Cùng xem Phân biệt vốn lưu động và vốn cố định trên youtube.
So sánh vốn lưu động và vốn cố định
Nhiều người nhầm lẫn giữa 2 khái niệm vốn lưu động và vốn cố định. Vậy vốn lưu động và vốn cố định khác nhau ở điểm gì, mời các bạn tham khảo bảng so sánh dưới đây.
- Phân biệt các loại thuế kế toán cần biết
- Phân biệt phí và lệ phí
- Phân biệt chi nhánh và văn phòng đại diện
Vốn lưu động và vốn cố định khác nhau như thế nào?
- 1. Vốn là gì?
- 2. Phân biệt vốn lưu động và vốn cố định
1. Vốn là gì?
Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về vốn, tùy theo từng góc độ nhìn nhận mà có những khái niệm khác nhau. Đây là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc quyết định mọi hoạt động của các doanh nghiệp cũng như nền kinh tế xã hội. Trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, vốn luôn tồn tại ở hai hình thức cơ bản là hình thái giá trị và hình thái hiện vật.
– Xét dưới dạng hình thái của giá trị thì vốn chính là tiền – đây là hình thái ban đầu cũng và cũng chính là cuối cùng của vốn. Sau khi hoàn thành một chu kỳ sản xuất và kinh doanh tại các doanh nghiệp thì số vốn đó sẽ lại được thu hồi về.
– Còn xét dưới dạng giá trị của hiện vật, thì vốn được hiểu là các tư liệu để phục vụ cho quá trình sản xuất như các thiết bị máy móc, nhà xưởng,…
Đối với sự phát triển của một quốc gia, dân tộc nào đó thì nguồn vốn được xem là một trong những nguồn lực chính của nền kinh tế quốc dân, thúc đẩy cho sự phát triển vững mạnh đất nước. Đó là những nguồn nhân lực, là nguồn vốn, toàn bộ các kỹ thuật – công nghệ hay các nguồn tài nguyên có sẵn,… Và ngoài sự tồn tại ở dạng vật chất, vốn còn được thể hiện ở các dạng tài sản vô hình như các quyền về sở hữu công nghệ, sự uy tín của doanh nghiệp, thương hiệu độc quyền, kinh nghiệm tay nghề, chất xám,…
2. Phân biệt vốn lưu động và vốn cố định
Tiêu chí
Vốn lưu động
Vốn cố định
Khái niệm
Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản ngắn hạn (TSNH) nên đặc điểm vận động của vốn lưu động luôn chịu sự chi phối bởi những đặc điểm của tài sản ngắn hạn
Vốn cố định là giá trị của các loại tài sản cố định (TSCĐ). Các loại tài sản này là những tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng kéo dài qua rất nhiều chu kì kinh doanh của doanh nghiệp
Đặc trưng
– Vốn lưu động lưu chuyển nhanh
– Vốn lưu động dịch chuyển một lần vào quá trình sản xuất, kinh doanh.
Xem Thêm : Chi tiết điểm chuẩn vào lớp 10 Thanh Hóa 2022-2023
– Vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn sau khi hoàn thành một quá trình sản xuất kinh doanh
– Quá trình vận động của vốn lưu động là một chu kỳ khép kín từ hình thái này sang hình thái khác rồi trở về hình thái ban đầu với giá trị lớn hơn giá trị ban đầu. Chu kỳ vận động của vốn lưu động là cơ sở đánh giá khả năng thanh toán và hiệu quả sản xuất kinh doanh của, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
+ Điều khác biệt lớn nhất giữa vốn lưu động và vốn cố định là: vốn cố định chuyển dần giá trị của nó vào sản phẩm thông qua mức khấu hao, còn vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị của nó vào giá trị sản phẩm theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh.
– Vốn cố định luân chuyển qua nhiều kì sản xuất kinh doanh của DN do TSCĐ và các khoản đầu tư dài hạn tham gia vào nhiều chu kì sản xuất kinh doanh của DN
– Khi tham gia vào quá trình sản xuất khinh doanh của doạnh nghiệp, bộ phận vốn cố định đầu tư vào sản xuất được phân ra làm 2 phần. Một bộ phận vốn cố định tương ứng với giá trị hao mòn của TSCĐ được dịch chuyển vào chi phí kinh doanh hay giá thành sản phẩm, dịch vụ được sản xuất ra, bộ phận giá trị này sẽ được bù đắp và tích lũy lại mỗi khi hàng hóa hay dịch vụ được tiêu thụ. Bộ phận còn lại của vốn cố định dưới hình thức giá trị còn lại của TSCĐ
Biểu hiện
Tài sản lưu động
Tài sản cố định
Thể hiện trên BCTC
Các chỉ tiêu về tài sản lưu động như tiền và các khoản tương đương tiền, nợ phải thu…..
Chỉ tiêu tài sản cố định
Phân loại
Phân lợi theo hình thái biểu hiện:
+ Vốn bằng tiền và vốn trong thanh toán
Xem Thêm : thơ cà phê đắng bỏ đường thì ngọt
+ Vốn vật tư hàng hóa
+ Vốn chi phí trả về trước
Phân loại vốn theo vai trò của vốn lưu động đối với quá trình sản xuất kinh doanh
+ Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất
+ Vốn lưu động trong khâu sản xuất
+ Vốn lưu động trong khâu lưu thông
Vốn cố định được thể hiện ở thông qua tài sản cố định của doanh nghiệp
Phân loại theo hình thái biểu hiện:
+ Tài sản cố định hữu hình
+ Tài sản cố định vô hình
Phân loại theo tình hình sử dụng
+ Tài sản cố định đang dùng
+ Tài sản cố định chưa dùng
+ Tài sản cố định không cần dùng và đang chờ thanh lý
Trên đây là bài phân biệt giữa vốn lưu động và vốn cố định thuộc lĩnh vực Doanh nghiệp của phần Hỏi đáp pháp luật.
Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Tin tức
Lời kết: Trên đây là bài viết Phân biệt vốn lưu động và vốn cố định. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn