Cùng xem List giới thiệu về công ty h&m trên youtube.
Có thể bạn quan tâm
Hãy cùng tìm hiểu thông tin về H&M, thương hiệu thời trang Thụy Điển phổ biến trên toàn thế giới. Thương hiệu đi đầu trong việc cung cấp các xu hướng thời trang mới nhất, đáp ứng thị hiếu và chất lượng với giá cả hợp lý.
Triết lý kinh doanh của thương hiệu thời trang H&M
Mô hình sản xuất thời trang số đông của H&M mang tính trung hạn và cập nhật thị hiếu đại chúng. Điều này cho phép khách hàng là người phán xét xu hướng họ muốn và mức giá họ cần. Triết lý kinh doanh của H&M tác động mạnh mẽ đến ngành công nghiệp thời trang Châu Âu những năm 50 – 60, tạo nên cuộc cách mạng và xã hội hóa quan niệm thời trang độc bản xa xỉ.
H&M là cầu nối trong việc đưa thời trang cao cấp trở nên dễ tiếp cận, giá phải chăng và dành cho đa số tầng lớp. H&M hợp tác với nhiều nhà thiết kế nổi tiếng thế giới, cung cấp các sản phẩm giới hạn và độc quyền; cho phép các nhà thiết kế đo lường mức độ hợp thời hoặc bị đào thải, của các xu hướng mà họ thiết lập, cân bằng mối quan hệ giữa hãng thời trang và nhà thiết kế, chủ trương đặt thị hiếu khách hàng lên quan điểm sáng tạo thuần túy cá nhân. Thương hiệu này còn dẫn đầu trong việc thúc đẩy và phát triển thời trang bền vững; đồng thời xây dựng quỹ từ thiện H&M Charity Star, thông qua việc thu thập và tái chế hàng may mặc đã qua sử dụng.
Lịch sử hình thành và phát triển của thương hiệu H&M
Năm 1946, nhà sáng lập Erling Persson sau một chuyến đi đến Mỹ đã hình thành nên triết lý thời trang đại chúng của mình. Cửa hàng bán quần áo nữ đầu tiên của ông với tên gọi là Hennes – trong tiếng Thụy Điển có nghĩa là “Cô ấy”, được mở tại Västerås – Thụy Điển vào năm 1947. Năm 1968, ông Erling mua lại Mauritz Widforss – một cửa hàng bán lẻ trang phục săn bắn dành cho nam và đổi tên thương hiệu là Hennes & Mauritz, lấy logo và gọi tắt là H&M.
Năm 1974, H&M được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Stockholm. Năm 1976, thương hiệu H&M lần đầu tiên có mặt tại Anh. Từ thập niên 80 – 90, tên tuổi H&M vươn ra ngoài Bắc Âu và phủ sóng trên khắp Châu Âu. Năm 2000, cửa hàng đầu tiên ở Bắc Mỹ đặt tại Fifth Avenue, New York. Thương hiệu này tấn công thị trường Châu Á vào năm 2006 với cửa hàng đầu tiên được mở tại Dubai. Các cửa hàng H&M được mở rộng sang Nam Mỹ kể từ tháng 3/2013. Từ tháng 01/2014, H&M hướng đến xâm nhập thị trường Châu Phi bằng các nhà máy sản xuất quy mô nhỏ. Đến nay, thương hiệu H&M có mặt tại 58 thị trường với tổng số 3610 cửa hàng, hoạt động trực tuyến tại 21 quốc gia, trong đó tập trung đông đảo và phổ biến nhất tại Đức với 416 cửa hàng.
Chiến lược kinh doanh của thời trang H&M
Để đáp ứng thời trang xu hướng, chất lượng ổn định với mức giá cạnh tranh, H&M hạ thấp chi phí sản xuất đến mức tối thiếu, bằng cách thiết lập nhà máy sản xuất gần với nguồn cung ứng nguyên liệu, và sử dụng nhân công giá rẻ tại các quốc gia Châu Á.
Trong khi Zara đặt những cửa hàng của mình bên cạnh các thương hiệu nổi tiếng khác, thì H&M hợp tác cùng những nhà mốt xa xỉ, cho ra mắt các sản phẩm độc quyền và phiên bản giới hạn. Tháng 11/2004, nhà thiết kế Karl Lagerfeld lần đầu tiên cộng tác với H&M, mở đầu cho hàng loạt các chiến lược truyền thông cực kỳ thành công của hãng trong việc kết hợp với các thương hiệu danh tiếng, ứng dụng cho đến ngày nay. Ngoài ra, H&M còn kiến tạo các mối hợp tác đặc biệt, thu hút giới mộ điệu và kích thích các tín đồ thời trang như: nhà tạo mẫu giày Jimmy Choo lần đầu thiết kế trang phục; hay hãng thời trang nữ nổi tiếng Matthew Williamson lần đầu thiết kế trang phục nam cho H&M.
Xem Thêm : 165 Tranh tô màu nông trại đẹp nhất cho bé thỏa sức học hỏi Update 2022
> Xem thêm: Phân biệt chủng tộc trong ngành công nghiệp thời trang
Chiến thuật quảng bá hình ảnh quen thuộc, với việc lựa chọn đại sứ thương hiệu là các tên tuổi nổi tiếng trong lĩnh vực giải trí, được H&M áp dụng một cách khác biệt. Như việc mời ngôi sao nhạc pop Madonna cộng tác thiết kế vào năm 2007; hay hợp tác với danh thủ David Beckham, thiết kế nên những mẫu đồ lót nam bán chạy khắp thể giới vào năm 2012.
Các dòng sản phẩm của H&M
Xuất phát từ cái tên “Hennes”, thời trang nữ H&M Ladies là dòng sản phẩm chủ đạo của thương hiệu. Cùng với dòng sản phẩm thời trang nam H&M Men cung cấp đa dạng phong cách và chủng loại. H&M KIDS dành cho các khách hàng nhí với 7 nhóm tuổi, từ lúc mới sinh cho đến thanh thiếu niên. Thương hiệu này còn bao gồm dòng sản phẩm H&M Home, mang đến các sản phẩm nội thất và trang trí gia đình có phong cách tối giản và hợp thời.
Đối với tất cả các dòng sản phẩm của mình, H&M còn cung cấp 2 sự lựa chọn: Conscious – Sustainable Style, dòng sản phẩm mang tính bền vững, sử dụng chất liệu hữu cơ và có thể tái chế; cùng với Premium Quality, cung cấp các sản phẩm có chất liệu cao cấp như da, nỉ, lông thú, cashmere hay pima cotton.
Gương mặt đại diện thương hiệu của H&M
Nữ ca sĩ nổi tiếng người Pháp – Vanessa Paradis là đại sứ cho bộ sưu tập Conscious của H&M vào năm 2013, được thiết kế trên nền chất liệu hữu cơ và polyester có thể tái chế.
Đồng thời, tháng 5/2013, nữ ca sĩ gợi cảm Beyoncé Knowles cũng trở thành gương mặt đại diện cho dòng thời trang đi biển của hãng, với ý tưởng thiên nhiên là 4 yếu tố đất – nước – gió – lửa.
Năm 2015, David Beckham là gương mặt đại diện cho dòng thời trang nam Xuân Hè Modern Essentials của hãng. Tháng 1/2015, nữ ca sĩ nhạc sĩ người Anh, Florrie được công bố là người phát ngôn của H&M trong chiến dịch Love Music.
Xem Thêm : Làm sao để đặt tranh số hóa theo yêu cầu?
Nữ diễn viên Olivia Wilde cũng trở thành đại sứ thương hiệu của H&M trong chiến dịch thời trang bền vững Conscious Exclusive 2015, được công bố vào tháng 12/2014. Bộ sưu tập lấy cảm hứng từ các nền văn hóa Châu Á và Châu Phi, đặc biệt là Ấn Độ và Nhật Bản, có sẵn tại các cửa hàng và trực tuyến trên khắp thế giới vào tháng 4/2015
Thương hiệu H&M tại thị trường Châu Á
Hiện nay, tập đoàn H&M – Hennes & Mauritz AB đang ngày càng phát triển và mở rộng nhanh chóng với hơn 3600 cửa hàng trên toàn cầu. Trong đó Trung Quốc là thị trường lớn nhất tại Châu Á, có khoảng 252 cửa hàng phân bố trên toàn lãnh thổ.
Các cửa hàng H&M đầu tiên mở rộng vào thị trường Đông Nam Á, đặt tại Hồng Kông và Thượng Hải vào năm 2007. Hiện nay, H&M đang ngày càng tiến sâu hơn vào thị trường Đông Nam Á. Tuy nhiên, dự kiến kế hoạch 2015 của hãng sẽ tập trung nhiều nhất ở Ấn Độ. Tại Việt Nam, H&M cũng đã khai trương 8 cửa hàng sau hơn 2 năm gia nhập.
Các nhãn hiệu liên quan của H&M
H&M – Hennes & Mauritz AB được xếp hạng là nhà bán lẻ quần áo đa quốc gia lớn thứ 2 trên thế giới, đứng sau thương hiệu đối thủ là Zara thuộc tập đoàn Tây Ban Nha Inditex. Karl-Johan Persson là con trai của nhà sáng lập Erling Persson, giữ vị trí chủ tịch và cổ đông chính của tập đoàn vào năm 1982. Tập đoàn H&M hiện nay gồm có 6 thương hiệu độc lập: H&M, COS, Monki, Weekday, Cheap Monday và Other Stories.
Bắt đầu 2004, H&M khởi phát chiến lược hợp tác sản xuất và thiết kế độc quyền với các ông lớn trong làng thời trang quốc tế như: Karl Lagerfeld, Stella McCartney, Viktor & Rolf, Roberto Cavalli, Comme de Garcons, Matthew Williamson, Jimmy Choo, Versace, Maison Martin Margiela, Alexander Wang…
Ngày 18/05/2015, H&M chính thức công bố đối tác khách mời mới nhất của hãng là thương hiệu thời trang Balmain, một hiện tượng của văn hóa pop toàn cầu phong cách Pháp, đặt dưới sự chỉ đạo nghệ thuật của giám đốc sáng tạo Olivier Rousteing.
Theo báo cáo mới nhất của tổ chức Textile Exchange, H&M tiếp tục giữ vững vị trí đứng đầu danh sách các công ty thời trang bán lẻ sử dụng chất liệu hữu cơ, sinh thái và an toàn với môi trường.
— Tạp chí Đàn ông Menback Theo: Internet.
Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Vẽ
Lời kết: Trên đây là bài viết List giới thiệu về công ty h&m. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn