Những Kỹ Thuật Chụp Ảnh Bạn Nên Nắm Vững

Cùng xem Những Kỹ Thuật Chụp Ảnh Bạn Nên Nắm Vững trên youtube.

kĩ thuật chụp ảnh

Shop kĩ thuật chụp ảnh DongnaiArt

Giới Thiệu

Các chủ đề và đề tài để sáng tác trong nhiếp ảnh là rất rộng lớn vì vậy để có thể nắm được hết các kỹ thuật của từng chủ đề khi chụp là rất khó khăn. Tuy nhiên những kỹ thuật chụp ảnh cơ bản và phổ biến nhất bắt buộc chúng ta phải nắm được vì ít hay nhiều thì khi đã tiếp xúc với nhiếp ảnh ít nhiều chúng ta cũng sẽ gặp tới.

Bài viết này mình sẽ nói tới 6 kỹ thuật chụp ảnh cơ bản hầu như hay gặp nhất trong cuộc sống hằng ngày, hy vọng sẽ giúp ích phần nào đó cho các bạn.

Những Kỹ Thuật Chụp Ảnh Phổ Biến Nhất

Nắm được những kỹ thuật chụp ảnh cơ bản dưới đây sẽ giúp ích rất nhiều cho các bạn nếu muốn có được những tác phẩm đẹp cho riêng mình.

Kỹ Thuật Chụp Ảnh Sắc Nét

Dù trong bất cứ trường hợp nào thì điều đầu tiên và quan trọng nhất là ảnh phải đủ độ nét cho chủ thể đang hướng tới. Để chụp được những bức ảnh sắc nét các bạn nên chú ý những điều sau :

+ Tay cầm máy phải chắc chắn, tránh để máy bị rung nếu không ảnh của bạn sẽ bị out nét ngay lập tức.

+ Một kinh nghiệm nên biết là khi chụp tay mà không có chân máy, thì nên chọn tốc độ màn trập tối thiểu là 1/độ dài tiêu cự. Ví dụ với một ống kính 200mm, sử dụng tốc độ màn trập ít chậm nhất là 1/200s thì máy ảnh sẽ không bị rung do tay người cầm.

+ Khi chụp ở khẩu độ nhỏ (f/16-f/22) để chụp phong cảnh thì tốc độ màn trập sẽ khá chậm, do đó việc sử dụng chân máy sẽ giúp bức không bị rung và mất nét.

+ Phải lấy nét vào đúng chủ thể bằng cách lựa chọn điểm lấy nét AF phù hợp. Nếu chụp ảnh tĩnh hoặc vật di chuyển rất chậm các bạn nên chọn ONE-SHOT AF. Còn khi chụp các chủ đề di động, khoảng cách lấy nét luôn thay đổi thì các bạn chọn AI SERVO AF.

ky-thuat-chup-anh-1

Bức ảnh mình chụp lấy nét ONE-SHOT AF, tốc độ 1/200 – khẩu độ f/1.4 – tiêu cự 85mm

Kỹ Thuật Tạo Bố Cục

Sau khi đã được kỹ thuật lấy nét, bức tiếp theo đó là lựa chọn bố cục cho bức ảnh. Bố cục chụp ảnh là cách chụp bố trí hợp lý các yếu tố, chủ thể khác nhau trong một bức ảnh sao cho phù hợp với ý tưởng người chụp muốn nói đến.

Có rất nhiều bố cục chụp khác nhau, áp dụng cho từng chủ đề riêng biệt và đôi khi ta cũng có thể áp dụng phối hợp các bố cục khác nhau trong cùng một bức ảnh. Các bố cục phổ biến như : bố cục 1/3, bố cục đối xứng, bố cục đường chéo, bố cục đường dẫn…

Mình đã viết một bài khá chi tiết và đầy đủ về bố cục chụp ảnh các bạn có thể vào đọc để hiểu thêm tại link dưới đây.

Xem thêm : Những Bố Cục Chụp Ảnh Cần Biết

ky-thuat-chup-anh-2

Việc sử dụng bố cục đường chéo tạo cảm giác chuyển động giữa người và xe tốt hơn

ky-thuat-chup-anh-3

Bức ảnh chụp cây cầu với tính đối xứng hai bên hoàn toàn rất đẹp

Kỹ Thuật Chụp Tạo Bokeh

Vòng tròn bokeh trên thực tế được tạo ra từ những điểm sáng lấp lánh (nguồn sáng điểm). Khi bạn sử dụng lens có khẩu độ lớn (f/1.2 -f/2.0) sẽ dễ tạo được bokeh từ các điểm sáng này, hình dạng của bokeh phụ thuộc nhiều vào từng loại lens.

Xem Thêm : cách chụp ảnh bằng máy tính win 7

Những điểm lấp lánh có thể ở gần bạn có thể là một dòng sông vào một ngày nhiều nắng, hoặc ở những chiếc lá cây được mặt trời chiếu sáng, hay những chiếc đèn xe trên đường phố khi chụp đêm.

Kỹ thuật chụp Bokeh không có gì phức tạp lắm, chỉ cần cho tập trung lấy nét vào chủ thể, sử dụng khẩu độ lớn và hậu cảnh phía sau có những điểm lấp lánh thì sẽ tạo được bokeh. Có một điều lưu ý là bạn nên đo sáng phù hợp để có lấy được rõ nét hình bokeh, nếu dư sáng hình bokeh sẽ không đẹp và rất mờ.

ky-thuat-chup-anh-4

Kỹ Thuật Chụp Phơi Sáng

Đây là kỹ thuật được sử dụng rất nhiều cho chụp ảnh thiên hà Milky Way và chụp phơi sáng đường phố.

Chụp phơi sáng có thể hiểu một cách đơn giản nhất là giảm tốc độ màn trập của máy ảnh xuống để thu được nhiều ánh sáng hơn mà không sử dụng đèn flash.

Cài đặt máy ảnh khi chụp phơi sáng :

+ Về khẩu độ

  • Đối với chụp Milky Way thì cài đặt khẩu độ lớn để thu được nhiều ánh sáng nhất, vì chụp Milky Way thời gian phơi sáng thường khá lâu.
  • Đối với chụp ảnh đường phố thường có nhiều nguồn sáng khác nhau do đó khép khẩu độ (khẩu độ khuyên dùng là từ 9 – 16) sẽ cho ta bức ảnh có chiều sâu và nét hơn. Việc khép khẩu nhỏ cũng giúp ta tạo được các hiệu ứng tia sáng nhiều cánh từ các nguồn sáng không di chuyển đặc biệt là đèn đường.

+ Về tốc độ màn trập

Tốc độ màn trập là khoảng thời gian màn trập mở ra và đóng lại để lượng ánh sáng đi vào máy ảnh, để thu được hình Thiên Hà hay những vệt sáng bắt buộc bạn phải để tốc độ màn trập thấp, thường là vài giây cho tới vài chục giây. Do tốc độ màn trập thấp nên các bạn phải sử dụng chân máy để chụp tránh cho máy ảnh bị rung.

Do giới hạn của bài viết nên mình không viết chi tiết để hướng dẫn các bạn về chụp ảnh phơi sáng đường phố và chụp Milky Way được, các bạn có thể đọc các bài mình đã chia sẻ rất kỹ ở hai bài viết dưới đây :

Xem thêm

  • Hướng Dẫn Cách Chụp Milky Way Chi Tiết
  • Chia Sẻ Kinh Nghiệm Chụp Phơi Sáng Đường Phố

ky-thuat-chup-anh-5

Bức ảnh chụp tại thành phố Dubai – UAE ở tiêu cự 16mm – khẩu độ ƒ/11 – tốc độ màn trập 6s – ISO 200 (Nguồn Unsplash)

ky-thuat-chup-anh-6

Bức ảnh chụp tại thành phố Toronto, Canada ở tiêu cự 35mm – khẩu độ ƒ/22 – tốc độ màn trập 20s – ISO 100 (Nguồn Unsplash)

ky-thuat-chup-anh-7

Ảnh chụp tại thành phố Rye – Hoa Kỳ bằng máy Canon EOS 6D – tiêu cự 12mm – ƒ/2.8 – 30s – ISO 3200 (nguồn Unsplash)

Kỹ Thuật Chụp Ảnh HDR

Khi chụp với kỹ thuật HDR, chúng ta sẽ cài đặt để máy ảnh ghi nhận được các chi tiết cho cả vùng sáng và vùng tối, mà với cách chụp thông thường sẽ khó thể thực hiện được. Hiện nay có rất nhiều máy ảnh đã có chức năng chụp tự động HDR, tuy nhiên chụp HDR theo cách thủ công và hậu kỳ lại bằng photoshop vẫn cho chất lượng cũng như màu sắc tốt hơn.

Cài Đặt Máy Ảnh Khi Chụp HDR

Cài Đặt Khẩu Độ : Nên lựa chọn khẩu độ nhỏ để ảnh được nét và có đủ độ sâu trường ảnh tốt nhất, khẩu độ nhỏ có thể lấy được chi tiết ở hầu hết cả bức ảnh.

Xem Thêm : Chụp hình cưới Hồ Cốc : #6 địa điểm chụp lên hình Siêu Đẹp

Lấy Nét : Nên chỉnh qua lấy nét tay và lấy nét ở nhiều vị trí khác nhau sao đủ nét cả vùng tối và vùng sáng.

Số Tấm Cần Chụp : Không có một giá trị cụ thể về số lượng tấm khi chụp HDR cả, bạn ước chừng để có thể đủ số tấm ở cả vùng sáng và vùng tối. Không nên chụp quá ít sẽ làm mất chi tiết, nhưng cũng hạn chế chụp quá nhiều vừa tốn thời gian và bộ nhớ.

Chụp Định Dạng Raw : Việc chụp định dạng Raw giúp ghi được nhiều thông tin ánh sáng cho bức ảnh hơn, từ đó giúp cho việc hậu kỳ thuận lợi hơn nhiều. Đọc bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu thêm về chụp ảnh HDR.

Xem thêm : Chụp HDR Là Gì – Những Điều Cần Biết Khi Chụp Ảnh HDR

ky-thuat-chup-anh-8

Sử dụng kỹ thuật chụp HDR để lấy chi tiết cho toàn bức ảnh, được chụp tại khu vực khảo cổ học Petra – Jordanien

ky-thuat-chup-anh-9

Những bức ảnh chân dung HDR luôn tạo cho người xem một ấn tượng vô cùng đặc biệt

Kỹ Thuật Chụp Ảnh Ngược Sáng Vào Giờ Vàng

Giờ vàng được coi là thời điểm ánh sáng dịu nhất (ánh sáng mềm) để chụp ảnh, đặc biệt cho bạn nào thích chụp ảnh ngược nắng. Giờ vàng thường là lúc mặt trời mọc hay lúc hoàng hôn, trong khoảng thời gian này mặt trời ở vị trí thấp trên bầu trời, tỏa ánh sáng nhẹ dịu, khuếch tán nhiều hơn so với ánh nắng mặt trời giữa trưa.

Giờ vàng đầu tiên của một ngày sẽ diễn ra vào một giờ trước bình minh và tiếp tục trong khoảng một giờ nữa. Thời điểm thứ hai diễn ra khung giờ vàng là một giờ trước hoàng hôn và kết thúc ngay sau hoàng hôn. Khi chụp trong khung giờ vàng này các bạn phải chuẩn bị mọi thứ trước đó, vì nó diễn ra rất nhanh nên trong thời gian này các bạn chỉ có chụp mà thôi.

ky-thuat-chup-anh-10

Bức ảnh mình chụp ngược nắng tại giờ vàng (lúc hoàng hôn sắp tắt)

Chụp ảnh ngược sáng luôn đem lại cho chúng ta những bức ảnh vô cùng thú vị và tạo sức hút lớn cho người xem, và thời điểm thích hợp nhất để chụp ngược sáng cũng chính là thời điểm giờ vàng đã nói ở trên.

Chụp ảnh ngược sáng có nhiều thể loại như chụp ảnh chân dung ngược sáng, chụp phong cảnh ngược sáng, chụp ngược sáng silhouettes (bóng đen). Các thông số cài đặt máy ảnh cũng như những kinh nghiệm khi chụp ngược sáng các bạn đọc bài mình đã từng viết ở link dưới đây.

Xem thêm : Những Kinh Nghiệm Cần Biết Khi Chụp Ảnh Ngược Sáng

ky-thuat-chup-anh-11

Bức ảnh mình chụp vào lúc bình minh trong chuyến du lịch tại đảo Bình Ba- Khánh Hòa bằng lens 24mm tại khẩu độ F/8 – tốc độ 1/500s – ISO 200

ky-thuat-chup-anh-12

Bức ảnh chụp nhóm bạn trên bãi biển tại khẩu độ F/5.0 – tốc độ 1/500s – ISO 100 – tiêu cự 35mm (nguồn Unsplash)

Kết Luận

Hy vọng rằng qua những kỹ thuật cơ bản ở trên bài mình vừa chia sẻ, có thể giúp được phần nào đó cho các bạn mới bắt đầu tìm hiểu về nhiếp ảnh. Những kỹ thuật trên không hề khó, nhưng để hiểu được lý thuyết một cách tốt nhất các bạn nên thực hành chụp nhiều, chỉ có chụp và thực hành nhiều mới giúp các bạn tích lũy được cho mình những kinh nghiệm quý báu riêng.

Đón đọc những bài chia sẻ thường xuyên của Tiệm Ảnh Sky bên mình nhé !

Thông tin liên hệ

  • Facebook: Trần Phú hoặc Tiệm Ảnh Sky
  • Điện Thoại: 035.4593.189
  • Email : [email protected]

Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Nhiếp ảnh

Lời kết: Trên đây là bài viết Những Kỹ Thuật Chụp Ảnh Bạn Nên Nắm Vững. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn

Related Posts

Sưu tầm 55 Ảnh động trái tim cực đẹp

Sưu tầm 55 Ảnh động trái tim cực đẹp

Trái tim luôn là biểu hiện của tình yêu và tình cảm. Và hình nền động trái tim sẽ giúp bạn cảm nhận rõ ràng hơn sự…

Sưu tầm bộ hình nền cute cho điện thoại cảm ứng

Sưu tầm bộ hình nền cute cho điện thoại cảm ứng

Người dùng smartphone hiện nay chủ yếu là điện thoại cảm ứng nên việc lựa chọn những hình nền đẹp cho dế yêu là sở thích chung…

Top 65 hình nền mèo con dễ thương nhất 2022

Top 65 hình nền mèo con dễ thương nhất 2022

Mèo là một loại vật nuôi vô cùng dễ thương, với thân hình nhỏ nhắn, tinh anh và bản năng thông minh, nhanh nhẹn, hiền lành, thông…

Tổng hợp 101 hình nền Powerpoint đẹp

Tổng hợp 101+ hình nền Powerpoint đẹp

Thế nào là ảnh nền PowerPoint đẹp? Hình ảnh powerpoint đẹp phải đảm bảo đúng tỷ lệ cho PowerPoint, bao gồm: 4: 3, 16: 9 và 16:10….

55 hình nền máy tính dễ thương full HD đẹp nhất 2022

55 hình nền máy tính dễ thương full HD đẹp nhất 2022

Bộ hình ảnh nền máy tính dễ thương và đáng yêu giúp bạn trang trí màn hình máy tính thật đẹp. 55 tấm hình nền, độ phân…

Top 55 hình nền Powerpoint ngộ nghĩnh, đáng yêu nhất

Top 55 hình nền Powerpoint ngộ nghĩnh, đáng yêu nhất

Bạn đang tìm những hình nền Powerpoint ngộ nghĩnh, dễ thương và đáng yêu để lưu làm hình nền cho bài thuyết trình của mình. Dưới đây…