp ngoài cùng có 7e.

→ Vì ở gần cuối chu kì 3 nên A là một phi kim mạnh, tính phi kim của A yếu hơn của nguyên tố phía trên nó trong cùng nhóm (là F có số hiệu nguyên tử là 9). mạnh hơn của nguyên tố trước nó trong cùng chu kì (là S có số hiệu là 16) và nguyên tố đứng dưới nó trong cùng nhóm (là Br có số hiệu nguyên tử là 35) 

• Biết cấu tạo nguyên tử của nguyên tố có thể suy đoán vị trí và tính chất nguyên tố đó.

* Ví dụ: Nguyên tố X có điện tích hạt nhân là 11+, 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 1 electron.

→  Vì nguyên tố X có điện tích hạt nhân là 11+, 3 lớp electron và có 1e ở lớp ngoài cùng, nên suy ra nguyên tố X ở ô 11, chu kì 3, nhóm IA.

→ Nguyên tố X là kim loại vì ở đầu chu kì.

V. Bài tập vận dụng

* Bài 1 trang 101 SGK Hóa 9: Dựa vào bảng tuần hoàn, hãy cho biết cấu tạo nguyên tử, tính chất kim loại, phi kim của các nguyên tố có số hiệu nguyên tử 7, 12, 16.

* Lời giải:

– Giả sử nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 7 → A thuộc ô số 7 trong bảng tuần hoàn, có điện tích hạt nhân là 7+, có 7eletron

– Dựa vào bảng tuần hoàn ta thấy nguyên tố A thuộc chu kì 2 → có 2 lớp eletron; thuộc nhóm V → có 5 eletron lớp ngoài cùng và phi kim.

– Tương tự với 2 nguyên tố còn lại ta được kết quả trong bảng.

Số hiệu nguyên tử Cấu tạo nguyên tử Tính chất
Điện tích hạt nhân Số e trong nguyên tử Số lớp electron Số e lớp ngoài cùng Kim loại Phi kim
7 7+ 7 2 5   x
12 12+ 12 3 2 x  
16 6+ 6 3 6   x

* Bài 2 trang 101 SGK Hóa 9: Biết X có cấu tạo nguyên tử như sau : điện tích hạt nhân là 11+, 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 1 electron. Hãy suy ra vị trí của X trong bảng tuần hoàn và tính chất hoá học cơ bản của nó.

* Lời giải:

– Điện tích hạt nhân là 11+ nên số thứ tự của nguyên tố là 11 ( ô số 11)

– Có 3 lớp e ⇒ thuộc chu kì 3,

– Có 1 e lớp ngoài cùng ⇒ thuộc nhóm I trong bảng tuần hoàn

→ Tên nguyên tố là: Natri.

– Kí hiệu hóa học: Na.

– Nguyên tử khối: 23.

* Bài 3 trang 101 SGK Hóa 9: Các nguyên tố trong nhóm I đều là những kim loại mạnh tương tự natri: tác dụng với nước tạo thành dung dịch kiềm giải phóng hiđro, tác dụng với oxi tạo thành oxit, tác dụng với phi kim khác tạo thành muối,… Viết các phương trình hóa học minh họa với kali.

Xem Thêm : Cách cắt ghép video bằng sony vegas

* Lời giải:

Phương trình hóa học:

– Tác dụng với nước tạo dung dịch kiềm và giải phóng khí H2

 2K + 2H2O → 2KOH + H2

– Tác dụng với oxi tạo thành oxit

 4K + O2 → 2K2O

– Tác dụng với phi kim tạo thành muối

 2K + Cl2 → 2KCl

* Bài 4 trang 101 SGK Hóa 9: Các nguyên tố nhóm VII đều là những phi kim mạnh tương tự clo (trừ At), tác dụng với hầu hết kim loại tạo muối, tác dụng với hiđro tạo hợp chất khí. Viết phương trình hóa học minh họa với brom.

* Lời giải:

– Phương trình hóa học:

 Br2 + 2K  2KBr

 Br2 + H2 

 2HBr

 Br2 + Cu  CuBr2

* Bài 5 trang 101 SGK Hóa 9: Hãy cho biết các sắp xếp nào sau đây đúng theo chiều tính kim loại giảm dần:

a) Na, Mg, Al, K.

b) K, Na, Mg, Al.

Như vậy, với bài viết sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học ở trên các em cần ghi nhớ được một số ý chính sau:

– Các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

– Cấu tạo bảng tuần hoàn gồm có ô nguyên tố, chu kỳ và nhóm.

– Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong chu kỳ (2,3) và nhóm (I,VII)

– Ý nghĩa của bảng tuần hoàn là: Biết vị trí suy ra cấu tạo nguyên từ và tính chất của nguyên tố. Biết cấu tạo nguyên tử suy ra vị trí và tính chất của nguyên tố.

» Mục lục bài viết SGK Hóa 9 Lý thuyết và Bài tập

» Mục lục bài viết SGK Vật lý 9 Lý thuyết và Bài tập

Đăng bởi: DONGNAIART

Chuyên mục: Giáo Dục

Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Tin tức

Lời kết: Trên đây là bài viết Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học: Cách sắp xếp, Cấu tạo, Ý nghĩa bảng tuần hoàn – Hóa 9 bài 31. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn

Related Posts

Thế Giới Bắn Cá New88 – Trải Nghiệm Độc Đáo Từ Game Đến Thực Tế

Thế Giới Bắn Cá New88 – Trải Nghiệm Độc Đáo Từ Game Đến Thực Tế

Có thể bạn quan tâm Chữ người tử tù: Thiên truyện ngắn độc đáo về nét đẹp của một Sự khác biệt giữa Pinocytosis và Phagocytosis Tổng…

Bắn Cá Phần Thưởng Cao – Trải Nghiệm Giải Trí Đỉnh Cao Cho Game Thủ

Bắn Cá Phần Thưởng Cao – Trải Nghiệm Giải Trí Đỉnh Cao Cho Game Thủ

Bắn cá phần thưởng cao đang trở thành một trò chơi phổ biến thu hút hàng triệu người chơi. Trò chơi không chỉ mang lại giây phút…

Xổ số QQ88 – Chơi ngay và nhận thưởng lớn!

Xổ số QQ88 – Chơi ngay và nhận thưởng lớn!

Xổ số QQ88 là một trong những hình thức giải trí được ưa chuộng nhất hiện nay, không chỉ bởi sự hấp dẫn từ việc trúng thưởng…

Xổ Số W88: Mô Hình Cược Mới Mẻ và Lợi Nhuận Khủng

Xổ Số W88: Mô Hình Cược Mới Mẻ và Lợi Nhuận Khủng

Xổ số W88 đã khiến cả cộng đồng game thủ và những người đam mê cá cược chao đảo với mô hình cược cực kỳ đa dạng và…

Xổ số Thừa Thiên Huế: Lựa chọn hàng đầu của lô thủ!

Xổ số Thừa Thiên Huế: Lựa chọn hàng đầu của lô thủ!

Có thể bạn quan tâm Nguyên âm và phụ âm trong tiếng Anh Đấu nhau vì ‘đụng’ tên, vì sao Miss Grand lại là Hoa hậu Hòa…

Điều khác biệt của chương trình đào tạo quốc tế cấp trung học sở 

Điều khác biệt của chương trình đào tạo quốc tế cấp trung học sở 

Chương trình đào tạo quốc tế chắc hẳn không còn là điều gì đó quá xa lạ với mọi người. Song vẫn còn rất nhiều bậc phụ…