Cùng xem MẠCH ỨNG DỤNG IC 4017 trên youtube.
MẠCH ỨNG DỤNG IC 4017
Tiếp nối mạch đảo trạng thái dùng ic 4013, hôm nay chúng ta cùng làm một mạch siêu đơn giản để hiểu nguyên lý hoạt động của IC 4017 nhé các bạn. Now, let start!
IC 4017 là gì?
IC 4017 là ic đếm thập phân tức đếm hệ 10, nó đếm xung clock. Khi ta đưa tín hiệu xung vào chân clock thì ic sẽ đếm xung và xuất ra 10 output tương ứng với 1 xung clock.
Đặc điểm.
– Bộ đếm thập phân CMOS 16 chân.
– Hỗ trợ 10 đầu ra đã được giải mã
– Dải điện áp cung cấp rộng từ 3V đến 15V, thường là + 5V
Xem Thêm : Sv88 Lừa Đảo Là Tin Đồn Thứ Thiệt Hay Là Sự Thật Có Căn Cứ
– Tương thích với TTL
– Tần số tối đa: 5,5Mhz
Ứng dụng.
IC này thường được ứng dụng trong các mạch đếm, mạch timer, ma trận LED, LED chaser và các dự án LED khác.
– Bộ đếm nhị phân hoặc bộ giải mã nhị phân
– Có thể được sử dụng để làm bộ chia.
– Đo sáng từ xa, ô tô, điện tử y tế
Khi chúng ta hiểu nguyên lý hoạt động, tự bản thân sẽ nghĩ ra thật nhiều ứng dụng hữu ích với nó.
Sơ đồ nguyên lý.
Xem Thêm : game plants vs zombies 2 hack
Cách hoạt động.
– Đây là IC hoạt động bởi xung kích cạnh lên ( xung kích từ mức 0 lên mức 1).
– Chân số 13 (chân E) là chân cho phép IC hoạt động, để kích hoạt chân này ta phải nối chân này với mức 0 (nối mass)
– Chân MR là chân reset, khi ta cấp cho nó điện áp mức 1 (5V) thì các ngõ ra Q sẽ bị reset, mặc đinh ngõ ra Q0 mức 1, các ngõ ra còn lại ở mức 0. Nếu không sử dụng tới chân MR nên ta nối chân này với mass. Sơ đồ trên ta dùng chân MR để khống chế lượt đếm thứ 4 nên ta nối chân MR với chân Q4
– Tụ C4 và R9 dùng chống dội cho nút nhấn
– Chân CO dùng để kết nối thêm với các IC 4017 khác tuỳ theo nhu cầu thiết kế, ví dụ như khi chúng ta cần tầm đếm của 4017 nhiều hơn thì sẽ dùng tới chân này (chỉ cần kết nối chân CO của 4017 này với chân CLK của IC 4017 kế tiếp)
=> Khi ta kết nối IC 4017 và các linh kiện theo sơ đồ trên và cấp nguồn lần đầu thì mạch hoạt động như sau:
Đầu tiên Q0 mặc định ở mức 1, các Q khác ở mức 0. Khi ta nhấn nút rồi thả ra nghĩa là ta đã cấp 1 xung cho IC hoạt động, chân Q1 sẽ xuất ra mức 1, các chân Q khác vẫn ở mức 0. Nhấn thả nút lần nữa thì ta lại cấp thêm xung thứ 2 cho IC hoạt động, Q2 sẽ ở mức 1, các chân Q khác ở mức 0. Nhấn thả nút đến lần thứ 4 thì Q4 ở mức 1 và các Q khác ở mức 0, vì Q4 nối với MR nên MR nhận được tín hiệu mức 1 từ Q4 sẽ reset IC, bắt đầu đếm lại từ đầu từ Q0 (mức 1).
Đây là mạch mà chúng tôi đã làm.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu nguyên lý hoạt động của ic 4017. Trong những bài viết tiếp theo, chúng tôi sẽ cập nhật những ứng dụng thú vị của ic này trong thực tế, các bạn nhớ theo dõi nhé. Chúc các bạn thành công!
Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Tin tức
Lời kết: Trên đây là bài viết MẠCH ỨNG DỤNG IC 4017. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn