Cùng xem Sao băng là gì? Cách ước khi có sao băng trên bầu trời trên youtube.
Sao băng (hay sao sa, sao đổi ngôi) là một trong những hiện tượng đẹp và kỳ thú của thiên nhiên. Mỗi khi trên bầu trời xuất hiện những cơn mưa sao băng, tất cả mọi người đều hào hứng chờ đón. Vậy bạn có thực sự biết sao băng là gì? Chúng xuất hiện từ đâu ngoài vũ trụ bao la? Những điều ước khi gặp mưa sao băng liệu có thể trở thành sự thật? Bài chia sẻ dưới đây, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá những bí mật của hiện tượng thiên nhiên thú vị này nhé!
Bài viết nổi bật:
- Hệ Mặt trời là gì, thứ tự các hành tinh trong hệ Mặt trời
- Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt trăng và các hành tinh khác
Nội dung bài viết
- 1 Sao băng là gì? Tại sao bầu trời lại xuất hiện những cơn mưa sao băng?
- 2 Tại sao lại có mưa sao băng?
- 3 Sao băng, mưa sao băng xuất hiện có chu kỳ không?
- 4 Cách để xem được những cơn mưa sao băng là gì?
- 5 Dự báo năm 2020 những cơn mưa sao băng là gì?
- 5.1 Mưa sao băng Thước Tứ Phân – Quadrantid (1 – 5/1)
- 5.2 Mưa sao băng Thiên Cầm – Lyrid (16 – 25/4)
- 5.3 Mưa sao băng Bảo Bình η – Eta Aquarid (19/4, 28/5) – sao băng là gì?
- 5.4 Mưa sao băng Bảo Bình δ – Delta Aquarid (12/7, 23/8)
- 5.5 Mưa sao băng Anh Tiên – Perseid (17/7, 24/8)
- 5.6 Thiên Long – Draconid (6 – 10/10) – sao băng là gì?
- 5.7 Mưa sao băng Lạp Hộ – Orionid (2/10, 7/11)
- 5.8 Mưa sao băng Leonids – Sư Tử
- 5.9 Mưa sao băng Song Tử – Geminid (từ 7/12 đến 17/12)
- 5.10 Mưa sao băng Tiểu Hùng – Ursid
- 6 Thấy sao băng rơi là điềm gì?
- 7 Cách ước khi có sao băng?
Sao băng là gì? Tại sao bầu trời lại xuất hiện những cơn mưa sao băng?
Nếu từ mặt đất nhìn lên bầu trời, những cơn mưa sao băng thật đẹp và thần tiên. Sao băng xuất hiện khi nào? Sự thật thì chúng có thơ mộng hay không? Điều này sẽ được Dongnaiart giải đáp ngay sau đây.
Sao băng là gì? – Giải mã những hiện tượng kỳ bí của vũ trụ
Thực tế những ngôi sao băng là những tia lửa thoáng trên bầu trời. Sao băng là đường nhìn thấy của các thiên thạch khi chúng đi vào khí quyển của Trái Đất. Nó không phải là một ngôi sao đang bị rơi khỏi bầu trời. Sao băng có thể là là một thiên thạch, mảnh vỡ của các sao chổi cũ, mảnh kim loại từ các tiểu hành tinh khi va chạm với nhau,… Chúng xuyên qua khí quyển với vận tốc khoảng 100.000 km/h và tạo nên sao băng, cơn mưa sao băng.
Chúng ta nhìn thấy sao băng sở dĩ bởi lượng nhiệt phát sinh bởi áp suất khi các thiên thạch đi vào khí quyển. Các phân tử không khí trên đường di chuyển của thiên thạch bị tăng lên đến hàng ngàn độ. Nó làm cho các vật chất của thiên thạch bị nung đến mức nóng sáng. Nó sẽ để lại một vệt sáng khi sao băng di chuyển.
>>> Xem thêm: Sao chổi là gì? Sao chổi và sao băng khác nhau như thế nào?
Tại sao lại có mưa sao băng?
Thực tế, sao Chổi chính là nguyên nhân chính xuất hiện mưa sao băng. Sao chổi gồm băng, bụi và đá di chuyển quanh Mặt trời với quỹ đạo hình Hyperbol hoặc Elip dẹp. Khi nó chuyển động đến gần Mặt trời sẽ bị tan ra tạo thành những dải bụi trên quỹ đạo của mình. Nếu một ngôi sao Chổi đi qua gần Trái Đất, các bụi khí của nó sẽ bay vào khí quyển làm xuất hiện rất nhiều sao băng nhỏ – mưa sao băng.
Sao băng do các thiên thạch đi vào khí quyển Trái Đất
Những ngôi sao băng sẽ không còn thơ mộng nếu chúng quá lớn và rơi xuống bề mặt địa cầu. Những thiên thạch có khối lượng đủ lớn có thể tạo nên những hố lòng chảo sâu trên lục địa.
Những thế kỷ trước, người ta cho rằng sao băng, mưa sao băng là rất hiếm. Thực tế không phải vậy. Việc quan sát sao băng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Hơn nữa, nhiều sao băng, mưa sao băng xuất hiện vào ban ngày mà chúng ta không thể quan sát bằng mắt thường. Những trận mưa sao băng mỗi năm chỉ xuất hiện vài lần nhưng nó không hiếm đến vậy. Năm 2018, các nhà thiên văn học đã ghi nhận có tới 30 cơn mưa sao băng.
>> Có thể bạn quan tâm: Khám phá vũ trụ: Những ngôi sao sáng nhất trên bầu trời đêm <<<
Sao băng, mưa sao băng xuất hiện có chu kỳ không?
Như đã giải thích bên trên, mưa sao băng là do những ngôi sao Chổi gây ra. Quỹ đạo của Trái Đất và các ngôi sao Chổi là xác định. Do đó, các giao điểm giữa Trái Đất và chúng có thể được xác định. Trong hành trình quay quanh Mặt trời, Trái Đất sẽ đi qua những giao điểm đó tại những thời điểm xác định (chênh lệch rất ít). Điều này giải thích những cơn mưa sao băng mà chúng ta nhìn thấy đều có chu kỳ. Hầu hết chu kỳ của các trận mưa sao băng là 1 năm.
Sao băng là hiện tượng bình thường của vũ trụ
Hàng năm, trên bầu trời có thể xuất hiện rất nhiều sao băng, cơn mưa sao băng. Nhưng những cơn mưa sao băng nổi tiếng xuất hiện lâu mà chúng ta có thể quan sát được lại khá ít. Chúng là:
- Mưa sao băng Quadrantids: thường xuất hiện rải rác từ ngày 1 – 5 tháng 1 hàng năm.
- Mưa sao băng η-Aquarids xuất hiện từ 19/4 – 24/5 hàng năm.
- Perseids là con mưa sao băng xuất hiện trong khoảng 17/7 – 24/8..
- Mưa sao băng Orionids thường nhìn thấy vào khoảng 2 – 7 tháng 10.
- 16 – 17/11 là thời điểm đẹp nhất, nhiều nhất của mưa sao băng Leonids. Tuy nhiên, bạn có thể bắt đầu nhìn thấy dấu hiệu của cơn mưa sao băng này ngay từ 10 – 23/11.
- Geminids là mưa sao băng cuối năm. Nó xuất hiện vào khoảng từ 07 – 17/12, nhiều nhất vào 12 – 13/12.
Xem Thêm : Giám định tỉ lệ thương tật ở đâu, chi phí giám định do cơ quan nào
Các cơn mưa sao băng hàng năm theo chu kỳ
Cực điểm của những cơn mưa sao băng không cố định mà có thể thay đổi hàng năm. Chỉ khi đến gần ngày diễn ra mưa sao băng, các nhà thiên văn học mới có thể đưa ra những con số ngày tháng chính xác.
Cách để xem được những cơn mưa sao băng là gì?
Hiện tượng mưa sao băng không hiếm, nhưng việc quan sát có thể gặp khó khăn bởi mây, thời tiết, độ ô nhiễm của không khí,… Tất nhiên, nếu bầu trời quá nhiều mây, bạn sẽ không thể nhìn thấy sao băng. Không khí quá ô nhiễm, quá nhiều ánh sáng có thể làm ảnh hưởng đến việc quan sát sao băng.
Tâm điểm của các cơn mưa sao băng nằm trên bầu trời. Do đó, nếu muốn xem được cơn mưa sao băng hoàn hảo, bạn cần xác định hướng của các chòm sao. Những nơi có thể nhìn được chòm sao thì có thể dễ quan sát mưa sao băng hơn. Những nơi gần Xích đạo Trái Đất sẽ dễ nhìn thấy sao băng nhất. Càng dần về hai cực, việc quan sát hiện tượng mưa sao băng càng khó khăn.
Việt Nam nằm gần Xích đạo nên cũng thuộc những nơi quan sát mưa sao băng khá thuận lợi.
Địa điểm thông thoáng sẽ dễ quan sát sao băng
Dự báo năm 2020 những cơn mưa sao băng là gì?
Như đã nói ở trên, những cơn mưa sao băng sẽ diễn ra theo chu kỳ. Năm 2020, các nhà thiên văn học dự báo sẽ có 10 cơn mưa sao băng lớn. Những cơn mưa sao này là:
Mưa sao băng Thước Tứ Phân – Quadrantid (1 – 5/1)
Đây là cơn mưa sao băng trên mức trung bình. 40 sao băng sẽ được nhìn thấy mỗi giờ tại thời điểm cực điểm. Trận mưa này bắt nguồn từ các hạt bụi để lại bởi sao Chổi 2003 EH1. Mưa sao băng Thước Tứ Phân xuất hiện từ 1 – 5/1, cực điểm vào đêm ngày 3, rạng sáng 4/1. Thời gian quan sát tốt nhất là sau nửa đêm tại các khu vực thoáng đãng, tầm nhìn không bị cản trở.
Mưa sao băng Thiên Cầm – Lyrid (16 – 25/4)
Thiên Cầm là cơn mưa sao băng trung bình với khoảng 20 sao băng một giờ khi cực đỉnh. Cơn mưa sao băng này được hình thành từ các hạt bụi của sao Chổi C/1861 G1 Thatcher. Các sao băng của Thiên Cầm sẽ xuất hiện từ 16 – 25 tháng 4, cực đỉnh vào đêm 22, rạng sáng ngày 23/4.
Mưa sao băng Thiên Cầm đạt cực đỉnh tại đêm 22, rạng sáng 23/4
Những ngôi sao băng sẽ rất sáng với vệt đuôi dài trong vài giây. Do đó, đây được coi là một trong những hiện tượng mưa sao băng đẹp nhất năm.
Mưa sao băng Bảo Bình η – Eta Aquarid (19/4, 28/5) – sao băng là gì?
Eta Aquarid là mưa sao băng trên trung bình. Có khoảng 60 sao băng mỗi giờ tại cực đỉnh tại Nam bán cầu (ở Bắc bán cầu chỉ là 30 sao băng). Nguyên nhân của cơn mưa sao băng là gì? Bụi của sao Chổi Halley được cho là nguyên nhân hình thành Bảo Bình η. Trận mưa sao băng này diễn ra vào khoảng từ 19/4 đến 28/5. Cực đỉnh trong năm 2020 của Eta Aquarid là vào đêm 5, rạng sáng 6/5.
Tuy nhiên, năm này trang ở pha non sẽ chặn mất nhiều sao băng. Do đó, chỉ những người thật sự kiên nhẫn mới được chiêm ngưỡng vẻ đẹp từ những sao băng của Bảo Bình η.
Mưa sao băng Bảo Bình δ – Delta Aquarid (12/7, 23/8)
Đây là cơn mưa sao băng trung bình với khoảng 20 ngôi sao băng được quan sát mỗi giờ tại cực đỉnh. Nguyên nhân xuất hiện mưa sao băng này được cho là vì bụi của sao Chổi Marsden và Kracht. Bảo Bình δ xuất hiện từ 12/7 đến 23/8 hàng năm. Năm 2020, cực điểm của Delta Aquarid vào đêm 28, rạng sáng 29/7.
Bảo Bình đạt cực điểm tại đêm 28, rạng sáng 29/7
Mưa sao băng Anh Tiên – Perseid (17/7, 24/8)
Đây là một trong những cơn mưa sao băng được chờ đợi nhất 2020. Mưa sao băng Anh Tiên có nguồn gốc từ tàn dư của sao Chổi Swift-Tuttle với khoang 60 sao băng một giờ tại cực điểm. Cơn mưa sao băng này diễn ra từ 17/7 đến 24/8. Cực điểm của năm 2020 là đêm 12, rạng sáng ngày 13/8 với rất nhiều sao sáng.
Thiên Long – Draconid (6 – 10/10) – sao băng là gì?
Xem Thêm : Giải bài 51, 52, 53, 54 trang 24, 25 sgk toán 8 tập 1 – Giaibaitap.me
Dù chỉ là mưa sao băng nhỏ (10 sao băng mỗi giờ tại cực điểm) nhưng Draconid vẫn là một cơn mưa sao băng được trông đợi. Tàn dư của sao Chổi 21P Giacobini-Zinner là nguồn gốc của mưa sao băng Thiên Long. Cơn mưa sao băng diễn ra từ 6 – 10/10 và cjw đỉnh năm 2020 rơi vào đêm ngày 8/10.
Mưa sao băng Lạp Hộ – Orionid (2/10, 7/11)
Orionid là cơn mưa sao băng trung bình với khoảng 20 sao băng một giờ khi đạt cực điểm. Sao chổi Halley được phát hiện từ thời cổ đại được cho là nguyên nhân tạo nên Lạp Hộ.
Mưa sao băng Lạp Hộ cực điểm vào đêm 21, rạng sáng 22/10
Năm 2020, cực đỉnh của cơn mưa sao băng Orionid rơi vào khoảng đêm 21, rạng sáng ngày 22/10. Mặt trăng lưỡi liềm đầu tháng đã tạo điều kiện thuận lợi để quan sát rõ những ngôi sao băng.
Mưa sao băng Leonids – Sư Tử
Cơn mưa sao băng Sư Tử có khoảng 15 sao băng mỗi giờ khi đạt cực điểm. Nó cũng được xếp vào những cơn mưa sao băng trung bình. Leonids xuất hiện vào khoảng 6 đến 30/11 bởi tàn dư của sao Chổi Tempel-Tuttle. Nó đạt cực đỉnh vào đêm ngày 17, rạng sáng ngày 18/11 năm nay. Do đó, nếu muốn được trải nghiệm cảm giác ngắm sao băng, bạn nên theo dõi thông tin thiên văn của mưa sao băng Leonids này nhé!
Mưa sao băng Song Tử – Geminid (từ 7/12 đến 17/12)
Mưa sao băng Sư Tử được gọi là ông hoàng của các cơn mưa sao băng. Với khoảng 120 sao băng mỗi giờ tại cực đỉnh, Geminid được đánh giá là hiện tượng mưa sao băng tốt nhất trên bầu trời. Mưa sao băng Geminid xuất hiện do bụi của tiểu hành tinh 3200 Phaethon. Nó xuất hiện từ ngày 7/12 đến 17/12 hàng năm. Dự đoán năm nay, cực đỉnh của Geminid rơi vào đêm ngày 13 đến rạng sáng ngày 14/12.
Mưa sao băng Song Tử cực điểm tại đêm 13, rạng sáng 14/12
Mặt trăng thời điểm này được dự báo là ở pha trăng mới. do đó, nó không gây ảnh hưởng đến việc quan sát cơn mưa sao băng đẹp nhất trong năm nay. Bạn nên lựa chọn vị trí trên cao, thoáng, tối để quan sát Geminid. Sao băng sẽ xuất hiện từ phía chòm sao Song Tử nhưng vẫn có thể xuất hiện tại bất cứ đâu trên bầu trời.
Mưa sao băng Tiểu Hùng – Ursid
Đây là cơn mưa sao băng nhỏ. Nó chỉ có khoảng 5 -10 sao băng mỗi giờ tại cực điểm. bụi của sao chổi Tutle là nguồn gốc của cơn mưa sao băng xuất hiện từ 17 – 25/12 hàng năm này. Dự đoán trong 2020, mưa sao băng Tiểu Hùng sẽ đạt cực đỉnh vào đêm 22, rạng sáng 23/12. Mặt trăng thượng thuyền lặn sớm sẽ tạo điều kiện thuận lợi để quan sát Ursid. Sao băng sẽ xuất hiện tại chòm sao Ursa Minor (Gấu nhỏ) và khắp các nơi trên bầu trời.
Thấy sao băng rơi là điềm gì?
Bên cạnh câu hỏi mưa sao băng là gì, thì vấn đề sao băng rơi là điềm báo gì cũng được khá nhiều người quan tâm. Vì sao người ta lo lắng không biết sao băng rơi có phải báo hiệu điềm báo gì hay không? Sở dĩ là do trước đây, hiểu biết về thiên văn học, vũ trụ của con người còn hạn chế. Những hiện tượng vũ trụ không có căn cứ khoa học mà chỉ được lý giải bằng những tư tưởng mang đậm tính chất duy tâm.
Nhìn thấy sao băng có phải điềm xấu không?
Người ta tin rằng mỗi người sống trên cuộc đời này đều có một ngôi sao chiếu mệnh. Sao băng (sao đổi ngôi) đồng nghĩa với việc người đó chết. Nên nhìn thấy sao băng, người ta cho rằng đã có một ai đó chết. Sao đổi ngôi có thể là báo hiệu của một hiện tượng nào đó (thay đổi một triều đại…) Một số quan niệm khác lại cho rằng sao băng là một hình tượng đẹp. Nó tượng trưng cho tình yêu đôi lứa. Và tất nhiên, những quan điểm trên đều không có cơ sở khoa học.
Cách ước khi có sao băng?
Từ xưa tới nay, con người ta luôn tin rằng nếu bạn thành tâm ước một điều gì đó khi nhìn thấy sao băng. Điều ước đó sẽ trở thành sự thật. Đây chỉ là quan niệm dân gian, chưa được kiểm chứng. Trong những câu chuyện cổ tích Andersen, truyện cổ Grim,… không ít câu chuyện nhắc đến điều ước khi nhìn thấy mưa sao băng.
Cách ước khi có sao băng đó là bạn hãy nhắm mắt và nghĩ trong đầu về ước nguyện của mình. Sao băng sẽ mang đến may mắn, biến điều ước thành sự thật cho bạn. Người Trung Quốc cổ cho rằng sao băng là hiện thân của thần linh. Sao băng rơi là một vị thần ghé thăm nhân gian. Đây là điềm tốt lành bảo vệ bạn khỏi những rắc rối giúp bạn thực hiện các ước mơ của mình.
Hy vọng với những thông tin trên đây, bạn đã hiểu thêm về sao băng là gì? Biết cách để quan sát được sao băng sẽ giúp bạn không bỏ lỡ hiện tượng kỳ thú của vũ trụ này. Không có bằng chứng nào về chuyện cầu được ước thấy khi gặp sao băng. Tuy nhiên, nếu may mắn nhìn thấy hiện tượng mưa sao băng tuyệt vời này, bạn vẫn thử nhắm mắt và cầu nguyện. Biết đâu ước mơ đó lại có thể trở thành hiện thực nhỉ?
Bài viết liên quan khác:
- Sao Hỏa có sự sống không? Sao hỏa có bao nhiêu vệ tinh tự nhiên
- Sao kim (Venus) đặc điểm, màu sắc, vệ tinh, khoảng cách với trái đất
- Mặt Trăng mọc hướng nào? [Giải đáp] 101+ thắc mắc về Mặt Trăng
Nguồn: Kiến thức tổng hợp
Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Tin tức
Lời kết: Trên đây là bài viết Sao băng là gì? Cách ước khi có sao băng trên bầu trời. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn