kế toán công nợ phải thu và phải trả

Cùng xem kế toán công nợ phải thu và phải trả trên youtube.

Ngành kế toán có rất nhiều mảng kế toán riêng và nghiệp vụ xử lý khác nhau. Kế toán công nợ phải thu – trả cũng có sự khác biệt trong công tác kế toán khác với các mảng còn lại. Bài viết dưới đây, kế toán Việt Hưng sẽ giới thiệu bạn đọc nội dung công việc của kế toán công nợ phải thu – trả trong doanh nghiệp.

kế toán công nợ phải trả

Bạn đang xem: kế toán công nợ phải thu và phải trả

Nội dung bài viết

  • 1. Các khoản kế toán công nợ phải thu
    • 1.1 Thế nào là các khoản nợ phải thu?
    • 1.2 Nội dung công tác kế toán công nợ phải thu
      • (1) Kế toán phải thu khách hàng
      • (2) Kế toán nợ phải thu tạm ứng
  • 2. Các khoản công nợ phải trả
    • 2.1 Thế nào là các khoản nợ phải trả?
    • 2.2 Nội dung công tác kế toán công nợ phải trả
      • (1) Kế toán phải trả người bán
      • (2) Cách thức kế toán nợ phải trả người bán
  • 3. Nhiệm vụ chung kế toán công nợ phải thu / phải trả trong DN
      • (1) Quản lý công nợ khách hàng
      • (2) Quản lý công nợ với nhà cung cấp
      • (3) Các báo cáo của Kế toán công nợ
  • 4. Kinh nghiệm làm kế toán công nợ phải thu / phải trả

1. Các khoản kế toán công nợ phải thu

Nội dung công tác kế toán các khoản nợ phải thu trong doanh nghiệp theo Quyết định 48/2006/QĐ- BTC về chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ

1.1 Thế nào là các khoản nợ phải thu?

Khoản phải thu xác định quyền lợi của doanh nghiệp về một khoản tiền, hàng hóa, dịch vụ… mà doanh nghiệp sẽ thu về trong tương lai. Khoản nợ phải thu là một tài sản của doanh nghiệp đang bị các đơn vị tổ chức kinh tế, cá nhân khác chiếm dụng mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải thu hồi.[1]

Các khoản phải thu trong DN bao gồm:

– Các khoản phải thu của khách hàng

– Các khoản thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

– Các khoản phải thu nội bộ

– Các khoản tạm ứng của công nhân viên

– Các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ

– Các khoản phải thu khác

1.2 Nội dung công tác kế toán công nợ phải thu

(1) Kế toán phải thu khách hàng

a. Chứng từ sử dụng

– Hợp đồng kinh tế

– Hóa đơn GTGT

– Phiếu xuất kho

– Phiếu thu

– Giấy báo có

– Biên bản bù trừ công nợ

– Biên bản xoá nợ…

b. Tài khoản sử dụng

Để hạch toán các khoản phải thu khách hàng. Kế toán sử dụng TK131” Phải thu khách hàng”

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với khách hàng về tiền bán sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư, tài sản cố định, cung cấp dịch vụ.

(2) Kế toán nợ phải thu tạm ứng

– Giấy đề nghị tạm ứng

– Phiếu chi

– Báo cáo thanh toán tạm ứng và các chứng từ thể hiện các khoản chi tiêu đã thực hiện bằng tiền tạm ứng

a. Tài khoản sử dụng

Kế toán sử dụng TK141 “ Tạm ứng” để phản ánh tình hình giao tạm ứng và thanh toán các khoản tạm ứng

Tham khảo: tóm tắt thành tích cá nhân

Xem Thêm : Mẫu biên bản thương thảo hợp đồng mới nhất 2022

b. Kế toán nợ phải thu tạm ứng

– Giấy đề nghị tạm ứng

– Phiếu chi

– Báo cáo thanh toán tạm ứng và các chứng từ thể hiện các khoản chi tiêu đã thực hiện bằng tiền tạm ứng

c. Tài khoản sử dụng

Kế toán sử dụng TK141 “ Tạm ứng” để phản ánh tình hình giao tạm ứng và thanh toán các khoản tạm ứng

2. Các khoản công nợ phải trả

2.1 Thế nào là các khoản nợ phải trả?

Nợ phải trả là một bộ phận thuộc nguồn vốn của doanh nghiệp xác định nghĩa vụ của doanh nghiệp phải thanh toán cho nhà cung cấp và các đối tượng khác trong và ngoài doanh nghiệp về vật tư, hàng hóa,sản phẩm đã cung cấp trong một khoảng thời gian xác định. Khoản phải trả là những khoản mà doanh nghiệp chiếm dụng được của các cá nhân, tổ chức khác trong và ngoài doanh nghiệp.

– Nợ phải trả là các khoản nợ phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh, mua hàng mà doanh nghiệp phải trả, thanh toán cho các chủ nợ. Nếu phân loại theo thời gian hạch toán, các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp được chia làm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn

+ Nợ dài hạn là các khoản nợ và các nghĩa vụ về mặt tài chính khác mà doanh nghiệp phải trả sau một khoảng thời gian từ một năm trở lên kể từ ngày lập bảng cân đối kế toán

+ Nợ ngắn hạn là các khoản nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán trong khoảng thời gian từ một năm trở xuống.Nợ ngắn hạn bao gồm khoản phải trả và các khoản nợ dài hạn đến hạn trả

2.2 Nội dung công tác kế toán công nợ phải trả

Nội dung công tác kế toán các khoản nợ phải thu trong doanh nghiệp theo Quyết định 48/2006/QĐ- BTC về chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ

(1) Kế toán phải trả người bán

a. Chứng từ sử dụng

– Hợp đồng kinh tế

– Hóa đơn GTGT

– Hóa đơn bán hàng

– Phiếu nhập kho

– Phiếu chi

– Giấy báo nợ…

b. Tài khoản sử dụng

Để hạch toán các khoản phải trả người bán, kế toán sử dụng TK331- “ Phải trả người bán”

Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp cho người bán vật tư, hàng hóa , người cung cấp dịch vụ theo hợp đồng kinh tế đã ký.

(2) Cách thức kế toán nợ phải trả người bán

Mua vật tư, hàng hóa chưa trả tiền người bán về nhập kho trong trường hợp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên hoặc khi mua TSCĐ:

– Trường hợp mua trong nội địa, ghi:

+ Nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:

Nợ các TK 152, 153, 156, 157, 211, 213 (giá chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331)

Có TK 331 – Phải trả cho người bán (tổng giá thanh toán).

+ Trường hợp thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ thì giá trị vật tư, hàng hóa, TSCĐ bao gồm cả thuế GTGT (tổng giá thanh toán).

Xem thêm: thi chứng chỉ tiếng anh a2 tại đà nẵng

Xem Thêm : Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Trình Bày Bài Tiểu Luận Viết Tay Chuẩn – Lingocard.vn

– Trường hợp nhập khẩu, ghi:

+ Phản ánh giá trị hàng nhập khẩu bao gồm cả thuế TTĐB, thuế XK, thuế BVMT (nếu có), ghi:

Nợ các TK 152, 153, 156, 157, 211, 213

Có TK 331 – Phải trả hộ người bán

Có TK 3332 – Thuế TTĐB (nếu có)

Có TK 3333 – Thuế xuất nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu, nếu có)

Có TK 33381 – Thuế bảo vệ môi trường.

+ Nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi: Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331)

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33312).

– Khi ứng trước tiền hoặc thanh toán số tiền phải trả cho người bán vật tư, hàng hoá, người cung cấp dịch vụ ghi:

– Khi nhận lại tiền do người bán hoàn lại số tiền đã ứng trước vì không cung cấp được hàng hóa, dịch vụ, ghi

Nợ các TK 111, 112,…

Có TK 331 – Phải trả cho người bán.

– Chiết khấu thanh toán mua vật tư, hàng hoá doanh nghiệp được hưởng do thanh toán trước thời hạn phải thanh toán và tính trừ vào khoản nợ phải trả người bán, người cung cấp, ghi:

Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính.

– Trường hợp vật tư, hàng hoá mua vào phải trả lại hoặc được người bán chấp thuận giảm giá do không đúng quy cách, phẩm chất được tính trừ vào khoản nợ phải trả cho người bán, ghi:

Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán

Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có)

Có các TK 152, 153, 156, 611,…

3. Nhiệm vụ chung kế toán công nợ phải thu / phải trả trong DN

(1) Quản lý công nợ khách hàng

Kế toán công nợ có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đối với Hợp đồng bán hàng:

  • Tiếp nhận, kiểm tra nội dung hợp đồng : thông tin khách hàng, điều khoản và hình thức thanh toán, chính sách phạt quá hạn…
  • Nhập thông tin khách hàng vào Bảng theo dõi hợp đồng kinh tế bán ra
  • Tạo mã khách hàng

Ngoài ra, kế toán công nợ phải làm các việc sau đối với khách hàng:

  • Theo dõi, ghi nhận diễn biến phát sinh tăng, phát sinh giảm công nợ phải thu theo ngày, tháng, quý, năm.
  • Căn cứ vào hợp đồng bán hàng, các chương trình chính sách kinh doanh của công ty. Kế toán công nợ hạch toán các khoản giảm trừ công nợ mà khách hàng được hưởng
  • Định kỳ ( thông thường là cuối tháng ) thực hiện đối chiếu công nợ với từng khách hàng. Và chốt số liệu công nợ thông qua Biên bản đối chiều công nợ.
  • Định kỳ theo yêu cầu quản lý, lập các báo cáo tổng hợp công nợ phải thu, báo cáo phân tích tuổi nợ ,..
  • Lập kế hoạch thu hồi công nợ đến han, tham mưu. Và đề xuất cho Ban giám đốc về các biện pháp giải quyết công nợ khó đòi.
  • Cung cấp số liệu và phối hợp cũng bộ phận kinh doanh trong việc thu hồi công nợ.
(2) Quản lý công nợ với nhà cung cấp

Khi phát sinh Hợp đồng mua hàng của các bộ phận gửi về. Kế toán công nợ thực hiện :

  • Tiếp nhận, kiểm tra nội dung hợp đồng : thông tin nhà cung cấp, điều khoản thanh toán, thời hạn thanh toán, hình thức thanh toán chính sách ưu đãi ( nếu có ),…
  • Nhập thông tin vào Bảng theo dõi hợp đồng kinh tế mua vào
  • Tạo mã nhà cung cấp

Ngoài ra, Kế toán công nợ làm các công việc sau đối với nhà cung cấp:

  • Hàng ngày, căn cứ số liệu hạch toán của Kế toán mua hàng, Kế toán kho, Kế toán thanh toán thì Kế toán công nợ phải kiểm tra tính chính xác của các giao dịch lấy hàng, thanh toán tiền cho người bán và ghi nhận diễn biến phát sinh tăng, phát sinh giảm công nợ phải trả.
  • Căn cứ vào hợp đồng mua hàng, các chương trình chính sách kinh doanh của bên bán, hạch toán các khoản giảm trừ công nợ mà doanh nghiệp được hưởng
  • Định kỳ theo yêu cầu quản lý ( thông thường là cuối tháng ), thực hiện đối chiếu công nợ với từng nhà cung cấp, chốt số liệu công nợ thông qua Biên bản đối chiều công nợ.
  • Định kỳ theo yêu cầu quản lý, lập các báo cáo tổng hợp công nợ phải trả.
  • Lên kế hoạch thanh toán các khoản công nợ đối với nhà cung cấp đến hạn.
(3) Các báo cáo của Kế toán công nợ

Kế toán công nợ cần làm những báo cáo sau:

  • Báo cáo tổng hợp công nợ phải thu ( TK 131 )
  • Báo cáo tổng hợp công nợ phải trả ( TK 331 )
  • Sổ chi tiết công nợ khách hàng
  • Sổ chi tiết công nợ nhà cung cấp
  • Các báo cáo phân tích công nợ
  • Các báo cáo khác theo yêu cầu

4. Kinh nghiệm làm kế toán công nợ phải thu / phải trả

Để trở thành một kế toán viên công nợ giỏi, bạn cần phải có các kỹ năng sau:

  • Nắm vững nghiệp vụ kế toán
  • Sử dụng tốt excel hoặc phần mềm kế toán
  • Kỹ năng giao tiếp tốt
  • Kỹ năng phân tích và tham mưu

Với những kỹ năng này, bạn sẽ dễ dàng nắm bắt được công việc. Trở thành một nhân viên quan trọng mà doanh nghiệp cần đến. Là người nắm rõ dòng tiền lưu chuyển ra vào của doanh nghiệp.

Hy vọng với những chia sẻ trên của Kế toán Việt Hưng trong bài viết này sẽ giúp các kế toán mới bắt đầu công việc có sự định hình trước. Hiểu thêm về ngành nghề, lĩnh vực nghiệp vụ công tác trong doanh nghiệp. Chúc các bạn thành công.

BÀI LIÊN QUAN:Nguyên tắc kế toán Nợ phải thu, các khoản phải thuMẫu giấy đề nghị thanh toán theo Thông tư 133 – 200 mới nhấtCách thức hạch toán quỹ tích lũy trả nợ – tài khoản 451Cách hạch toán Phải trả phải nộp khác Tài khoản 338 theo TT 133Kế toán công nợ là gì? Và các công việc cần làm mỗi ngày

Tham khảo: hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề điều dưỡng

Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp

Lời kết: Trên đây là bài viết kế toán công nợ phải thu và phải trả. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn

Related Posts

Tìm hiểu nhà cái uy tín- Điểm cá cược uy tín hàng đầu châu Á

Tìm hiểu nhà cái uy tín- Điểm cá cược uy tín hàng đầu châu Á

Đôi nét về nhà cái uy tín Nhacaivip.vip là một nhà cái cá cược trực tuyến được biết đến rộng rãi và có tiếng tăm trong ngành…

Hướng dẫn rút tiền tài khoản 8day nhanh nhất

Hướng dẫn rút tiền tài khoản 8day nhanh nhất

Hướng dẫn đăng nhập tài khoản 8day  Để đăng nhập vào tài khoản 8day, bạn có thể làm theo các bước sau:Có thể bạn quan tâm mẫu…

Kubet – Trang cá cược hàng đầu Châu Á

Kubet – Trang cá cược hàng đầu Châu Á

Kubet, trước đây được biết đến với cái tên Thiên Hạ Bet, là một trong những nhà cái hàng đầu Châu Á trong lĩnh vực cá cược…

Nổ hũ là gì? Luật chơi nổ hũ cơ bản cho người mới

Nổ hũ là gì? Luật chơi nổ hũ cơ bản cho người mới

Nổ hũ là gì? Nổ hũ Mb66 là một thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực cá cược và trò chơi trực tuyến Mb66. Đây là…

Hướng dẫn cách tham gia cá cược đá gà online từ A đến Z

Hướng dẫn cách tham gia cá cược đá gà online từ A đến Z

Đá gà trực tuyến đang dần trở thành một hình thức giải trí thu hút đông đảo người tham gia bởi tính tiện lợi và hấp dẫn….

Dàn đề 3 càng là gì? Trúng dàn đề 3 càng ăn bao nhiêu tiền?

Dàn đề 3 càng là gì? Trúng dàn đề 3 càng ăn bao nhiêu tiền?

Dàn đề 3 càng là gì? Dàn đề 3 càng là một hình thức cá cược phổ biến trong các trò đánh lô đề số tại nhà…