Cùng xem Kết cấu của tổ ong trên youtube.
Tổ ong được cấu tạo bởi nhiều bánh tổ theo hướng thẳng góc với mặt đất. Giữa bánh tổ này với bánh tổ khác có một khoảng trống thích hợp để làm lối đi lại và nghỉ ngơi của ong. Bánh tổ ong có nhiều lỗ tổ hình lục giác đều và được xây bằng những vảy sáp do ong thợ tiết ra từ các tuyến sáp. Các lỗ tổ có cạnh chung, đáy chung với nhau. Kết cấu kiểu này rất tiết kiệm nguyên liệu, sử dụng không gian hợp lí, tăng cường độ vững chắc và thuận lợi. Nghệ thuật xây tổ của ong là một nghệ thuật thuộc bản năng kì diệu của loài ong.
Nội dung trong bài viết
Bánh tổ thường được xây theo một chiều, hướng về lối ra vào của nó, một số lỗ tổ hơi nghiêng. Trên bánh tổ có nhiều loại lỗ tổ:
– Lỗ tổ ong thợ chiếm đại đa số, khoảng 2.500 lỗ ở một mặt cầu. Lỗ có hình lục giác đều nằm ở giữa bánh tổ. Lỗ tổ chứa trứng, ấu trùng, nhộng ong thợ và chứa cả mật, phấn hoa.
Xem Thêm : Dàn ý nghị luận về lòng kiên nhẫn – THPT Sóc Trăng
– Lỗ tổ đặc biệt (mũ chúa) chuyên để bồi dục ong chúa, chỉ xuất hiện trong mùa chia đàn, thay thế tự nhiên, có hình búp măng đường kính trung bình 7.2 – 8mm. Mũ chúa tự nhiên thường được xây dựng ở phía dưới và hai bên mép cạnh bánh tổ với sốlượng 1 – 10 mũ chúa (tuỳ trường hợp ra đời của ong chúa) có hướng thẳng góc với mặt đất.
Sau khi chúa nở, ong thợ thường phá bỏ mũ chúa. Khi đàn ong mất chúa đột ngột, ong thợ cải tạo lỗ ong thợ có sẵn ấu trùng ong thợ thành mũ chúa cấp tạo. Những mũ chúa cấp tạo này thường nằm ở vòng đẻ trứng và không thẳng góc với mặt đất.
– Lỗ tổ ong đực thường nằm phía dưới và hai bên góc bánh tổ, hình lục giác đều nhưng kích thước lớn hơn lỗ tổ ong thợ. Số lượng lỗ tổ ít, chỉ xuất hiện khi đàn ong phát triển đòi chia đàn tự nhiên. Ngoài tác dụng chính là để bồi dục ong đực, ong còn dùng lỗ tổ chứa mật, phấn khi nguồn thức ăn phong phú.
– Lỗ tổ đựng mật có đáy hình lục giác, ở phía trên cùng bánh tổ, chủ yếu để đựng mật nhưng trong mùa phát triển cũng thấy ong đẻ trứng vào.
Xem Thêm : TOP 6 app tải phim cho điện thoại iPhone, Android tốt nhất hiện nay
– Lỗ tổ quá độ (chuyển tiếp) nằm giữa lỗ tổ ong thợ và ong đực hoặc giữa những lỗ tổ ong thợ, những lỗ này chỉ có 3 hoặc 5 cạnh không theo quy luật nhất định. Lỗ tổ đôi khi được đắp đầy lên vững chắc, những lỗ tổ này không dùng cho đẻ trứng mà chỉ chứa mật, phấn khi có nhiều.
– Lỗ tổ bên cạnh ( lỗ tổ biên) là những lỗ tổ nửa hình 6 cạnh ở chỗ nối tiếp giữa bánh tổ với khung cầu. Ngoài tác dụng làm cho bánh tổ chắc còn dùng chứa mật khi mùa hoa nở rộ.
Nhiều tài liệu cho rằng cứ sau 12 thế hệ ong, chiều dày vách tổ tăng thêm 0,18 – 0,22 mm, dung tích lỗ tổ hẹp đi 6%, đáy lỗ tổ dày lên. Lỗ tổ dự trữ mật, lỗ tổ ong đực thường được xây cao. Chiều dày bánh tổ khoảng 30 – 32mm, Thì khoảng cách giữa hai bánh tổ là 5 – 7mm: chiều dày bánh tổ (chỗ đẻ trứng phát triển thành ấu trùng nhộng) khoảng 22 – 23 mm thì khoảng cách giữa hai bánh tổ là 11 – 12 mm. Một bánh tổ chứa đầy mật nặng khoảng 2 – 3kg.
Ong thợ xây một lỗ tổ phải tiết ra 139mg sáp (50 vảy sáp): cứ 25cm2 sáp xây được 110 – 115 lỗ tổ ong thợ hoặc 85 – 90 lỗ tổ ong đực. Muốn ong tiết ra 0.5kg sáp cần cung cấp cho nó 1,75kg thức ăn.
Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Tin tức
Lời kết: Trên đây là bài viết Kết cấu của tổ ong. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn