Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Cùng xem Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh trên youtube.

Tài liệu hướng dẫn phân tích bài thơ Sóng (Xuân Quỳnh) do DONGNAIART biên soạn gồm gợi ý cách làm, lập dàn ý chi tiết và một số mẫu bài văn hay của học sinh phân tích nội dung tác phẩm Sóng của nhà thơ Xuân Quỳnh. Mời các em cùng tham khảo !

Hướng dẫn phân tích bài thơ Sóng

Đề bài: Em hãy phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.

  • Hướng dẫn soạn bài Sóng – Xuân Quỳnh

1. Phân tích đề

Bạn đang xem: Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

– Yêu cầu của đề bài: phân tích nội dung bài thơ Sóng.

– Phạm vi tư liệu, dẫn chứng: những từ ngữ, chi tiết, hình ảnh tiêu biểu trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.

– Phương pháp lập luận chính: phân tích.

2. Hệ thống luận điểm

Luận điểm 1: Bản chất, quy luật của “sóng” và “em”

Luận điểm 2: Những suy nghĩ trăn trở về cội nguồn tình yêu

Luận điểm 3: Nỗi nhớ, lòng thủy chung của người con gái trong tình yêu

Luận điểm 4: Khát vọng tình yêu vĩnh cửu.

Lập dàn ý phân tích bài thơ Sóng

Mở bài phân tích bài Sóng

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm:

+ Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì chống Mĩ cứu nước, là thi sĩ của tình thương, lòng trắc ẩn và hồn thơ nữ tính.

+ Bài thơ Sóng sáng tác năm 1967, in trong tập Hoa dọc chiến hào, là bài thơ viết về tình yêu tiêu biểu cho hồn thơ giàu chất nữ tính của Xuân Quỳnh.

Thân bài phân tích bài thơ Sóng

* Luận điểm 1: Bản chất, quy luật của “sóng” và “em” (khổ 1,2)

– Mở đầu bài thơ là trạng thái tâm lý đặc biệt của một tâm hồn khao khát yêu đương đang tìm đến một tình yêu rộng lớn hơn.

+ “dữ dội – dịu êm, ồn ào – lặng lẽ“: nghệ thuật tương phản.

-> Hai trạng thái tâm lí đối nghịch lại được diễn tả trong một ngữ cảnh cụ thể làm hiện lên vẻ đẹp của những con sóng biển ngàn đời đối cực, gợi liên tưởng đến tâm lí của người phụ nữ khi yêu (khi mãnh liệt khi lại dịu dàng).

=> Xuân Quỳnh đã diễn tả thật cụ thể trạng thái khác thường, vừa phong phú vừa phức tạp trong một trái tim đang cồn cào, khao khát tình yêu.

+ Ba hình ảnh “sông”, “sóng”, “bể” bổ sung cho nhau: Sông và bể làm nên đời sóng, sóng chỉ thực sự có đời sống riêng khi ra với biển khơi mênh mang thăm thẳm.

=> Hành trình của sóng là hành trình khám phá chính bản thân mình, khát khao vươn tới giá trị tuyệt đích trong tình yêu của người phụ nữ, bứt phá không gian chật hẹp để khát khao một không gian lớn lao.

+ “Ôi con sóng… và ngày sau vẫn thế

  • Thán từ “ôi” thể hiện nét nồng nàn trong giọng thơ Xuân Quỳnh, là tiếng lòng thốt lên từ nỗi thổn thức của trái tim yêu.
  • Nghệ thuật đối lập “ngày xưa” – “ngày sau” càng làm tôn thêm nét đáng yêu của sóng

-> Dù trong quá khứ hay hiện tại sóng luôn dạt dào, sôi nổi, luôn khát vọng. Đó cũng là khát vọng và bản tính của người phụ nữ muôn đời, mãi trường tồn, vĩnh hằng với thời gian.

+ “Nỗi khát vọng tình yêu… ngực trẻ

  • “bồi hồi” là trạng thái tâm hồn bất định, khắc họa thật rõ ràng những nét cảm xúc: có cái nôn nao, xao xuyến; có nỗi khắc khoải, da diết của tình yêu muôn đời vĩnh hằng trong “ngực trẻ”.

=> Liên hệ tình yêu của tuổi trẻ với con sóng của đại dương, khát vọng tình yêu là khát vọng đặc trưng muôn đời của tuổi trẻ.

* Luận điểm 2: Những suy nghĩ trăn trở về cội nguồn tình yêu (khổ 3,4)

– Từ “Không hiểu nổi mình” nhà thơ liên tiếp đặt ra những băn khoăn, thắc mắc về biển cả, về tình yêu

+ Điệp ngữ “em nghĩ về”

+ Câu hỏi: “Từ nơi nào sóng lên

-> Nhấn mạnh niềm khát khao, nhu cầu tự nhận thức bản thân, người mình yêu và nhu cầu nhận thức, lí giải nhưng lại không thể cắt nghĩa nổi của tình yêu.

+ “Em cũng không biết nữa – Khi nào ta yêu nhau

-> Người phụ nữ băn khoăn về khởi nguồn của tình yêu và bộc bạch một cách hồn nhiên, chân thành, cách cắt nghĩa rất nữ tính, rất trực cảm của Xuân Quỳnh.

– Xuân Quỳnh dựa vào quy luật tự nhiên để tìm khởi nguồn của sóng, của tình yêu, gợi lên sự trăn trở trước bí ẩn của tình yêu, thời điểm bắt đầu tình tình yêu.

+ Lí giải được ngọn nguồn của sóng: “Sóng bắt đầu từ gió”

+ “Gió bắt đầu từ đâu?”: “Em cũng không biết nữa”

-> Tình yêu đến rất bất ngờ và tự nhiên không báo động trước.

=> Câu thơ “Em cũng không biết nữa” như một cái lắc đầu nhè nhẹ, phân vân.

+ Câu hỏi tu từ “Khi nào ta yêu nhau” -> nữ sĩ đang bâng khuâng và băn khoăn về câu hỏi muôn đời không ai lí giải nổi.

* Luận điểm 3: Nỗi nhớ, lòng thủy chung của người con gái trong tình yêu (khổ 5,6)

– Nghệ thuật tương phản:

+ “dưới lòng sâu”, “trên mặt nước” -> gợi những phạm vi không gian khác nhau

+ “ngày” – “đêm” -> phạm vi thời gian khác nhau

– “ngày đêm không ngủ được”: nhân hóa

=> Diễn tả nỗi nhớ dạt dào, triền miên của sóng với bờ cũng là nỗi nhớ của người phụ nữ khi yêu.

– Người phụ nữ bày tỏ nỗi nhớ một cách trực tiếp, mạnh dạn, chân thành:

Xem Thêm : Lai Nhân Cung là gì? Những yếu tố của Lai nhân cung

+ “Lòng em nhớ đến anh”

+ Cách nói thậm xưng: “Cả trong mơ còn thức”

-> Nỗi nhớ mãnh liệt của một trái tim đang yêu, nỗi nhớ thường trực cả khi thức, khi ngủ, bao trùm cả không gian và thời gian.

+ Nghệ thuật tương phản “xuôi – ngược”, “bắc – nam”

+ Điệp ngữ “dẫu”, “vẫn”, “về”

-> Hành trình của sóng ngoài biển lớn cũng như hành trình tình yêu của người phụ nữ giữa cuộc đời

=> Tình cảm thủy chung của người con gái: dù đi đâu, dù xuôi ngược bốn phương, thì em cũng chỉ hướng về một phương của anh, có anh, cho anh.

* Luận điểm 4: Khát vọng tình yêu vĩnh cửu (khổ 7,8,9)

“Con nào chẳng tới bờ… Dù muôn vời cách trở”

-> Quy luật vĩnh cửu của thiên nhiên, cũng giống như “em” muốn được gần bên anh, được hòa nhịp vào trong tình yêu với anh, dù khó khăn, thử thách vẫn luôn hướng đến “anh”.

=> Người phụ nữ hồn nhiên, tha thiết yêu đời ấp ủ biết bao hi vọng, niềm tin vào hạnh phúc tương lai, vào cái đích cuối cùng của một tình yêu lớn như con sóng nhất định sẽ “tới bờ”, “dù muôn vời cách trở”.

– “Cuộc đời tuy dài thế / Năm tháng vẫn đi qua”: cảm giác cô đơn nhỏ bé trước cuộc đời, nỗi lo âu về sự hữu hạn của tình yêu trước thời gian vô tận.

– “Như biển kia… bay về xa”: cảm giác bất an trước cái dễ đổi thay của lòng người giữa “muôn vời cách trở”. Nhưng đây còn là vượt lên sự lo âu phấp phỏng đặt niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh của tình yêu như mây có thể vượt qua biển rộng.

– “Làm sao” gọi sự băn khoăn, khắc khoải, ước ao được hóa thành “trăm con sóng nhỏ” để muôn đời vỗ mãi vào bờ.

=> Đó là khát khao của người phụ nữ được sống trong “biển lớn tình yêu” bằng tình yêu và cùng tình yêu, khát khao hòa nhập tình yêu riêng tư trong tình yêu chung rộng lớn.

Kết bài phân tích bài thơ Sóng

Giá trị nội dung của bài Sóng: Bài thơ là sự cảm nhận về tình yêu từ hình tượng sóng với tất cả những sắc thái, cung bậc (nỗi nhớ, sự thủy chung, trắc trở) và cả khát vọng vĩnh cửu hóa tình yêu của một tâm hồn phụ nữ luôn chân thành, khát khao hạnh phúc.

Đặc sắc nghệ thuật

+ Thể thơ ngũ ngôn liền mạch

+ Xây dựng thành công hình tượng “sóng”

+ Biện pháp nhân hóa, ẩn dụ, đối lập – tương phản,…

+ Ngôn từ, hình ảnh trong sáng bình dị

+ Cách ngắt nhịp linh hoạt, phóng khoáng

+ Cách gieo vần, phối âm độc đáo, giàu sức liên tưởng

+ Giọng thơ phong phú, vừa thiết tha, đằm thắm, vừa mãnh liệt sôi nổi, vừa hồn nhiên, nữ tính

Nêu cảm nhận của em về bài thơ.

Sơ đồ tư duy phân tích bài thơ Sóng

Sơ đồ tư duy phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Chi tiết sơ đồ tư duy phân tích bài thơ Sóng (Xuân Quỳnh)

Xem chi tiết: Sơ đồ tư duy bài Sóng của Xuân Quỳnh

Ba bài văn đạt điểm cao phân tích bài Sóng của Xuân Quỳnh

Phân tích bài thơ Sóng mẫu số 1:

Tình yêu là một đề tài quen thuộc trong thơ ca. Nhưng không phải vì thế mà thành đơn điệu và nhàm chán. Mỗi bài thơ, mỗi nhà nhơ là một thế giới riêng, một nhu cầu, một khao khát riêng không ai giống ai. Chẳng thế mà ta gặp Xuân Diệu trong thi đàn Việt Nam với chất men say tình yêu nồng nàn, mãnh liệt người tự cho mình là “kẻ uống tình yêu dập cả môi”, ta gặp Nguyễn Bính “người nhà quê” chân thật, da diết… và thật bất ngờ khi gặp nữ sĩ với tâm hồn dạt dào và say đắm trong tình yêu – Xuân Quỳnh. Thơ tình yêu của Xuân Quỳnh chân thành nhưng không kém phần cháy bỏng nồng say. Điều đó thể hiện không ít trong bài Sóng.

Bài thơ ra đời vào năm 1967. Vào thời kỳ này, có thể nói rất ít những bài thơ tình yêu kiểu này nhất là với các nhà thơ nữ. Nếu có, phần lớn đều gắn bó với nhiệm vụ cách mạng, gắn với sứ mệnh thiêng liêng cao cả của dân tộc. Rất ít các nhà thơ tự bứt mình ra khỏi không khí chung để tìm vào cái gọi là riêng tư, sâu kín trong tâm linh mình. Dường như mọi người tránh và cố tình tránh… Nói như vậy để thấy rằng Sóng của Xuân Quỳnh là một bài thơ có nhiều điều đáng quý.

Viết về sóng, biển và thuyền để nói lên tình yêu trai gái ta đã gặp trong thơ Xuân Diệu với bài Biển… Ngay trong Xuân Quỳnh cũng có Thuyền và Biển… nhưng tìm một bài nói lên nỗi băn khoăn day dứt như Sóng có lẽ là gặp con người yêu tha thiết và cháy bỏng, luôn luôn muốn bứt mình ra để tìm đến một cái gì đó rõ ràng, cụ thể. Trong cuộc sống, Xuân Quỳnh thể hiện rõ cái phong cách này. Đã yêu ai thì yêu hết mình, đã ghét ai thì ghét cay ghét đắng. Chính lẽ đó mà trong thơ Xuân Quỳnh vẫn giữ được vẻ tận tụy, dứt khoát, rõ ràng. Song điều này cũng thể hiện:

Lòng em nhớ đến anh.

Cả trong mơ còn thức!

Có lẽ là sức mạnh của tình yêu, niềm say mê và nỗi lòng cuồng nhiệt, đã mang con người vào thế giới thần tiên, thơ mộng. Tất cả những lo toan, tính toán, những phức tạp, rắc rối trên cõi đời để nhường chỗ cho ước mơ, cho khát vọng đắm say trong lòng người tất cả những gì tồn tại bên ngoài đều cho hết, xua hết ra ngoài ý tưởng. Khẳng định nỗi lòng, nhà thơ đã đưa ra trạng thái “trong mơ còn thức” để thuyết phục. Tôi còn nhớ, có một nhà thơ khi bày tỏ nỗi lòng của mình với người yêu cũng nói:

Anh yêu em chỉ nhớ em thôi

Lúc đứng lúc ngồi lúc nào cũng nhớ

Trạng thái bồn chồn, xao xuyến, bứt rứt như cắn xé, cào cấu như giục giã người. Người con trai đứng ngồi không yên thì ở đây Xuân Quỳnh lại ngủ, thức không yên. Nào có kém gì đâu. Đã yêu nhau thường nhớ thường mong, thường đợi chờ nên không thể không có cái phút đứng ngồi không yên. Từ xa xưa, ông cha ta cũng có câu:

Nhớ ai bổi hổi bồi hồi

Như đứng đống lửa như ngồi đống than

Chính vì lẽ đó mà mở đầu bài thơ cũng nói lên cái tâm trạng băn khoăn, trạng thái không ổn định trong tâm hồn mình:

Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể

Hai trạng thái tâm lý ngược nhau lại được dồn trong một ngữ cảnh cụ thể trong một người, ở cùng một lúc. Dĩ nhiên nói “dữ dội”, “ồn ào”, “lặng lẽ” là nói về sóng trong bài thơ Sóng là em, và em là sóng, hai câu này hòa lẫn trong nhau, quyện vào nhau. Đọc hai câu thơ tưởng như đã là một sự khập khiễng, trái ngược vậy mà ngược lại rất có logic và hợp lý. Có được như vậy, hẳn phải nói đến nhà thơ và cái tài biểu hiện tâm lý. Đọc cả khổ thơ ta cũng như lắng mình trong đó, nghe được tiếng thổn thức của hồn người, cả khổ thơ là một trạng thái khá đọng của xúc cảm. Con người nhà thơ không bình lặng, không giản đơn mà có nét gì đó trăn trở, day dứt. Đọc câu thơ ta nghe như tiếng sóng vỗ, như thấy được từng đợt sóng dập dìu. Ngôn ngữ thơ mang đầy âm thanh nhưng cũng gợi hình. Tiếng sóng không bình lặng, không dập dìu, nhẹ nhàng hôn nhẹ lên bờ cát, không ôm ấp, vỗ về hay nũng nịu mà “dữ dội” mà “ồn ào” nhưng “dịu êm”. Nhà thơ phả vào dòng thơ một chúi hơi thở mà câu thơ sống động hẳn lên, nghe như có tiếng cựa quậy. Nhẽ ra trong trạng thái bình thường thì phải biết “dữ dội” và “ồn ào”, “dịu êm” và “lặng lẽ”. Song nếu như thế thì chẳng còn gì để sống “không hiểu nổi” để sóng phải “tìm ra tận bể”. Hai câu thơ dưới thể hiện nỗi khát vọng tìm tòi đến tột độ. Câu thơ tưởng chừng như bất chợt bật ra, vậy là thỏa mãn. Trong cuộc sống có gì bực dọc, đau khổ hơn khi chính mình lại không hiểu nổi mình, không lý giải được mình, mình là ai có lẽ cái sức mạnh lớn nhất muốn lật tung cái “sâu kín” đó là mình phải tìm được tận cùng nó. Cái ý nghĩa này, còn theo đuổi nhà thơ đến tận cùng của bài thơ. Khát vọng được hòa mình vào bể lớn của cuộc đời, bể lớn của tình yêu cứ thôi thúc, giục giã.

Từ “không hiểu nổi mình” nhà thơ liên tiếp đặt ra những băn khoăn, thắc mắc. Cuối cùng để tự dằn vặt mình, bởi lẽ hỏi cũng chỉ để hỏi mà thôi. Hỏi cho vơi nỗi lòng:

Sóng bắt đầu từ gió

Gió bắt đầu từ đâu

Em cũng không biết nữa

Khi nào ta yêu nhau

Quy luật tự nhiên là sóng gió, nhưng còn tình cảm giải thích từ đâu… Đây là một điều cực khó, vẫn là nỗi băn khoăn dằn dỗi trong nỗi lòng mình. Vậy mà nỗi lo lắng, thảng thốt “không biết nữa”, ngây thơ xen chút bất lực. Mọi câu hỏi đặt ra đều tha thiết tìm được nơi khởi nguồn, nơi “bắt đầu” của sự vật. Có như vậy nỗi lòng người mới thỏa mãn.

Trăn trở với khổ thơ ta nghe thấy nỗi lòng nhà thơ trăn trở, nhịp thơ trong khổ thơ thay đổi lúc 3/2 lúc 2/3 linh hoạt nhưng không xuôi không thẳng, không bình thường nhưng cũng dằn vặt, cũng nghĩ suy tìm tòi.

Xưa, nay rất nhiều thi sĩ đặt câu hỏi về tình yêu. Nhưng tình yêu là tình cảm, là cảm xúc làm sao biết được nó như thế nào, đến từ đâu… và nhiều nữa, nhưng tất cả đều bất lực. Ngay đến Xuân Diệu – một nhà thơ tình nổi tiếng, một con người luôn có khát khao giao cảm với đời luôn yêu, say đắm trong tình yêu, người mà: Trong giây phút chót dâng trời đất:

Cũng vẫn say tình đến ngất ngư

Người “uống” tình yêu đến “dập cả môi” cũng bất lực:

Làm sao cắt nghĩa được tình yêu

Có nghĩa gì đâu một buổi chiều

Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt

Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu.

Có người phải thốt lên rằng “có gì lạ quá đi thôi” khó quá! Nhưng tình yêu là thế. Làm sao có thể cảnh giác được trong tình yêu. Nó đến lúc nào ta đâu có biết và chiếm ta lúc nào ta đâu có hay. Quay lại khổ thơ Xuân Quỳnh ta gặp câu thổ lộ:

Em cũng không biết nữa

 Khi nào ta yêu nhau

Một câu hỏi rất con gái, nhẹ nhàng, bối rối lẫn chút đắm say, ngọt ngào, nũng nịu. Nói thế, không có nghĩa là khổ thơ chỉ đơn thuần và cảm xúc, con người chỉ đơn thuần là yêu say đắm bên tình yêu bên sự nồng nàn còn là sự nghĩ suy, tìm tòi đòi hỏi một câu trả lời dù ít thôi nhưng phải có… Nhưng cuối cùng câu hỏi vẫn để đó, nhà thơ bất lực… làm sao mà có thể đáp nổi… Một ánh mắt bâng quơ, một câu nói vô tình nhiều khi cũng làm cho người ta tương tư chứ huống chi lại có một khoảng thời gian dài nỗi khát vọng tình yêu cứ bồi hồi, cứ xao xuyến trong ngực trẻ.

Xem thêm một số bài văn mẫu hay cảm nhận về vẻ đẹp người phụ nữ trong bài Sóng

Tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh không giản đơn. Yêu thương cháy bỏng, nồng cay nhưng không vì thế mà hời hợt:

Trước muôn trùng sóng bể

Em nghĩ về anh, em

Em nghĩ về biển lớn

Từ nơi nào sóng lên

Điệp từ “em nghĩ” nhắc đi nhắc lại càng làm rõ hơn sự suy nghĩ trong lòng người. “Em nghĩ” có nghĩa là đã thao thức, đã lo lắng, đã đặt ra nhiều câu hỏi, chứ không phải em chỉ quen bồng bềnh, quen si mê, đến chỉ yêu và đơn thuần là yêu. Xưa nay không hiểu người “chỉ biết yêu thôi, chẳng biết gì” tình yêu đã làm họ mù quáng, quên đi tất cả. Họ nhìn vào cõi hư vô, mộng ước, chỉ quen hưởng thụ chứ không biết suy nghĩ.

Tình yêu thường đồng hành với nỗi nhớ, sự mong đợi, vì lẽ đó mà trong thơ Xuân Quỳnh điều đó cũng thể hiện khá rõ. Yêu cuồng nhiệt thì nhớ cũng nát tan. Nỗi nhớ cứ dồn lên tầng tầng, lớp lớp như từng đợt sóng:

Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

Đọc khổ thơ, tìm thấy vị trí của con sóng và cũng thấy được nỗi nhớ trong lòng người. Con sóng nhớ bờ nhớ thao thức “Ngày đêm không ngủ được”. Nói “Con sóng dưới lòng sâu”, “Con sóng trên mặt nước” nhà thơ muốn nói đến sự toàn diện. Dù tận dưới đáy sông hay ngay trên bề mặt sóng vẫn chỉ nhớ bờ, thương bờ. Nỗi nhớ mong tưởng chừng đến tột độ, nhớ nhau nên trăn trở. Đến nỗi trong ca dao người xưa cũng từng nói “đèn thương nhớ ai mà đèn không tắt”.

Nỗi nhớ của con sóng chính là nỗi nhớ của con người, nỗi nhớ tầng tầng lớp lớp đan xen nhau, nối tiếp nhau, thôi thúc, giục giã. Nói sóng để nói đến nỗi lòng mình. Nhớ nhau, nên thời gian như dài hơn:

Tháng giêng ngày dài lắm

Biết mà làm sao em.

giấc ngủ cũng chập chờn:

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức!

Khổ thơ được viết theo thể tăng dần, cảm xúc trong thơ được đun nóng đến tận cùng dào dạt… nóng bỏng. Trong thơ mình, khi nói về nỗi nhớ Xuân Quỳnh cũng đã viết:

Những ngày không gặp nhau

Biển bạc đầu thương nhớ

Những ngày không gặp nhau

Lòng thuyền đau rạn vỡ

(Thuyền và Biển)

Phải nói rằng, trong tình yêu Xuân Quỳnh yêu hết mình, yêu cuồng nhiệt, đắm say, cháy bỏng, nồng nàn. Nhà thơ tha thiết tắm mình trong nguồn cảm hứng vô tận này. Yêu nồng nàn như vậy nhưng trong Xuân Quỳnh vẫn có nét dịu dàng của con gái, vẫn biết là yêu đến nát tan, nhưng không vồ vập, ồn ào như Xuân Diệu. Người muốn “riết”, “say” muốn “hôn” và cuối cùng muốn “cắn”: ”Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi”. Trong thơ ông tình yêu không bằng lặng, Xuân Diệu mạnh mẽ táo bạo:

Đã hôn rồi hôn lại

Cho đến mãi muôn đời

Đến tan cả đất trời

Anh mới thôi dào dạt

(Biển)

Càng đến cuối bài thơ Xuân Quỳnh càng tỏ ra mình là một con người sâu sắc, thủy chung. Tình yêu của Xuân Quỳnh là tình yêu từ hai phía, ở đây, nhân vật trữ tình đã có đối tượng để hướng tới chứ không vu vơ. Hơn nữa, tình cảm, tâm hồn của nhân vật trữ tình không phải là bi quan, chán nản mà tràn đầy hy vọng. Đọc bài thơ, không hề gặp cái tư tưởng: “Tương tư thức mấy đêm rồi. Biết cho ai hỡi ai người biết cho”.

Khổ thơ tiếp khẳng định được điều đó:

Dẫu xuôi về phương Bắc

Dẫu ngược về phương Nam

Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh một phương

Xem Thêm : Hướng dẫn: cách tính diện tích hình thang cân – vuông

Đến đây nhà thơ đã đưa ra khái niệm không gian để nói lên mức độ thủy chung. Hai từ “dẫu xuôi, “dẫu ngược”, “phương Bắc”, “phương Nam” là những từ cụ thể khẳng định sự thủy chung khoảng không gian, địa điểm đặt ra trong khổ thơ nói lên độ dài nỗi cách trở, gian lao của thực tế với con người. Phương hướng, khoảng cách đặt ra xa bao nhiêu thì lòng người lại thể hiện rõ sự thủy chung bấy nhiêu “một phương”. Câu thơ như một lời khẳng định rắn rỏi, mạnh mẽ, dứt khoát, rõ ràng. Khổ thơ đặt ra nhiều thử thách, nhiều cách trở nhưng cũng đưa ra được sự quyết tâm của con người. Tình yêu sẽ chiến thắng tất cả, nếu như đó là tình yêu chân thật, thủy chung. Lời thơ vang lên như một lời thề nguyện đọc lên cứ rưng rưng xúc động. Đã có bài hát khẳng định về điều này: “Dù thời gian xa xôi, dù đường dài xa xôi. Em vẫn như ngày xưa. Mến yêu anh trọn đời“. Thơ Xuân Quỳnh cũng hướng về điều đó tuy cách diễn đạt có khác.

Dường như để khẳng định thêm cho lời nói của mình nhà thơ đã đưa ra hàng loạt các dẫn chứng về thiên nhiên, tạo vật. Tất cả rồi sẽ chiến thắng nếu có sự kiên nhẫn, có sức mạnh. Mọi vật rồi sẽ bị chinh phục nếu con người có ý chí, quyết tâm:

Ở ngoài kia đại dương

Trăm nghìn con sóng đó

Con nào chẳng tới bờ

 Dù muôn vời cách trở

Cuộc đời tuy dài thế

Năm tháng vẫn đi qua

Như biển kia dẫu rộng

Mây vẫn bay về xa

Hàng loạt các thử thách được đưa ra “sóng”, cuộc đời và “biển” rộng là thế, dài là thế nhưng đều bị chinh phục.

Con sóng được Xuân Quỳnh ví như tình yêu “bồi hồi trong ngực trẻ”. Nhân vật ước được tan ra thành trăm con sóng nhỏ để thể hiện một ước mong, khát vọng đến tha thiết:

Làm sao được tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ

Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ

Khổ thơ kết là một ước muôn khôn cùng. Không có tình yêu cuộc sống tha thiết, không có sự đam mê đến tột cùng không có sự thủy chung làm sao có được những câu thơ như vậy. Trong ước mong vẫn lẫn chút băn khoăn của “làm sao được tan ra”. Nhưng cũng phải thấy rằng chỉ có tình yêu thế nào đó thì mới có được ước mong như vậy. Mong muốn xé tan mình, hòa lẫn với bể đời rộng lớn, bứt mình ra khỏi nhọc nhằn, lo loan, tính toán để ngập mình trong tình yêu, tuổi trẻ, ngọt ngào và hạnh phúc.

Ước mong tồn tại vĩnh hằng trên cõi đời này thôi thúc, giục giã. Lời thơ, ý chí, nhịp thơ có phần nhanh hơn, mạnh hơn, gấp gáp hơn. Bài thơ kết thúc mà lời thơ còn vang vọng mãi, ào ạt của sóng, ước muốn tung mình vào bể tình yêu càng ngày nhiệt thành.

Cấu trúc bài thơ được xác lập theo cấu trúc đan xen hình tượng: sóng – bờ (khổ thứ 5), sau đó là anh – em (khổ 3,4) rồi lại sóng – bờ (khổ 7). Lớp lớp sóng đan xen nhau tới lui như vậy biển như lặng dần đi nhường chỗ cho những suy tư về cuộc đời.

Bài thơ viết theo thể 4 câu 5 chữ rất dễ thể hiện tình cảm chân thành của nhà thơ. Trong tình yêu sao không có phút trăn trở, giận hờn, thương nhớ. Nhưng xưa nay, trong thơ từ, nhất là thơ của các nữ sĩ người ta thường chỉ bắt gặp sự nhẹ nhàng yếu đuối, thầm kín chứ ít ai thấy sự mạnh mẽ, táo bạo. Phải chăng chính vì điều này mà phong cách thơ Xuân Quỳnh đã nổi rõ và khẳng định thêm sức mạnh của “phái yếu”. Xưa nay, ta thường gặp sự hậm hực trong bài thơ của phái “mày râu”.

Anh yêu em đến nay chừng có thể

Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai

Anh yêu em âm thầm không hy vọng

Lúc đứng ngồi hậm hực lòng ghen

(Tôi yêu em – Puskin)

Còn Xuân Quỳnh thể hiện sự mạnh mẽ, dứt khoát, chung thủy, nồng nàn và cũng thắc mắc, cũng có phút bực mình, trăn trở.

Sóng ra đời cách đây đã gần ba mươi năm nhưng độ nồng nàn, đắm say của nó vẫn không phai giảm trong lòng người. Có thể nói, trong phút giây này nhiều bạn trẻ vẫn đọc thơ giật mình thấy “sợ”. Yêu hết mình, hết lòng vì nhau, yêu thương gần gũi và thủy chung đó là một tình yêu đẹp song không dễ gì mà có được. Đọc thơ Xuân Quỳnh phần nào đó ta hiểu được con người nhà thơ. Trong cuộc sống thi sĩ vẫn tận tụy với con cái, yêu thương chúng rất mực, hết lòng vì chúng, với chồng cũng vậy, một người vợ thủy chung và đảm đang… Thơ Xuân Quỳnh là con người Xuân Quỳnh. Khi nhận xét về phong cách Xuân Quỳnh, Võ Văn Trực nói: “Điều đáng quý ở Xuân Quỳnh và thơ Xuân Quỳnh là sự thành đạt, thành thật trong quan hệ với bạn bè, với xã hội và trong cả tình yêu. Chị không quanh co, không giấu diếm một điều gì. Mỗi dòng thơ, mỗi trang thơ đều phơi bày một tình cảm và suy nghĩ của chị. Chỉ cần qua thơ, có thể biết được khá kỹ đời tư của chị. Thành thật, đây là cốt lõi của thơ Xuân Quỳnh”.

Phong cách Xuân Quỳnh về sau này vẫn thế. Qua “Thuyền và biển” càng khẳng định sự đồng nhất rõ hơn trong con người này. Đáng tiếc, cuộc đời đã cướp đi một cây bút đầy tài năng và hy vọng. Song dù không còn nữa nhưng thơ Xuân Quỳnh, những bài thơ tình cảm cho con trẻ “Lời ru trên mặt đất”, “Tiếng gà trưa”, “Chuyện cổ tích về loài người” đến cả những bài thơ tình yêu “Thuyền và Biển”, “Sóng”… đều để lại nhiều hấp dẫn trong lòng người. Thơ Xuân Quỳnh sẽ còn in đậm trong tâm trí nhiều độc giả hôm nay và ngày mai.

» Có thể bạn quan tâmDàn ý phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Phân tích bài thơ Sóng mẫu số 2:

Ta từng biết đến những vần thơ yêu đương vội vàng, hối hả của ông hoàng thơ tình Xuân Diệu: “Đã hôn rồi hôn lại/ Cho đến mãi muôn đời/ Đến tan cả đất trời/ Anh mới thôi dào dạt”. Nhưng cũng không thể không nhắc đến một Xuân Quỳnh với tình yêu dịu dàng, nhưng đậm sâu, khắc khoải, điển hình của người con gái. Tình yêu ấy đã được thể hiện đầy đủ và trọn vẹn nhất trong bài Sóng.

Bài thơ được in trong tập “Hoa dọc chiến hào”, viết khi bà đứng trước biển Diêm Điền. Lúc này Xuân Quỳnh đang ở độ tuổi 25, vừa trải qua những đổ vỡ trong tình yêu. Người phụ nữ ở độ tuổi này có suy nghĩ rất chín về tình yêu; mặt khác cũng thấy được ý thức của cái “tôi” bên cạnh cái ta chung. Tác giả cũng không đặt tình yêu trong quan hệ cảm tính một chiều mà thể hiện khát vọng tình yêu như một nhu cầu tự nhận thức, khám phá.

Mở đầu bài thơ với hai câu thơ cùng cấu trúc tạo nên những làn sóng vừa nhẹ nhàng vừa mạnh mẽ: “Dữ dội và dịu êm/ Ồn ào và lặng lẽ”. Câu thơ tạo thành hai cặp đối lập: “dữ dội / ồn ào” và “dịu êm / lặng lẽ”, chỉ với bốn tính từ nhưng Xuân Quỳnh đã diễn tả đầy đủ những cung bậc khác nhau của sóng. Đây đồng thời cũng chính là cung bậc cảm xúc của người con gái khi yêu. Xuân Quỳnh ngắt nhịp 2/3 cho câu thơ, đồng thời với sự luân phiên nhịp nhàng bằng trắc đã có thấy sự đối nghịch trong những trạng thái của sóng, cũng là trạng thái của em, với liên từ “và” đã khẳng định dù chúng là những xúc cảm đối nghịch nhưng luôn song song tồn tại với nhau, không mâu thuẫn mà đan xen, vận động và có sự chuyển hóa. Đây chính là những cung bậc cảm xúc phức tạp trong tâm hồn người con gái đang yêu.

Chuyện tình yêu mấy ai có thể hiểu sâu sắc và tường tận, nhưng người con gái ở đây không chịu những yếu tố mập mờ như thế, cô quyết tâm từ bỏ không gian nhỏ hẹp, đến với không gian rộng lớn:

Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể

Đây quả thực là một quyết định hết sức táo bạo, quyết liệt của người con gái. Nó khác hẳn người con gái trong xã hội cũ luôn bẽn lẽn, thẹn thùng, không dám quyết định cuộc đời mình. Còn người con gái chủ động tìm kiếm câu trả lời, tìm kiếm hạnh phúc.

Khát khao được yêu thương là nỗi khát khao muôn đời, đặc biệt là tuổi trẻ. Xuân Diệu đã từng viết rằng: “Làm sao sống được mà không yêu/ Không nhớ không thương một người nào”. Yêu đương như một lẽ tất yếu của con người, và người con gái trong bài thơ cũng vậy, nỗi khát khao tình yêu bồi hồi trong lồng ngực trẻ, luôn thổn thức, rực cháy. Các từ “ngày xưa”, “ngày sau” khẳng định sự trường tồn vĩnh cửu của sóng cũng như sự trường tồn vĩnh cửu, bất diệt của tình yêu:

“Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ”

Trong bất cứ vấn đề nào của cuộc sống, con người luôn có nhu cầu giải mã, lí giải chúng và trong tình yêu của không phải là một ngoại lệ: “Trước muôn trùng sóng bể /…/ Khi nào ta yêu nhau”. Hình tượng sóng được Xuân Quỳnh sử dụng để diễn tả bản chất của tình yêu đó là sự bí ẩn không thể lí giải được. Giữa em và muôn trùng sóng bể có sự đối lập rất rõ nét, em nhỏ bé, mong manh, hữu hạn trước cái vô biên, rộng lớn của vũ trụ, chính điều đó đã làm thức dậy những suy tư, trăn trở trong lòng cô gái đang yêu. Từ “em nghĩ” được lặp lại hai lần, nhấn mạnh vào nhu cầu khám phá, cắt nghĩa. Em nghĩa về biển lớn “Từ nơi nào sóng lên?” và câu trả lời là “Sóng bắt đầu từ gió”; em nghĩ về anh và em, là câu hỏi muôn đời: “Khi nào ta yêu nhau?”, và câu trả lời thật chính xác: “Em cũng không biết nữa”. Quả đúng tình yêu chẳng thể đong đếm, cân đo chính xác từng giây phút, từng thời điểm, tình yêu như một cơn mưa rào, bất chợt đến khiến ta ngỡ ngàng, hạnh phúc. Hai câu hỏi của nhân vật trữ tình đan cài, hòa quyện vào nhau, chúng dường như nhập vào làm một. Nếu như nguồn gốc của sóng, ta có thể cắt nghĩa được, thì nguồn cội của tình yêu ta lại không thể cắt nghĩa nổi. Đó là một điều lạ lùng, bí ẩn, đây cũng chính là yếu tố tạo nên sự hấp dẫn cho tình yêu.

Những nhịp sóng khi êm đềm, khi dâng lên cuộn trào cũng như chính cung bậc cảm xúc trong tình yêu: Con sóng dưới lòng sâu /…/ Dù muôn vời cách trở. Nỗi nhớ là cảm xúc chủ đạo của đoạn thơ này, nỗi nhớ ấy gắn với không gian “dưới lòng sâu”, “trên mặt nước”, với “bờ”; nó bao trùm cả thời gian “ngày đêm không ngủ được”, và xâm chiếm tâm hồn con người, ngay cả trong vô thức “Lòng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức”. Một tiếng “nhớ” thôi mà đã diễn tả đầy đủ được tình yêu em dành cho anh. Đồng thời đây là khổ duy nhất trong bài có đến 6 câu thơ, sự phá cách ấy đã góp phần diễn tả trào dâng mãnh liệt của nỗi nhớ trong tình yêu.

Nỗi nhớ da diết, khắc khoải đi cùng với sự thủy chung, son sắt trong tình yêu của nhân vật trữ tình: “Dẫu xuôi về phương Bắc/…/ Hướng về anh – một phương”. Phương Bắc và phương Nam là hai địa danh cách xa nhau hàng ngàn cây số, sử dụng hai danh từ này nói lên sự xa xôi, cách trở. Đặc biệt trong cách dùng từ xuôi về Bắc, ngược về Nam dường như đã hàm chứa sự cách trở, éo le, những biến động trong cuộc đời. Nhưng đối lập với cái thường biến ấy là sự bất biến “Nơi nào em cũng nghĩ/ Hướng về anh – một phương”. Đó là biểu hiện của tấm lòng thủy chung, son sắt.

“Ở ngoài kia đại dương

Trăm ngàn con sóng đó

Con nào chẳng tới bờ

Dù muôn vời cách trở”

Trong khổ thơ, Xuân Quỳnh sử dụng rất sáng tạo cặp hình ảnh ẩn dụ “sóng – bờ” ở đây được sử dụng rất mới mẻ dù đã được nói đến nhiều trong ca dao, thơ cũ. Nếu trong ca dao, sóng/ thuyền/ đò là ẩn dụ cho người con trai, bờ/ bến ẩn dụ cho người con gái; thì ở đây “sóng” lại là hình ảnh của người con gái, “bờ” là niềm hạnh phúc sum vầy. Như vậy, trong khổ thơ, ta không chỉ thấy vẻ đẹp của một tình yêu mãnh liệt, thủy chung mà còn thấy được sự chủ động đầy mạnh mẽ của người con gái khi yêu.

Từ bỏ cái chật chội, bé nhỏ Xuân Quỳnh hướng đến cái lớn lao hơn, đẹp đẽ hơn đó là khát vọng dâng hiến và bất tử hóa tình yêu: Cuộc đời tuy dài thế/…/ Để ngàn năm còn vỗ. Khổ thơ thứ tám vừa là suy tư về không gian, thời gian nhưng đồng thời cũng thể hiện những nhận thức trong tình yêu và đi đến ước nguyện được tan ra, được dâng hiến trọn vẹn trong tình yêu. Nhà thơ khao khát tình yêu của mình hoà trong tình yêu của mọi người. “Tan ra” không phải mất đi mà hoà giữa cái chung và cái riêng. Tình yêu như thế không bao giờ cô đơn.

Bài thơ sáng tạo hình tượng sóng đặc sắc, giàu ý nghĩa biểu tượng. Kết hợp với kết cấu song hành giữa “sóng” và “em” khi đan cài, hòa quyện làm một khi tách rời, độc lập để nhìn ngắm, nhận thức và soi chiếu nhau. Thể thơ ngũ ngôn, giàu nhịp điệu, ngôn ngữ tinh tế, giàu cảm xúc đã góp phần tạo nên sự thành công của tác phẩm.

Với hình tượng “sóng” giàu sức biểu cảm và trên cơ sở khám phá sự tương đồng “sóng” và “em”, Xuân Quỳnh đã diễn tả một cách chân thực và đầy đủ nhất tình yêu của một người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên thử thách, bão giông của cuộc đời và sự hữu hạn của đời người để sống trọn vẹn trong tình yêu. Tình yêu ấy vừa mang vẻ đẹp truyền thống vừa có những nét hiện đại.

» Dàn ý phân tích hình tượng sóng trong bài thơ Sóng

Phân tích bài thơ Sóng mẫu số 3:

Xuân Quỳnh là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ thơ trẻ thời kì chống Mỹ cứu nước. Thơ của nữ sĩ dễ đi vào lòng người với vẻ đẹp giản dị mà đằm thắm. Trong đó, Sóng là thi phẩm nổi bật của đời thơ Xuân Quỳnh.

Trong bài thơ có hai hình tượng trung tâm đó là hình tượng sóng và em. Sóng trước hết là một sự vật thiên nhiên, nhưng hình ảnh này không chỉ mang nghĩa thực mà còn mang ý nghĩa biểu tượng. Đó không chỉ là sóng biển mà còn là sóng tình yêu trong biển khơi tâm hồn người phụ nữ. Tác giả mượn sóng để nói lên những cung bậc cảm xúc trong lòng người con gái đang yêu. Hình tượng “em” là sự hóa thân của cái tôi Xuân Quỳnh. Nữ sĩ đã trải lòng mình trên những trang thơ, giãi bày những cảm xúc, suy tư trong tình yêu. Sóng và em vừa song song tồn tại vừa soi chiếu lẫn nhau và có lúc lại hòa nhập vào làm một.

Đoạn thơ “Dữ dội và dịu êm… Khi nào ta yêu nhau”. Đây là những câu thơ đầu trong bài thơ “Sóng” mà thi sĩ đã khắc họa hình tượng sóng và hình tượng em để nói lên những tiếng lòng của nhà thơ. Hai câu thơ đầu tác giả nêu lên những trạng thái cảm xúc đối lập của sóng: lúc thì dữ dội, mạnh mẽ xô bờ khi thì chảy trôi lững lờ, dịu êm. Đó cũng là những cảm xúc của người con gái khi yêu. Trong tình yêu, lúc thì người con gái cuồng nhiệt, đắm say nhưng cũng có khi e ấp, dè dặt. Những trạng thái đó mâu thuẫn nhưng lại thống nhất với nhau. Hai câu thơ trên được tổ chức theo phép đối tạo nên một cấu trúc cân xứng, hài hòa, làm nổi bật các thuộc tính đa dạng mà nhất quán của sóng. Tác giả đặt những tính từ “dịu êm”, “lặng lẽ” ở cuối câu thơ vì đây là con sóng nữ tính.

“Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể”

Phép nhân hóa đã thổi hồn vào sóng để biến nó trở thành một con người. Sóng không chấp nhận giới hạn chật chội, khi không được sông hiểu, khi không tìm thấy được sự đồng điệu, nó tìm ra đại dương mênh mông. Trong tình yêu, người phụ nữ cũng không chấp nhận những gì tầm thường, chật hẹp mà thường hướng tới những điều cao cả, lớn lao, thường muốn vươn đến những khát vọng vô bờ.

Trong đoạn thơ tiếp theo, tác giả thông qua quy luật của sóng để nói về quy luật của tình yêu.

Ôi con sóng ngày xưa

Bồi hồi trong ngực trẻ

Con sóng đã vỗ bờ từ ngàn xưa cho đến bây giờ và mãi mãi về sau này. Đó là quy luật bất biến của tự nhiên. Tình yêu cũng vậy, trước đây, hiện nay và mãi mãi về sau nó vẫn khơi lên những khát khao bồi hồi, rạo rực. Chừng nào còn con người trên cõi thế gian thì chừng ấy tình yêu còn tồn tại như món quà kì diệu mà thượng đế ban tặng cho nhân loại.

Nhân vật trữ tình đứng trước biển khơi với những nghĩ suy sâu lắng:

“Trước muôn trùng sóng bể

Từ nơi nào sóng lên”

Người con gái đang nghĩ về bản thân mình, nghĩ về người thương và cũng suy tư về sóng biển. Nhân vật trữ tình đang ở trong niềm khao khát lí giải nguồn gốc của sóng cũng như nguồn gốc của tình yêu.

“Sóng bắt đầu từ gió

Khi nào ta yêu nhau”

“Em” đã không phải truy tìm được căn nguyên của sóng cũng như nguồn gốc của tình yêu. Tình yêu diệu kì, bí ẩn như thế giới tự nhiên. Nó là những rung động của con tim có những khi lí trí không thể can thiệp và cũng chẳng giải thích được. Tình yêu vốn luôn là một câu hỏi, một ẩn số khó tìm thấy đáp án rõ ràng. Tác giả cũng phải thốt lên thổ lộ rằng “Em cũng không biết nữa. Khi nào ta yêu nhau”. Chính cái không biết ấy lại là một bằng chứng cho tình yêu chân thật, đắm say, không toan tính, người phụ nữ chỉ đi theo sự dẫn dắt của tâm hồn.

Đoạn thơ trên đã khắc họa lại hình tượng sinh động hình tượng sóng và hình tượng em. Qua hình tượng sóng tác giả muốn nói lên quy luật bất diệt tình yêu. Đoạn thơ trên rất thành công với thể thơ 5 chữ. Các câu thơ ngũ ngôn nối tiếp nhau như những con sóng miên man, dạt dào ngoài đại dương.

Kiến thức mở rộng

Hoàn cảnh ra đời

+ Bài thơ Sóng được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh.

+ Bài thơ in trong tập Hoa dọc chiến hào.

Ý nghĩa nhan đề “Sóng”

+ “Sóng” là hình ảnh ẩn dụ của tâm trạng người con gái đang yêu, là sự hóa thân, phân thân của nhân vật trữ tình.

+ “Sóng” và “em” là “em” và “sóng”. Hai hình tượng tuy hai mà một, có lúc tách đôi ra để soi chiếu cho nhau, có lúc lại hòa nhập vào nhau để tạo ra sự cộng hưởng. Hai hình tượng ấy đan cài, quấn quýt với nhau như hình với bóng.

+ Tác giả mượn hình ảnh “sóng” để thể hiện những cảm xúc, cung bậc tình cảm của trái tim khao khát yêu thương. Nổi bật trong bài thơ là vẻ đẹp tâm hồn thiết tha nồng hậu và niềm khao khát của người phụ nữ về một tình yêu thủy chung, bất diệt.

– Chủ đề: Bài thơ là sự khám phá những khát vọng tình yêu của trái tim người phụ nữ chân thành, giàu khao khát nhưng cũng rất tự nhiên.

Trên đây là gợi ý cách làm chi tiết cùng một số bài văn đạt điểm cao của học sinh khi phân tích bài thơ Sóng (Xuân Quỳnh). Các em hãy đọc và tham khảo để rút kinh nghiệm cho bài làm của mình kết hợp với những kiến thức đã học trên lớp. Chúc các em làm bài tốt !

 

Phân tích bài thơ Sóng, hướng dẫn lập dàn ý chi tiết, sơ đồ tư duy và tham khảo những bài văn hay phân tích nội dung, nghệ thuật bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.

Đăng bởi: DONGNAIART

Chuyên mục: Giáo dục

Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Tin tức

Lời kết: Trên đây là bài viết Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn

Related Posts

Xổ Số W88: Mô Hình Cược Mới Mẻ và Lợi Nhuận Khủng

Xổ Số W88: Mô Hình Cược Mới Mẻ và Lợi Nhuận Khủng

Xổ số W88 đã khiến cả cộng đồng game thủ và những người đam mê cá cược chao đảo với mô hình cược cực kỳ đa dạng và…

Xổ số Thừa Thiên Huế: Lựa chọn hàng đầu của lô thủ!

Xổ số Thừa Thiên Huế: Lựa chọn hàng đầu của lô thủ!

Có thể bạn quan tâm Làm thế nào để tải bản cập nhật Windows 10 Anniversary Update? 20 Hình ảnh màng trinh thật con gái chưa rách…

Điều khác biệt của chương trình đào tạo quốc tế cấp trung học sở 

Điều khác biệt của chương trình đào tạo quốc tế cấp trung học sở 

Chương trình đào tạo quốc tế chắc hẳn không còn là điều gì đó quá xa lạ với mọi người. Song vẫn còn rất nhiều bậc phụ…

Kèo châu Á là gì? Kinh nghiệm cá cược kèo châu Á bất bại 2024

Kèo châu Á là gì? Kinh nghiệm cá cược kèo châu Á bất bại 2024

Kèo châu Á là gì? Kèo châu Á là một loại kèo cá cược phổ biến trong bóng đá và nhiều môn thể thao khác tại thabet. Đây…

Lý do bạn nên tải app Sin88 về điện thoại tham gia cá cược

Lý do bạn nên tải app Sin88 về điện thoại tham gia cá cược

Bạn muốn tìm kiếm một sân chơi cá cược uy tín, chất lượng và mang đến những trải nghiệm tuyệt vời? Sin88 – ứng dụng cá cược…

Bắn cá đổi thưởng là gì? Kinh nghiệm chơi bắn cá đổi thưởng luôn thắng

Bắn cá đổi thưởng là gì? Kinh nghiệm chơi bắn cá đổi thưởng luôn thắng

Bắn cá đổi thưởng là gì? Bắn cá U888 đổi thưởng là một loại hình giải trí trực tuyến phổ biến trong ngành game online. Dưới đây là…