Cùng xem mẫu giấy ủy quyền giám đốc cho phó giám đốc trên youtube.
Giấy ủy quyền cho Phó giám đốc và Kế toán trưởng
- 1 1. Giấy uỷ quyền nội bộ công ty:
- 2 2. Giấy uỷ quyền Giám đốc cho phó giám đốc:
- 3 3. Giấy uỷ quyền Giám đốc cho kế toán trưởng:
- 4 4. Tổng giám đốc có được ủy quyền cho phó tổng giám đốc?
- 5 5. Có được ủy quyền cho phó giám đốc ký hợp đồng kinh tế không?
- 6 6. Trường hợp giám đốc ủy quyền lại cho phó giám đốc công ty:
- 7 7. Giám đốc công ty ủy quyền cho cấp dưới ký thay hóa đơn chứng từ được không?
Trong một công ty luôn có một hoặc nhiều người có chức danh giám đốc, nắm mọi quyền điều hành của công ty hoặc một lĩnh vực nhất định. Tuy nhiên, không phải lúc nào giám đốc cũng có mặt ở công ty mà thực hiện tất cả những quyền hạn được quy định trong Quy chế công ty.
Do đó, giám đốc công ty luôn phải làm giấy uỷ quyền cho những chức danh khác thay mặt mình quyết định những vấn đề mang tính cấp bách để tránh gây thiệt hại cho công ty mỗi khi không có giám đốc. Và việc uỷ quyền này thì thường giám đốc công ty sẽ uỷ quyền lại cho phó giám đốc thường trực hoặc kế toán trưởng của công ty và đặc thù tính chất công việc.
Bạn đang xem: mẫu giấy ủy quyền giám đốc cho phó giám đốc
Tư vấn luật về việc ủy quyền của giám đốc cho phó giám đốc: 1900.6568
1. Giấy uỷ quyền nội bộ công ty:
Tải về Giấy uỷ quyền nội bộ Công ty
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ——-o0o——-
GIẤY UỶ QUYỀN
Căn cứ vào Bộ luật dân sự 2015 do Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ban hành ngày 24 tháng 11 năm 2015 và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017;
Căn cứ Luật doanh nghiệp 2014 do Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2014 có hiệu lực từ ngày 01/07/2015;
Căn cứ vào Điều lệ hiện hành của Công ty ….;
Xem thêm: Giấy uỷ quyền có phải công chứng không? Thủ tục công chứng giấy ủy quyền?
Căn cứ vào nhu cầu công tác của ông/bà…;
NGƯỜI UỶ QUYỀN: Ông/bà:….
Chức vụ: ….
CMND/CCCD số: …., ngày cấp …, nơi cấp ….
NGƯỜI NHẬN ỦY QUYỀN: Ông/bà…
Chức vụ:….
CMND/CCCD số: …, ngày cấp …., nơi cấp ….
Bằng giấy ủy quyền này Người nhận uỷ quyền được quyền thay mặt Người ủy quyền thực hiện các công việc sau:
Xem thêm: Uỷ quyền là gì? Quy định về giấy ủy quyền, hợp đồng ủy quyền?
Được quyền quyết định và ký những văn bản quản lý phục vụ hoạt động của Công ty … thuộc thẩm quyền quản lý của ông/bà …
Được toàn quyền quyết định và ký kết các hợp đồng dịch vụ đối với các dịch vụ…
Xem thêm: CHUẨN TIẾNG ANH CHÂU ÂU LÀ GÌ ?
Xem Thêm : mẫu đơn xin học tiếng anh
Được quyền ký các hợp đồng với cộng tác viên phục vụ hoạt động kinh doanh của …theo quy định của Quy chế.
Thời hạn và thù lao uỷ quyền
– Thù lao ủy quyền: Không.
– Thời hạn ủy quyền: Kể từ ngày giấy ủy quyền này được lập cho đến khi hoàn thành công việc được ủy quyền hoặc chấm dứt theo quy định của pháp luật.
Giấy ủy quyền này được lập thành 02 bản (mỗi bản gồm: 02 trang; 01 tờ); giao cho Bên ủy quyền 01 bản; Bên nhận ủy quyền 01 bản./.
Ông/ Bà …. và các bộ phận liên quan của Công ty… có trách nhiệm thi hành Giấy uỷ quyền này.
Xem thêm: Mẫu giấy uỷ quyền lấy sổ bảo hiểm xã hội mới nhất năm 2021
NGƯỜI LẬP GIẤY UỶ QUYỀN
2. Giấy uỷ quyền Giám đốc cho phó giám đốc:
Tải về Giấy uỷ quyền Giám đốc cho phó giám đốc
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ——-o0o——-
GIẤY UỶ QUYỀN
Căn cứ vào Bộ luật dân sự 2015 do Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ban hành ngày 24 tháng 11 năm 2015 và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017;
Căn cứ Luật doanh nghiệp 2014 do Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2014 có hiệu lực từ ngày 01/07/2015;
Căn cứ vào Điều lệ hiện hành của Công ty …..;
Căn cứ Quy chế Tổ chức và hoạt động của Công ty …;
Xem thêm: Mẫu giấy ủy quyền làm sổ đỏ, xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Căn cứ Quyết định số …… ngày ..…/..…/….. của Tổng Giám đốc/Giám đốc Công ty … về việc phân công, ủy quyền cho …;
NGƯỜI UỶ QUYỀN: Ông/bà:…
Chức vụ: …
CMND/CCCD số: …, ngày cấp …., nơi cấp …
NGƯỜI NHẬN ỦY QUYỀN: Ông/bà….
Chức vụ:….
CMND/CCCD số: …, ngày cấp …, nơi cấp …
Bằng giấy ủy quyền này Người nhận uỷ quyền được quyền thay mặt Người ủy quyền thực hiện các công việc sau:
Xem thêm: Mẫu giấy ủy quyền người đứng đầu cửa hàng kinh doanh cầm đồ
Điều 1: Phân công và ủy quyền cho Ông/ Bà … thực hiện những công việc như sau:
Được quyền quyết định và ký những văn bản quản lý phục vụ hoạt động của Công ty … thuộc thẩm quyền quản lý của ông/bà
Được toàn quyền quyết định và ký kết các hợp đồng dịch vụ đối với các dịch vụ…
Xem thêm: CHUẨN TIẾNG ANH CHÂU ÂU LÀ GÌ ?
Xem Thêm : mẫu đơn xin học tiếng anh
Được quyền ký các hợp đồng với cộng tác viên phục vụ hoạt động kinh doanh của …theo quy định của Quy chế.
Được ký kết các hợp đồng chuyển nhượng … cho Công ty sau khi đã được cấp có thẩm quyền của Công ty chấp thuận.
Được ký kết hợp đồng lao động với cán bộ quản lý, nhân viên của ….Đối với những chức danh quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Hội đồng quản trị, Giám đốc ….. được ký hợp đồng lao động sau khi có quyết định bổ nhiệm.
Điều 2: Thù lao uỷ quyền: không.
Điều 3: Giấy uỷ quyền này có hiệu lực kể từ ngày ký cho đến khi ông/bà … có quyết định thay thế hoặc bị cách chức, sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động hoặc từ chức.
Xem thêm: Trình tự thủ tục làm giấy ủy quyền khi đang ở nước ngoài
Giấy ủy quyền này được lập thành 02 bản (mỗi bản gồm: 02 trang; 01 tờ); giao cho Bên ủy quyền 01 bản; Bên nhận ủy quyền 01 bản.
Điều 4: Ông/ Bà … và các bộ phận liên quan của Công ty… có trách nhiệm thi hành Giấy uỷ quyền này./.
GIÁM ĐỐC
3. Giấy uỷ quyền Giám đốc cho kế toán trưởng:
Tải về Giấy uỷ quyền Giám đốc cho kế toán trưởng
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ——-o0o——-
GIẤY ỦY QUYỀN
Căn cứ vào Bộ luật dân sự 2015 do Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ban hành ngày 24 tháng 11 năm 2015 và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017;
Căn cứ Luật doanh nghiệp 2014 do Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2014 có hiệu lực từ ngày 01/07/2015;
Căn cứ vào Điều lệ hiện hành của Công ty ……;
Căn cứ vào chức năng và quyền hạn của Giám đốc công ty;
NGƯỜI ỦY QUYỀN (BÊN A):
Ông/Bà: …..
Chức vụ: ….
CMND/CCCD số: …, ngày cấp …, nơi cấp …
NGƯỜI NHẬN ỦY QUYỀN (BÊN B):
Ông/bà: ….
Chức vụ:….
CMND/CCCD số: …, ngày cấp …., nơi cấp …..
NỘI DUNG ỦY QUYỀN:
Điều 1: Phân công và ủy quyền cụ thể như sau:
– Bên A ủy quyền cho bên B ký vào những giấy tờ, hoá đơn liên quan đến thuế… khi xuất bán hàng.
– Được toàn quyền quyết định và ký kết các hợp đồng kinh tế …
– Được ký kết các hợp đồng chuyển nhượng … cho Công ty sau khi được cấp có thẩm quyền của Công ty chấp thuận.
Điều 2: Thù lao uỷ quyền: không.
Điều 3: Giấy uỷ quyền này có hiệu lực kể từ ngày ký cho đến khi ông/bà … có quyết định thay thế hoặc bị cách chức, sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động hoặc từ chức.
Giấy ủy quyền này được lập thành 02 bản (mỗi bản gồm: 02 trang; 01 tờ); giao cho Bên ủy quyền 01 bản; Bên nhận ủy quyền 01 bản.
Điều 4: Ông/ Bà … và các bộ phận liên quan của Công ty… có trách nhiệm thi hành Giấy uỷ quyền này./.
GIÁM ĐỐC
4. Tổng giám đốc có được ủy quyền cho phó tổng giám đốc?
Tóm tắt câu hỏi:
Tổng công ty chúng tôi là một doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, được tổ chức theo hình thức Công ty TNHH MTV, hoạt động theo mô hình Công ty mẹ-Công ty con.
Đến nay Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc đã đến tuổi nghỉ chế độ hưu. HĐTV của Đơn vị quản lý cấp trên (Chủ sở hữu vốn nhà nước) ra văn bản (công văn) có ý kiến giao cho một đ/c Phó TGĐ tiếp nhận bàn giao và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc cho đến khi Chủ sở hữu bổ nhiệm Chủ tịch kiêm TGĐ mới.
Xin được hỏi:
1- Việc Chủ sở hữu chỉ ra văn bản (công văn) với nội dung nêu trên có phù hợp không?
2- Công văn nêu ý kiến của HĐTV giao cho đồng chí Phó TGĐ nhận bàn giao có đủ tính pháp lý để quản lý và điều hành doanh nghiệp không?
3- Việc giao phụ trách có nhất thiết phải bằng quyết định hay chỉ cần ra ra văn bản như đã nêu trên là được?.. Trân trọng cám ơn!
Luật sư tư vấn:
1. Việc chủ sở hữu chỉ ra văn bản (công văn) với nội dung nêu trên có phù hợp không?
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định: “Công văn là hình thức văn bản hành chính dùng phổ biến trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Công văn là phương tiện giao tiếp chính thức của cơ quan Nhà nước với cấp trên, cấp dưới và với công dân. Thậm chí trong các tổ chức xã hội và các doanh nghiệp trong hoạt động hàng ngày cũng phải soạn thảo và sử dụng công văn để thực hiện các hoạt động thông tin và giao dịch nhằm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình.” Vì thế việc ban hành công văn với nội dung “tiếp nhận bàn giao và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc cho đến khi Chủ sở hữu bổ nhiệm Chủ tịch kiêm TGĐ mới” là đúng.
2. Công văn nêu ý kiến của HĐTV giao cho đ/c Phó TGĐ nhận bàn giao có đủ tính pháp lý để quản lý và điều hành doanh nghiệp không?
Mặc dù hình thức công văn là đúng. Tuy nhiên chưa có đủ tính pháp lý để quản lý và điều hành doanh nghiệp. Điều 70 Luật doanh nghiệp quy định ” Tổng giám đốc là người chịu trách nhiệm trước pháp luật” chứ không có quy định chức danh Phó Tổng giám đốc. Vì thế, để đảm bảo tính pháp lý về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Tổng giám đốc, đặc biệt là trong trường hợp ký thay thì TGĐ cần thực hiện việc ủy quyền bằng văn bản cho P.TGĐ.
Căn cứ khoản 1 Điều 122 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
“a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;
b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;
c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.”
Như vậy nếu phó tổng giám đốc thoả mãn các điều kiện nêu trên thì có thể uỷ quyền để ký kết văn bản, thực hiejemn việc giao dịch thay TGĐ. Nội dung được ủy quyền dựa vào điều lệ công ty. Tuy nhiên cần phải nêu rõ thời hạn thực hiện việc ủy quyền trong văn bản.
Tham khảo: chứng chỉ ngoại ngữ b1 theo khung tham chiếu châu âu
Xem Thêm : Thiourea là gì?
3. Việc giao phụ trách có nhất thiết phải bằng quyết định hay chỉ cần ra ra văn bản như đã nêu trên là được?
Khoản 2, điều 122 Bộ luật dân sự quy định: “Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định” Tuy nhiên, theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật : “Quyết định: Là một hình thức văn bản để các cơ quan nhà nước và các nhà chức trách thực hiện thẩm quyền của mình trong việc quy định các vấn đề chế độ, chính sách, về tổ chức bộ máy, về nhân sự và các công việc khác (văn bản hành chính cá biệt)”. Quyết định có tính lãnh đạo, chỉ đạo như nghị quyết nhưng thể hiện thành các điều khoản cụ thể và được dùng để ban hành hoặc bãi bỏ các quy chế, quy định về chủ trương, chính sách, tổ chức bộ máy, nhân sự thuộc phạm vi quyền hạn của tổ chức; ban hành chế độ, điều lệ, quy chế… kèm theo. Vì thế, công ty bạn ban hành văn bản về việc “tiếp nhận bàn giao và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc cho đến khi Chủ sở hữu bổ nhiệm Chủ tịch kiêm TGĐ mới” dưới hình thức Công văn là đúng, không cần phải thay bằng quyết định.
5. Có được ủy quyền cho phó giám đốc ký hợp đồng kinh tế không?
Tóm tắt câu hỏi:
Mẹ vợ tôi đứng tên thành lập công ty TNHH 1 thành viên, là Chủ tịch công ty kiêm Giám đốc – người đại diện theo pháp luật. Bây giờ bà bổ nhiệm tôi làm Phó giám đốc công ty để thay mặt bà ký một số hợp đồng kinh tế thuộc lĩnh vực tôi được phân công quản lý thì có được hay không?
Luật sư tư vấn:
Tại khoản 2 Điều 13 Luật doanh nghiệp 2020 quy định:
“Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.”
Như vậy, với công ty TNHH, số lượng Người đại diện theo pháp luật, chức danh, quyền nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật sẽ được quy định trong Điều lệ doanh nghiệp, hay nói cách khác là Phó giám đốc vẫn có thể là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Về quyền của người đại diện theo pháp luật của công ty, khoản 1 Điều 13 Luật doanh nghiệp 2020 quy định:
“Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.”
Do đó, trường hợp Chủ tịch công ty bổ nhiệm bạn làm Phó giám đốc công ty và chỉ rõ Phó giám đốc là đại diện theo pháp luật của công ty thì bạn có quyền giao kết các hợp đồng kinh tế của công ty mà không cần ai ủy quyền cả.
Tuy nhiên, trường hợp Chủ tịch công ty bổ nhiệm bạn làm Phó giám đốc nhưng không quy định Phó giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty, để ký kết hợp đồng kinh tế của công ty bạn cần có sự ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của công ty-Chủ tịch công ty. Về việc ủy quyền, Điều 581 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:
“Hợp đồng uỷ quyền là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên được uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên uỷ quyền, còn bên uỷ quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.”
Như vậy, trường hợp này nếu Chủ tịch công ty (người đại diện theo pháp luật cảu công ty) tin tưởng và muốn bạn trực tiếp ký kết một số hợp đồng kinh tế của công ty thì Chủ tịch công ty có thể làm giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền trong đó nêu rõ những hợp đồng bạn được phép giao kết.
6. Trường hợp giám đốc ủy quyền lại cho phó giám đốc công ty:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Xin cho em hỏi: giám đốc của em là người Hàn Quốc vì sắp tới đây có việc phải về nước nên muốn ủy quyền lại cho người Việt Nam chức vụ phó giám đốc, và kế toán trưởng được quyền quyết định ký tất cả các loại giấy tờ liên quan đến pháp luật nhà nước, thì cần những thủ tục gì? Em xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp như sau:
“1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
3. Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.
4. Trường hợp hết thời hạn ủy quyền theo khoản 3 Điều này mà người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chưa trở lại Việt Nam và không có ủy quyền khác thì thực hiện theo quy định sau đây:
a) Người được ủy quyền vẫn tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân trong phạm vi đã được ủy quyền cho đến khi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trở lại làm việc tại doanh nghiệp;
b) Người được ủy quyền vẫn tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh trong phạm vi đã được ủy quyền cho đến khi người đại diện theo pháp luật của công ty trở lại làm việc tại công ty hoặc cho đến khi chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, quyết định cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.[…]”
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 thì người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có quyền ủy quyền lại việc thực hiện hoạt động đại diện cho người khác. Người được ủy quyền tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân trong phạm vi đã được ủy quyền cho đến khi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trở lại làm việc tại doanh nghiệp; đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh trong phạm vi đã được ủy quyền cho đến khi người đại diện theo pháp luật của công ty trở lại làm việc tại công ty hoặc cho đến khi chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, quyết định cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Thủ tục ủy quyền thực hiện theo quy định tại Điều 15 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau: Việc chỉ định người đại diện theo ủy quyền phải bằng văn bản, phải thông báo cho công ty và chỉ có hiệu lực đối với công ty kể từ ngày công ty nhận được thông báo.
+ Văn bản ủy quyền phải có các nội dung chủ yếu sau đây: Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông;
+ Số lượng người đại diện theo ủy quyền và tỷ lệ cổ phần, phần vốn góp tương ứng mỗi người đại diện theo ủy quyền;
+ Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của từng người đại diện theo ủy quyền;
+ Thời hạn ủy quyền tương ứng của từng người đại diện theo ủy quyền; trong đó ghi rõ ngày bắt đầu được ủy quyền;
+ Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông và của người đại diện theo ủy quyền.
– Người đại diện theo ủy quyền phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
+ Không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp;
+ Thành viên, cổ đông là công ty có phần vốn góp hay cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ không được cử vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột của người quản lý và của người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty làm người đại diện theo ủy quyền tại công ty khác;
+ Các tiêu chuẩn và điều kiện khác do Điều lệ công ty quy định.
7. Giám đốc công ty ủy quyền cho cấp dưới ký thay hóa đơn chứng từ được không?
Tóm tắt câu hỏi:
Cho tôi hỏi giám đốc công ty đi công tác ủy quyền cho cấp dưới ký thay hóa đơn chứng từ … Cho tôi hỏi như thế có đúng không, nếu vậy có đóng dấu vào người bán hàng không ?
Luật sư tư vấn:
Tại Điểm d Khoản 2 Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 có quy định như sau :
“d) Tiêu thức “người bán hàng (ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)”
Trường hợp thủ trưởng đơn vị không ký vào tiêu thức người bán hàng thì phải có giấy ủy quyền của thủ trưởng đơn vị cho người trực tiếp bán ký, ghi rõ họ tên trên hóa đơn và đóng dấu của tổ chức vào phía trên bên trái của tờ hóa đơn.”
Tại Khoản 1 Khoản 2 Điều 6 Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế; sửa đổi ,bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và Nghị định 83/2013/NĐ-CP ngày 22/07/2013 có quy định như sau:
Điều 6. Giao dịch với cơ quan thuế
“1. Người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế trực tiếp ký hoặc giao cho cấp phó của mình ký thay trên các văn bản, hồ sơ giao dịch với cơ quan thuế thuộc các lĩnh vực được phân công phụ trách. Việc giao ký thay phải được quy định bằng văn bản và lưu tại doanh nghiệp.
2. Ủy quyền trong giao dịch với cơ quan thuế
– Người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế có thể ủy quyền cho cấp dưới ký thừa ủy quyền các văn bản, hồ sơ giao dịch với cơ quan thuế.
– Người nộp thuế là cá nhân có thể ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác (trừ trường hợp đại lý thuế thực hiện theo khoản 3 Điều này) được thay mặt mình thực hiện giao dịch với cơ quan thuế thì phải có văn bản ủy quyền theo Bộ luật dân sự.
Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tuyến miễn phí:1900.6568
– Văn bản ủy quyền phải quy định cụ thể thời hạn, phạm vi ủy quyền. Văn bản ủy quyền phải gửi cơ quan thuế cùng văn bản, hồ sơ giao dịch lần đầu trong khoảng thời gian ủy quyền.”
Căn cứ vào quy định nêu trên, theo như trình bày của công ty bạn lập hóa đơn GTGT, người đại diện theo pháp luật không ký vào tiêu thức người bán hàng thì phải ủy quyền cho cấp dưới ( việc ủy quyền phải lập bằng văn bản lưu lại doanh nghiệp) cho người trực tiếp bán ký, ghi rõ họ tên trên hóa đơn và đóng dấu của công ty vào phía trên bên trái của tờ hóa đơn.
Tham khảo: thiết kế bản vẽ thi công tiếng anh là gì
Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
Lời kết: Trên đây là bài viết mẫu giấy ủy quyền giám đốc cho phó giám đốc. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn