Quy trình quản trị thương hiệu

Cùng xem Quy trình quản trị thương hiệu trên youtube.

Quản trị thương hiệu là gì

Trong Marketing, quản trị thương hiệu là phân tích và lên kế hoạch để thương hiệu được nhận diện trên thị trường. Sự phát triển mối quan hệ tốt với thị trường mục tiêu là điều cần thiết cho quản trị thương hiệu. Các yếu tố hữu hình của quản trị thương hiệu bao gồm sản phẩm, bề ngoài, giá cả, đóng gói…Các yếu tố vô hình được thể hiện qua việc hiểu biết về thương hiệu của khách hàng cũng như mối quan hệ giữa họ và thương hiệu đó. Một người quản trị thương hiệu sẽ phải nhìn bao quát được tất cả mọi thứ.

Các định nghĩa

Năm 2001, Hislop đã định nghĩa thương hiệu như là quá trình tạo ra một mối quan hệ hoặc một kết nối giữa sản phẩm của công ty và nhận thức một cách cảm tính của khách hàng về mục tiêu tạo ra sự khác biệt trong việc cạnh tranh và xây dựng lòng trung thành của khách hàng. Vào năm 2004 và 2008, Kapferer và Keller đã định nghĩa nó như là một sự thỏa mãn các kỳ vọng của khách hàng và sự hài lòng của khách hàng phù hợp.[1]

Quản trị thương hiệu là một chức năng của marketing mà sử dụng các kỹ thuật đặc biệt để tăng giá trị nhận diện thương hiệu của sản phẩm (đọc Tài sản thương hiệu). Dựa trên các mục tiêu của chiến dịch marketing được tạo ra, quản trị thương hiệu góp phần xây dựng khách hàng trung thành thông qua các hoạt động và hình ảnh tính cực, để từ đó tạo nên một sự nhận diện thương hiệu mạnh.[2]

Lịch sử

Nguồn gốc của thương hiệu có thể được tìm thấy từ thời cổ đại, khi mà các nhà chuyên môn thường đặt thương hiệu cá nhân trên các hàng hóa thủ công. Việc xây dựng thương hiệu của động vật nông nghiệp tại Ai Cập vào năm 2700 trước công nguyên dùng để tránh trộm cắp được xem là một hình thức sớm nhất của thương hiệu, đúng theo nghĩa đen của nó. Như hơn một nửa các công ty lớn hơn 200 tuổi tại Nhật Bản (đọc Danh sách các công ty lâu đời nhất),nhiều hình thức doanh nghiệp “mon” hoặc con dấu là một hình thức thương hiệu hay nhãn hiệu của Đông Á. Ở các nước phương Tây, Staffelter Hof ra mắt năm 862 hoặc có thể sớm hơn và cho đến ngày nay họ vẫn sản xuất rượu dưới cái tên đó. Vào năm 1266, các thợ làm bánh ở Anh được pháp luật yêu cầu phải để một dấu hiệu riêng biệt trên mỗi sản phẩm họ bán. Nhờ vào cách mạng công nghiệp và sự phát triển của các lĩnh vực chuyên môn khác như marketing, chế tạo và quản trị kinh doanh, thương hiệu trở nên phổ biến và được sử dụng rộng tại vào thế kỉ 19 [1]. Xây dưng thương hiệu là một cách tạo ra sản phẩm khác biệt từ hàng hóa đơn thuần, và vì vậy việc xây dựng thương hiệu được lan rộng cùng với sự phát triển của phương tiện vận chuyển, truyền thông và thương mại.

Khuôn khổ hiện đại của quản trị thương hiệu được cân nhắc bắt đầu từ một bản ghi nhớ nổi tiếng tại Procter & Gamble[3] bởi Neil H. McElroy.[4]

Top 10 các thương hiệu quốc tế năm 2012 bao gồm Coca-Cola, Apple, IBM, Google, Microsoft, GE, Mc Donald’s, Intel, Samsung, và Toyota.[5] Sự chia rẽ dịch vụ hàng hóa/thức ăn và công nghệ không phải là một sự ngẫu nhiên: các khu vực công nghiệp chủ yếu dựa vào việc bán hàng cho người tiêu dùng trong khi những người này phải dựa trên sự sạch sẽ/chất lượng hoặc độ tin cậy/giá trị tương ứng. Vì lý do đó, các ngành công nghiệp như là nông nghiệp (bán thực phẩm cho các công ty khác), cho học sinh vay (cần phải có mối liên kết với trường đại học/trường học hơn là các cá nhân đi vay khác), và điện tử (được xem là một độc quyền bị kiểm soát) có thương hiệu ít nổi bật và được công nhận. Tuy nhiên giá trị thương hiệu thì không đơn giản chỉ là một cảm giác mơ hồ của yêu cầu khách hàng mà còn là giá trị định lượng thực tế của hàng hóa dưới Nguyên Lý Kế toán Chung. Các công ty sẽ bảo vệ cẩn thận tên thương hiệu quả họ, bao gồm cả truy tố các hành vi xâm phạm nhãn hiệu hàng hóa. Các nhãn hiệu hàng hóa đặc biệt có thể khác nhau giữa các nước.

Một trong những thương hiệu được nhìn thấy và nhận biết cao nhất là chai Coca-Cola màu đỏ. Mặc dù có rất nhiều bài kiểm tra mù thống kê lại rằng hương vị được yêu thích nhất không phải là Coke, Coca-Cola vẫn đóng vai trò cổ phần chi phối trên thị trường cola. Lịch sử Coca-Cola được biết đến với đầy sự không chắc chắn về một câu chuyện xưa được dựng lên xung quanh thương hiệu, bao gồm (bác bỏ) huyền thoại về Coca-Cola được phát minh ra với quần áo màu đỏ của ông già Noel[6] để đạt mục đích thâm nhập được vào thị trường ít tư bản trên thế giới như Liên Xô và Trung Quốc, và các câu chuyện về quản trị thương hiệu “Coca-Cola lần đầu thâm nhập vào thị trường Trung Quốc“ dẫn đến kết quả thương hiệu được dịch thành “cắn con nòng nọc sáp”.[7] Khoa học quản trị thương hiệu đầy những câu chuyện tương tự, ví dụ như là xe Chervolet “Nova” nghĩa là “nó không thể đi” trong tiếng Tây Ban Nha và việc dịch tên thương hiệu phù hợp với văn hóa từng nước là cần thiết khi xâm nhập vào thị trường mới.

Quản trị thương hiệu hiện tại cũng có liên quan tới các vấn đề pháp lý như là “thương hiệu chung”. Công ty Xerox đang tiếp tục đấu tranh trên truyền thông phương tiện khi có một nhà biên tập hoặc phóng viên sử dụng từ “xerox” đơn giản như một từ đồng nghĩa với “photocopy”[8]. Việc sử dụng từ “xerox” nên được chấp nhận như là một từ tiêu chuẩn tiếng Anh mang nghĩa “photocopy”, sau đó các đối thủ cạnh tranh của “Xerox” có thể tranh luận thành công tại tòa rằng họ đã được cho phép tạo ra máy “xerox”. Tuy nhiên trong cùng một ý nghĩa, đạt tới giai đoạn thống trị thị trường được xem là một thành công lớn của quản trị thương hiệu, đi kèm đó việc chiếm ưu thế thường thúc đẩy lợi nhuận tăng.

Định hướng thương hiệu

Định hướng thương hiệu đề cập tới “mức độ mà giá trị thương hiệu của tổ chức và thực tiễn của nó được định hướng tới các khả năng xây dựng thương hiệu” (Bridson & Evans, 2004). Đó là một cách tiếp cận thận trọng khi làm việc với thương hiệu, cả bên trong lẫn bên ngoài. Điều quan trọng nhất thúc đẩy động lực đằng sau việc tăng lợi nhuận trong các thương hiệu mạnh là tốc độ toàn cầu hóa. Nó dẫn đến tình trạng cạnh tranh khốc liệt hơn trên nhiều thị trường. Một ưu thế của sản phẩm là bản thân nó không đủ để đảm bảo nó thành công.

Tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ và sự bắt chước tăng lên trên thị trường đã rút ngắn đáng kể vòng đời của sản phẩm. Hậu quả là lợi thế cạnh tranh tương quan của sản phẩm đứng trước nguy cơ bị biến thành điều kiện tiên quyết cạnh tranh. Với lý do đó, số lượng các công ty tăng lên đòi hỏi phải tìm kiếm một công cụ cạnh tranh khác lâu dài hơn, chẳng hạn như là thương hiệu

Chứng minh

Quản trị thương hiệu nhằm mục đích tạo ra một kết nối giữa các sản phẩm, công ty, khách hàng của họ và các thành phần khác. Các nhà quản trị thương hiệu phải cố gắng để kiểm soát hình ảnh thương hiệu.[1]

Các tiếp cận

“Sự bổ nhiệm cho Hoàng Đế” là một danh sách đăng ký bị giới hạn tên các thương hiệu thích hợp được phê duyệt để cung cấp đồ cho các gia đình hoàng gia Anh..

Một vài người tin rằng các nhà quản trị thương hiệu có thể bị phản lại tác dụng bởi vì thời gian tập trung của họ dành cho quản trị thương hiệu là quá ngắn.[1]

Ở đầu bên kia, các thương hiệu cực kì sang trọng cao cấp có thể có thể tạo ra các quảng cáo hoặc tài trợ cho các nhóm mà đưa ra được cảm giác chung hoặc tạo nên lợi thế thương mại. Một quảng cáo “không thương hiệu” điển hình có thể đơn giản chỉ đưa ra giá (và quả thật các nhà quản trị thương hiệu có thể khuyến khích các đại lý bán lẻ cho sử dụng tên của họ trong chiết khấu bán hàng), trong khi đó một dòng thương hiệu nước hoa cao cao cấp có thể được tạo ra mà không cần thiết thể hiện việc sử dụng nước hoa hoặc Breitling có thể tài trợ cho một đội nhào lộn trên không hoàn toàn là hình ảnh được tạo ra. Mảng du lịch và quản trị thương hiệu vì lý do đó mà tạo nên một mối quan hệ đặc biệt.

“Xây dựng thương hiệu quốc gia” là một thuật ngữ hiện đại kết hợp quan hệ đối ngoại với ý tưởng thương hiệu.[9] Ví dụ như là Cool Britannia vào năm 1990

Phương tiện truyền thông xã hội

Mặc dù phương tiện truyền thông xã hội đã dần thay đổi các chiến thuật của tiếp thị thương hiệu, mục đích chính của nó vẫn như cũ: thu hút và giữ chân khách hàng.[10] Tuy nhiên, các công ty cũng đã trải nghiệm một thử thách mới nhờ sự xuất hiện của phương tiện truyền thông xã hội. Sự thay đổi này đã tìm ra được sự cân bằng chính xác giữa các khách hàng để lan tỏa thương hiệu bằng hình thức truyền miệng, trong khi đó vẫn kiểm soát các mục tiêu chiến lược marketing của công ty.[11] Ngôn ngữ giao tiếp với phương tiện xã hội thuộc thể loại truyền thông miệng, mô tả rộng ra là bất kỳ một chiến lược nào khuyến khích các cá nhân tuyên truyền một tin nhắn, do đó tạo ra tiềm năng cho sự tăng trưởng theo cấp số nhân trong quảng cáo tin nhắn và ảnh hưởng của nó[12] Hình thức cơ bản của nó thì được nhìn nhận khi một khách hàng đưa ra một nhận định về sản phẩm hoặc công ty hoặc tán thánh một thương hiệu. Kỹ thuật marketing này cho phép người sử dụng lan rộng từ ngữ về thương hiệu, tạo nên quảng cáo cho công ty. Bởi vì thương hiệu này vừa trở nên quan tâm tới việc khám phá và sử dụng phương tiện xã hội cho lợi ích thương mại.

Quy trình quản trị thương hiệu

Quản trị chiến lược thương hiệu liên quan tới việc thiết kế và thực thi các chương trình và hoạt động marketing để xây dựng, đo lường và quản trị tài sản thương hiệu. Trong quyển sách này, chúng ta định nghĩa quy trình quản trị chiến lược thương hiệu thông qua 4 bước sau:

  1. Xác định và phát triển các kế hoạch thương hiệu
  2. Thiết kế và thực thi các chương trình marketing thương hiệu
  3. Đo lường và làm sáng tỏ năng lực thương hiệu (brand performance)
  4. Tăng trưởng và duy trì tài sản thương hiệu

quan tri thuong hieu

Hãy tìm hiểu sơ bộ 4 bước này:

#1. Xác định và phát triển các kế hoạch thương hiệu

Quy trình quản trị thương hiệu chiến lược bắt đầu với việc hiểu một cách rõ ràng thương hiệu đại diện cho cái gì và nó nên được định vị như thế nào trong sự so sánh với các đối thủ cạnh tranh. Việc phát triển các kế hoạch thương hiệu như được đề cập ở chương 2 và 3, sử dụng 3 mô hình có liên quan với nhau như bên dưới:

  • Mô hình định vị thương hiệu (brand positioning model) trình bày các hướng dẫn thực thi các hoạt động marketing tích hợp để tối đa hóa các lợi thế cạnh tranh.
  • Mô hình cộng hưởng thương hiệu (brand resonance model) mô tả việc tạo nên các mối liên hệ mạnh mẻ và trung thành với khách hàng.
  • Mô hình chuổi giá trị thương hiệu (brand value chain) là công cụ giúp theo dõi quá trình tạo ra giá trị cho thương hiệu, để hiểu hơn về ảnh hưởng kinh tế của các đầu tư và chi tiêu cho marketing thương hiệu.

#2. Thiết kế và thực thi các chương trình marketing thương hiệu

Xây dựng tài sản thương hiệu đòi hỏi việc định vị thương hiệu trong tâm trí khách hàng một cách đúng đắn và đạt được sự cộng hưởng thương hiệu (brand resonance) nhiều nhất có thể. Một cách tổng quát, quy trình xây dựng kiến thức thương hiệu sẽ phụ thuộc vào 3 yếu tố sau:

  1. Việc lựa chọn các yếu tố thương hiệu (brand elements) và phối hợp chúng lại với nhau để tạo nên thương hiệu
  2. Các hoạt động marketing và các hoạt động hỗ trợ liên quan tới việc xây dựng thương hiệu
  3. Các yếu tố bổ sung, ví dụ như tên công ty, quốc gia, kênh phân phối hay các thương hiệu khác

Xem Thêm : cách làm mới ốc xe máy

Chọn lựa các yếu tố thương hiệu

Các thành tố thương hiệu thông thường là tên thương hiệu, URLs, logo, symbol, đặc tính, đóng gói và slogan. Bài test tốt nhất về đóng góp của các yếu tố thương hiệu trong việc xây dựng thương hiệu là khách hàng sẽ nghĩ sao về sản phẩm/dịch vụ nếu họ chỉ biết tên thương hiệu hay logo hoặc những yếu tố khác mà có liên kết tới thương hiệu đó. Bởi vì các yếu tố sẽ có các lợi điểm khác nhau, nên nhà quản trị marketing thường có xu hướng sử dụng kết hợp chúng lại với nhau. Chương 4 sẽ tìm hiểu chi tiết về việc lựa chọn và thiết kế các yếu tố thương hiệu để giúp xây dựng tài sản thương hiệu.

Tích hợp thương hiệu vào các hoạt động marketing và các chương trình hỗ trợ marketing

Mặc dù sự lựa chọn các yếu tố thương hiệu một cách khôn ngoan có thể đóng góp vào tài sản thương hiệu, nhưng sự đóng góp lớn nhất đến từ các hoạt động marketing liên quan tới thương hiệu. Ở đây chỉ nói sơ một số hoạt động marketing quan trọng liên quan tới việc xây dựng tại sản thương hiệu. Chương 5 sẽ đưa ra các gợi ý trong việc thiết kế các chương trình marketing cũng như các vấn đề trong chiến lược sản phẩm, định giá và phân phối. Chương 6 đề cập tới những vấn đề trong chiến lược truyền thông.

Tận dụng các đặc điểm hỗ trợ

Cách thứ 3 và cũng là cuối cùng trong việc xây dựng tài sản thương hiệu là tận dụng lợi thế của các đặc điểm hỗ trợ. Ví dụ một thương hiệu có thể được liên kết tới yếu tố về nguồn gốc, chẳng hạn như công ty (thông qua các chiến lược thương hiệu), quốc gia hoặc các vùng địa lý (thông qua việc xác nhận nguồn gốc của sản phẩm), các kênh phân phối (thông qua các chiến lược phân phối), các thương hiệu khác (đồng thương hiệu, thương hiệu mẹ), đặc tính (bằng sáng chế), phát ngôn viên (thông qua những chứng thực), các sự kiện văn hóa hay thể thao (thông qua việc tài trợ), hoặc các nguồn từ đối tượng thứ 3 khác (thông qua các giải thưởng hoặc đánh giá).

Bởi vì thương hiệu có được từ việc nhận diện cùng với các yếu tố (thực thể) khác, mặc dù các thực thể này không có liện hệ trực tiếp tới tính năng của sản phẩm hay dịch vụ, người tiêu dùng vẫn sẽ cho rằng thương hiệu chia sẻ các đặc điểm liên quan tới các thực thể đó, vì vậy gián tiếp đưa ra các đặc điểm đó cho thương hiệu.

Về bản chất, người làm marketing đang mượn hay tận dụng một số đặc điểm hỗ trợ cho thương hiệu để tạo ra một số đặc điểm hỗ trợ để cho thương hiệu sở hữu, và do đó đang giúp xây dựng tài sản thương hiệu. Chương 7 sẽ bàn về ý nghĩa của việc tạo đòn bẩy trong tài sản thương hiệu.

#3. Đo lường và làm sáng tỏ năng lực thương hiệu

Để quản trị thương hiệu đạt được lợi ích kinh tế, các nhà quản trị phải thiết kế và triển khai hệ thống quản trị tài sản thương hiệu. Một hệ thống quản trị tài sản thương hiệu là một tập các quy trình nghiên cứu được thiết kế để đưa ra các thông tin chính xác và kịp thời cho các marketer để mà họ có thể ra các quyết định chiến thuật trong thời gian ngắn và các quyết định chiến lược trong dài hạn. Như được trình bày trong chương 8, việc thực thi là một hệ thống liên quan tới 3 bước chính – thực hiện kiểm toán thương hiệu (brand audits), thiết kế các nghiên cứu theo dõi thương hiệu (brand tracking), và thiết lập hệ thống quản trị tài sản thương hiệu (brand equity management system).

Nhiệm vụ của việc xác định hay đánh giá định vị thương hiệu thường mang đến lợi ích cho brand audit. Một brand audit là một sự nghiên cứu toàn diện của một thương hiệu để đánh giá “sức khỏe” của nó, giải mã (uncover) nguồn gốc của tài sản, và đề xuất các cách để nâng cao và tận dụng tài sản đó. Một brand audit đòi hỏi sự hiểu biết các nguồn gốc của tài sản thương hiệu từ các khía cạnh của cả doanh nghiệp lẫn người dùng.

Một khi các marketers đã xác định được chiến lược định vị thương hiệu, họ sẽ sẵn sàng ở trong tư thế tạo ra các chương trình marketing để tạo ra, làm mạnh lên và duy trì các yếu tố bổ trợ thương hiệu. Các nghiên cứu theo dõi thương hiệu (brand tracking studies) tập hợp thông tin từ người dùng theo thời gian, thường thông qua các đo lường định lượng về năng lực thương hiệu ở một số khía cạnh mà các marketers có thể nhận diện trong brand audit hoặc các ý nghĩa (mean) khác. Chương 9 và 10 sẽ mô tả một số cách đo lường để vận hành nó.

Một hệ thống quản trị tài sản thương hiệu là một tập các quy trình có tổ chức được thiết kế để nâng cao sự hiểu biết và sử dụng khái niệm tài sản thương hiệu bên trong một tổ chức. Ba bước chính này sẽ giúp thực hiện một hệ thống quản trị tài sản thương hiệu: tạo ra các hiến chương (charters) tài sản thương hiệu, thu thập các báo cáo tài sản thương hiệu và xác định các phản hồi (responsibilities) tài sản thương hiệu.

#4. Tăng trưởng và giữ vững tài sản thương hiệu

Duy trì và mở rộng tài sản thương hiệu là một thách thức không nhỏ. Các hoạt động quản trị tài sản thương hiệu có thể thực hiện ở nhiều khía cạnh đa dạng và rộng hơn tài sản của thương hiệu (brand’s equity) – hiểu cách làm thế nào các chiến lược thương hiệu phản ánh các mối quan tâm của tổ chức và được điều chỉnh, theo thời gian hoặc theo các ranh giới địa lý hay nhiều phân khúc thị trường.

Xác định cấu trúc thương hiệu

Cấu trúc thương hiệu đưa ra những chỉ dẫn tổng quát về chiến lược xây dựng thương hiệu và những thành tố thương hiệu nào sẽ đưa vào những sản phẩm khác nhau được bán bởi công ty. Hai khái niệm chính trong việc xác định cấu trúc thương hiệu là brand porfolios và phân cấp thương hiệu (brand hierarchy). Brand portfolio là một tập các thương hiệu khác nhau mà một công ty đưa ra cho việc bán hàng cho người dùng trong một danh mục riêng biệt nào đó. Cấu trúc phân cấp thương hiệu trình bày số lượng, bản chất và sự phân biệt các thành phần thương hiệu thông qua tập thương hiệu của công ty. Chương 11 đưa ra cách tiếp cận 3 bước cho vấn đề kiến trúc thương hiệu và làm sao để nghĩ ra brand portfolio và cấu trúc phân tầng thương hiệu. Chương 12 tập trung vào chủ đề thương hiệu mở rộng (brand extension), mà theo đó, thương hiệu hiện có được sử dụng để cho ra mắt sản phẩm ở một danh mục khác hoặc danh mục con.

Quản trị tài sản thương hiệu theo thời gian

Quản trị thương hiệu hiệu quả cũng đòi hỏi một cái nhìn dài hạn cho các quyết định marketing. Cách nhìn dài hạn của quản trị thương hiệu nhận ra rằng bất kỳ sự thay đổi nào trong các chương trình hỗ trợ marketing cho thương hiệu cũng có thể thay đổi kiến thức người tiêu dùng, và ảnh hưởng tới sự thành công của các chương trình marketing trong tương lai. Một cách nhìn dài hạn cũng đưa ra các chiến lược thông minh được thiết kế để duy trì và nâng cao tài sản thương hiệu dựa trên người dùng theo thời gian và các chiến lược phản ứng lại để tạo ra sức sống mới cho thương hiệu mà đối phó với những khó khăn hoặc các vấn đề. Chương 13 sẽ trình bày các vấn đề liên quan tới quản trị tài sản thương hiệu theo thời gian.

Quản trị tài sản thương hiệu theo ranh giới địa lý, văn hóa và các phân khúc thị trường

Một mối quan tâm quan trọng khác nữa trong quản trị tài sản thương hiệu là việc nhận ra và đánh giá các nhóm khách hàng khác nhau trong việc phát triển các chiến lược marketing và thương hiệu. Yếu tố quốc tế và các chiến lược xây dựng thương hiệu toàn cầu đặc biệt quan trọng trong các quyết định này.

Trong việc mở rộng thương hiệu xuyên quốc gia, các nhà quản trị cần phải xây dựng tài sản dựa trên các kiến thức riêng biệt về hành vi và trải nghiệm của những phân khúc thị trường này. Chương 14 sẽ giải thích các vấn đề liên quan tới mở rộng của tài sản thương hiệu qua các phân khúc thị trường.

Sách quản trị thương hiệu

SÁCH THƯƠNG HIỆU KIÊN CƯỜNG TRONG MÔI TRƯỜNG KHẮC NGHIỆT – CUỘC CHIẾN CỦA CÁC THƯƠNG HIỆU TRONG THẾ GIỚI HOANG DÃ

Thông tin sản phẩm:

Brand vs. Wild – Thương hiệu kiên cường trong môi trường khắc nghiệt

Tác giả: Jonathan David Lewis

Công ty phát hành: MZBook

Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Thế Giới

Dịch giả: Quách Cẩm Phương

Khổ sách: 15×20.5cm

Xem Thêm : Cách phân biệt các loại biển số xe từ 1/8/2020

Số trang: 296 trang

Giá bìa: 149.000đ

Loại bìa: bìa mềm

Giới thiệu tác giả: David Lewis là một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực định hình thương hiệu mà có thể tồn tại và phát triển thịnh vượng trong thế giới đầy bất ổn, khó khăn ngày nay.

Là một chiến lược gia về thương hiệu và kinh doanh, Lewis đã mài giũa kỹ năng của mình trong những năm tháng gian khó của cuộc đại suy thoái, giúp các thương hiệu điều hướng trong mô hình kinh doanh mới đầy khắc nghiệt ngày nay.

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: LẠC LỐI

CHƯƠNG 2: SỢ HÃI

CHƯƠNG 3: LÊNH ĐÊNH

CHƯƠNG 4: RỐI REN

CHƯƠNG 5: TÀN KHỐC

CHƯƠNG 6: NGƯNG HÀNH ĐỘNG

CHƯƠNG 7: ĐỊNH HƯỚNG

CHƯƠNG 8: TẬP TRUNG

CHƯƠNG 9: DÒNG CHẢY

CHƯƠNG 10: THÍCH NGHI

CHƯƠNG 11: HÀNH ĐỘNG

KẾT LUẬN

Những gã khổng lồ trong kinh doanh và ngành công nghiệp tưởng như chẳng bao giờ có thể lay chuyển, thì giờ đây trong môi trường khắc nghiệt này vẫn sụp đổ như thường. Dù cho hôm nay bạn cảm thấy an toàn, thì ngày mai thương hiệu của bạn vẫn có thể là nạn nhân tiếp theo.

Có lẽ bạn đang cảm thấy chẳng nên so sánh giữa sự sống còn trong thiên nhiên hoang dã với kinh doanh hiện đại, nhưng chắc chắn bạn sẽ phải suy nghĩ lại khi đọc đến trang sách cuối cùng, và nhận ra rằng kinh doanh cũng đầy rẫy hiểm nguy và chết chóc y như thiên nhiên hoang dã vậy.

Cuốn sách Brand vs. Wild – Thương hiệu kiên cường trong môi trường khắc nghiệt đi sâu khám phá những câu chuyện đời thực về sự sống còn, cái chết, và chiến thắng trong thế giới rối ren, cũng như dẫn chứng tại sao một số cá nhân hay tập thể có thể sống sót thoát ra khỏi vùng nguy hiểm nhất trên trái đất, trong khi số khác lại không.

Tập trung vào việc điều hướng rủi ro thay vì cố gắng đong đếm hay giảm thiểu nó.

Phán đoán phản ứng có thể dự tính của một đội ngũ trước sự gián đoạn.

Xây dựng khả năng phục hồi cho các hoạt động marketing.

Trau dồi khả năng thích ứng.

Sử dụng các quy tắc mới của kinh doanh thành công để điều hướng tính bất ổn.

Đừng đợi đến hoàn cảnh thích hợp. Hãy hành động ngay từ bây giờ.

Brand vs. Wild – Thương hiệu kiên cường trong môi trường khắc nghiệt giúp người đọc hiểu được vùng hoang dã – ở đó họ tìm thấy công ty của mình và xác định các bước cụ thể mà họ phải thực hiện để phát triển mạnh thương hiệu trong môi trường này. Vẫn còn hy vọng trong một thế giới kinh doanh khắc nghiệt. Và Brand vs Wild chính là niềm hy vọng ấy!

10 BƯỚC CẤT CÁNH THƯƠNG HIỆU (ĐẶNG THANH VÂN)

10 Bước Cất Cánh Thương Hiệu Sách DUY NHẤT về QUY TRÌNH XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU Đúc kết kinh nghiệm 15 năm triển khai tư vấn xây dựng chiến lược thương hiệu cho hơn 4000 ngàn doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam của ThS. Đặng Thanh Vân. Cuốn sách được Ông Tuấn Hà, CEO Vinalink Media, chủ tịch Hội SEO Việt Nam nhận định là “Cuốn sách viết về THƯƠNG HIỆU” đáng đọc nhất năm. Bản in lần đầu tiên tháng 10/2014 cực kỳ đặc biệt vì được đánh số từ 1-1000; bìa cứng, in màu, giấy couche bóng được thiết kế hoàn hảo. Sách đã được trên 200 bạn đọc trả tiền mua trước khi ra mắt 4 tháng và hết sạch sau khi ra mắt 6 tháng.Lần tái bản thứ năm 2017 có nhiều sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện và tác giả đã đưa thêm nhiều kiến thức hoàn toàn mới chưa được công bố, là đúc kết của 15 năm tư vấn chiến lược thương hiệu. Hãy đăng ký mua ngay nếu bạn không muốn bỏ lỡ cơ hội sở hữu tác phẩm quý này.

Tag: giáo pdf giảng tiểu liệu thuyết tuyến trắc đáp án slide bùi quang download cafe đoàn jean laneige toto ô tô levi’s thẻ mobifone vpbank mức son tạp chí milaganics asus huawei kfc thất bại dkny quán quân gương mặt hafele tắm váy cưới tai nghe dây nịt khoác topshop bình dân anta chevrolet rau bếp zento h&m lót đô phiếu khảo sát kem vàng estee lauder vichy

Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Tin tức

Lời kết: Trên đây là bài viết Quy trình quản trị thương hiệu. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn

Related Posts

Xổ Số W88: Mô Hình Cược Mới Mẻ và Lợi Nhuận Khủng

Xổ Số W88: Mô Hình Cược Mới Mẻ và Lợi Nhuận Khủng

Xổ số W88 đã khiến cả cộng đồng game thủ và những người đam mê cá cược chao đảo với mô hình cược cực kỳ đa dạng và…

Xổ số Thừa Thiên Huế: Lựa chọn hàng đầu của lô thủ!

Xổ số Thừa Thiên Huế: Lựa chọn hàng đầu của lô thủ!

Có thể bạn quan tâm Giải bài tập Toán lớp 5 Luyện tập chung trang 95 đầy đủ nhất Những câu nói hay nhất của Khổng Tử…

Điều khác biệt của chương trình đào tạo quốc tế cấp trung học sở 

Điều khác biệt của chương trình đào tạo quốc tế cấp trung học sở 

Chương trình đào tạo quốc tế chắc hẳn không còn là điều gì đó quá xa lạ với mọi người. Song vẫn còn rất nhiều bậc phụ…

Kèo châu Á là gì? Kinh nghiệm cá cược kèo châu Á bất bại 2024

Kèo châu Á là gì? Kinh nghiệm cá cược kèo châu Á bất bại 2024

Kèo châu Á là gì? Kèo châu Á là một loại kèo cá cược phổ biến trong bóng đá và nhiều môn thể thao khác tại thabet. Đây…

Lý do bạn nên tải app Sin88 về điện thoại tham gia cá cược

Lý do bạn nên tải app Sin88 về điện thoại tham gia cá cược

Bạn muốn tìm kiếm một sân chơi cá cược uy tín, chất lượng và mang đến những trải nghiệm tuyệt vời? Sin88 – ứng dụng cá cược…

Bắn cá đổi thưởng là gì? Kinh nghiệm chơi bắn cá đổi thưởng luôn thắng

Bắn cá đổi thưởng là gì? Kinh nghiệm chơi bắn cá đổi thưởng luôn thắng

Bắn cá đổi thưởng là gì? Bắn cá U888 đổi thưởng là một loại hình giải trí trực tuyến phổ biến trong ngành game online. Dưới đây là…