Cùng xem Mẫu giáo án dạy học trên youtube.
Mẫu giáo án dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Mẫu giáo án dạy học là gì? Mẫu giáo án dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh gồm những nội dung nào? Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.
Mẫu giáo án dạy học theo định hướng phát triển năng lực
- 1. Định nghĩa mẫu giáo án dạy học là gì?
- 2. Mẫu giáo án bài dạy theo công văn 5512 (dành cho THCS, THPT)
- 3. Mẫu giáo án phát triển năng lực môn Tiếng việt
- 4. Mẫu giáo án dạy học
1. Định nghĩa mẫu giáo án dạy học là gì?
Mẫu giáo án dạy học là mẫu bản giáo án được giáo viên lập ra để soạn bài, chuẩn bị bài giảng cho tiết dạy trên lớp. Mẫu giáo án nêu rõ bài giảng, nội dung kiến thức của bài học, phương pháp dạy học trên lớp, công tác chuẩn bị cho bài học, cấu trúc của bài học… Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về mẫu giáo án dạy học tại đây.
- Một số kỹ thuật dạy học tích cực ở tiểu học
- Các kỹ thuật đánh giá thường xuyên sử dụng trong dạy học môn Tiếng Việt
2. Mẫu giáo án bài dạy theo công văn 5512 (dành cho THCS, THPT)
Phụ lục IV
KHUNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY
(Kèm theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Bộ GDĐT)
Trường:……………….
Tổ:……………………….
Họ và tên giáo viên:
……………………
TÊN BÀI DẠY: …………………………………..
Môn học/Hoạt động giáo dục: ……….; lớp:………
Thời gian thực hiện: (số tiết)
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức: Nêu cụ thể nội dung kiến thức học sinh cần học trong bài theo yêu cầu cần đạt của nội dung giáo dục/chủ đề tương ứng trong chương trình môn học/hoạt động giáo dục.
2. Về năng lực: Nêu cụ thể yêu cầu học sinh làm được gì (biểu hiện cụ thể của năng lực chung và năng lực đặc thù môn học cần phát triển) trong hoạt động học để chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức theo yêu cầu cần đạt của chương trình môn học/hoạt động giáo dục.
3. Về phẩm chất: Nêu cụ thể yêu cầu về hành vi, thái độ (biểu hiện cụ thể của phẩm chất cần phát triển gắn với nội dung bài dạy) của học sinh trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập và vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
4. Thiết bị dạy học và học liệu
Nêu cụ thể các thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng trong bài dạy để tổ chức cho học sinh hoạt động nhằm đạt được mục tiêu, yêu cầu của bài dạy (muốn hình thành phẩm chất, năng lực nào thì hoạt động học phải tương ứng và phù hợp).
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập/Mở đầu (Ghi rõ tên thể hiện kết quả hoạt động)
a) Mục tiêu: Nêu mục tiêu giúp học sinh xác định được vấn đề/nhiệm vụ cụ thể cần giải quyết trong bài học hoặc xác định rõ cách thức giải quyết vấn đề/thực hiện nhiệm vụ trong các hoạt động tiếp theo của bài học.
b) Nội dung: Nêu rõ nội dung yêu cầu/nhiệm vụ cụ thể mà học sinh phải thực hiện (xử lí tình huống, câu hỏi, bài tập, thí nghiệm, thực hành…) để xác định vấn đề cần giải quyết/nhiệm vụ học tập cần thực hiện và đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề/cách thức thực hiện nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Trình bày cụ thể yêu cầu về nội dung và hình thức của sản phẩm hoạt động theo nội dung yêu cầu/nhiệm vụ mà học sinh phải hoàn thành: kết quả xử lí tình huống; đáp án của câu hỏi, bài tập; kết quả thí nghiệm, thực hành; trình bày, mô tả được vấn đề cần giải quyết hoặc nhiệm vụ học tập phải thực hiện tiếp theo và đề xuất giải pháp thực hiện.
d) Tổ chức thực hiện: Trình bày cụ thể các bước tổ chức hoạt động học cho học sinh từ chuyển giao nhiệm vụ, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ thông qua sản phẩm học tập.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới/giải quyết vấn đề/thực thi nhiệm vụ đặt ra từ Hoạt động 1 (Ghi rõ tên thể hiện kết quả hoạt động).
a) Mục tiêu: Nêu mục tiêu giúp học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập để chiếm lĩnh kiến thức mới/giải quyết vấn đề/thực hiện nhiệm vụ đặt ra từ Hoạt động 1.
b) Nội dung: Nêu rõ nội dung yêu cầu/nhiệm vụ cụ thể của học sinh làm việc với sách giáo khoa, thiết bị dạy học, học liệu cụ thể (đọc/xem/nghe/nói/làm) để chiếm lĩnh/vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề/nhiệm vụ học tập đã đặt ra từ Hoạt động 1.
c) Sản phẩm: Trình bày cụ thể về kiến thức mới/kết quả giải quyết vấn đề/thực hiện nhiệm vụ học tập mà học sinh cần viết ra, trình bày được.
d) Tổ chức thực hiện: Hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện hoạt động của học sinh.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Nêu rõ mục tiêu vận dụng kiến thức đã học và yêu cầu phát triển các kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh.
b) Nội dung: Nêu rõ nội dung cụ thể của hệ thống câu hỏi, bài tập, bài thực hành, thí nghiệm giao cho học sinh thực hiện.
c) Sản phẩm: Đáp án, lời giải của các câu hỏi, bài tập; các bài thực hành, thí nghiệm do học sinh thực hiện, viết báo cáo, thuyết trình.
d) Tổ chức thực hiện: Nêu rõ cách thức giao nhiệm vụ cho học sinh; hướng dẫn hỗ trợ học sinh thực hiện; kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: Nêu rõ mục tiêu phát triển năng lực của học sinh thông qua nhiệm vụ/yêu cầu vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn (theo từng bài hoặc nhóm bài có nội dung phù hợp).
b) Nội dung: Mô tả rõ yêu cầu học sinh phát hiện/đề xuất các vấn đề/tình huống trong thực tiễn gắn với nội dung bài học và vận dụng kiến thức mới học để giải quyết.
c) Sản phẩm: Nêu rõ yêu cầu về nội dung và hình thức báo cáo phát hiện và giải quyết tình huống/vấn đề trong thực tiễn.
d) Tổ chức thực hiện: Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp và nộp báo cáo để trao đổi, chia sẻ và đánh giá vào các thời điểm phù hợp trong kế hoạch giáo dục môn học/hoạt động giáo dục của giáo viên.
Ghi chú:
1. Mỗi bài dạy có thể được thực hiện trong nhiều tiết học, bảo đảm đủ thời gian dành cho mỗi hoạt động để học sinh thực hiện hiệu quả. Hệ thống câu hỏi, bài tập luyện tập cần bảo đảm yêu cầu tối thiểu về số lượng và đủ về thể loại theo yêu cầu phát triển các kĩ năng. Hoạt động vận dụng được thực hiện đối với những bài hoặc nhóm bài có nội dung phù hợp và chủ yếu được giao cho học sinh thực hiện ở ngoài lớp học.
2. Trong Kế hoạch bài dạy không cần nêu cụ thể lời nói của giáo viên, học sinh mà tập trung mô tả rõ hoạt động cụ thể của giáo viên: giáo viên giao nhiệm vụ/yêu cầu/quan sát/theo dõi/hướng dẫn/nhận xét/gợi ý/kiểm tra/đánh giá; học sinh thực hiện/đọc/nghe/nhìn/viết/trình bày/báo cáo/thí nghiệm/thực hành/.
3. Việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện trong quá trình tổ chức các hoạt động học và được thiết kế trong Kế hoạch bài dạy thông qua các hình thức: hỏi – đáp, viết, thực hành, thí nghiệm, thuyết trình, sản phẩm học tập. Đối với mỗi hình thức, khi đánh giá bằng điểm số phải thông báo trước cho học sinh về các tiêu chí đánh giá và định hướng cho học sinh tự học; chú trọng đánh giá bằng nhận xét quá trình và kết quả thực hiện của học sinh theo yêu cầu của câu hỏi, bài tập, bài thực hành, thí nghiệm, thuyết trình, sản phẩm học tập đã được nêu cụ thể trong Kế hoạch bài dạy.
4. Các bước tổ chức thực hiện một hoạt động học
– Giao nhiệm vụ học tập: Trình bày cụ thể nội dung nhiệm vụ được giao cho học sinh (đọc/nghe/nhìn/làm) với thiết bị dạy học/học liệu cụ thể để tất cả học sinh đều hiểu rõ nhiệm vụ phải thực hiện.
– Thực hiện nhiệm vụ (học sinh thực hiện; giáo viên theo dõi, hỗ trợ): Trình bày cụ thể nhiệm vụ học sinh phải thực hiện (đọc/nghe/nhìn/làm) theo yêu cầu của giáo viên; dự kiến những khó khăn mà học sinh có thể gặp phải kèm theo biện pháp hỗ trợ; dự kiến các mức độ cần phải hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu.
– Báo cáo, thảo luận (giáo viên tổ chức, điều hành; học sinh báo cáo, thảo luận): Trình bày cụ thể giải pháp sư phạm trong việc lựa chọn các nhóm học sinh báo cáo và cách thức tổ chức cho học sinh báo cáo (có thể chỉ chọn một số nhóm trình bày/báo cáo theo giải pháp sư phạm của giáo viên).
– Kết luận, nhận định: Phân tích cụ thể về sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành theo yêu cầu (làm căn cứ để nhận xét, đánh giá các mức độ hoàn thành của học sinh trên thực tế tổ chức dạy học); làm rõ những nội dung/yêu cầu về kiến thức, kĩ năng để học sinh ghi nhận, thực hiện; làm rõ các nội dung/vấn đề cần giải quyết/giải thích và nhiệm vụ học tập mà học sinh phải thực hiện tiếp theo./.
3. Mẫu giáo án phát triển năng lực môn Tiếng việt
Thứ…………, ngày……..tháng……năm……
KẾ HOẠCH BÀI HỌC LỚP 1
TUẦN 7: TẬP VIẾT
Bài: nho khô, nghé ọ, chú ý, cá trê, lá mía
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức:
– HS nhận biết độ cao từng con chữ.
– Viết theo chữ mẫu
2. Kĩ năng (để phát triển năng lực):
– Quan sát, nhận biết các con chữ, phân tích các nét cấu tạo từng con chữ.
– Rèn viết đúng mẫu các từ: nho khô, nghé ọ, chú ý, cá trê, lá mía.
3. Thái độ (để rèn luyện phẩm chất)
– Cẩn thận khi viết chữ.
– Kiên trì, nhẫn nại.
II/Đồ dùng dạy học:
- Chữ mẫu
- Phấn màu.
III/Các hoạt động dạy học:
TG
Xem Thêm : Tuyển tập 30 mẫu tranh tô màu ngôi nhà đẹp và dễ thương
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2’
1’
13’
17’
²Ổn định: Kiểm tra vở, bút.
²Bài cũ:Nhận xét bài viết tiết 3.
² Xây dựng và tổ chức hoạt động:
HĐ 1: Giới thiệu bài Tiết tập viết hôm nay, chúng ta sẽ ôn lại cách viết các con chữ kh, nh, ch, ngh, tr, y qua các từ ứng dụng.nho khô, nghé ọ, chú ý, cá trê.
HĐ 2: HS quan sát, nhận xét – Tập viết
– Quan sát: Sử dụng trực quan để học sinh quan sát chữ mẫu và nêu nhận xét về độ cao của các con chữ.
→ Hướng tới mục tiêu về kiến thức, kĩ năng quan sát, nhận biết và phân tích.
– Hướng dẫn HS viết (GV vừa nói, vừa viết bảng): Sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp hỏi đáp, luyện tập.
→ Hướng tới mục tiêu về kiến thức, kĩ năng tập viết chữ đúng mẫu, rèn phẩm chất kiên nhẫn, cẩn thận.
nho khô:
– Đặt bút dưới đường kẻ ngang thứ 3 con viết con chữ nh, nối liền nh ở đường kẻ ngang thứ 2 viết con chữ o, ta có tiếng nho. Cách khoảng một con chữ o, đặt bút ở đường kẻ ngang thứ 2 viết chữ kh, nối liền kh ở đường kẻ ngang thứ 2 viết con chữ ô, ta có tiếng khô.
GV sửa chữa.
– nghé ọ, chú ý, cá trê (tương tự như trên) nghé ọ: đặt bút thấp hơn đường kẻ ngang trên một chút viết chữ ngh, lia bút viết e sao cho điểm dừng bút của h là điểm bắt đầu của e, dấu sắc trên e. Cách khoảng một con chữ o, đặt bút ở đường kẻ ngang thứ 2 viết con chữ o, dấu nặng dưới o.
Chú ý: Đặt bút thấp hơn đường kẻ ngang trên một chút viết chữ ch. Từ điểm kết thúc của ch rê bút tới điểm đặt bút của u viết u, dấu sắc trên u. Cách khoảng một con chữ o, đặt bút thấp hơn đường kẻ ngang giữa một chút viết chữ y, dấu sắc trên y.
cá trê: đặt bút thấp hơn đường kẻ ngang trên một chút viết chữ c, lia bút viết chữ a, dấu sắc trên a. Cách khoảng một con chữ o, đặt bút ở đường kẻ ngang thứ 2 viết con chữ tr, viết nối chữ ê.
HĐ 3: Viết vào vở
Sử dụng phương pháp thực hành
→ Hướng tới mục tiêu về kiến thức, kĩ năng tập viết chữ đúng mẫu, rèn phẩm chất kiên nhẫn, cẩn thận.GV hướng dẫn HS viết từng dòng vào vở:
GV uốn nắn tư thế ngồi của HS.
²Củng cố – Dặn dò:
Chấm một số vở, nhận xét.
CB: Bài 7
HS quan sát.
HS thực hiện trên bảng con.
HS thực hiện trên bảng con.
HS thực hiện trên bảng con.
– Hs viết vào vở
4. Mẫu giáo án dạy học
DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC–
TÊN BÀI/CHỦ ĐỀ:………………………………………
Ngày soạn:……………………………………
Ngày dạy: từ ngày….. đến ngày…….
Lớp dạy:………………………………………
Tiết: từ tiết……… đến tiết…………..
Số tiết:………………………………………
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:……………………………………………………………………………………………..
2. Kỹ năng:………………………………………………………………………………………………..
Lưu ý: Đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng theo chương trình hiện hành trên quan điểm phát triển năng lực học sinh.
3. Năng lực cần phát triển
Lưu ý:
1. Bao gồm những năng lực chuyên biệt ở từng bộ môn cần phát triển cho học sinh khi học xong bài học hay chủ đề.
2. Trong số các năng lực cần phát triển đó, GV sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRÊN LỚP:
Nêu các phương pháp dạy học được áp dụng như thuyết trình, giải quyết vấn đề….
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
2. Chuẩn bị của học sinh:
IV. CẤU TRÚC CỦA CHUYÊN ĐỀ VÀ MÔ TẢ CÁC NĂNG LỰC CẦN PHÁT TRIỂN
Tên các bài của chuyên đề theo PPCT cũTên các bài của chuyên đề theo cấu trúc mớiCấu trúc nội dung bài học mới theo chuyên đềNội dung liên mônNội dung tích hợp (Môi trường, tiết kiệm năng lượng, giáo dục địa phương, di sản …
Định hướng các năng lực cần phát triển cho HS
Tiết thứ
(Thứ tự tiết trong PPCT)
Ghi chú
(Điều chỉnh)
Bài 1:
Bài 2:
Bài 3:
Tiết 1: ………
I.
Xem Thêm : hình xăm phật và hoa sen
II.
III.
Toán
Hóa
Văn
…
– Nêu cụ thể tích hợp nội dung gì?
– Nhận biết
– Thông hiểu
– Vận dụng thấp
– Vận dụng cao
Tiết 2 …..
I.
Xem Thêm : hình xăm phật và hoa sen
II.
III.
– Nhận biết
– Thông hiểu
– Vận dụng thấp
– Vận dụng cao
Lưu ý:
1. GV mô tả chi tiết các mức độ cần đạt để phát triển năng lực cho học sinh, cơ sở của bảng mô tả này là các năng lực mà giáo viên đã đưa ra ở mục 3 phần I (mục tiêu).
2. GV không nhầm lẫn giữa bảng mô tả với ma trận đề kiểm tra.
V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: có thể không cần kiểm tra; thời lượng:………. phút.
– Nội dung, câu hỏi kiểm tra ?
– Phương pháp kiểm tra ?
– Đánh giá kết quả ?
3. Bài mới: giới thiệu, dẫn nhập vào bài.
* Hoạt động dạy học:
a. Đối với chủ đề là một bài dạy với thời lượng là 1 tiết (45 phút ) hoặc nhiều tiết (bài có nhiều nội dung) GV thiết kế hoạt động dạy học tương tự hoạt động dạy học trong các giáo án theo quy định đang được áp dụng hiện nay như sau:
TLHOẠT ĐỘNG CỦA GVHOẠT ĐỘNG CỦA HSNỘI DUNG
Hoạt động 1: Nội dung 1
…………………………
I. Nội dung 1: ………………….
Hoạt động 2: Nội dung 2
…………………………
II. Nội dung 2: ………………….
Hoạt động 3: Nội dung 3
…………………………
III. Nội dung 3: ………………….
b. Đối với chủ đề có nhiều bài dạy (có thể các bài dạy trong 1 chương hoặc không phải là 1 chương nhưng có nhiều nội dung liên quan…) GV thiết kế như sau:
TLHOẠT ĐỘNG CỦA GVHOẠT ĐỘNG CỦA HSNỘI DUNG
Hoạt động 1: Nội dung 1
(bài 1)
…………………………….
I. Nội dung 1: ………………….
Hoạt động 2: Nội dung 2
(bài 2)
……………………………
II. Nội dung 2: ………………….
Hoạt động 3: Nội dung 3
(bài 3)
III. Nội dung 3: ………………….
Lưu ý về thời gian dạy dạng chủ đề 2
Giáo viên tự bố trí thời gian hợp lý cho từng nội dung nhưng phải đảm bảo cung cấp cho học sinh những kiến thức, kỹ năng và những năng lực cần phát triển như đã yêu cầu ở phần mục tiêu và không được ít hơn hoặc nhiều hơn thời gian dành để dạy cho một chương hoặc cho nhiều bài (đã gộp lại thành 1 chủ đề) theo tổng số tiết đã được quy định trong phân phối chương trình.
4. Câu hỏi và bài tập kiểm tra, đánh giá: Thời lượng:……… phút.
Lưu ý:
1. Căn cứ vào bảng mô tả ở trên, giáo viên tiến hành xây dựng các câu hỏi và bài tập tương ứng.
2. Câu hỏi/bài tập đưa ra nhằm kiểm tra, đánh giá việc tiếp thu kiến thức, kỹ năng trong đó chú ý đến các năng lực cần phát triển sau khi học sinh học xong bài học hay chủ đề (Tương tự như câu hỏi/bài tập mà giáo viên dùng để củng cố bài trong các tiết dạy hiện nay).
3. Đối với câu hỏi/bài tập liên quan đến phát triển năng lực học sinh yêu cầu câu hỏi/bài tập đưa ra phải đánh giá được 4 mức độ như trong bảng mô tả (nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao) trong đó ưu tiên những câu hỏi/bài tập gắn liền với thực tiễn đòi hỏi học sinh vận dụng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm… của bản thân để giải quyết các tình huống thực tiễn đó.
5. Giao nhiệm vụ về nhà: Thời lượng:…………… phút.
Chuẩn bị các câu hỏi, bài tập……… cho bài dạy tiếp theo.
6. Rút kinh nghiệm sau khi dạy:………………………………………………………………………….
NGƯỜI SOẠN
Qua bài viết trên, bạn đã biết được giáo án dạy học là gì và một số mẫu giáo án dạy học mới nhất hiện nay. Từ đó giúp chuẩn bị tốt là đảm bảo cho giờ dạy thành công. Thực tiễn cho thấy giáo án thực hiện thành công ở lớp này không nhất định sẽ thành công ở lớp khác. Do vậy giáo án cần chuẩn bị đầy đủ các mục như: Đề tài của giờ lên lớp, mục đích giáo dục và giáo dưỡng, nội dung, phương pháp, thiết bị, những hoạt động cụ thể của thầy và trò, khâu kiểm tra đánh giá… góp phần cho giờ học thành công tốt đẹp.
Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.
Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Tin tức
Lời kết: Trên đây là bài viết Mẫu giáo án dạy học. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn