Cùng xem Lý thuyết đại cương về polime trên youtube.
I. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI, DANH PHÁP
1. Khái niệm
Bạn đang xem: đại cương về polime
– Polime là những hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị nhỏ (gọi là mắt xích) liên kết với nhau.
VD: Polietilen (-CH2 –CH2-)n do các mắt xích -CH2-CH2- liên kết với nhau.
=> n được gọi là hệ số polime hóa hay độ polime hóa.
– Các phân tử được tạo nên từng mắt xích cho polime gọi là monome (trong ví dụ, monome là CH2=CH2)
2. Phân loại
– Theo nguồn gốc: polime thiên nhiên, polime nhân tạo (bán tổng hợp), polime tổng hợp
– Theo cách tổng hợp: Polime trùng hợp, polime trùng ngưng
– Theo cấu trúc: polime có mạch không phân nhánh và polime có mạch phân nhánh
3. Danh pháp
Tên của các polime được cấu tạo bằng cách ghép từ poli trước tên monome.
Ví dụ : (–CH2–CH2–)n là polietilen và (–C6H10O5–)n là polisaccarit,…
4. Đặc điểm cấu tạo
Có thể bạn quan tâm: Top 5 ứng dụng, phần mềm tạo sóng nhạc miễn phí trên máy tính, PC, điện thoại
Xem Thêm : Uninstall là gì? Sử dụng công cụ này có tác dụng gì?
– Có kích thước và phân tử khối lớn.
– Do nhiều mắt xích nối với nhau tạo thành mạch không phân nhánh, mạch nhánh và mạng không gian.
– Nếu các mắt xích nối với nhau theo trật tự nhất định (chẳng hạn đầu nối với đuôi thì polime có cấu tạo điều hòa, còn nếu các mắt xích nối với nhau không theo trật tự nhất định (chẳng hạn đầu nối với đầu) thì polime có cấu tạo không điều hòa.
II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
– Polime là những chất rắn, không bay hơi, không có nhiệt độ nóng chảy xác định, không nóng chảy cho chất lỏng nhớt, để nguội rắn lại (chất nhiệt dẻo).
– Hầu hết polime không tan trong nước.
– Một số polime có tính dẻo, một số có tính đàn hồi, một số dai, bền, có thể kéo sợi.
III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
1. Phản ứng giữ nguyên mạch
Thường là phản ứng thế hay cộng.
2. Phản ứng giảm mạch
Thường là phản ứng thủy phân hoặc giải trùng hợp (đề polime hóa).
Tham khảo: bài hát mẹ việt nam mắt ngời sáng quắc
Xem Thêm : Điểm chuẩn trúng tuyển Đại học Bách khoa Hà Nội hệ chính quy
VD:
3. Phản ứng khâu mạch
Thường là phản ứng nối các đoạn mạch không phân nhánh thành phân nhánh hoặc mạng không gian.
* Polime khâu mạch có cấu trúc mạng không gian do đó trở nên khó nóng chảy, khó tan và bền hơn so với polime chưa khâu mạch.
IV. ĐIỀU CHẾ
– Điều chế bằng phản ứng trùng hợp: điều kiện là trong phân tử các monome phải có liên kết bội hoặc vòng kém bền có thể mở ra
– Điều chế bằng phản ứng trùng ngưng: điều kiện là trong phân tử các monome phải có ít nhất 2 nhóm chức có khả năng phản ứng
V. ỨNG DỤNG
Làm các vật liệu polime phục vụ cho đời sống và sản xuất như chất dẻo, tơ sợi, cao su, keo dán,…
Sơ đồ tư duy: Đại cương về polime
Loigiaihay.com
Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Tin tức
Lời kết: Trên đây là bài viết Lý thuyết đại cương về polime. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn