mới tập chụp ảnh nên mua máy nào

Cùng xem mới tập chụp ảnh nên mua máy nào trên youtube.

mới tập chụp ảnh nên mua máy nào

công ty mới tập chụp ảnh nên mua máy nào đơn vị

*Update mới nhất 07/09/2021

Là nhiếp ảnh gia hay người thích chụp ảnh, chúng ta sẽ phải đối mặt với một trong những câu hỏi phổ biến nhất mà rất nhiều người mới bắt đầu con đường nhiếp ảnh thường hay băn khoăn là: “Chọn mua máy ảnh gì để chụp ảnh đẹp?“. Được liệt vào một trong những câu hỏi bị nhiếp ảnh gia ghét nhất nhưng trên quan điểm một người mới tới với nhiếp ảnh thì cũng không có gì lạ.

Ở bài 1, chúng ta đã được biết rằng, để chụp ảnh đẹp thì chúng ta không quá phụ thuộc vào việc chúng ta dùng máy ảnh gì, mà phụ thuộc vào khả năng chúng ta làm chủ thiết bị, với tư duy sáng tạo về ánh sáng và bố cục. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng, việc sở hữu một chiếc máy ảnh tốt sẽ cho ta nhiều thuận lợi hơn để chụp được một bức ảnh đẹp. Trong bài viết này, Chim sẽ giúp các bạn từng bước chọn lựa cho mình một chiếc máy ảnh phù hợp khi mới bắt đầu, với một mức giá phải chăng, nhưng vẫn đảm bảo chụp là đẹp (với điều kiện là bạn kiên nhẫn đọc series bài viết Nhiếp ảnh cơ bản này). Theo Chim, chúng ta nên biết chúng ta cần gì và mua vừa đủ, đừng chi ra 40-50tr cho những tính năng mà có mấy năm chụp ảnh nữa cũng không dùng tới hoặc để hù dọa thiên hạ, lấy le với gái. Cầm máy to đùng mà chụp cho gái không ra gì thì chả có chỗ mà chui.

Bài viết này sẽ được cập nhật liên tục để thông tin luôn là update nhất cho mọi người

Bước 1: Xác định nhu cầu và tần suất sử dụng của bạn

Bạn hãy trả lời những câu hỏi sau đây:

  • Bạn muốn chụp thể loại gì: chụp gia đình, chụp phong cảnh, chụp chân dung, chụp đời thường, chụp sự kiện cho công ty… ?. Câu trả lời hay nhận được là: TẤT =))
  • Mức độ thường xuyên của bạn cho mỗi thể loại ảnh nói trên.

Qua bước 1 này, bạn sẽ nắm được những mục đích sử dụng cơ bản của mình, và hiểu được đâu là thể loại mà bạn ưu tiên quan trọng và thường xuyên chụp. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc lựa chọn chiếc máy ảnh phù hợp.

Bước 2: Kiểm tra ví tiền

Không cần phải đầu tư quá nhiều! Ở bài viết này, Chim sẽ giúp các bạn chọn mua bộ máy ảnh với 2 mức chi phí: dưới 10 triệudưới 20 triệu.

Bước 3: Chọn mua máy ảnh

Ở bài số 2, chúng ta đã được tìm hiểu sơ lược về máy ảnh số và ống kính máy ảnh. Ở phần chia sẻ dưới đây, Chim sẽ đưa ra những gợi ý cho 2 loại máy ảnh: Máy ảnh DSLR và Máy ảnh du lịch. Giá đề xuất là giá mua mới. Nếu các bạn có bạn bè hiểu biết thì có thể cân nhắc mua máy ảnh dùng lướt(90-95%) thì sẽ mua được trên 01 đời nữa (VD thay vì A7II mới thì sẽ mua được A7 III cũ).

Thân máy ảnh (body): Chúng ta sẽ lựa chọn 1 thân máy đủ tốt theo túi tiền, các mục đích sử dụng cụ thể sẽ được quyết định do ống kính là chủ yếu.

Xem Thêm : Những hình nền máy tính màu tím đẹp nhất

Mức tiền Body Giá Nhận xét Dưới 10 triệu Canon 100D hoặc không thì 700D Khoảng 7-8 triệu Thân máy nhỏ nhẹ, chất lượng hình ảnh tốt, màn hình cảm ứng nhạy Nikon D5200/5300 Khoảng 7 triệu Độ phân giải 24M pixel, quay video full HD 60fps, máy nhỏ gọn cùng chất lượng ảnh tốt, màn hình lật Dưới 20 triệu Canon 77D Khoảng 15 triệu Body cầm chắc chắn, lấy nét quay video nhanh, màn hình lật, ít noise ở ISO cao, tích hợp wifi tiện cho điều khiển, chia sẻ ảnh… Nikon D7200 Khoảng 13 triệu Chất lượng quay video tốt, độ sâu màu ảnh tốt, dynamic range rộng. Sony A6300 Khoảng 16 triệu Chất lượng ảnh tốt, thân máy gọn nhẹ, độ sâu màu ảnh tốt, ít noise ở ISO cao Fuji XT-200 Khoảng 15 triệu Chất lượng ảnh đẹp, thân máy thời trang, nhiều filter màu đẹp, ISO khá Full frame dưới 30 triệu Canon 6D Mark II Khoảng 25 triệu Độ phân giải 20M pixel, thân máy gọn, chất lượng hình ảnh tốt, tích hợp Wifi, tích hợp GPS, pin tốt Nikon D750 Khoảng 26 triệu Độ phân giải 24M pixel, chất lượng hình ảnh rất tốt, độ sâu màu cao, dynamic range rộng Sony A7 II Khoảng 26 triệu Độ phân giải 24M pixel, chất lượng hình ảnh rất tốt, độ chi tiết cao, dynamic range xuất sắc trong tầm giá

Ống kính (lens): Mỗi loại ống kính sẽ có những ưu điểm riêng, phù hợp cho một số nhu cầu chụp.

Có 02 loại ống kính phổ biến: Ống fixống zoom. Ống zoom là loại ống kính có thể thay đổi tiêu cự, giúp chúng ta có thể chụp được các vật ở xa. Ngược lại ống fix không thể thay đổi được tiêu cự nhưng cho chất lượng quang học tốt hơn ống zoom trong cùng tầm giá, đặc biệt là khả năng xóa phông khá hiệu quả.

Hãy xem bảng dưới đây:

Loại ống kính Ống kính Mục đích sử dụng Giá Nhận xét Lens fix Canon EF 50mm F1.8 II Nhu cầu chụp xóa phông, chụp chân dung, đời thường 2- 2.5tr Là một ống kính ngon – bổ – rẻ. Đây là một lựa chọn phổ biến cho bất cứ người mới chơi nào muốn tập luyện về góc và bố cục ảnh với tiêu cự cố định 50mm. Xem thêm bài viết: Tại sao nên sử dụng lens fix thay cho zoom? Nikon AF 50mm F/1.8D(hoặc F/1.8G nếu dùng D3200) Sony E 50mm f/1.8 OSS Canon/Nikon 85mm f1.8 Chuyên phục vụ chụp chân dung Khoảng 8tr Là lựa chọn kinh tế và rất phù hợp với những ai đam mê ảnh chân dung Lens tele zoom Canon EF-S 55-250mm f/4-5.6 IS STM Nhu cầu chụp xóa phông, chụp chân dung, chụp thể thao, động vật hoang dã 3 – 4tr Cơ động hơn ống kính fix, xóa phông tốt khi ở tiêu cự từ 100mm trở lên, có cơ chế chống rung, dùng chụp phong cảnh sẽ cho ra những góc nhìn lạ so với dùng lens rộng (wide) Nikon AF-S 55-300mm F/4.5-5.6G ED VR 5.5tr Lens wide zoom Canon EF-S 18-55mm F/3.5-5.6 IS STM Nhu cầu chụp phong cảnh, chụp đời thường, chụp gia đình, chụp sự kiện 2tr Cũng là một ống kính ngon – bổ – rẻ, và phổ thông. Với tiêu cự thấp nhất đến 18mm, cho phép bạn chụp được những góc chụp rộng khi ở rất gần đối tượng. Nikon AF-S 18-55mm F/3.5-5.6 VR Sony E 16-50mm f/3.5-5.6 PZ OSS Lens zoom Canon EF-S 18-135mm F/3.5-5.6 IS STM Đa dụng cho tất cả các nhu cầu 6tr Đây là ống kính đa dụng, phù hợp với hầu hết các nhu cầu chụp. Bạn sẽ không cần phải thay đổi lens, để bắt kịp những khoảnh khắc thú vị tức thời. Lựa chọn lens nào phụ thuộc vào số tiền bạn muốn bỏ ra, sự khác biệt là đáng giá Canon 24-105 f4 L Khoảng 10tr Nikon 18-140mm f/3.5-5.6G ED VR Khoảng 6.5tr Nikon 18-200mm f/3.5-5.6VR II Khoảng 12tr Lens macro Canon 100mm f2.8 macro L Chụp food và chụp ảnh sản phẩm 18tr Các ống macro từ Nikon và Canon có chất lượng không chênh lệch nhau quá lớn, ống macro là ống nhất thiết phải có khi chụp sản phẩm đặc biệt là food và trang sức vì yêu cầu đặc thù lấy nét ở khoảng cách rất gần đối tượng Nikon 105 F2.8 macro N AFS 17tr Sony 90mm macro G Master 33tr Ống macro xuất sắc nhất được hầu hết các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp sử dụng, chất lượng quang học và độ phân giải cao, contrast tốt và sắc nét

Nếu bạn chọn máy ảnh du lịch (compact camera), Chim sẽ giới thiệu 2 lựa chọn tuyệt vời sau cho hầu hết các mục đích chụp nhưng vẫn đạt được chất lượng ảnh tốt:

– Canon PowerShot G16 là máy compact cao cấp ra mắt năm 2013 nhắm tới những người đang sở hữu DSLR tìm kiếm một model “phụ”. Máy cung cấp đầy đủ các tính năng cơ bản của máy DSLR, nhưng nhỏ gọn hơn nhiều. Máy có nhiều ưu điểm như: chất lượng ảnh đẹp, thân máy kim loại, chắc chắn, có chân gắn flash, các chế độ chụp phong phú, wifi tích hợp, chế độ lấy nét tay… chắc chắn sẽ làm bạn hài lòng. Giá mua mới hiện nay khoảng 8-9 triệu.

Một số hình ảnh chụp từ G16 trên Internet

Lumix ZS100/ TZ100 là một máy ảnh có thiết kế nhỏ gọn, mỏng. Body kim loại màu đen được phủ một lớp da đen nhám. Đặc biệt phù hợp với nữ giới, trọng lượng nhẹ, gọn (đôi khi quá gọn), nhưng cảm giác vẫn chắc chắn, đầm tay khi cầm. Chất lượng ảnh rất tốt. Giá mua mới hiện nay là 8-10 triệu.

godox

Xem Thêm : studio chuyên chụp ảnh gia đình

Bước 4: Phụ kiện

Phụ kiện quan trọng nhất với bất cứ ai yêu thích nhiếp ảnh đó chính là đèn flash rời. Hiện nay trên thị trường có khá nhiều các loại flash khác nhau nhưng ngon bổ rẻ nhất thì là dòng flash của hãng Godx với các đại diện: Godox TT600(manual) hay Godox TT685(TTL) – các đèn speedlight này đều có trên kênh Youtube review của Chimkudo Academy

[Basic Series] - Bài 3: Gợi ý chọn mua máy ảnh cho người mới bắt đầu

Hy vọng rằng, qua những chia sẻ trên, bạn sẽ chọn được chiếc máy ảnh ưng ý cho mình. Chúng ta phải lưu ý rằng việc mua sắm thiết bị là chưa đủ, chúng ta cần chăm chỉ học chụp ảnh cũng như thực hành để làm chủ ánh sáng, nắm được máy ảnh và trang thiết bị tốt nhất. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc, chưa biết mua máy nào, hãy đặt câu hỏi ngay bên dưới bài viết này. Chim sẽ giúp bạn tìm ra lựa chọn phù hợp. Đừng quên chia sẻ bài viết này cho mọi người bằng cách bấm share ở dưới nhé !

Credit

————————

Camera, lenses and accessories images collected from the Internet

– Bản quyền thuộc về © by Chimkudo Academy – Học viện nhiếp ảnh Chimkudo

Mọi trích dẫn phải đính kèm link gốc tới bài viết

[Basic Series] - Bài 3: Gợi ý chọn mua máy ảnh cho người mới bắt đầu

Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Nhiếp ảnh

Lời kết: Trên đây là bài viết mới tập chụp ảnh nên mua máy nào. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn

Related Posts

Sưu tầm 55 Ảnh động trái tim cực đẹp

Sưu tầm 55 Ảnh động trái tim cực đẹp

Trái tim luôn là biểu hiện của tình yêu và tình cảm. Và hình nền động trái tim sẽ giúp bạn cảm nhận rõ ràng hơn sự…

Sưu tầm bộ hình nền cute cho điện thoại cảm ứng

Sưu tầm bộ hình nền cute cho điện thoại cảm ứng

Người dùng smartphone hiện nay chủ yếu là điện thoại cảm ứng nên việc lựa chọn những hình nền đẹp cho dế yêu là sở thích chung…

Top 65 hình nền mèo con dễ thương nhất 2022

Top 65 hình nền mèo con dễ thương nhất 2022

Mèo là một loại vật nuôi vô cùng dễ thương, với thân hình nhỏ nhắn, tinh anh và bản năng thông minh, nhanh nhẹn, hiền lành, thông…

Tổng hợp 101 hình nền Powerpoint đẹp

Tổng hợp 101+ hình nền Powerpoint đẹp

Thế nào là ảnh nền PowerPoint đẹp? Hình ảnh powerpoint đẹp phải đảm bảo đúng tỷ lệ cho PowerPoint, bao gồm: 4: 3, 16: 9 và 16:10….

55 hình nền máy tính dễ thương full HD đẹp nhất 2022

55 hình nền máy tính dễ thương full HD đẹp nhất 2022

Bộ hình ảnh nền máy tính dễ thương và đáng yêu giúp bạn trang trí màn hình máy tính thật đẹp. 55 tấm hình nền, độ phân…

Top 55 hình nền Powerpoint ngộ nghĩnh, đáng yêu nhất

Top 55 hình nền Powerpoint ngộ nghĩnh, đáng yêu nhất

Bạn đang tìm những hình nền Powerpoint ngộ nghĩnh, dễ thương và đáng yêu để lưu làm hình nền cho bài thuyết trình của mình. Dưới đây…