Cùng xem List mẫu thư từ chối phỏng vấn trên youtube.
Có thể bạn quan tâm
- Tỷ trọng là gì? Phân loại, Phương pháp đo & Nơi mua dụng cụ đo tỷ trọng
- Cách viết cấu hình electron hay, chi tiết | Hóa học lớp 10
- Hướng dẫn chi tiết cách viết Cause and Effect essay – IELTS Writing Task 2
- 6 Mẫu đơn xin nghỉ phép đúng chuẩn (Latest 2019)
- Mẫu biên bản sự việc và cách viết biên bản sự việc
MỤC LỤC: I. Các lý do để từ chối một cuộc phỏng vấn II. Mẹo gửi thư từ chối lời mời phỏng vấn xin việc III. Mẫu thư từ chối lời mời phỏng vấn IV. Có nên duy trì liên lạc với nhà tuyển dụng sau khi từ chối cơ hội phỏng vấn?
Có rất nhiều lý do khiến một ứng viên từ chối lời mời phỏng vấn, chẳng hạn như bạn không sắp xếp được thời gian, phát hiện ra một số vấn đề của nhà tuyển dụng hay đơn giản là bạn cảm thấy mình không thể phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực đó.
Làm thế nào để viết thư từ chối phỏng vấn lịch sự?
Nếu bạn được liên hệ về việc sắp xếp cuộc phỏng vấn cho một công việc mà bạn không còn hứng thú, bạn sẽ cần phải từ chối cuộc phỏng vấn công việc một cách lịch sự. Cách đơn giản nhất để từ chối một cuộc phỏng vấn việc làm là gửi gọi điện trực tiếp hoặc email.
I. Các lý do để từ chối một cuộc phỏng vấn
Có rất nhiều lý do cụ thể khiến ứng viên quyết định từ chối lời mời phỏng vấn sau khi đã nộp CV và đơn xin việc, tất cả đều xoay quanh sự thật là bạn không còn muốn công việc này nữa. Một số gợi ý dưới đây nếu bạn đang “bí”. Tuy nhiên, cần nhớ rằng hãy luôn là người thẳng thắn, thành thật, điều đó tốt cho chính bản thân bạn.
- Bạn có thể đã thực hiện nhiều nghiên cứu hơn về vị trí hoặc công ty và phát hiện ra rằng mục tiêu của bạn không tương thích với sứ mệnh hoặc văn hóa của công ty.
- Bạn có thể đã có những vấn đề phát sinh trong cuộc sống và cần thay đổi kế hoạch công việc.
- Vị trí bạn ứng tuyển có thể yêu cầu cao hơn khả năng của bạn hoặc phản hồi quá chậm. Trong thời gian đó bạn đã được mời làm một công việc mới phù hợp hơn.
- Bạn có thể đã nhận được một lời mời làm việc với mức lương cao hơn hẳn.
- Lịch trình của bạn có thể đã thay đổi dẫn tới việc bạn không thể đi làm ở công ty cho dù có phỏng vấn thành công.
Xem Thêm : Lập kế hoạch (Planning) là gì? Vai trò và qui trình lập kế hoạch
Dù lý do của bạn là gì thì trên thực tế, khi viết thư từ chối phỏng vấn, bạn cũng cần thể hiện thái độ “thân thiện” và lịch sự. Tốt nhất là giữ cho email của bạn đơn giản và ngắn gọn, bởi vì bạn có thể quan tâm đến việc nộp đơn một lần nữa cho công ty trong tương lai. XEM THÊM: Cách viết thư từ chối đi làm khi trúng tuyển lịch sự
II. Mẹo gửi thư từ chối lời mời phỏng vấn xin việc
Biết cách tận dụng những mẹo sau đây, việc viết thư từ chối lời mời phỏng vấn sẽ đơn giản hơn nhiều. Bạn cần chú ý đến một số yếu tố bao gồm:
1. Hãy chắc chắn
Một khi bạn đã từ chối tham dự cuộc phỏng vấn xin việc, bạn không thể thay đổi suy nghĩ của mình. Vì vậy, trước khi bạn gửi thư từ chối thì bạn hãy chắc chắn về quyết định của bản thân. Bạn sẽ không thể nói đồng ý với cơ hội phỏng vấn này sau khi bạn nói không. Nếu bạn cứ liên tục thay đổi suy nghĩ, bạn sẽ rất dễ bị đánh giá là không đáng tin cậy, không ổn định, thiếu quyết đoán hoặc tệ hơn là không chuyên nghiệp.
2. Phản hồi nhanh chóng
Bạn cần chắc chắn về quyết định tiếp tục hay từ chối lời mời phỏng vấn và đưa ra phản hồi cho nhà tuyển dụng càng nhanh càng tốt. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn đã lên kế hoạch chắc chắn cho một cuộc phỏng vấn chính thức khác. Nhìn chung, nếu bạn muốn tham gia phỏng vấn thì hãy tôn trọng thời gian và ưu tiên của nhà tuyển dụng. Còn nếu bếu bạn không tiếp tục quá trình phỏng vấn, điều quan trọng là phải thông báo sớm để nhà tuyển dụng trao cơ hội cho ứng viên khác.
3. Hãy lịch sự
Hãy lịch sự và duyên dáng trong email từ chối lời mời phỏng vấn của bạn để có thể mang lại ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng dù bạn có đang từ chối họ. Vì biết đâu trong tương lai, bạn có thể muốn ứng tuyển vào các vị trí khác của công ty. Hầu hết các ngành công nghiệp là thế giới nhỏ bé và các nhà tuyển dụng có mạng kết nối rất rộng. Bất lịch sự hay thiếu chuyên nghiệp trong email từ chối có thể khiến bạn mất cơ hội cho các công việc khác.
4. Không cần trình bày quá chi tiết
Mục đích của bức thư từ chối lời mời phỏng vấn là để cho nhà tuyển dụng biết rằng kế hoạch của bạn đã thay đổi, sau đó họ sẽ tìm ứng viên thay thế. Vì vậy, bạn không cần cung cấp lý do quá cụ thể, chi tiết về việc tại sao bạn không còn quan tâm đến công việc đó. Tuy nhiên, hãy chắc chắn bạn nói rõ rằng mình từ chối cơ hội phỏng vấn.
Xem Thêm : HOTDJ ACADEMY
Hướng dẫn cách viết thư từ chối phỏng vấn chuyên nghiệp
XEM THÊM: Tại sao ứng viên từ chối lời mời làm việc của bạn?
III. Mẫu thư từ chối lời mời phỏng vấn
1. Mẫu thư từ chối lời mời phỏng vấn cơ bản
Dưới đây là một ví dụ về một email cơ bản để từ chối một cuộc phỏng vấn:
Mẫu 1:
Mẫu 2:
2. Mẫu thư từ chối lời mời phỏng vấn vì đã tìm được công việc khác
Mặc dù bạn có thể cảm thấy cần phải xin lỗi hoặc biện minh cho quyết định không tham gia phỏng vấn xin việc của mình nhưng bạn không cần tỏ ra khúm núm hay quá nhún nhường trong email từ chối. Bạn chỉ cần chân thành cảm ơn họ đã trao cho mình cơ hội là đủ. Tốt nhất là chỉ cho họ biết rằng ý định của bạn đã thay đổi mà không giải thích lý do chi tiết. Điều này cũng thể hiện sự chuyên nghiệp của bạn như một ứng viên tiềm năng lịch sự, rõ ràng và quyết đoán.
IV. Có nên duy trì liên lạc với nhà tuyển dụng sau khi từ chối cơ hội phỏng vấn?
Bạn đang cố gắng để từ chối phỏng vấn một cách chuyên nghiệp và lịch sự nhất, để cho ngay cả khi không tiếp tục cộng tác thì nhà tuyển dụng vẫn sẽ ấn tượng và nhớ về bạn với một hình ảnh tốt đẹp. Tất cả những nỗ lực của bạn trong trường hợp này sẽ chẳng còn ý nghĩa nếu như bạn quyết định cắt đứt mọi liên lạc với họ sau khi từ chối phỏng vấn. Việc duy trì liên lạc với nhà tuyển dụng khi đã quyết định không tiếp tục quy trình không phải là yêu cầu bắt buộc. Tuy nhiên, đây là việc nên làm, đặc biệt là khi lý do bạn dừng lại là lý do cá nhân chứ không phải xuất phát từ phía nhà tuyển dụng. Biết đâu sau này họ sẽ có một vị trí khác phù hợp với bạn hơn. Bạn cũng không thể chắc chắn họ có quen biết với nhà tuyển dụng tương lai của bạn hay không. Việc để lại ấn tượng xấu lần này cũng có thể sẽ ảnh hưởng tới cơ hội trúng tuyển của bạn trong lần kế tiếp. Bởi vậy, dù có thế nào thì bạn cũng nên duy trì liên lạc hoặc ít nhất là để lại ấn tượng tốt đẹp ở phía nhà tuyển dụng. Bạn thà giữ một mối quan hệ trung hòa, không lợi ích còn hơn là tạo ra tiếng xấu ở khắp nơi.
Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
Lời kết: Trên đây là bài viết List mẫu thư từ chối phỏng vấn. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn