kế toán nội bộ cần làm những gì

Cùng xem kế toán nội bộ cần làm những gì trên youtube.

Mẫu bảng mô tả công việc của kế toán nội bộ

Bản mô tả công việc của kế toán nội bộ. Kế toán hẳn là một nghề không còn xa lạ gì với mọi người. Nhưng mọi người đã biết đến kế toán nội bộ? Công việc của kế toán nội bộ là gì? Cùng wiki.onlineaz.vn tìm hiểu nhé.

Bạn đang xem: kế toán nội bộ cần làm những gì

Kế toán nội bộ cần làm những gì?

  • 1. Định nghĩa kế toán nội bộ
  • 2. Công việc của kế toán nội bộ
  • 3. Phân loại kế toán nội bộ
  • 4. Công việc của kế toán tổng hợp

1. Định nghĩa kế toán nội bộ

Thế nào là kế toán nội bộ?

Kế toán nội bộ hay còn gọi là kế toán quản trị. Có rất nhiều khái niệm, định nghĩa về kế toán nội bộ, tuy nhiên qua những kinh nghiệm làm việc thực tế, chúng tôi đúc kết ra được rằng:

“Kế toán nội bộ trong doanh nghiệp là tập hợp tất cả các phát sinh thực tế, từ những phát sinh không có hóa đơn chứng từ, qua đó để lấy căn cứ xác định lãi lỗ thực tế của Doanh nghiệp”.

2. Công việc của kế toán nội bộ

Công việc của kế toán nội bộ được mô tả thế nào?

Kế toán nội bộ sẽ phải đảm nhiệm tất cả các công việc ghi chép sổ sách kế toán các hoạt động diễn ra hàng ngày:

– Phát hành, kiểm tra, kiểm soát tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ kế toán nội bộ và luân chuyển theo đúng trình tự

– Hạch toán các chứng từ kế toán nội bộ

– Lưu giữ các chứng từ nội bộ một cách khoa học, và an toàn

– Kiểm soát và phối hợp thực hiện công việc đối với các kế toán nội bộ khác

– Lập các báo cáo hàng tuần, tháng, quý hoặc các báo cáo đột xuất theo yêu cầu của nhà quản trị doanh nghiệp

Ngoài ra, kế toán nội bộ có thể được giao nhiệm vụ thống kê, phân tích số liệu về tình hình sản xuất, kinh doanh thực tế của doanh nghiệp. Từ đó tư vấn cho giám đốc điều hành ra các quyết định đúng đắn và kịp thời.

Tuy nhiên với mỗi doanh nghiệp thì có những quy mô hoạt động khác nhau, năng lực nhân viên khác nhau do đó cũng sẽ có những công việc của kế toán nội bộ khác nhau.

Công việc của kế toán nội bộ

3. Phân loại kế toán nội bộ

Ở những doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ thường chỉ có 1 hoặc đến 2 người làm kế toán nội bộ, nhưng ở những doanh nghiệp quy mô lớn hơn, thì có thể có nhiều kế toán nội bộ và đảm nhiệm những mảng kế toán riêng như:

1. Kế toán thu chi (đóng vai trò của thủ quỹ):

+ Cập nhật đầy đủ, chính xác, kịp thời Thu – Chi – Tồn quỹ tiền mặt vào Sổ Quỹ – báo cáo khi cần cho BGĐ, KTT.

+ Thực hiện đúng quy định về trách nhiệm về quản lý quỹ tiền mặt đã nêu trên

2. Kế toán kho

Lập chứng từ xuất nhập, nhập – xuất hàng căn cứ vào chứng tư ghi sổ theo dõi và quản lý luồng hàng qua kho lên báo cáo nhập xuất tồn hàng.

Xem thêm: chứng chỉ cảm tình đảng có thời hạn bao lâu

Xem Thêm : E-sport 8KBET – Sân chơi thể thao điện tử hot nhất 2023

3. Kế toán ngân hàng

Công việc của kế toán ngân hàng là ở tài khoản tại ngân hàng, lập uỷ nhiệm chi, séc rút tiền, nộp tiền vào tài khoản. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ Theo dõi luồng tiền qua ngân hàng cuối tháng đối chiếu với sổ phụ ngân hàng và quản lý tiền tại ngân hàng.

4. Kế toán tiền lương

Căn cứ vào quy định của doanh nghiệp mà kế toán tiền lương sẽ soạn thảo hợp đồng lao động, quản lý hợp đồng lao động, xây dựng Quy chế lương và các tính lương và thanh toán lương, quản lý và theo dõibảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

5. Kế toán bán hàng

+ Thực hiện các nghiệp vụ kế toán phát sinh tại công ty

+ Làm thẻ Vip khách hàng (nếu có)

+ Nhập số liệu bán hàng, mua hàng vào phần mềm kế toán

+ Tổng hợp số liệu bán hàng, mua hàng hàng ngày báo cáo cho TP Kế toán.

+ Hỗ trợ Kế toán tổng hợp

+ Kiểm tra đối chiếu số liệu mua bán hàng trên phần mềm với số liệu kho và công nợ

+ Theo dõi, tính chiết khấu cho khách hàng

+ Hỗ trợ bộ phận kế toán khi cần

Cuối ngày:

+ Cuối ngày vào bảng kê chi tiết các hoá đơn bán hàng và tính tổng giá trị hàng đã bán, thuế GTGT (nếu có) trong ngày

+ Thực hiện việc đối chiếu với thủ kho về số lượng xuất, tồn vào cuối ngày.

Trên đây là những công việc mô tả, còn công việc cụ thể sẽ phải phụ thuộc vào cách thức làm việc của từng công ty, doanh nghiệp.

6. Kế toán công nợ:

+ Nhận đề nghị xác nhận công nợ với khách hàng, nhà cung cấp.

+ Xác nhận (Release) hoá đơn bán hàng, chứng từ thanh toán.

+ Kiểm tra công nợ.

+ Theo dõi tình hình thanh toán của khách hàng, khi khách hàng trả tiền tách các khoản nợ theo hợp đồng, theo hoá đơn bán hàng.

Có thể bạn quan tâm: Chứng chỉ CSWA CSWP CSWPA CSWE CEPA | SOLIDWORKS

Xem Thêm : Những lời chúc tết năm mới hay cho công ty, doanh nghiệp

+ Lập bút toán kết chuyển công nợ hàng hoá, dịch vụ với các Chi nhánh/công ty.

+ Lập báo cáo công nợ và công nợ đặc biệt.

+ Công nợ tạm ứng và công nợ ủy thác …

7. Kế toán tổng hợp

Nhiệm vụ ghi chép, phản ánh một cách tổng quát trên các tài khoản, sổ kế toán và các báo cáo tài chính theo các chỉ tiêu giá trị của doanh nghiệp

8. Kế toán trưởng

Kế toán trưởng có nhiệm vụ điều hành công việc, chỉ đạo, kiểm tra, kiểm sóat số liệu của kế toán tổng hợp và các kế tóan viên sao cho hợp lí và tuân thủ theo quy định, tham mưu cho giám đốc công ty về tình hình tài chính, lợi nhuận và hướng phát triển có lợi cho doanh nghiệp …

9. Kiểm soát nội bộ

Công việc của kiểm soát nội bộ thường sẽ là giám sát mọi hoạt động trong công ty, chất lượng nhân viên, sự cố hỏng hóc của hệ thống, trang thiết bị, hạ tầng cơ sở, sự phát triển, mở rộng của doanh nghiệp, chi phí quản lý, …báo cáo kịp thời kết quả kiểm tra, và đề xuất các giải pháp kiến nghị cần thiết nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động an toàn đúng pháp luật.

Kết luận: Kế toán nội bộ là một vị trí quan trọng, qua Kế toán nội bộ, ta có thể nắm bắt các vấn đề thực trạng tài chính của doanh nghiệp, để từ đó ra đưa ra những quyết định đúng đắn nhất.

4. Công việc của kế toán tổng hợp

Trong doanh nghiệp, bên cạnh các kế toán nội bộ còn các kế toán tổng hợp. Kế toán tổng hợp có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây:

Công việc hàng ngày:

  • Hướng dẫn nhân viên kế toán khác bằng cách điều phối các hoạt động và giải đáp thắc mắc.
  • Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán, các chứng từ kế toán thông qua các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như: Các hoạt động của DN liên quan đến quá trình sản xuất kinh doanh của DN: Có thể là việc mua bán hàng hóa, CCDC, TSCD,… thực hiện Thu tiền/ chi tiền,..
  • Hạch toán thu nhập, chi phí, khấu hao,TSCĐ,công nợ, nghiệp vụ khác, thuế GTGT.
  • Theo dõi và quản lý công nợ.
  • Theo dõi và tính toán giá thành sản xuất thực tế theo từng sản phẩm; tỉ lệ hao hụt nguyên vật liệu, phụ liệu đi kèm và chi phí sản xuất dở dang.
  • Kiểm tra và giám sát việc luân chuyển hàng tồn kho (Nhập-Xuất-Tồn kho), thời gian tồn kho tại từng kho thông qua kế toán tổng hợp kho.

Công việc hàng tháng:

  • Theo dõi, giám sát số liệu báo cáo kho định kỳ hàng tháng và định mức sản phẩm.
  • Tính lương cho cán bộ, công nhân viên và thực hiện các khoản trích theo lương.
  • Lập bảng phân bổ các chi phí trả trước ngắn hạn , dài hạn, công cụ dụng cụ…Hạch toán các khoản phân bổ đó
  • Tính và trích khấu hao tài sản cố định. Hạch toán khoản trích khấu hao TSCĐ.
  • Kiểm kê tài sản cố định định kỳ 6 tháng;
  • Đối chiếu và cung cấp số liệu chi tiết các khoản phân bổ, trả trước, trích trước hàng tháng;
  • Thực hiện các bút toán phân bổ và kết chuyển.
  • Lập các Báo cáo Thuế theo quy định.
  • Theo dõi và kiểm tra việc lập bảng kê hóa đơn GTGT đầu ra, đầu vào, thuế TNCN
  • Lập các Báo cáo Nội bộ theo yêu cầu Nhà Quản lý như: Báo cáo quản trị (Báo cáo tài chính, báo cáo tổng chi phí, doanh thu … )

Công việc hàng quý:

  • Lập tờ khai thuế GTGT, TNCN theo quý (Nếu DN đủ điều kiện kê khai thuế GTGT theo quý).
  • Lập tờ khai thuế TNDN tạm tính theo quý.
  • Thuế TNDN: Không cần nộp tờ khai. Tự tính số tiền thuế TNDN (Nếu có phát sinh thì đi nộp tiền thuế TNDN)
  • Lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn quý.
  • Lập các báo cáo nội bộ (Theo yêu cầu của quản lý)
  • Tổng hợp số liệu hạch toán từ các phân hệ Phải thu, Phải trả, kế toán kho, kế toán thanh toán, kế toán thuế, kế toán giá thành, lập bảng cân đối số phát sinh tài khoản;
  • Kiểm tra, đối chiếu số liệu chi tiết từng phần hành với sổ cái;

Công việc hàng năm:

– Đầu năm:

  • Nộp tiền thuế Môn bài (đối với những doanh nghiệp đã và đang hoạt động)
  • Nộp tờ khai thuế môn bài và tiền thuế môn bài (Đối với nhưng doanh nghiệp mới thành lập)
  • Thực hiện các bút toán đầu năm tài chính mới như:
  • Kết chuyển lãi lỗ năm tài chính cũ
  • Hạch toán chi phí thuế môn bài năm tài chính mới.

– Cuối năm:

  • Kiểm tra sự cân đối giữa số liệu kế toán chi tiết và tổng hợp
  • Kiểm tra số dư cuối kỳ có hợp lý và khớp đúng với các báo cáo chi tiết.
  • Lập bảng cân đối số phát sinh tài khoản năm.
  • Lập tờ khai quyết toán thuế TNDN và TNCN
  • Lập báo cáo tài chính.
  • Lập báo cáo quản trị (theo yêu cầu của quản lý)
  • In sổ sách theo qui định (sổ quỹ, ngân hàng,báo cáo nhập xuất tồn kho,sổ chi tiết,….)

Mỗi vị trí ngành nghề sẽ phải thực hiện những nhiệm vụ khác nhau. Việc tìm hiểu những yêu cầu vị trí nghề nghiệp mình hướng tới sẽ giúp các bạn hoàn thiện các khả năng của mình sao cho phù hợp với công việc.

wiki.onlineaz.vn hi vọng bài viết sẽ có ích với những bạn mới ra trường, những người có định hướng công việc vào ngành kế toán. Các bạn có thể quyết định xem ngành nghề này có phù hợp với mình hay không, mình cần cải thiện, bổ sung những gì nếu muốn hoạt động trong ngành này.

wiki.onlineaz.vn vừa đưa đến cho bạn đọc những công việc của kế toán nội bộ và kế toán tổng hợp.

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết có liên quan tại mục Cán bộ công chức, mảng Hỏi đáp pháp luật.

Các bài viết liên quan:

Xem thêm: đào tạo chứng chỉ kế toán ngắn hạn

  • Ăn chặn tiền từ thiện xử lý thế nào?
  • Thủ tục xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp bị mất

Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp

Lời kết: Trên đây là bài viết kế toán nội bộ cần làm những gì. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn

Related Posts

Khám Phá Game Bài Hi88, sân chơi đổi thưởng 2025

Khám Phá Game Bài Hi88, sân chơi đổi thưởng 2025

Game bài Hi88 đang trở thành một trong những sân chơi giải trí hấp dẫn nhất hiện nay. Với sự phát triển không ngừng của công nghệ,…

Nổ hũ có tính năng thú vị

Nổ hũ có tính năng thú vị

Nổ hũ có tính năng thú vị là một trong những chủ đề đang thu hút sự quan tâm của người chơi game hiện nay. Với nhiều…

Baccarat ae sexy là gì? Luật chơi Baccarat cơ bản cho người mới 

Baccarat ae sexy là gì? Luật chơi Baccarat cơ bản cho người mới 

Baccarat ae sexy là gì? Baccarat ae sexy là một loại trò chơi bài baccarat được chơi trên nền tảng trực tuyến hi88com biz, trong đó có sử…

Bật mí phương pháp soi cầu song thủ lô thắng lớn cho tân binh

Bật mí phương pháp soi cầu song thủ lô thắng lớn cho tân binh

Soi cầu song thủ lô là một trong những chiến lược phổ biến và hiệu quả trong việc chơi xổ số và lô đề. Với việc đặt…

FB88 – Hướng Dẫn Thực Hiện Rút Tiền Nhanh Chóng, Đơn Giản

FB88 – Hướng Dẫn Thực Hiện Rút Tiền Nhanh Chóng, Đơn Giản

Rút tiền từ tài khoản fb88 không chỉ đơn giản mà còn nhanh chóng, giúp bạn dễ dàng quản lý tài chính và tận hưởng chiến thắng. Dưới đây…

Rr88- Hướng Dẫn Cách Đăng Nhập Tài Khoản Khi Quên Mật Khẩu

Rr88- Hướng Dẫn Cách Đăng Nhập Tài Khoản Khi Quên Mật Khẩu

Đăng nhập tại rr88 là thao tác quan trọng để có thể tham gia vào cổng game và khám phá kho tàng trò chơi thú vị có ở đây….