Cùng xem kinh nghiệm thi chứng chỉ hành nghề kế toán trên youtube.
Chứng chỉ hành nghề kế toán là gì? Làm thế nào để sở hữu được nó? Thi chứng chỉ hành nghề kế toán có khó không? Đặc điểm ôn thi cho từng môn như thế nào? Để thi đỗ Chứng chỉ hành nghề kế toán, bạn không chỉ cần có kiến thức chuyên môn chắc chắn, mà các bạn cần trang bị cần trang bị cho mình những “bí quyết” kỹ năng cho việc học, ôn và thi hiệu quả. MISA AMIS hi vọng cung cấp một số thông tin hữu ích cho các bạn có mong muốn chinh phục chứng chỉ này nhé!
Bạn đang xem: kinh nghiệm thi chứng chỉ hành nghề kế toán
Mục lục Hiện 1. Chứng chỉ hành nghề kế toán là gì? 2. Điều kiện thi chứng chỉ hành nghề kế toán 3. Các môn thi của Chứng chỉ hành nghề kế toán 4. Phân biệt Chứng chỉ hành nghề kế toán (APC) và chứng chỉ hành nghề kiểm toán (CPA) 5. Chia sẻ kinh nghiệm ôn thi, cách thức ôn thi chứng chỉ hành nghề kế toán 5.1 Nguồn tài liệu ôn thi 5.2 Tầm quan trọng của việc đặt mục tiêu, kế hoạch 5.3. Phương pháp chung với tất cả các môn thi APC 5.3.1. Cấu trúc đề thi 5.3.2 Phần lý thuyết 5.3.3 Phần bài tập 5.4 Đặc điểm từng môn thi chứng chỉ hành nghề kế toán 5.4.1 Môn Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao 5.4.2 Thuế và quản lý thuế nâng cao 5.4.3 Tài chính và quản lý tài chính nâng cao 5.4.4 Pháp luật kinh tế và Luật doanh nghiệp 5.5 Kinh nghiệm ôn thi giai đoạn chuẩn bị bước vào kỳ thi và khi đi thi 5.6. Học chứng chỉ hành nghề kế toán như thế nào?
1. Chứng chỉ hành nghề kế toán là gì?
Chứng chỉ hành nghề kế toán hay chứng chỉ Kế toán viên (APC – Accounting Practice Certificate)” là chứng nhận hành nghề kế toán do Bộ Tài chính Việt Nam cấp khi vượt qua kỳ thi theo tiêu chuẩn của Bộ tài chính. Chứng chỉ là cơ sở công nhận một kế toán viên chuyên nghiệp; đánh giá năng lực chuyên môn, phẩm chất của một kế toán viên.
Hàng năm, kỳ thi chứng chỉ Kế toán viên được tổ chức mỗi năm một lần vào cuối năm, khoảng tháng 10, 11. Đây là thời điểm khá thuận lợi cho các bạn kế kiểm tranh thủ thời gian học ôn và thi trước khi bước vào mùa quyết toán mới. Gần đây nhất, kỳ thi năm 2020 đã không diễn ra đúng kế hoạch do tình hình dịch bệnh Covid. Các bạn hãy tranh thủ thời gian nghỉ dịch để trau dồi kiến thức và chuẩn bị kỹ hơn cho kỳ thi để đạt kết quả tốt nhất!
2. Điều kiện thi chứng chỉ hành nghề kế toán
Để được tham dự kỳ thi này, người dự thi cần phải đáp ứng một số điều kiện sau:
- Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán; hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác với tổng số đơn vị học trình (hoặc tiết học) các môn học: Tài chính, Kế toán, Kiểm toán, Phân tích hoạt động tài chính, Thuế từ 7% trở lên trên tổng số học trình (hoặc tiết học) cả khóa học; hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác và có văn bằng, chứng chỉ hoàn thành các khoá học do Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán cấp.
- Có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán tối thiểu 36 tháng, được tính trong khoảng thời gian từ tháng tốt nghiệp ghi trên bằng tốt nghiệp đại học (hoặc sau đại học) đến thời điểm đăng ký dự thi. Thời gian công tác thực tế về kiểm toán bao gồm thời gian làm trợ lý kiểm toán tại doanh nghiệp kiểm toán, thời gian làm kiểm toán nội bộ tại bộ phận kiểm toán nội bộ của đơn vị, thời gian làm kiểm toán tại cơ quan Kiểm toán Nhà nước;
Chi tiết điều kiện dự thi, hồ sơ thi được quy định cụ thể trong Thông tư 91/2017/TT-BTC.
3. Các môn thi của Chứng chỉ hành nghề kế toán
Chứng chỉ hành nghề Kế toán có 4 môn thi:
- Pháp luật kinh tế và Luật doanh nghiệp;
- Tài chính và quản lý tài chính nâng cao;
- Thuế và quản lý thuế nâng cao;
- Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao
Để vượt qua kỳ thi APC, bạn sẽ phải đạt tổng số điểm 4 môn từ 25 điểm trở lên và không có môn nào được điểm dưới 5. Điểm của môn thi đạt yêu cầu được bảo lưu trong 3 năm liên tục kể từ năm bắt đầu dự thi môn đó.
Nếu các bạn đã thi hết 4 môn nhưng chưa đạt tổng điểm trên 25 hoặc có môn dưới 5 điểm, các bạn sẽ phải thi lại môn dưới 5 điểm và có thể chọn môn để thi nâng điểm.
4. Phân biệt Chứng chỉ hành nghề kế toán (APC) và chứng chỉ hành nghề kiểm toán (CPA)
Ngày 31 tháng 8 năm 2017, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 91/2017/TT-BTC quy định việc thi và cấp chứng chỉ kiểm toán viên, chứng chỉ hành nghề kế toán.
Chứng chỉ hành nghề kế toán (APC) và Chứng chỉ hành nghề kiểm toán (CPA) Việt Nam (hay còn gọi là chứng chỉ kiểm toán viên) là hai loại chứng chỉ hoàn toàn khác biệt nhưng lại rất dễ bị nhầm lẫn, đặc biệt là các bạn sinh viên và người mới ra trường. Để phân biệt hai loại chứng chỉ này, có thể dựa trên một số tiêu chí như sau:
Tiêu chí
Chứng chỉ hành nghề kế toán (APC)
Chứng chỉ hành nghề kiểm toán (CPA)
Ý nghĩa APC là sự đảm bảo về năng lực cũng như tính chuyên nghiệp của kế toán CPA đóng vai trò là một bằng chứng đảm bảo khả năng làm việc của kiểm toán viên.
Chỉ khi có được chứng chỉ CPA bạn mới trở thành kiểm toán viên còn trước đó, bạn sẽ được gọi là trợ lý kiểm toán viên.
Ứng dụng của chứng chỉ APC là chứng chỉ bắt buộc khi cá nhân muốn đảm nhiệm các vị trí sau:
– Người được thuê làm sổ sách kế toán
– Cá nhân kinh doanh dịch vụ kế toán
– Chủ sở hữu của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán
– Đối với cá nhân: chỉ có kiểm toán viên có chứng chỉ CPA mới có quyền điều hành các cuộc kiểm toán và ký báo cáo kiểm toán.
– Đối với doanh nghiệp kiểm toán: Theo Luật kiểm toán độc lập năm 2011 để thành lập doanh nghiệp kiểm toán:
+ Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp, công ty phải có ít nhất 2 – 5 thành viên góp vốn là kiểm toán viên hành nghề tại công ty.
+ Người đại diện pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là kiểm toán viên hành nghề.
Quy định về đăng ký hành nghề Đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán quy định tại Thông tư số 296/2016/TT – BTC. Đăng ký hành nghề kiểm toán quy định tại Thông tư số 202/2012/TT-BTC.
1 người có chứng chỉ CPA có thể đăng ký hành nghề kiểm toán và kế toán, nhưng người có chứng chỉ APC chỉ có thể đăng ký hành nghề kế toán.
Tham khảo: chứng chỉ tin học trong tiếng anh là gì
Xem Thêm : Bật mí cách viết email gửi báo cáo cho sếp chuyên nghiệp
Số lượng môn thi 4 môn thi: 7 môn thi:
Ngoài 4 môn thi như APC còn có thêm 3 môn: Kiểm toán và dịch vụ đảm bảo nâng cao; Phân tích hoạt động tài chính nâng cao; Ngoại ngữ.
Điều kiện để đạt chứng chỉ Mỗi môn đạt tối thiểu 5 điểm và có tổng điểm tối thiểu là 25 điểm. Mỗi môn đạt tối thiểu 5 điểm và có tổng điểm tối thiểu là 38 điểm cho 6 môn thi trừ Ngoại ngữ – môn điều kiện.
5. Chia sẻ kinh nghiệm ôn thi, cách thức ôn thi chứng chỉ hành nghề kế toán
5.1 Nguồn tài liệu ôn thi
Hàng năm, Bộ tài chính đều công bố tài liệu học ôn thi và tầm tháng 5,6 các trung tâm sẽ bắt đầu tổ chức các lớp học ôn chứng chỉ hành nghề kế toán. Để cập nhật các thông tin liên quan đến kỳ thi, các bạn có thể theo dõi qua một số trang sau:
- Trang web hội VACPA: wiki.onlineaz.vn/
- Trang web hội VAA: wiki.onlineaz.vn/
- Trang web hội Vica: wiki.onlineaz.vn/
- Trang web tự ôn thi và tham khảo chữa đề thi các năm: wiki.onlineaz.vn/
- Trang web tự ôn thi: wiki.onlineaz.vn/
- Trung tâm ôn thi chị Tư Hiền – Công ty Đông Hưng
- Trang web trung tâm luyện thi TACA: wiki.onlineaz.vn/
- Các hội nhóm ôn thi trên facebook và ngoài ra một số cá nhân anh chị tự tổ chức các lớp học ôn thi.
Hình 1: Lớp ôn thi Chứng chỉ hành nghề kế toán. Nguồn: Internet
5.2 Tầm quan trọng của việc đặt mục tiêu, kế hoạch
Theo quy định điều kiện để được đăng ký thi APC, chúng ta cần tối thiểu 36 tháng công tác về lĩnh vực tài chính, kế toán, kiểm toán, tính từ lúc tốt nghiệp đại học. Theo kinh nghiệm của tác giả, việc học ôn với các bạn trẻ phần nào dễ dàng hơn những người đã đi làm lâu năm.
Các anh chị thí sinh lớn tuổi có thể có nhiều kinh nghiệm hơn trong công việc nhưng lại gặp những khó khăn do thiếu kỹ năng làm bài, cũng thêm vướng vận công việc, gia đình…Trong khi đó các bạn trẻ có nhiều thời gian hơn, khả năng học tập nghiên cứu cũng dễ hơn, khi chưa vướng bận nhiều với công việc, gia đình, xã hội,…nên các bạn nên xác định mục tiêu để học ôn thi từ sớm ngay khi đủ điều kiện đăng ký thi.
Chuẩn bị hành trang sớm, các bạn có thể vững vàng, thuận lợi trong công việc cũng như lợi thế hơn khi tìm kiếm công việc với mức lương tốt hơn.
Các bạn cần xác định mục tiêu học để nâng cao kiến thức, lĩnh hội được càng nhiều càng tốt, nên trên hết vẫn nên học hết tất cả các kiến thức trong chương trình ôn. Nhưng để ôn thi hiệu quả, vì lượng kiến thức rất rộng, chúng ta cần có chiến lược và mục tiêu kế hoạch cụ thể khi mà thời gian và sức lực hạn chế nhất định. Nhất là với kỳ thi này, thường chúng ta đều là vừa đi làm vừa học ôn thi nên thời gian khá eo hẹp.
Do đó, mục tiêu đề ra cần cụ thể: Các bạn cần lên mục tiêu, kế hoạch cụ thể về số môn thi trong năm, điểm thi từng môn, thời gian dành cho từng môn tùy vào điểm mạnh điểm yếu, năng lực chuyên môn và mức độ kiến thức đang có của bản thân về mỗi môn.
Với chứng chỉ hành nghề kế toán, các bạn có thể cân đối thi trong 2 năm với 2 môn mỗi năm. Như vậy chúng ta có thể tập trung chỉ ôn thi 2 môn đó, với mục tiêu điểm số cao hơn là khi phải dàn trải thời gian và công sức ôn cả 4 môn mà điểm số có thể không được như mong muốn.
Ví dụ trường hợp bạn đạt 4 môn đều trên 5 điểm nhưng tổng điểm không đạt trên 25 điểm. Khi đó các bạn sẽ phải chọn lựa môn thi lại để nâng điểm. Các bạn cần cân nhắc kỹ về quỹ thời gian và năng lực của bản thân để có chiến lược và kế hoạch ôn thi hiệu quả, tránh việc ôn thi kéo dài dễ gây ảnh hưởng đến tâm trạng, chất lượng công việc cũng như chất lượng cuộc sống…
5.3. Phương pháp chung với tất cả các môn thi APC
5.3.1. Cấu trúc đề thi
Đề thi mỗi môn bao gồm 5 câu, mỗi câu trung bình 2 điểm, trước kia đề thi thường là 2 câu lý thuyết và 3 câu bài tập, một vài năm gần đây chúng ta thấy đề thi có thể là 1 câu lý thuyết và 4 câu bài tập.
Hình 2: Đề thi môn Tài chính và Quản lý tài chính nâng cao năm 2019. Nguồn: Internet
5.3.2 Phần lý thuyết
Các bạn cần đọc hiểu bản chất và tóm tắt lại, chúng ta có thể vận dụng sơ đồ mindmap, sơ đồ hình cây, sơ đồ xương cá. Bên cạnh đó bạn nên kết hợp đọc chuẩn mực, Thông tư, Nghị định có liên quan để hiểu hơn. Đề thi lý thuyết APC trong những năm gần đây không còn đơn thuần chỉ là học thuộc mà đã thiên về vận dụng tư duy logic.
Các bạn cần hiểu lý thuyết thông qua các ví dụ cụ thể kết hợp suy luận thực tiễn đến các vấn đề xung quanh liên quan cũng như liên hệ giữa các phần hành kiến thức của môn với nhau. Một mẹo nhỏ, giai đoạn đầu, chúng ta có thể đọc hiểu lý thuyết để vận dụng ôn và làm bài tập, lúc gần thi mới học thuộc lý thuyết kỹ hơn.
5.3.3 Phần bài tập
Các bạn nên luyện làm bài tập ít nhất 2 lượt trước khi đi thi. Trong quá trình làm bài, khi có 1 vấn đề chưa rõ dẫn đến làm sai, các bạn nên gạch dấu và ghi chú lại ngay chỗ làm sai và tìm hiểu lại vấn đề tại sao sai, xác định nguyên nhân làm sai để có thể nhớ được lâu hơn và rút kinh nghiệm cho những lần làm bài sau.
Các bạn cũng nên luyện trình bày rõ ràng các bước làm bài tập. Ngay ở lượt đầu tiên, trước khi làm bài tập, các bạn cần xác định rõ các bước để làm 1 bài tập cụ thể và trình bày đầy đủ các bước của 1 bài tập.
Việc trình bày rõ ràng các bước sẽ hạn chế sai sót khi làm bài cũng như dễ đạt điểm của từng bước. Bên cạnh luyện tập đề trong chương trình ôn thi, các bạn có thể kết hợp làm bài tập trong tập đề thi 5 năm trở lại đây.
Sau đó các bạn nên luyện làm hoàn thiện đầy đủ đề thi trong thời gian 180 phút để cân đối thời gian làm bài. Các bạn cũng nên luyện viết giấy, chúng ta đã quen làm việc tính toán trên máy tính nên cần rèn viết để rèn cách trình bày, viết nhanh, sạch, đẹp, rõ ràng như thi thật.
5.4 Đặc điểm từng môn thi chứng chỉ hành nghề kế toán
Việc sử dụng tài liệu ôn thi là rất quan trọng, mỗi năm Bộ Tài chính đều có thông báo chính thức về tài liệu riêng cho việc học ôn thi chứng chỉ hành nghề kế toán của năm đó, các bạn cần theo dõi và sử dụng đúng bộ tài liệu của từng năm.
Các môn liên quan quan đến Luật, sẽ có sự thay đổi ít nhiều về quy định Luật áp dụng, cần cập nhật để áp dụng đúng khi làm bài.
Thông báo và bộ tài liệu cho kỳ thi năm 2020, các bạn có thể tham khảo tại đây.
Hình 3: Thông báo về tài liệu học, ôn thi kỳ thi năm 2020. Nguồn: Internet
Tham khảo: công việc đánh văn bản tại nhà
Xem Thêm : Các các ngành liên quan đến hóa học
Một lưu ý nữa cho kỳ thi Chứng chỉ hành nghề kế toán từ năm 2021, tuy chưa có tài liệu chính thức ôn thi, chúng ta có thể thấy có rất nhiều sự thay đổi về Luật sẽ được áp dụng, nên kỳ thi cho năm 2021 sẽ có nhiều sự thay đổi. Nhất là với các bạn chọn lựa môn thi lại liên quan đến luật, cần lưu ý cập nhật thông tin tài liệu, tránh nhầm lẫn.
Một số bạn có thể chọn lựa APC không với mục tiêu thi lấy chứng chỉ, mà như một hành trang để rèn luyện và củng cố về chuyên môn, trau dồi và cập nhật kiến thức. Điều đó là rất tốt, tuy nhiên khi các bạn đặt mục tiêu ôn thi đạt chứng chỉ, chúng ta cần xác định mục tiêu trọng tâm để ôn thi. Với 1 đề cương ôn tập, chỉ có 20% (30%) kiến thức cốt lõi cần nắm chắc. Với quy luật 80/20 hoặc 70/30, các bạn sẽ dành 80% (70%) thời gian công sức ôn thi cho 20% (30%) kiến thức cốt lõi. Và quan trọng là phải xác định được phần kiến thức cốt lõi đó.
“Bí quyết” để xác định kiến thức cốt lõi cho việc ôn thi APC:
- Căn cứ vào mục lục giáo trình của BTC ban hành cho từng năm
- Căn cứ vào đề thi trong vòng 5 năm gần nhất
- Xác định mỗi đề thi tương ứng với chương nào
- Xác định tần suất lặp lại các chương đó, đó chính là kiến thức cốt lõi
Chúng ta sẽ đi vào đặc điểm của từng môn thi nhé!
5.4.1 Môn Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao
Với hầu hết các bạn khi tham dự thi chứng chỉ hành nghề kế toán, môn kế toán là môn chắc hẳn ai cũng đã được học từ đại học, nhưng lại được đánh giá là môn khó nhất trong 4 môn thi với lượng kiến thức sâu rộng mà không dễ dàng để vượt qua được.
Những vấn đề thi thường ít gặp trong thực tế đi làm như: Thuế TNDN hoãn lại, BCTC hợp nhất, các loại cổ phiếu, trái phiếu,…cũng như đi sâu hơn nữa vào các vấn đề tỷ giá, tài sản cố định vô hình, lợi thế thương mại,..và kế toán quản trị. Những năm gần đây, chúng ta thấy 2 dạng bài rất hay gặp là BCTC Hợp nhất và kế toán quản trị. Vì đây là phần khó nên đề thi thường xoay quanh một số dạng bài cơ bản, có thể không cần hiểu quá sâu, luyện bài tập nhuần nhuyễn, nhớ các bước làm để áp dụng khi gặp bài tập tương tự.
5.4.2 Thuế và quản lý thuế nâng cao
Thuế được đánh giá là môn khá dễ để lấy điểm, bên cạnh các luật thuế thực tế thường gặp như thuế Giá trị gia tăng, thuế Thu nhập doanh nghiệp, thuế Thu nhập cá nhân thì các sắc thuế Tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, nhập khẩu… ít gặp hơn.
Kiến thức thuế tuy không nhiều như kế toán nhưng cũng dễ nhầm lẫn giữa các trường hợp khác nhau của cùng một sắc thuế. Chỉ cần tính sai 1 bước là có thể mất điểm toàn bộ phần tiếp sau đó của bài thi do đó việc nắm thật chắc từng phần kiến thức Thuế là rất quan trọng. Do đó, các bạn cần luyện bài tập kỹ để nhớ được các trường hợp và trình bày, tính toán rõ ràng từng bước để ghi điểm.
5.4.3 Tài chính và quản lý tài chính nâng cao
Tài chính sẽ là lợi thế với những bạn có tư duy logic với đặc thù rất nhiều công thức tính toán. Và điểm mấu chốt là cần phải nhớ và hiểu bản chất của các công thức để ứng dụng vào bài tập. Như chúng ta đã biết, bài tập Tài chính xoay quanh những dạng bài nhất định mà các thầy cô sẽ cho chúng ta luyện trong quá trình ôn thi. Tuy nhiên, cũng nên lưu ý đề thi năm 2019 có những khái niệm, bài tập khá lạ lẫm, không nằm trong các dạng bài tập quan thuộc. Nên ngoài sự tập trung vào các dạng bài của thầy cô, chúng ta cũng nên đọc hiểu rộng hơn các vấn đề khác, tìm tòi thêm từ các kênh khác nhau để làm quen với các dạng bài có cách ra đề khác lạ.
5.4.4 Pháp luật kinh tế và Luật doanh nghiệp
Với những đặc thù riêng về lý thuyết và tính vận dụng cao trong thực tiễn, đây có thể là môn khó khăn nhất với những bạn kế toán viên khi thi chứng chỉ hành nghề kế toán, bởi công việc hàng ngày họ thường không tiếp cận sâu với các vấn đề về luật: Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật về Hợp đồng Kinh tế, Luật về cạnh tranh, Pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại, Pháp luật về phá sản, Pháp luật về lao động.
Các bạn nên tóm tắt lại lý thuyết dưới dạng phân biệt so sánh các hình thức, nội dụng với nhau sẽ dễ hiểu dễ nhớ hơn. Đặc biệt môn này bài tập có tính liên hệ thực tiễn cao, vận dụng lý thuyết để giải quyết các tình huống thực tế. Các bạn nên tìm thêm các tình huống, nhất là tìm trên internet hiện có khá nhiều, cũng nên tìm nội dung luật có liên quan để luyện suy luận thêm. Khi làm bài thi, các bạn cần nêu quy định của luật liên quan trước khi đi vào giải quyết tình huống cụ thể.
5.5 Kinh nghiệm ôn thi giai đoạn chuẩn bị bước vào kỳ thi và khi đi thi
- Tổng ôn trước khi thi:
Chuẩn bị cho kỳ thi chứng chỉ hành nghề kế toán, các trung tâm ôn thi sẽ có lớp tổng ôn cho từng môn vào thời điểm gần thi. Các bạn nên bố trí công việc và dành thời gian hơn để tập trung ôn thi hiệu quả, nhất là trước buổi Tổng ôn. Các thầy cô sẽ tổng hợp lại lý thuyết, chữa đề thi các năm cũng như giải đáp các thắc mắc. Lúc này cũng sẽ là thời điểm để học thuộc kỹ lý thuyết và xem lại bài tập, xem những lỗi sai mắc phải và đọc các ghi chú bạn đã ghi chú lại.
- Thi thử:
Các bạn có thể tham dự thi thử chứng chỉ hành nghề kế toán của Bộ Tài chính, do các trung tâm ôn thi tổ chức, hoặc trong một nhóm bạn có thể cùng nhau tổ chức các buổi luyện làm đề thi. Khi tự luyện làm bài thi, các bạn nên trình bày trên giấy thi mẫu như thi thật. Tâm lý thi cử mà mất bình tĩnh không nhớ hoặc nhầm lẫn dẫn đến làm sai. Rèn một số kỹ năng đọc đề, gạch chân các dữ kiện đề bài, phân tích đề bài,…cùng áp lực thi cử như thi thật sẽ giúp bạn làm quen và xử lý tốt hơn khi đi thi.
- Thi thật:
Chúng ta có 180 phút cho 5 câu, trung bình mỗi câu 36 phút, mỗi câu 2 điểm dù dài hay ngắn, dễ hay khó.
Đọc đề hết một lượt, xác định mức độ khó dễ dài ngắn, có thể làm nhanh câu dễ trước để dành thời gian và tâm lý cho những câu khó. Các bạn nên cố gắng làm hết tất cả các câu, không nên bỏ câu nào.
Khi trình bày bài thi Chứng chỉ hành nghề kế toán, sau mỗi đoạn viết hoặc mỗi phép tính nên để cách 1-2 dòng. Sau mỗi bài nên để trống giấy một đoạn để khi phát hiện sai sót có thể sửa chữa, làm lại hoặc quay lại bổ sung tiếp khi còn thời gian.
Về mức phí ôn thi?
Mức phí cho các môn học thi Chứng chỉ kế toán Việt Nam khá thấp, mức phí giữa các Trung tâm cũng không chênh nhau quá nhiều. Các lớp đều có các ca học chuyên buổi tối hoặc lớp học chuyên cuối tuần, nên các bạn có nhiều sự lựa chọn để thuận tiện cho việc đi lại, phù hợp với thời gian của mình.
5.6. Học chứng chỉ hành nghề kế toán như thế nào?
Nên tự ôn hay đến trung tâm ôn thi?
Với những bạn không có điều kiện tham gia lớp học ôn, cùng với Bộ giáo trình Bộ tài chính công bố, các bạn có thể xem ghi âm bài giảng các thầy cô trên Youtube. Các bạn có thể tham khảo nghe thêm bài giảng trên kênh “tuonthi cpa” trên Youtube rất gần gũi và dễ hiểu. Để có thể tự ôn thi, các bạn cần có kế hoạch và cũng đòi hỏi tính kỷ luật, tự giác và quyết tâm rất cao theo kế hoạch đã đề ra.
Nên học online hay offline ?
Bên cạnh hình thức học offline, thay vì cần di chuyển đến lớp học, hình thức học online cũng ngày càng trở lên phổ biến vì sự tiện lợi, linh động cũng như tiết kiệm thời gian đi lại cho chúng ta. Tuy nhiên học online cũng yêu cầu chúng ta cần chủ động, tự giác, chăm chỉ tích cực hơn.
Học nhóm: Tuyệt vời hơn nữa khi các bạn có thể lập 1 đội, nhóm ôn thi cùng nhau, cùng trao đổi tương tác giúp đỡ nhau để củng cố hơn nữa kiến thức. Các bạn sẽ cùng nhau tìm hiểu và chia sẻ kiến thức, cùng nhau làm bài tập, cùng nhau luyện đề… Thay vì ngồi một mình học bài ở nhà nhàm chán, có rất nhiều quán cafe với không gian yên tĩnh phù hợp để ngồi học và thay đổi không khí.
Trên đây mình chia sẻ những kinh nghiệm thực tế ôn thi chứng chỉ hành nghề kế toán APC, hy vọng hữu ích với các bạn, chúc các bạn ôn thi hiệu quả.
Có được chứng chỉ hành nghề kế toán là niềm tự hào đối với cá nhân người thi song cũng là một cách để người đó mở rộng con đường sự nghiệp của bản thân mình. Hiện nay, đa phần bộ phận kế toán tại hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng phần mềm kế toán để hỗ trợ cho quá trình thực hiện nghiệp vụ. Các phần mềm kế toán như phần mềm kế toán online MISA AMIS mang đến nhiều hỗ trợ cho kế toán trong suốt quá trình hoạt động. Cụ thể, phần mềm cho phép:
- Làm việc mọi lúc mọi nơi qua internet: giúp kế toán viên nói riêng và ban lãnh đạo doanh nghiệp nói chung có thể kịp thời đưa ra quyết định về vấn đề tài chính của doanh nghiệp.
- Kết nối ngân hàng điện tử: các quy định hiện nay khiến việc doanh nghiệp phải giao dịch qua ngân hàng ngày càng phổ biến hơn, đồng thời, ngân hàng cũng đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp vì vậy phần mềm online MISA AMIS cho phép kết nối ngân hàng điện tử mang đến lợi ích về thời gian, công sức và tiền của cho doanh nghiệp và cho kế toán.
- Kết nối với Cơ quan Thuế: Việc kê khai và nộp thuế điện tử hiện nay đang là xu thế và phần mềm online MISA AMIS với tiện ích mTax cho phép kế toán có thể kê khai và nộp thuế ngay trên phần mềm.
- Kết nối với hệ thống quản trị bán hàng, nhân sự: Phần mềm online MISA AMIS nằm trong một hệ sinh thái gồm nhiều phần mềm quản lý mang đến giải pháp tổng thể cho quản trị doanh nghiệp.….
Hãy nhanh tay đăng ký sử dụng thử miễn phí 15 ngày bản demo phần mềm kế toán online MISA AMIS ngay hôm nay!
Tác giả: Lê Thị Mai
4 / 5 ( 1 bình chọn )
Có thể bạn quan tâm: học chứng chỉ kế toán trưởng an giang
Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
Lời kết: Trên đây là bài viết kinh nghiệm thi chứng chỉ hành nghề kế toán. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn