Cùng xem kịch bản tết trung thu cho thiếu nhi trên youtube.
Nội dung tổ chức chương trình tết Trung thu
Trung thu sắp đến rồi, các doanh nghiệp, tổ chức, trường học đang rục rịch chuẩn bị kế hoạch tổ chức đêm Trung thu cho các em nhỏ. Để đêm hội trăng rằm Trung thu diễn ra thành công tốt đẹp không thể thiếu kịch bản dẫn chương trình Trung thu hay và ý nghĩa.
Bạn đang xem: kịch bản tết trung thu cho thiếu nhi
Kịch bản Trung thu hay còn gọi là lời dẫn chương trình chính là một yếu tố quan trọng giúp cho buổi lễ Trung thu dành cho các em thiếu nhi thêm phần hấp dẫn và thú vị. Dưới đây wiki.onlineaz.vn xin gửi tới các bạn 4 mẫu kịch bản dẫn chương trình đêm Trung thu hay và đầy đủ nhất, qua đó các bạn có thể tổ chức một đêm hội trung thu gây ấn tượng khó quên cho các em thiếu nhi.
- Văn khấn Rằm tháng 8 Trung thu
Lời dẫn chương trình trung thu
- 1. Tết Trung thu là gì?
- 2. Kịch bản chương trình Trung thu số 1
- 3. Kịch bản chương trình Trung thu số 2
- 4. Kịch bản chương trình Trung thu số 3
- 5. Kịch bản chương trình Trung thu số 4
1. Tết Trung thu là gì?
Tết Trung thu được xem là một trong những ngày lễ quan trọng trong truyền thống dân tộc Việt Nam. Tết Trung thu được bắt nguồn từ văn minh lúa nước của người Việt.
Đến nay, kho tàng cổ tích dân tộc có rất nhiều sự tích, truyền thuyết lưu truyền trong dân gian xung quanh nguồn gốc của ngày Tết Trung thu như: Sự tích về chú Cuội lên cung trăng; Sự tích chị Hằng Nga; Sự tích về người mẹ hi sinh đôi mắt của mình để thành ánh trăng soi sáng cho con….
2. Kịch bản chương trình Trung thu số 1
Cháu:
Loa…loa….loa…loa…
Trung thu ngày hội
Đón chị Hằng Nga
Cùng với chúng ta
Múa ca mừng hội
Loa….loa…loa…loa…
Loa….loa…loa…loa…
Các em nhỏ: Chị Hằng Nga ơi, xuống đây chơi cùng chúng em đi!!!
– Hằng Nga xuất hiện: bay lượn nhẹ nhàng.
– Hằng Nga: Chị Hằng Nga chào tất cả các bạn nhỏ trong trường mầm non..
– Các em nhỏ: Chúng em chào chị Hằng Nga
– Hằng Nga: Hôm nay là ngày rằm tháng 8, là ngày tết trung thu. Chị Hằng xuống đây cùng vui chơi với các em. Các em cùng chào đón 1 người bạn cũng đến từ cung trăng.
– Chú cuội: Đi ra
– Các em nhỏ: Đọc bài đồng dao
“Chú cuội ngồi gốc cây đa
Để trâu ăn lúa gọi cha ời ời
Cha còn cắt cỏ trên trời
Mẹ còn cưỡi ngựa đi mời quan viên
Ông thì cầm bút cầm nghiên
Ông thì cầm tiền đi chuộc lá đa”.
– Chú Cuội: Cuội xin chào các bạn, ở đây có nhiều bạn nhỏ, lại có cả chị Hằng nữa. Cuội nghe nói ở Trường mầm non XX các bạn vừa chăm ngoan, học giỏi lại hát hay múa đẹp?
– Chị Hằng Nga: Cuội nói đúng rồi đấy và ngay sau đây chị mời các em và Cuội cùng xem các tiết mục văn nghệ của các bạn khối lớn của trường mình biểu diễn nhé!
Phần lễ chương trình (có chương trình không cần đến):
- Khoảnh khắc đòi hỏi tính nghiêm túc và giới thiệu đúng đủ chức vụ theo kịch bản. (Mc có thể nhìn giấy khi giới thiệu phần lễ)
- Cuội và Hằng có thể song mic cùng nhau, phân chia lời dẫn.
Xin hân hoan chào đón toàn thể các quý vị đại biểu, các vị lãnh đạo, các bộ nhân viên và các bạn nhỏ đến với chương trình Trung thu với chủ đề ĐÊM HỘI TRĂNG RẰM ngày hôm nay.
Lời đầu tiên cho phép chú Cuội cùng chị Hằng xin được gửi lời kính chúc sức khỏe và lời chào trân trọng nhất.
Quý vị thân mến, Trung thu là ngày Tết truyền thống của dân tộc Việt Nam với rất nhiều giá trị đẹp. Ngày tết đặc biệt này là thời điểm để bố mẹ dành tình yêu thương cho các con của mình, là dịp để các bạn nhỏ được vui chơi thỏa thích, được rước đèn dưới ánh trăng sáng, được chơi cùng Chú Cuội chị Hằng, được phá cỗ…những giây phút ấy thật tuyệt vời làm sao. Ban tổ chức chương trình xin phép thay lời muốn nói bằng những tiết mục, chương trình đặc sắc trong đêm nay. Rất mong sẽ được sự ủng hộ của các vị lãnh đạo, các bộ nhân viên và các bạn nhỏ bằng một tràng pháo tay thật lớn.
Chơi trò chơi hoạt náo (là các trò chơi không cần đến đạo cụ):
- Cuội (Hằng) nên tổ chức ngay khi xuất hiện để tạo ấn tượng mạnh tới các bạn nhỏ
- Chơi khi chương trình bị cháy (các tiết mục giới thiệu nhưng không chịu lên sân khấu, hoặc Mc phải câu giờ chờ đại biểu, chờ các tiết mục khác…)
Cuội và chị Hằng xuất hiện trong không khí sôi động của âm nhạc:
Xin chào các bạn nhỏ, hôm nay Cuội đến đây có mang theo rất nhiều quà cho các bạn đấy. Bạn nào muốn nhận được quà thì hãy giơ tay lên nào…Hình như vẫn chưa phải sôi nổi nhất nhỉ. Bây giờ Cuội hỏi lại, bạn nào muốn nhận được quà thì hãy giơ hai tay lên và hô A thật to nha. Bạn nào muốn nhận được quà của Cuội Hằng nào… Và ngay bây giờ, chúng ta sẽ đến với một phần cực kì hấp dẫn trong chương trình hôm nay. Đó chính là “Chơi trò chơi, nhận phần thưởng”, người chiến thắng sẽ nhận được những phần quà… MC đọc câu đố:
- Hai nhân vật được nhắc đến nhiều trong ngày Tết Trung Thu là ai? (ĐA: Chú Cuội và chị Hằng)
- Theo truyện cổ tích, ai là người Việt Nam đầu tiên lên mặt trăng? (ĐA: Chú Cuội)
- Bánh Trung Thu thường có hình trong và hình vuông. Hình tròn và hình vuông này có ý nghĩa gì? (ĐA: Trời tròn đất vuông)
- Đêm Tết Trung Thu còn được gọi là đêm hội gì? (ĐA: Hội Trăng Rằm)
- …
Giới thiệu các tiết mục:
Tiết mục hát: giới thiệu đủ tên bài hát, tên người thể hiện, người sáng tác bài hát
Tiết mục nhảy: Giới thiệu người thể hiện, giới thiệu tên bài nhạc (nếu cần)
Lời dẫn giới thiệu bài hát
Tiết mục 1: đơn ca ”Thùng thình”
Nếu rước đèn, phá cỗ là hình ảnh đặc trưng của Tết trung thu thì tiếng trống lân thùng thình là âm thanh không thể thiếu trong dịp hội hè này. Tiếng trống lân còn là tín hiệu để đám trẻ tụ họp “liên hoan” trong ngày Tết dành riêng cho mình. Chúng ta hãy cùng nghe lại ca khúc này qua giọng ca của bé… đến từ lớp…
Tiết mục 2: Chiếc đèn ông sao (tiết mục song ca)
Mỗi khi nghe thấy trẻ em trong xóm hát bài “Chiếc đèn ông sao” là ai cũng biết Trung thu sắp về. Từ khắp các ngả đường, ngõ xóm đều vang lên điệu trống phách nhịp nhàng quen thuộc, mỗi lần ca khúc này cất lên, ai ai cũng cảm nhận được cái không khí vui tươi, náo nức. Dù trải qua hơn nửa thế kỷ, “Chiếc đèn ông sao” của nhạc sĩ Phạm Tuyên vẫn luôn sống mãi như một khúc ca không thể thiếu trong mỗi đêm hội trăng rằm. Xin mời các vị đại biểu, thầy cô giáo và các em học sinh đến với tiết mục song ca “Chiếc đèn ông sao” của 2 bé…
Lời dẫn giới thiệu tiết mục nhảy
Các bạn nhỏ này, cung trăng của chúng ta sẽ được khuấy động bằng một tiết mục cực kỳ sung trên nền nhạc cực kỳ sôi động. Các bạn nhỏ hãy dành một tràng pháo tay thật lớn để chào đón tiết mục nhảy …………………….của…………………………..
Chơi trò chơi (có đạo cụ): là các trò chơi tổ chức trên sân khấu.
- Thường có 2 – 3 trò chơi trong 1 chương trình.
- Các trò chơi nên kết hợp với âm nhạc để tăng sức hấp dẫn, sôi động.
- Mc có thể tổ chức trò chơi cho gia đình cùng chơi ngay tại sân khấu.
Các bạn nhỏ ơi, hôm nay Cuội Hằng tặng cho các bạn rất nhiều quà. Các bạn đã vui chưa? Bạn nhỏ nào muốn nhận thêm nhiều quà nữa nhỉ? Bây giờ Cuội Hằng đếm từ 10 cho đến 1, X bạn nào lên sân khấu nhanh nhất sẽ có cơ hội nhận quà từ Cuội Hằng nha. Hô đếm 10 – 1; Còn bây giờ, các bạn gái sẵn sàng lên sân khấu chưa? Hô đếm 10 – 1.
1. Trò chơi: Nhảy dây thổi bóng!
Chuẩn bị: 3 dây dài để nhảy, 1 túi bóng bayLuật chơi: 3 đội mỗi đội 6 người, 2 người cầm dây quay, 2 người nhảy dây, 2 người buộc bóngMỗi đội có 2 phút vừa nhảy dây vùa thổi bóng. Hết thời gian đội nào được nhiều bóng nhất sẽ chiến thắng.
2. Trò chơi thứ 2: Ai ăn nhanh nhất
Chuẩn bị: 1 quả dưa hấu, 3 cái đĩa to
Luật chơi: 3 đội, mỗi đội 3 người, trong thời gian 1p, đội nào ăn hết đĩa dưa hấu trước sẽ dành chiến thắng.
3. Trò chơi thứ 3: Trời, Đất, Nước
Luật chơi: Quản trò nói: “Trời” và chỉ ai đó, người đó sẽ trả lời là “Chim” . Quản trò nói “Nước” và chỉ vào ai đó, người đó sẽ trả lời là “Cá”. Quản trò nói “Đất” và chỉ ai đó, người đó sẽ trả lời là “Cây”. Ngược lại quản trò nói “Chim” thì người được chỉ phải nói là “Trời”Cứ như thế, nhanh dần tốc độ của trò chơi.
Phá cỗ – Tặng quà:
Các bậc phụ huynh và các em nhỏ thân mến, giây phút đặc biệt nhất của ĐÊM HỘI TRĂNG RẰM ĐÃ ĐIỂM. Chúng ta hãy cùng nhau phá cỗ và mang lại niềm vui đặc biệt nhất trong khoảnh khắc đặc biệt này đi thôi. Cuội Hằng xin mời các bậc phụ huynh nhanh chân dứng dậy, đặt tay lên vai người phía trước, chúng ta sẽ tạo nên vòng tròn cung trăng thật đẹp để chuẩn bị cho giây phút phá cỗ đặt biệt này. Cơ hội phá cỗ nhận quà chỉ dành cho những ai đặt tay lên vai người phía trước và xếp thành vòng tròn cung trăng. Cuội Hằng bắt đầu đếm 10 9 … 3 2 1.
Các em ơi, các em có thấy mâm cỗ của chúng ta to và nhiều hoa quả bánh kẹo không nào! Tất cả là dành cho các em cả đấy, có chuối có bưởi có nho có bánh dẻo bánh nướng rất là ngon. Xin mời tất cả các bạn chúng ta cúng phá cỗ nào!!!
Lúc này Cuội và Hằng lần lượt phát quà cho các bé. Khi phát quà xong thì chuyển sang lời đọc phần kết chương trình.
Kính thưa các quý vị đại biểu, các vị lãnh đạo, các bậc phụ huynh và các em nhỏ thân mến. Như vậy, giây phút phá cỗ cung trăng đã hoàn thành thật ý nghĩa và thành công. Đây cũng là khoảnh khắc chương trình trung thu Đêm hội trăng rằm phải khép lại. Thay mặt ban tổ chức chương trình, xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm của ban lãnh đạo công ty Gắn Kết, cảm ơn sự nhiệt tình của các thành viên ban tổ chức, tinh thần hết mình của các bậc phụ huynh và các em nhỏ. Kính chúc các quý vị đại biểu, các vị lãnh đạo, các bậc phụ huynh và các em nhỏ một mùa trung thu ý nghĩa. Chúc tất cả quý vị có một giấc ngủ ngon. Xin chào và hẹn gặp lại ở mùa trung thu 20XX.
3. Kịch bản chương trình Trung thu số 2
1. Văn nghệ chào mừng
Mở đầu chương trình chúng ta sẽ cùng nhau thưởng thức những tiết mục văn nghệ do các bạn thiếu niên nhi đồng thôn/ xã / phường…. thể hiện.
Mở đầu là tiết mục…………………
Tiết mục 2:…………………………..
Tiết mục 3:……………………….
Xin cảm ơn các em với những tiết mục văn nghệ mở màn rất đặc sắc. Xin 1 tràng pháo tay cổ vũ cho các bạn nhỏ của chúng ta nào.
2. Tuyên bố lý do, giới thiệu địa biểu
Kính thưa các quý vị đại biểu, quý vị phụ huynh cùng toàn thể các em học sinh than mến! Thế là một cái tết trung thu thật vui vẻ và ý nghĩa đã đến. Không khí trung thu đã tràn ngập khắp mọi nơi cùng niềm vui hân hoan của tuổi thơ. Hòa chung với thiếu nhi cả nước chào đón tết trung thu, hôm nay UBND xã …., thôn …. Tổ chức đêm trung thu 2018 với chủ đề………….
Đây là dịp để các em gặp gỡ, giao lưu, và vui chơi thật ý nghĩa.
Có thể bạn quan tâm: học phí trường đại học nguyễn tất thành tp hcm
Xem Thêm : Mã ZIP Cà Mau là gì? Danh bạ mã bưu điện Cà Mau cập nhật mới
Các em thân mến! Về tham dự với buổi lễ hôm nay chúng ta rất vui mừng, vinh dự chào đón các bác, các cô chú, anh chị… đến chung vui cùng các em.
Xin trân trọng giới thiệu:
– Ông………
– Bà……….
– Anh/ Chị………..
Cùng sự có mặt của quý vị phụ huynh.
Đặc biệt là sự có mặt đầy đủ của các em thiếu niên nhi đồng.
3. Phát biểu ôn lại sự tích tết trung thu, đọc thư chúc tết thiếu nhi của Chủ tịch nước
Kính thưa các quý vị đại biểu! Thưa các vị khách quý, cùng các em thiếu nhi thân mến!
Cứ vào ngày 15.8 âm lịch trẻ em trên khắp cả nước lại háo hức cùng nhau đi phá cỗ trăng rằm, đón trung thu. Để hiểu rõ hơn về nguồn gốc của Tết trung thu.
Sau đây tôi xin trân trọng giới thiệu và kính mới Ông/bà…….. lên ôn lại sự tích tết trung thu.
– 4 câu chuyện về Trung thu dành cho trẻ em dịp Tết Trung thu
– Nguồn gốc, ý nghĩa ngày Tết Trung thu
– Đọc thư chúc tết Trung thu của Chủ tịch nước.
4. Lãnh đạo phát biểu và tặng quà
Trong những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền luôn dành những tình cảm, sự quan tâm đặc biệt cả về vật chất và tinh thần để các em được vui chơi, phát triển lành mạnh. Đến dự với chương trình hôm nay chúng ta vui mừng được đón các bác, các cô chú lãnh đạo xã đến chung vui với các em thiếu niên nhi đồng.
Tiếp theo chương trình, tôi xin trân trọng kính mời Ông/ bà…………….. có đôi lời phát biểu và có những phần quà dành tặng cho các em.
Xin trân trọng cảm ơn những tình cảm của ông/bà.
5. Thiếu nhi phát biểu cảm ơn
Trước những tình cảm và sự quan tâm của các quý vị đại biểu, quý vị phụ huynh, các cô bác anh chị, các em thiếu nhi cũng có những lời cảm ơn.
Xin mời em…….
6. Văn nghệ, trò chơi
a. Văn nghệ
Để tiếp theo chương trình chúng ta sẽ đến với những tiết mục văn nghệ do các em thiếu nhi thôn/ xã/ phường…… biểu diễn.
Tiết mục 1:
Tiết mục 2:
Tết mục 3:
b. Trò chơi
Tiếp theo, chúng ta sẽ đến với một số trò chơi có thưởng. Các bạn nhỏ có muốn nhận quà thưởng không nào? Vậy hãy cùng tham gia trả lời câu đố vui có thưởng này nhé.
7. Phá cỗ trung thu và bế mạc
Kính thưa các quý vị đại biểu, quý vị phụ huynh cùng toàn thể các em thiếu niên nhi đồng thân mến.
Chúng ta có được ngày vui hôm nay là nhờ sự quan tâm đặc biệt của gia đình, các ban ngành đoàn thể của địa phương. Mỗi cử chỉ ân cần, mỗi lời căn dặn đầy tình yêu thương, có trách nhiệm và sự có mặt của quý vị đại biểu hôm nay là niềm hành phúc lớn lao đối với các em. Các em hãy cố gắng học tập thật giỏi, rèn luyện tốt, luôn chăm ngoan. Chúc các em có một mùa trung thu thật ý nghĩa.
Xin trân trọng cảm ơn sự quan của các quý vị đại biểu. Xin kính chúc các quý vị đại biểu, các bậc phụ huynh luôn mạnh khỏe, thành công và có nhiều quan tâm hơn nữa đến việc chăm sóc, giáo dục thiếu niên nhi đồng.
4. Kịch bản chương trình Trung thu số 3
1. Giới thiệu chương trình
Các con à, vào mỗi đêm Trung thu, ánh trăng vàng sáng tỏ khắp trần gian, trẻ em lại náo nức rước đèn phá cỗ. Các con biết không, Trung thu là dịp để mọi người trong gia đình quay quần đoàn tụ bên nhau. Trung thu còn là dịp để các em thiếu nhi thoả thích được vui chơi, được xem múa lân, được ăn bánh kẹo. Chắc hẳn trong mỗi chúng ta, ngày tết Trung thu có những ý nghĩa đặc biệt riêng của mỗi người nữa.
Như thường lệ hằng năm vào ngày tết Trung thu, trường mầm non Thái Chánh tổ chức ngày hội cho các bé vui đón Trung thu ở trường, bên bạn bè và cô giáo của mình.
Đến dự ngày hội “Vui hội trăng rằm” hôm nay, chúng ta vui mừng chào đón:
Cô………………………………………..Hiệu trưởng trường mầm non … (Vỗ tay)
Cô………………………………………..(Vỗ tay)
Cô………………………………………..(Vỗ tay)
2. Chương trình vui tết Trung thu:
Các bé ơi…..Hãy lắng nghe xem, có âm thanh gì vậy ta? Các bé hãy im lặng và lắng nghe nhé!
Loa….loa…loa…
Thứ tựNội dungNgười thực hiện1
Giới thiệu và gọi chị Hằng đến vui Trung thu với các bé: (Một nhóm trẻ chạy ra sân khấu và gọi vang)
Loa…loa….loa…loa…Trung thu ngày hộiĐón chị Hằng NgaCùng với chúng taMúa ca mừng hộiLoa….loa…loa…loa…
Chị Hằng Nga ơi, xuống đây chơi đi!!!( Có thể tất cả trẻ ngồi bên dưới sân cùng gọi)
– Chị Hằng Nga xuất hiện: Chị Hằng Nga chào các em. Hôm nay trăng tròn to và rất đẹp. Chị đố các em hôm nay là ngày gì?
– Ah, đúng rồi. Hôm nay là ngày rằm tháng 8, là ngày tết Trung thu. Chị Hằng xuống đây cùng vui chơi với các bé. Nào, chúng ta cùng múa hát đón chào tết Trung thu nhé! (Hằng Nga đi xuống cùng vui chơi và hát theo bài Tết Suối Hồng – 1 đoạn)
– Hôm nay xuống cùng chị Hằng có một cậu bé nữa, các bé đoán xem cậu bé này là ai nhé! Cậu bé này hay ngồi gốc cây đa, lười biếng, để trâu ăn hết lúa. Lá ai vậy các bé? (Chú cuội)
Chị Hằng và Chú cuội2
Chú cuội xuất hiện và giao lưu với các bé:
Cuội xin chào các bạn, ở đây sao nhiều bạn nhỏ quá vậy? Các bạn học ở trường nào vậy?
Sao hôm nay các bạn vui quá vậy?
Cuội nghe nói ở trường mầm non Thái Chánh các bé vừa xinh vừa học giỏi nữa, Cuội đố bạn nào đọc được bài đồng dao nói về “Chú Cuội” – Cuội sẽ có phần quà to ơi là to cho bạn ấy???
(Mời các bé lên sân khấu và đọc bài đồng dao).
Chị Hằng Nga ơi, nãy giờ vui quá em quên mất việc quan trọng này nè. Cuội đố chị Hằng Nga nhé, Tết Trung thu có từ bao giờ?
Hằng Nga: wiki.onlineaz.vṇ chịu thua, vì sao vậy?
Cuội: Mẹ e bảo rằng: Trung thu là ngày giữa mùa thu, là ngày trăng tròn nhất trong năm, đẹp nhất trong năm. Theo sách cổ truyền thì ngày tết Trung thu bắt đầu từ đời nhà Đường, thời vua Duệ Tôn, niên hiệu Văn Minh ở nước Trung Quốc bây giờ đó chị.
Hằng Nga: Ah, vậy ah, giờ chị mới biết đó.
Cuội: chị Hằng Nga ơi, em muốn xem văn nghệ quá ah. Em nghe nói các bé trường Mầm non Thái Chánh hát hay và múa đẹp lắm phải ko chị???
Hằng Nga: Ah, từ từ chị sẽ mời Cuội thưởng thức nhé! Mời các bé và Cuội hướng mắt về sân khấu xem các tiết mục văn nghệ của các anh chị khối lá của trường mình biểu diễn nhé!
3Các tiết mục văn nghệ: (có thể xen phần trò chơi để kéo dài chương trình văn nghệ)Các cô giáo4
Trò chơi:
Chị Hằng ơi, phải công nhận là các bé trường mình múa hát rất là dễ thương nè. E có một trò chơi này hay lắm và khó nữa. Không biết các bé có chơi giỏi không nữa?
Hằng Nga: Đó là trò chơi gì vây?
Cuội: Trò chơi: “Ép bong bóng”(thông qua luật chơi)
Hằng Nga: Các bạn nào thích chơi chúng ta nhanh chân lên sân khấu để tham gia trò chơi và nhận những phần quà nhé, nhanh chân lên các bạn ơi!
Tham khảo: đơn xác nhận công tác tại công ty
Xem Thêm : Cây xà nu là cây gì – Hình tượng cây xà nu – Cây cảnh Store
(Cho các bé ép quả bóng sao cho quả bóng nổ mà ko dùng tay hoặc chân, 2 bé cùng 1 đội. Đội nào ép bóng nổ trước là đội đó thắng)
Hằng Nga (Chuẩn bị sẵn bong bóng)5
Trò chơi: Ai hay nhất?
Các bé nào tham gia chơi thì chạy lên sân khấu. Yêu cầu loại trực tiếp do bình chọn của khán giả: (3 bé 1 đội)
Hơi ai dài nhất?
Giọng ai la to nhất?
Chú Cuội6
Múa lân + Phá cỗ + Rước đèn
Các bé xem chương trình múa lân.
Cô giáo phát quà cho các bé: Bánh + Lồng đèn.
Các bé cầm lồng đèn và đi dạo vòng quanh trên sân trường theo nền nhạc bài: “Rước đèn tháng 8.
Đội Lân7
Kết thúc: Chương trình vui hội trăng rằm đến đây là kết thúc. Chị Hằng Nga và chú Cuội xin chào các em. Hẹn gặp lại các em vào Trung thu năm sau. Chào tạm biệt!!!!
5. Kịch bản chương trình Trung thu số 4
1. Ổn định tổ chức (3 phút)
Chú Cuội:
“Loa loa loa loa…
Trung thu ngày hội
Đón chị Hằng Nga
Cùng với chúng ta
Múa ca mừng hội
Loa loa loa loa…”
Đã đến giờ vui hội trăng rằm, Cuội xin kính mời quý vị đại biểu, quý vị khách quý và các bạn nhỏ chúng ta mau nhanh nhanh ổn định vị trí.
Chị Hằng:
“Loa loa loa loa…
Trung thu ngày hội
Đón Chú Cuội về
Tràn trể niềm vui
Múa ca hát mừng
Loa loa loa loa…”
Đêm hội trăng rằm của chúng ta sắp bắt đầu rồi, các bạn nhỏ cho chị Hằng hỏi, các bạn đã ngồi đẹp về vị trí của mình chưa nhỉ? Các bạn cùng đồng thanh nói to một lần nữa nào.
Chú Cuội và chị Hằng: ĐÊM HỘI TRĂNG RẰM XIN PHÉP ĐƯỢC BẮT ĐẦU
2. Văn nghệ chào mừng (8 phút)
Múa lân sư tử: ……………………………..
Chị Hằng: Wow, wow, wow; một tiết mục vô cùng thú vị phải không nào chú cuội ơi.
Chú Cuội: Đúng vậy, rất tuyệt vời đó chị Hằng Nga ạ. Cũng để cho tiện xưng danh trong Đêm hội trăng rằm ngày hôm nay, chú cuội xin phép quý vị đại biểu, quý vị khách quý và toàn thể các em nhỏ cho chú cuội và chị hằng được xưng danh là CHÚ CUỘI
Chị Hằng: Chị Hằng Nga
Chú Cuội + Chị Hằng: và các bạn nhỏ
3. Giới thiệu đại biểu và phát biểu khai mạc
Hằng Nga: Vào mỗi đêm Trung thu, trăng sáng tỏ khắp trần gian, trẻ em lại náo nức rước đèn phá cỗ. Ở Việt Nam, từ sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Tết Trung thu đã thực sự trở thành Tết của thiếu nhi cả nước.
Cuội: Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh – người luôn dành những tình cảm yêu thương và sự quan tâm sâu sắc tới các cháu Thiếu niên Nhi đồng. Trung thu nào Người cũng có thư gửi cho các cháu với những lời thơ đầy cảm động.
Hằng Nga:
“Trung thu trăng sáng như gương
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương Nhi đồng”
Cuội:
” Sau đây Bác viết mấy dòng
Gửi cho các cháu, tỏ lòng nhớ nhung”
Cuội: Vui tết Trung thu – đón trăng – nhớ Bác Hồ, những đoàn viên thanh niên, công đoàn viên của………………………… tổ chức Đêm hội trăng rằm với biết bao điều lý thú và bổ ích cho các em thiếu niên, nhi đồng là con em cán bộ giảng viên người lao động đang công tác tại TRƯỜNG.
Cùng vui tết Trung thu hôm nay, chúng ta rất vinh dự được đón tiếp các vị đại biểu, các quý vị khách quý:
Hằng Nga: Xin được trân trọng giới thiệu:
Ban lãnh đạo trường……………………………
Cuội: Đại diện Công đoàn trường………………….:
Hằng Nga: Đại diện cho Đoàn trường………………………..
Cuội: Chúng ta cùng vui mừng chào đón các vị đại biểu đại diện cho các khoa phòng, đoàn thể, các bậc phụ huynh, các anh chị đoàn viên thanh niên trong chi đoàn giáo viên và hơn ……… em thiếu nhi là con em cán bộ đang công tác tại trường đã có mặt đông đủ, đề nghị chúng ta nhiệt liệt chào mừng.
Hằng Nga: Tiếp tục chương trình tôi xin trân trọng giới thiệu đồng chí………………… lên phát biểu động viên các em thiếu niên, nhi đồng đang có mặt trong Đêm hội trăng rằm ngày hôm nay. Xin trân trọng kính mời đồng chí.
Cuội: Vừa rồi chúng ta đã được nghe bác……………………………. Phát biểu động viên và thể hiện sự quan tâm của các bác, các cô các chú lãnh đạo trường tới các em thiếu niên, nhi đồng. Chúng mình sẽ cùng nhau xin hứa sẽ chăm ngoan học giỏi để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ các bạn nhỏ có đồng ý không? (Hằng Nga và Cuội cùng đưa mic xuống phía các em) (đồng thanh: Đồng ý)
Hằng Nga: này Cuội, Cuội có thấy Cuội có thiếu thiếu cái gì không?
Cuội: Ờ há, cuội cũng thấy thiếu thiếu gì đó. Hình như là nhạt nhạt, Thiếu muối đúng không Hằng Nga
Hằng Nga: Không phải, thấy Cuội bảo có đi mượn của thằng Bờm cái gì mà.
Cuội: Thằng Bờm à….để cuội hỏi lại các bạn nhỏ xem thằng Bờm có cái gì nhỉ…
Các bạn nhỏ ơi, thằng Bờm có cái gì mà Cuội quên mất rồi…..
Hằng Nga: Các bạn nhỏ đã trả lời đúng rồi đó Cuội ơi….Cuội bảo đi mượn cái quạt mo mà….
Cuội: Cuội quên…cuội quên…cuội đi vào mượn quạt mo đây…chào các bạn nhỏ nhé.
Hằng Nga: Các bạn nhỏ cùng chị Hằng Nga chào Cuội đi nhé. Bye bye Cuội
Các bạn nhỏ yêu quý, đã có lúc nào các em đẵ đặt câu hỏi Tết trung thu và rằm tháng tám có từ bao giờ và từ đâu chưa. Trong đêm trung thu hôm nay Chị Hằng Nga sẽ kể lại cho các bạn nhỏ biết thêm về nguồn gốc tết trung thu nhé
Theo phong tục người Việt chúng ta, Tết Trung Thu được tổ chức vào giữa mùa thu, tức là hôm rằm tháng tám âm lịch. Trong dịp này người ta làm cỗ cúng gia tiên và bày bánh trái ra sân cúng mặt trăng.
Chuyện xưa kể rằng vua Đường Minh Hoàng dạo chơi vườn Ngự Uyển vào đêm rằm tháng tám âm lịch. Trong đêm Trung Thu, trăng rất tròn và trong sáng. Trời thật đẹp và không khí mát mẻ. Nhà vua đang thưởng thức cảnh đẹp thì gặp đạo sĩ. Đạo sĩ có phép tiên đưa nhà vua lên cung trăng. Ở đấy, cảnh trí lại càng đẹp hơn. Nhà vua hân hoan thưởng thức cảnh tiên và du dương với âm thanh ánh sáng huyền diệu cùng các nàng tiên tha thướt trong những xiêm y đủ màu xinh tươi múa hát. Trong giờ phút tuyệt vời ấy nhà vua quên cả trời gần sáng. Đạo sĩ phải nhắc, nhà vua mới ra về nhưng trong lòng vẫn bàng hoàng luyến tiếc.
Về tới hoàng cung, nhà vua còn vấn vương cảnh tiên nên cứ đến đêm rằm tháng tám lại ra lệnh cho dân gian tổ chức rước đèn và bày tiệc ăn mừng trong khi nhà vua cùng với Dương Quí Phi uống rượu dưới trăng ngắm đoàn cung nữ múa hát để kỷ niệm lần du nguyệt điện kỳ diệu của mình. Kể từ đó, việc tổ chức rước đèn và bày tiệc trong ngày rằm tháng tám đã trở thành phong tục của dân gian.
Trên đây là Kịch bản chương trình Tết Trung thu 2021 hay và hấp dẫn nhất giúp các bạn tổ chức được một đêm hội trăng rằm hay và ý nghĩa nhất cho các em thiếu nhi.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của wiki.onlineaz.vn.
Tham khảo: Cách giặt áo vest thế nào cho đúng?
Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Tin tức
Lời kết: Trên đây là bài viết kịch bản tết trung thu cho thiếu nhi. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn