Giáo án hoạt động trải nghiệm 6 chân trời sáng tạo

Cùng xem Giáo án hoạt động trải nghiệm 6 chân trời sáng tạo trên youtube.

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

CHỦ ĐỀ 3: XÂY DỰNG TÌNH BẠN, TÌNH THẦY TRÒ

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau chủ đề này, HS cần:

– Thiết lập và giữ gìn được tình bạn, tình thầy trò.

– Xác định và giải quyết được một số vấn đề nảy sinh trong quan hệ bạn bè,

  1. Năng lực:

– Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, tự chủ, tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

– Năng lực riêng:

+ Thể hiện được chính kiến khi phản biện, bình luận về các hiện tượng xã hội và giải quyết mâu thuẫn.

+ Làm chủ được cảm xúc của bản thân trong các tình huống gjao tiếp, ứng xử khác nhau.

+ Thể hiện được cách giao tiếp, ứng xử phù hợp với tình huống,

  1. Phẩm chất: nhân ái, trung thực, trách nhiệm.
  2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  3. Chuẩn bị của GV:

– Chuẩn bị đồ dùng học tập: nam châm bảng từ, in sẵn các phương án lựa chọn để HS gắn lên bảng, giấy nhớ các màu (hoạt động 7), giấy A0 hoặc A1, bút dạ các màu, băng dính.

– Chuẩn bị các bài hát về chủ để tình thầy trò, tình bạn.

– Quả bóng.

– Các bảng khảo sát.

  1. Chuẩn bị của HS:

– Đồ dùng học tập

– Chuẩn bị trước các nhiệm vụ trong SGK.

– Thẻ màu.

– Bút viết, bút màu, giấy A4, kéo, keo dính.

– Thực hiện bông hoa danh ngôn (nhiệm vụ 9), sổ tay giao tiếp của lớp (nhiệm vụ 10).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: giúp HS hứng thú với chủ đề, thấy được tầm quan trọng của việc xây dựng tình bạn, tình thấy trò; thấy được sự cần thiết thực hiện những việc làm cụ thể để xây dựng các mối quan hệ và cải thiện mối quan hệ hiện tại.
  3. Nội dung: GV giới thiệu ý nghĩa và nội dung của chủ đề.
  4. Sản phẩm: kết quả thực hiện của HS
  5. Tổ chức thực hiện:

– GV cho cả lớp hát “Vui đến trường” sáng tác của nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung.

– GV hỏi đáp nhanh cảm xúc của HS về bài hát, về ý nghĩa của tình bạn, tình thầy trò với cuộc sống mỗi người.

– GV cho HS quan sát tranh chủ đề, mô tả cảm xúc của các bạn trong tranh, chia sẻ ý nghĩa của thông điệp ở tranh chủ đề và đọc phần định hướng nội dung trong SGK.

– GV giới thiệu vào chủ đề: Các mối quan hệ xã hội đều có ý nghĩa đối với sự trưởng thành của mỗi cá nhân. Các mối quan hệ không tự nhiên sinh ra mà được xây dựng từ những điều nhỏ nhất, giản dị nhất và được bồi đắp hàng giờ, hằng ngày, hàng tháng, hằng năm. Ở trường, các mối quan hệ thầy trò, bạn bè là điểm tựa quan trọng của mỗi học sinh. Để biết cách xây dựng tình bạn tình thầy trò, chúng ta tìm hiểu chủ đề 3: Xây dựng tình bạn, tình thầy trò.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Khám phá cách thiết lập và mở rộng quan hệ bạn bè

  1. Mục tiêu: giúp HS ý thức được tầm quan trọng của việc chủ động tạo dựng và mở rộng mối quan hệ bạn bè, biết lên kế hoạch cụ thể để cải thiện và mở rộng mối quan hệ bạn bè hiện có.
  2. Nội dung:

– Tìm hiểu những cách làm quen với bạn mới

– HS chia sẻ những lần làm quen với bạn bè.

  1. Sản phẩm: câu trả lời của HS.
  2. Tổ chức thực hiện:

Xem Thêm : Cách xóa pass excel nhanh nhất, đơn giản nhất hiện nay

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV tổ chức trò chơi: “Biệt danh của tôi “ thành 4 nhóm. GV phổ biến luật chơi: GV có 1 bông hoa. Hoa chuyển đến ai người đó sẽ mỉm cười và giới thiệu bản thân bằng một tính từ bắt đầu bằng chữ cái đầu trong tên của mình; giới thiệu sở thích, sở trường,…

Ví dụ: Bạn Lan nói “Chào các bạn, mình là Lan “lung linh” Mình thích đọc truyện tranh

và chơi cờ vua rất giỏi. Minh rất vui được làm quen với bạn”. Sau đó, Lan chuyển hoa đến bạn mà mình muốn làm quen. Bạn nhận được nếu là Thanh sẽ mỉm cười và nói: Chào Lan “lung linh; mình là Thanh “thành thật Mình thích đi biển và rất giỏi nhớ lời các đoạn quảng cáo. Mình rất vui được làm quen với bạn. Nói xong, Thanh tiếp tục chuyển hoa đến bạn khác.

– GV hỏi đáp nhanh: Khi muốn làm quen với bạn, em cần phải làm gì?

– GV yêu cầu HS đọc cách làm quen bạn mới của M. ở ý 1, nhiệm vụ I, trang 25 SGK,

– GV mời một vài HS chia sẻ cách là quen của mình với các bạn khi vào trường THCS.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS dựa vào hiểu biết kết hợp đọc sgk và thực hiện yêu cầu.

+ GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ GV gọi HS trả lời. HS khác nhận xét và bổ sung

+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

+ GV giới thiệu một số cách làm quen khác và yêu cầu HS thực hành theo nhóm 4 — 5

HS

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

+ HS ghi bài.

I. Khám phá cách thiết lập và mở rộng quan hệ bạn bè

– Một số cách làm quen và mở rộng quan hệ bạn bè :

+ Chủ động giới thiệu bản thân mình và hỏi tên bạn.

+ Khen một món đồ của bạn.

+ Khẳng định trông bạn quen và hình như đã gặp ở đâu đó.

+ Rủ bạn cùng tham gia một trò chơi hoặc một môn thể thao.

+ Hỏi bạn về một bộ phim nổi tiếng gần đây.

+ Tìm hiểu sở thích và cùng nhau thực hiện.

Hoạt động 2: Tìm hiểu cách thiết lập mối quan hệ với thầy cô.

  1. Mục tiêu: giúp HS xác định được thời điểm, hình thức thích hợp để giao tiếp với thầy cô, bước đầu chủ động xây dựng mối quan hệ với thầy cô.
  2. Nội dung:

– Tìm hiểu hình thức và cách thức giao tiếp với thầy cô

– Thể hiện lại những trải nghiệm của HS khi giao tiếp với thầy cô.

  1. Sản phẩm: câu trả lời của HS.
  2. Tổ chức thực hiện:

Xem Thêm : Cách xóa pass excel nhanh nhất, đơn giản nhất hiện nay

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS đọc tình huống trong SGK: Nhiều lúc H. rất muốn hỏi thầy cô về bài vở và một số việc của lớp nhưng sợ làm phiền thầy cô nên không hỏi nữa, M khuyên nên mạnh dạn, thử các hình thức giao tiếp sau:

+ Giao tiếp trực tiếp với thầy cô lúc tan học, giờ ra chơi, gọi điện hoặc nhắn tin với thầy cô để trao đổi điều mình cần.

+ Cách giao tiếp: chào hỏi lễ phép, giới thiệu bản thân và nói rõ ràng, cụ thể điều mình cần.

– GV hỏi: Khi có việc cần gặp thầy cô em thường gặp vào lúc nào? Trao đổi trực tiếp hay gián tiếp?

– GV thực hiện ví dụ mẫu về gọi điện thoại cho thầy cô: “Em chào cô ạ. Em gọi vào giờ

này có phiền cô không ạ? Thưa cô, em là A. học sinh lớp 6B, Em có phần chưa hiểu

về bài học sáng nay, Em có thể gọi điện hỏi cô lúc nào thì phù hợp ạ?”

– GV trao đổi với HS về phần giao tiếp mẫu, chỉ ra hình thức, nội dung, thời điểm và thái độ khi giao tiếp mà GV vừa thực hiện.

– GV yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi. Mỗi bạn nghĩ ra nội dung mình muốn hỏi, lựa chọn thời điểm và hình thức giao tiếp. Sau đó, thực hành giao tiếp mỗi người 2 lượt: một lượt nói và một lượt nghe.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS dựa vào hiểu biết kết hợp đọc sgk và thực hiện yêu cầu.

+ GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ GV gọi HS trả lời. HS khác nhận xét và bổ sung

+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

+ HS ghi bài.

II. Tìm hiểu cách thiết lập mối quan hệ với thầy cô.

– Hình thức trao đổi với thầy cô:

+ Gặp trực tiếp

+ Gọi điện

+ Nhắn tin

+ Gửi thư điện tử

– Cách thức giao tiếp : chào hỏi lễ phép, giới thiệu bản thân và nói rõ ràng, cụ thể điều mình cần

– Thời điểm: đầu giờ, giờ tan học, giờ nghỉ trưa, buổi tối,…

– HS thực hành giao tiếp với thầy cô theo mẫu.

Hoạt động 3: Tìm hiểu các bước giải quyết vấn đề trong mối quan hệ bạn bè

  1. Mục tiêu: HS bình tĩnh, bước đầu biết cách phát hiện vấn đề cá nhân gặp phải trong mối quan hệ bạn bè và tìm cách giải quyết.
  2. Nội dung:

– HS chỉ ra các bước giải quyết vấn đề

– Liên hệ trải nghiệm của HS.

  1. Sản phẩm: câu trả lời của HS.
  2. Tổ chức thực hiện:

Xem Thêm : Cách xóa pass excel nhanh nhất, đơn giản nhất hiện nay

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS đọc các bước giải quyết vấn đề ở ý 1, nhiệm vụ 3 SGK trang 26 để biết cách giải quyết các tình huống.

– GV gọi một số HS nói lại ví dụ mình hoạ từng bước trong SGK.

– GV cho HS thảo luận theo 6 nhóm, yêu cầu lựa chọn một vấn để của bạn trong nhóm, HS chia sẻ về cách giải quyết, phân tích các bước giải quyết vấn để đã được vận dụng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS dựa vào hiểu biết kết hợp đọc sgk và thực hiện yêu cầu.

+ GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ GV gọi HS trả lời. HS khác nhận xét và bổ sung

+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

+ HS ghi bài.

III. Tìm hiểu các bước giải quyết vấn đề trong mối quan hệ bạn bè

– Các bước giải quyết vấn đề trong mối quan hệ với bạn bè :

+ Bước 1 : xác định vấn đề cần giải quyết

+ Bước 2 : xác định nguyên nhân và hệ quả của vấn đề

+ Bước 3 : Lựa chọn và thực hiện phương pháp cho vấn đề

+ Bước 4 : Đánh giá hiệu quả phương pháp.

=> Trong thực tế, chúng ta thấy 4 bước này lướt qua rất nhanh nên thường không để ý. Việc luôn tư duy đây đủ sẽ giúp chúng ta giải quyết vấn đề chắc chắn và đúng hướng.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động 1: Giữ gìn quan hệ với bạn bè, thầy cô

  1. Mục tiêu: giúp HS rèn luyện kĩ năng giữ gìn và phát triển mối quan hệ với bạn bè, thầy cô. Từ đó, thể hiện sự trân trọng tình cảm với bạn bè, thầy cô qua việc làm, hành động cụ thể.
  2. Nội dung:

– Tổ chức trò chơi : Làm theo lời hát

– Khảo sát các cách giữ gìn mối quan hệ với bạn bè, thầy cô.

  1. Sản phẩm: Kết quả của HS.
  2. Tổ chức thực hiện:

Xem Thêm : Hướng dẫn, thủ thuật về Wiki – Thuật ngữ

* Nhiệm vụ 1: Tổ chức trò chơi: “Làm theo lời bài hát”

– GV phổ biến luật chơi: HS hát và làm theo lời bài hát: “Cầm tay nhau đi, xem ai có giận hờn gì. Cầm tay nhau đi, xem ai có giận hờn chi. Mình là anh em, có chi đâu mà giận hờn. Cầm tay nhau đi hãy cầm cái tay nhau đi”.

– GV lần lượt thay thế động từ cầm tay bằng các hành động khác như: hỏi han, khoác vai,…

– GV hỏi HS về thông điệp của trò chơi: Khuyên chúng ta tươi cười, gần gũi, quan tâm đến nhau để mối quan hệ luôn thoải mái, vui vẻ và bền lâu.

* Nhiệm vụ 2: Khảo sát các cách giữ gìn mối quan hệ với bạn bè, thầy cô

– GV yêu cầu HS mở SBT; xem lại nhiệm vụ 4 đã thực hiện ở nhà. GV cho HS bổ sung thêm những cách giữ gìn mối quan hệ với bạn bè, thầy cô của mình.

– GV tổ chức cho HS thực hành một số cách để giữ gìn mối quan hệ với bạn bè, thấy cô.

Hoạt động 2: Phát triển kĩ năng tạo thiện cảm trong giao tiếp

  1. Mục tiêu: giúp HS rèn kĩ năng thiện cảm với người giao tiếp qua việc sử dụng lời nói, cử chỉ, ánh mắt, khơi gợi ý tưởng cho nội dung giao tiếp phát triển. Qua đó, giúp HS hình thành kĩ năng lắng nghe, kï năng phản hồi và kĩ năng phát triển câu chuyện trong giao tiếp.
  2. Nội dung:

– Lưu ý về kĩ năng lắng nghe, phản hồi và đặt câu hỏi gợi mở

– Thực hành kĩ năng lắng nghe, phản hồi và đặt câu hỏi gợi mở

– Thảo luận về kĩ năng nghe

  1. Sản phẩm: Kết quả của HS.
  2. Tổ chức thực hiện:

– GV nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc tạo thiện cảm trong quá trình giao tiếp với thầy cô và bạn bè. Bên cạnh sự chân thành, cần một số kĩ năng thể hiện tình cảm với người đối diện khi giao tiếp.

– GV gọi lần lượt 3 HS đọc các mục 1, 2, 3 trong nhiệm vụ 5, trang 27, 28 SGK.

– GV tạo các nhóm 3 HS, yêu cầu HS đứng về nhóm, phân rõ số 1, 2, 3 cho từng HS trong nhóm,

– Hoạt động này được thực hiện theo 3 lượt với các vai trò được thay đổi như sau:

Lượt 1

Lượt 2

Lượt 3

Phân vai

– Số 1 là người nghe

– Số 2 là người kể chuyện

– Số 3 là người quan sát

– Số 1 là người quan sát

– Số 2 là người nghe

– Số 3 là người kể chuyện

– Số 1 là người kể chuyện

– Số 2 là người quan sát

– Số 3 là người nghe

Người kể chuyện

Kể về một niềm vui, một kỉ niệm đáng nhớ

Kể về nỗi sợ hãi của bản thân

Kể về kế hoạch nghỉ hè, nghỉ tết

Người nghe

Người nghe thể hiện sự không chú tâm, lơ đãng, làm việc riêng, không để ý đến câu chuyện của người nói

Người nghe thể hiện nghe nhưng cứ nge được một câu thì đã đưa ra lời khuyên hoặc phủ nhận ý kiến của người nói, can thiệp quá nhiều vài quá trình người nói trình bày

Người nghe thể hiện lắng nghe chuẩn mực; ánh mắt chú tâm vào người nói, gương mặt biểu cảm theo người nói, gật đầu đồng ý; thỉnh thoảng hỏi thêm hoặc nói câu cảm thán thể hiện sự đồng cảm thấu hiểu.

Người quan sát

Quan sát thái độ người nghe và người nói. Đưa ra suy nghĩ của bản thân khi thấy hai bạn nói chuyện

Quan sát thái độ người nghe và người nói. Đưa ra suy nghĩ của bản thân khi thấu hai bạn nói chuyện

Quan sát thái độ người nghe và người nói. Đưa ra suy nghĩ của bản thân khi thấy hai bạn nói chuyện

Thời gian

2 phút

2 phút

2 phút

– GV trao đổi với HS về từng lượt sắm vai với 2 câu hỏi:

  • Người nói chuyện cảm thấy thế nào khi người nghe như vậy?
  • Người quan sát khi hai bạn nói chuyện với nhau như vậy có suy nghĩ gì?

– GV gọi một số HS ở các nhóm phát biểu.

– GV nhấn mạnh: việc người nghe lắng nghe tốt đã tạo sự thiện cảm trong giao tiếp, người nói có ấn tượng tốt về người nghe này. Điều đó góp phần tạo quan hệ tốt đẹp.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Hoạt động 1: giải quyết nhưng tình huống nảy sinh trong trường học

  1. Mục tiêu: giúp HS nhận ra các vấn đề tiêu cực HS đang phải đối mặt ở độ tuổi học đường, HS được chia sẻ để giải toả những khúc mắc và biết xử lí một số tình huống điển hình trong môi trường lớp học
  2. Nội dung:

– Xác định vấn đề học sinh lớp 6 thường gặp phải

– Quan sát tranh và dự đoán

  1. Sản phẩm: Kết quả của HS
  2. Tổ chức thực hiện:

* Nhiệm vụ 1: Xác định vấn đề học sinh lớp 6 thường gặp phải

– GV yêu cầu HS đọc SGK, chọn ra những vấn đề bản thân HS gặp phải.

– GV hỏi vấn đáp, HS giơ tay, ví dụ:

  • Bạn nào tự thấy mình hay đùa dai thì giơ tay!
  • Bạn nào thấy mình hay thất hứa với bạn?
  • Bạn nào đễ nổi cáu với mợi người?

– GV đặt câu hỏi: Em còn gặp vấn đề nào ngoài những vấn đề nêu trong sách? Hãy kể ít nhất 3 vấn đề?

– Hs kể một số vấn đề thường gặp. HS khác bổ sung.

– GV chốt kiến thức.

* Nhiệm vụ 2: Giải quyết vấn đề nảy sinh trong quan hệ bạn bè

– GV mời một số HS nhắc lại ngắn gọn 4 bước giải quyết vấn để.

Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Tin tức

Lời kết: Trên đây là bài viết Giáo án hoạt động trải nghiệm 6 chân trời sáng tạo. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn

Related Posts

Xổ Số W88: Mô Hình Cược Mới Mẻ và Lợi Nhuận Khủng

Xổ Số W88: Mô Hình Cược Mới Mẻ và Lợi Nhuận Khủng

Xổ số W88 đã khiến cả cộng đồng game thủ và những người đam mê cá cược chao đảo với mô hình cược cực kỳ đa dạng và…

Xổ số Thừa Thiên Huế: Lựa chọn hàng đầu của lô thủ!

Xổ số Thừa Thiên Huế: Lựa chọn hàng đầu của lô thủ!

Có thể bạn quan tâm Top 10 phần mềm xem video cực chất cho Laptop Cách khắc phục lỗi màn hình đen Windows XP game ta là…

Điều khác biệt của chương trình đào tạo quốc tế cấp trung học sở 

Điều khác biệt của chương trình đào tạo quốc tế cấp trung học sở 

Chương trình đào tạo quốc tế chắc hẳn không còn là điều gì đó quá xa lạ với mọi người. Song vẫn còn rất nhiều bậc phụ…

Kèo châu Á là gì? Kinh nghiệm cá cược kèo châu Á bất bại 2024

Kèo châu Á là gì? Kinh nghiệm cá cược kèo châu Á bất bại 2024

Kèo châu Á là gì? Kèo châu Á là một loại kèo cá cược phổ biến trong bóng đá và nhiều môn thể thao khác tại thabet. Đây…

Lý do bạn nên tải app Sin88 về điện thoại tham gia cá cược

Lý do bạn nên tải app Sin88 về điện thoại tham gia cá cược

Bạn muốn tìm kiếm một sân chơi cá cược uy tín, chất lượng và mang đến những trải nghiệm tuyệt vời? Sin88 – ứng dụng cá cược…

Bắn cá đổi thưởng là gì? Kinh nghiệm chơi bắn cá đổi thưởng luôn thắng

Bắn cá đổi thưởng là gì? Kinh nghiệm chơi bắn cá đổi thưởng luôn thắng

Bắn cá đổi thưởng là gì? Bắn cá U888 đổi thưởng là một loại hình giải trí trực tuyến phổ biến trong ngành game online. Dưới đây là…