Cùng xem Franchise Là Gì? Các Thương Hiệu Nhượng Quyền Tại Việt Nam trên youtube.
Nếu bạn đang có ý định kinh doanh F&B thì cần tìm hiểu trước franchise là gì. Đây là mô hình kinh doanh rất phổ biến trong những năm trở lại đây. Với bài viết sau, chúng ta sẽ cùng khám phá các hình thức franchise đặc trưng và các thương hiệu franchise tại Việt Nam.
Mục Lục
Bạn đang xem: franchise la gi
ẨnHiện
- 1 Franchise là gì?
- 2 Phân loại các hình thức franchise nhà hàng, khách sạn
- 2.1 Nhượng quyền có tham gia quản lý (Management franchise)
- 2.2 Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện (Full business format franchise)
- 2.3 Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn (Equity franchise)
- 2.4 Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện (Non-business format franchise)
- 3 Danh sách các nhà hàng nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam
- 3.1 Pizza Hut
- 3.2 KFC
- 3.3 Lotteria
- 3.4 Kichi Kichi
- 3.5 Jollibee
- 3.6 Burger King
- 3.7 Domino’s Pizza
Franchise là gì?
Franchise là nhượng quyền kinh doanh, là cho phép một cá nhân hay tổ chức được kinh doanh hàng hoá hay dịch vụ theo hình thức, phương pháp kinh doanh đã được áp dụng trong thực tế của bên nhượng quyền tại một khu vực cụ thể.
Bên nhượng quyền là franchisor, bên nhận quyền là franchisee. Thông thường, các chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng, nhân lực do bên mua thương hiệu đảm nhiệm và doanh nghiệp bán franchise chỉ chuyển giao mô hình kinh doanh, hỗ trợ về thương hiệu, quảng bá…
Song song đó, bên nhượng quyền phải đảm bảo cung cấp đúng, đủ và phải hỗ trợ bên nhận nhượng quyền. Ngược lại, bên nhận nhượng quyền phải đảm bảo thực hiện đúng khuôn mẫu, cách thức kinh doanh, quy trình kinh doanh của bên nhượng quyền cung cấp.
TÌM HIỂU NGAY Khóa Học Nghiệp Vụ Quản Lý Nhà Hàng Khách Sạn TÌM HIỂU NGAY Khóa Học Nghiệp Vụ Quản Lý Nhà Hàng TÌM HIỂU NGAY Khóa Học Tiếng Anh Nhà Hàng Khách Sạn TÌM HIỂU NGAY Khóa Học Nghiệp Vụ Lễ Tân Chuyên Nghiệp TÌM HIỂU NGAY
Phân loại các hình thức franchise nhà hàng, khách sạn
Nhượng quyền có tham gia quản lý (Management franchise)
Trong loại hình management franchise, ngoài chuyển nhượng sở hữu thương hiệu và mô hình, công thức kinh doanh thì bên nhượng quyền sẽ hỗ trợ cung cấp người quản lý và điều hành doanh nghiệp.
Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện (Full business format franchise)
Hình thức full business format franchise mang tính hoàn thiện hơn với yêu cầu từ hai bên. Bên nhượng quyền chia sẻ và chuyển nhượng ít nhất 4 loại sản phẩm cơ bản, bao gồm:
Xem thêm: Áo Pull là gì ? Mẫu áo Pull nam nữ trắng dài tay có cổ
Xem Thêm : Giờ Trung Quốc và Việt Nam khác nhau như thế nào ? múi giờ Tung Quốc
– Hệ thống: chiến lược, mô hình, quy trình vận hành được chuẩn hóa, chính sách quản lý, cẩm nang điều hành, huấn luyện, tư vấn và hỗ trợ khai trương, kiểm soát, hỗ trợ tiếp thị, quảng cáo.
– Bí quyết công nghệ sản xuất, kinh doanh.
– Hệ thống thương hiệu.
– Sản phẩm, dịch vụ.
Bên nhận quyền phải thanh toán cho bên nhượng quyền hai khoản phí cơ bản gồm phí nhượng quyền ban đầu (up-front fee) và phí hoạt động (royalty fee), thường được tính theo doanh số bán định kỳ.
Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn (Equity franchise)
Equity franchise là hình thức mà người nhượng quyền tham gia vốn đầu tư với tỉ lệ nhỏ dưới dạng liên doanh để trực tiếp tham gia kiểm soát hệ thống. Bên nhượng quyền có thể tham gia vào Hội đồng quản trị của công ty mặc dù vốn tham gia đóng góp chiếm tỉ lệ nhỏ.
Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện (Non-business format franchise)
Non-business format franchise mang nguyên tắc quản lý lỏng lẻo hơn, bao gồm các trường hợp phổ biến như sau:
– Nhượng quyền phân phối sản phẩm, dịch vụ (Product distribution franchise).
– Nhượng quyền công thức sản xuất sản phẩm và tiếp thị (Marketing franchise).
Tham khảo: Cấp Chứng Chỉ Hành Nghề Phòng Cháy Chữa Cháy PCCC
Xem Thêm : THAM KHẢO MẪU KẾ HOẠCH KINH DOANH CHUẨN CHO DOANH NGHIỆP
– Nhượng quyền thương hiệu (Brand franchise/Trademark license).
Danh sách các nhà hàng nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam
Danh sách 7 thương hiệu nhượng quyền nổi tiếng tại Việt Nam:
- Pizza Hut
- KFC
- Lotteria
- Kichi Kichi
- Jollibee
- Burger King
- Domino’s Pizza
Pizza Hut
Pizza Hut là công ty con của tập đoàn Yum! Pizza, hiện đang có hơn 6000 nhà hàng ở Mỹ và hơn 16.000 địa điểm cửa hàng ở hơn 100 quốc gia và những vùng lãnh thổ khác nhau trên thế giới. Chi phí nhượng quyền thương hiệu Pizza Hut từ 300.000 – 2.200.000 USD.
KFC
KFC nổi tiếng khắp toàn cầu nhờ vào sản phẩm gà rán, hiện tại đang có mặt trên 118 quốc gia khác nhau, chiếm 50% thị trường fast food trên thế giới với số lượng hơn 14.000 cửa hàng. Chi phí nhượng quyền thương hiệu cho KFC khoảng từ 1.300.000 – 2.500.000 USD.
Lotteria
Vào năm 1998, Lotteria gia nhập tại thị trường Việt Nam và là đối thủ đáng gờm của KFC. Từ năm 2014, Lotteria đã bắt đầu nhượng quyền kinh doanh với chi phí nhượng quyền khoảng 250.000 USD.
Kichi Kichi
Kichi Kichi là chuỗi nhà hàng chuyên về buffet lẩu tại Việt Nam, ra đời vào năm 2009, phục vụ theo hình thức băng chuyền hiện đại. Chỉ với một giá cố định, khách hàng được thưởng thức không hạn chế gần 100 sản phẩm. Chi phí nhượng quyền thương hiệu tối thiểu của Kichi Kichi là 300.000 USD.
Jollibee
Jollibee là tập đoàn thức ăn nhanh lớn nhất khu vực châu Á. Jollibee xuất hiện lần đầu tiên tại Việt Nam vào năm 2005, cho đến nay có hơn 100 cửa hàng trên toàn quốc. Chi phí nhượng quyền Jollibee từ khoảng 250.000 – 300.000 USD.
Burger King
Burger King gia nhập vào thị trường Việt Nam vào năm 2011. Chi phí nhượng quyền thương mại Burger King khoảng từ 50.000 – 300.000 USD và sẽ được Burger King cung cấp hơn 70 ngày khóa đào tạo.
Domino’s Pizza
Sau Pizza Hut, Domino’s Pizza là chuỗi nhà hàng lớn thứ hai tại Mỹ, nhưng lớn nhất thế giới với khoảng 12.000 nhà hàng thành viên và nhượng quyền tại hơn 80 quốc gia khác nhau. Chi phí nhượng quyền tối thiểu là 250.000 USD.
Chúng ta vừa cùng giải đáp franchise là gì và những hình thức nhượng quyền thương hiệu phổ biến. Nếu bạn có số vốn lớn trong tay, tại sao không thử sức với loại hình kinh doanh tiềm năng này? Và để là một thương hiệu nhượng quyền thành công như thế thì chất lượng sản phẩm bạn phải luôn luôn đặt hàng đầu.
Tham khảo: Điện cảm là gì? Phân loại cuộn cảm, tác dụng của cuộn cảm
Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
Lời kết: Trên đây là bài viết Franchise Là Gì? Các Thương Hiệu Nhượng Quyền Tại Việt Nam. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn