Cùng xem [Giải Đáp] Mắt Cận Thị Về Già Sẽ Hết Không? Đến Năm Bao Nhiêu Tuổi? trên youtube.
Cận thị về già sẽ hết? – Cận thị không những không tự hết được khi về già mà còn có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho mắt, thậm chí gây mù lòa vĩnh viễn nếu bị cận nặng, chăm sóc mắt thiếu khoa học và có lối sống không lành mạnh.
1. Mắt cận thị về già sẽ hết?
Nhiều người lầm tưởng mắt cận thị khi về già bị lão thị thì sẽ hết cận. Nhưng theo các bác sĩ nhãn khoa thì đây là một quan điểm sai hoàn toàn. Mắt cận không thể tự hết khi về già.
Bạn đang xem: Người bị cận thị khi về già
Khi bước vào tuổi 40 mắt sẽ bắt đầu có những dấu hiệu của lão hóa khiến mắt điều tiết kém dần theo thời gian, nhìn không còn rõ các vật ở gần. Quá trình này có thể diễn ra chậm hơn ở người bị cận từ lúc trẻ. Mắt vừa cận, vừa lão khiến nhiều người lầm tưởng mình đã hết cận nhưng sự thật không phải như vậy.
Cận thị là một tật khúc xạ còn lão thị là một quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Do đó 2 bệnh này không bù đắp cho nhau mà người bị cận thị khi về già xuất hiện tình trạng lão thị có thể sẽ phải đeo kính 2 tròng để khắc phục tình trạng cận và lão thị.
2. Mắt cận thị đến năm bao nhiêu tuổi?
Khi bước qua 18 tuổi mắt phát triển gần như hoàn thiện hoàn toàn khiến cận thị tiến triển rất chậm và hầu như không còn tăng độ nữa nhưng không thể hết cận được. Mắt đã ổn định nếu lơ là chăm sóc mắt, lạm dụng thiết bị điện tử mắt vẫn có thể tăng độ và gây nguy hiểm với sức khỏe.
Nếu không phẫu thuật để xóa cận thì mắt sẽ bị cận như vậy suốt đời. Bạn có thể tham khảo các phương pháp chăm sóc mắt giúp tăng cường thị lực, giảm độ cận nhưng để khỏi hoàn toàn bằng các cách này thì không thể được.
3. 5 Biến chứng của mắt cận khi về già
Xem thêm: Hướng dẫn, thủ thuật về Máy tính – Laptop – Tablet
Xem Thêm : Cách chuyển file Word sang PDF trong Word 2007
Mắt cận thị khi về già không thể hết mà còn có thể biến chứng nặng hơn thành các bệnh lý nguy hiểm cho mắt. Nguyên nhân do cận thị nặng kết hợp với việc mắt dần bị lão hóa, thị lực suy giảm nghiêm trọng khi đã lớn tuổi.
Những biến chứng cận thị khi về già thường gặp nhất bao gồm:
3.1 Đục thủy tinh thể
Đục thủy tinh thể là một bệnh lý thuộc về tuổi tác, theo một nghiên cứu cho thấy khoảng 50% người 65 tuổi có những dấu hiệu của bệnh đục thủy tinh thể. Người bị cận, đặc biệt là cận nặng trên -6 Diop, thì nguy cơ đục thủy tinh thể đến sớm hơn người bình người. Tuy nhiên, khi phát hiện kịp thời có thể phẫu thuật để điều trị bệnh.
Đây cũng là bệnh lý hàng đầu gây mù lòa hiện nay nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Bệnh khiến thủy tinh thể của mắt đục dần, tín hiệu hình ảnh truyền qua ngày càng ít dần dần không thể nhìn thấy được.
3.2 Bong võng mạc tiểu đường
Bong võng mạc tiểu đường là một biến chứng thường gặp ở người cận thị bị bệnh tiểu đường trên 10 năm.
Cận thị nặng gây kéo giãn trục nhãn cầu và võng mạc thêm vào đó bệnh tiểu đường khiến các mạch máu ở mắt mỏng hơn, dễ vỡ và gây xuất huyết dịch kính, co kéo võng mạc gây bong võng mạc.
Một thống kê của Viện Mắt Quốc Gia cho thấy cứ 10 người mắc bệnh bong võng mạc tiểu đường thì 4 người có thể bị mù lòa vĩnh viễn. Do đó người già bị cận thị cần kiểm soát sức khỏe tốt để hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
3.3 Thoái hóa hoành điểm
Xem thêm: Cập nhật giữa phiên bản
Xem Thêm : Máy không nhận card màn hình khắc phục như thế nào?
Thoái hóa điểm vàng là bệnh của tuổi tác tuy nhiên ở người bị cận thị nặng bệnh thường đến sớm hơn và nguy hiểm hơn. Bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực trung tâm, hạn chế tầm nhìn, khả năng đọc chữ, lái xe và có thể gây mù lòa vĩnh viễn.
Người bị cận thị nặng khi về già trục nhãn cầu dài ra kéo giãn võng mạc kèm theo các dấu hiệu lão hóa của mắt gây tổn thương mạch máu, xuất huyết, u nang hoàng điểm,… làm thoái hóa hoành điểm.
4. Tăng nhãn áp
Tăng nhãn áp là nguyên nhân gây mù lòa lớn thứ 2 sau bệnh đục thủy tinh thể. Nguy cơ mắc bệnh nhãn áp tăng dần theo tuổi và tăng cao hơn ở người lớn tuổi bị cận nặng trên -8 Diop.
Bệnh gây suy giảm thị lực, tầm nhìn bị thu hẹp dần về trung tâm, thời gian dài sẽ gây mất thị lực hẳn. Bệnh nên được phát hiện sớm nếu không khi đã vào giai đoạn cuối hiệu quả điều trị sẽ không còn cao nữa.
5. Các biến chứng khác
Ngoài ra, người bị cận thị khi lớn tuổi mắc các bệnh lý mãn tính về gan, thận, huyết áp, xương khớp, dạ dày,… tùy mức độ bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng khác ảnh hưởng đến sức khỏe.
Người bị cận ngay cả khi mắt đã ổn định, hầu như không còn tăng độ nữa bạn vẫn nên định kỳ khám mắt, kiểm tra toàn diện 6 tháng /lần để có thể kịp thời phát hiện những bất thường và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, người bị cận cũng phải quan tâm chăm sóc mắt, bổ sung dinh dưỡng và có thói quen sinh hoạt phù hợp nhất.
Như vậy, trên đây đã giải đáp chi tiết cho thắc mắc “Cận thị về già sẽ hết không?” và mang đến cho những thông tin hữu ích về những biến chứng có thể gặp của cận thị về già. Hãy chia sẻ những thông tin này với người thân để có thêm kiến thức giúp chăm sóc, bảo vệ mắt tốt hơn nhé!
Xem thêm: Có nên đổi SIM 4G không?
Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Tin tức
Lời kết: Trên đây là bài viết [Giải Đáp] Mắt Cận Thị Về Già Sẽ Hết Không? Đến Năm Bao Nhiêu Tuổi?. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn