Cùng xem đóng vai nhân vật anh thanh niên trên youtube.
IIE Việt Nam » Văn Học Lớp 9 » Đóng vai anh thanh niên kể lại truyện Lặng Lẽ Sa Pa
Với đề bài “Đóng vai anh thanh niên kể lại truyện Lặng Lẽ Sa Pa“, bài viết này sẽ giúp các bạn học sinh lớp 9 có thêm kiến thức về bài “Lặng Lẽ Sa Pa”.
Bạn đang xem: đóng vai nhân vật anh thanh niên
Trong bài “Lặng Lẽ Sa Pa” của tác giả Nguyễn Thành Long. Nhân vật anh thanh niên là một con người có lý tưởng sống cao đẹp. Đóng vai anh thanh niên kể lại truyện.
Đóng vai anh thanh niên kể lại truyện Lặng Lẽ Sa Pa
Trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”, nhân vật anh thanh niên được coi là nhân vật trung tâm. Đọc lại truyện ngắn này và hóa thân thành anh thanh niên kể lại câu chuyện này. Dưới đây làm một bài tham khảo.
Tóm tắt lại hình ảnh anh thanh niên và những sự kiện chính trong truyện
Trên chuyến xe đi từ thành phố Hà Nội đến Lào Cai. Bác lái xe, ông họa sĩ và cô kỹ sư trẻ trò chuyện với nhau rất vui vẻ. Chiếc xe đã dừng trong khoảng thời gian nửa tiếng đồng hồ cho hành khách nghỉ ngơi. Trong thời gian nghỉ ngơi, bác lái xe đã kể cho mọi người về một anh thanh niên 27 tuổi. Anh ấy làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu. Hiện tại đang sống và làm việc trên đỉnh núi Yên Sơn.
Anh đã mời ông họa sĩ và cô kỹ sư trẻ tuổi đến thăm nơi anh đang sống và làm việc. Dù cho chịu nhiều gian khổ khó khăn nhưng anh vẫn tích cực làm công việc của mình. Điều này góp phần rất lớn vào lao động sản xuất và chiến đấu. Qua hình ảnh anh thanh niên ông họa sĩ đã cảm nhận được nét đẹp của một người lao động mới trong anh.
Anh đã từ chối khi ông họa sĩ muốn vẽ chân dung mình. Anh nói với ông họa sĩ về hai người khác xứng đáng hơn anh. Hai người anh nhắc đến là ông kĩ sư ở vườn rau su hào và người cán bộ nghiên cứu sét. Tuy chỉ gặp nhau khoảng thời gian ngắn ngủi. Nhưng anh thanh niên đã để lại ấn tượng tốt trong lòng ông họa sĩ và cô kỹ sư.
Đóng vai anh thanh niên kể lại truyện Lặng Lẽ Sa Pa
Trong truyện “ Lặng lẽ Sa Pa” tôi được coi là người cô độc nhất thế gian. Cũng đúng thôi bởi vài năm nay tôi chỉ sống quanh quẩn trên đỉnh núi Yên Sơn. Công việc của tôi là làm công tác khí tượng. Cái đỉnh núi này cao 2600m. Quanh năm tôi chỉ làm bạn với mây mù và tiết trời lạnh lẽo. Tôi thèm lắm cái hơi người giữa chốn mênh mông lạnh lẽo này. Đúng là ông trời không phụ lòng ai đã cho tôi có cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ. Để lại nhiều cảm xúc chất chứa trong lòng.
Xem thêm: Hình ảnh con vịt đẹp dễ thương, hiền hòa, sinh động nhất
Xem Thêm : Tuổi trẻ và tương lai đất nước – Văn mẫu lớp 8
Để có được cuộc gặp gỡ này một phần cũng là nhờ bác lái xe. Bởi bác đã giới thiệu tôi cho mọi người biết về tôi. Tôi gặp được bác lái xe trong một lần đẩy cây chắn ngang xe của bác. Nghĩ lại chuyện đó tôi càng cảm thấy xấu hổ hơn. Chỉ vì ước nguyện mong muốn gặp người của mình mà đã ngáng đường xe bác đi. Ấy vậy mà bạn vẫn thông cảm và hiểu cho tôi không hề trách mắng tôi nửa lời. Từ đó bác rất hay lên thăm tôi thi thoảng mua sách hay những thứ tôi cần.
Như thường lệ, nhìn thấy bóng xe của bác từ phía xa xa tôi đều rất vui và nhanh chân chạy tới. Biếu bác củ tam thất nhỏ vừa mới đào lên để bác về ngâm rượu bồi bổ cho bác gái mới ốm dậy. Bác lái xe giới thiệu nhanh với tôi về ông họa sĩ và cô kỹ sư trẻ. Bác gợi ý cho tôi dẫn khách lên thăm nhà – chính nơi tôi đang làm việc.
Bởi sống một mình nên tôi thường trồng thêm hoa như hoa dơn; hoa thược dược hay hoa hồng phấn… Mỗi loài hoa có những sắc xanh đỏ riêng xen kẽ nhau rực rỡ. Tuy không trồng nhiều nhưng tần đó cũng đủ làm nức lòng các khách nơi xa khi đến đây. Cô kỹ sư trẻ tuổi xinh đẹp kia cũng là một trong số đó. Khi nhìn thấy vườn hoa tôi trồng cô ấy đã ô lên một tiếng thích thú. Cô ấy chính là cô gái đến từ Hà Nội đầu tiên tới thăm thôi. Chính vì thế mà không có lý do nào tôi lại không tặng cho cô ấy một bó hoa tươi cả.
Để không lỡ dở cuộc hành trình của mình. Bác lái xe chỉ có thể cho tôi gặp gỡ những người bạn mới quen trong vòng 30 phút. Vì vậy mà tôi cần tranh thủ và trân trọng từng phút giây quý giá này. Tôi chỉ xin hai người họ 5 phút để nói về câu chuyện của mình. Thời gian 20 phút còn lại tôi muốn được họ kể về câu chuyện dưới xuôi. Tôi muốn biết tình hình dưới đó bây giờ ra sao về kinh tế, con người thay đổi như thế nào?
Tôi bắt đầu kể cho họ nghe về công việc mình đang làm. Công việc đó gắn liền với chiếc máy nằm ở ngoài vườn kia. Hàng ngày tôi đo gió, đo mưa, đo nắng và tính mây tính chấn động. Dự báo được thời tiết xảy ra hàng ngày để phục vụ bà con lao động sản xuất và chiến đấu. Vừa kể tôi lại vừa giới thiệu từng loại máy cho bác. Nào là máy đo mưa, khi mưa xong thì đổ nước mưa thu được ra cốc phân li rồi đo. Tiếp theo là máy nhật quang kí, máy này dùng để đo được mức độ nắng mưa dựa trên khả năng thiêu đốt giấy. Tiếp đó là các loại máy đo gió, đo mây,… đây là các loại máy móc phục vụ công việc hàng ngày của tôi. Tôi sử dụng chúng trong quá trình lấy số liệu. Báo về bằng bộ đàm chuyên dụng trong một khoảng thời gian cụ thể. Bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối và mười một giờ sáng.
Công việc cũng khá đơn giản không mấy khó khăn. Chỉ cần nắm chắc được các kiến thức khoa học là được. Vào những hôm thời tiết khắc nghiệt, gió thổi vù vù lạnh thấu xương. Phải chạy ra vườn lúc một giờ sáng thì thật khó có thể diễn tả được. Khi xong việc quay trở lại giường ngủ thì không tài nào ngủ nổi được nữa.
Bỗng nhiên giọng tôi nghẹn lại khi nói đến đây. Cảm giác như có thứ gì đó đè nén nghẹn ngào khó tả. Khi tôi ngẩng đầu lên cô kỹ sư trẻ vẫn đang chăm chú nhìn lắng nghe câu chuyện của tôi. Ông họa sĩ dục tôi: “Anh kể tiếp đi”. Tôi không kể nữa mà lảng sang chuyện khác. Bởi tôi sẽ không kìm được cảm xúc nếu kể tiếp. Tôi vui vẻ nói: “Thôi mời cô và ông vào trong nhà. Chè đã ngấm rồi đó.”
Vì cũng sống một mình nên căn nhà của tôi cũng khá đơn sơ. Một chiếc giường nhỏ, một chiếc bàn học và một giá sách cạnh đó. Có lẽ như thế cũng đủ cho những người sống một mình như tôi. Tôi rót nước và mời ông cùng cô kỹ sư trẻ tuổi. Nhưng cô ấy đang mải mê với chồng sách của tôi nên tôi chỉ lẳng lặng để nhẹ cốc nước ở phía trước mặt. Uống ngụm chè mà tôi pha, ông họa sĩ thích thú nói: “ Ta thỏa thuận thế này. Chuyện dưới xuôi, mười ngày nữa trở lại đây, tôi sẽ kể anh nghe. Tôi sẽ trở lại, danh dự đấy. Tôi cũng muốn biết cái yên lặng lúc một giờ sáng chon von trên cao nó thế nào. Bây giờ có cả ba chúng ta đây, anh hãy kể chuyện anh đi. Sao người ta bảo anh là người cô độc nhất thế gian? Rằng anh “thèm” người lắm?”
Nghe ông nói vậy tôi sững sờ, tôi đoán là do bác tài xế đã nói với họ trước đó. Tôi vội vàng khua tay thanh minh: “Không, không đúng đâu. Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu. Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ.”
Nói thế thôi chứ cũng đôi khi tôi nghĩ mình là cô đơn. Suy cho cùng khi ngẫm lại tôi lại thấy tôi không hề cô đơn tí nào cả. Tôi còn có công việc mà vả lại công việc đó của tôi cũng gắn liền với nhiều anh em đông chí dưới kia. Còn nói về việc thèm người thì tôi công nhận. Nhiều lúc như vậy tôi lại nói với lòng mình rằng: “ Mình sinh ra ở đâu và làm việc vì cái gì? Mình phải có trách nhiệm và cống hiến hết mình. Mà đâu chỉ mình tôi thèm người bác lái xe cũng thế còn gì, những hôm bác ấn còi inh ỏi mà tôi không chịu xuống là bác lại mò lên tận đây.”
Tôi quay sang cô kỹ sư và nói vui: Và cô thấy đấy, tôi còn có cả sách làm bạn nữa cơ mà. Bỗng nhiên ông họa sĩ hỏi tôi: “ Quê anh ở đâu?”. Tôi không ngần ngại mà nói kể cho ông nghe. Tôi quê ở Lào Cai và tôi có một người cha tuyệt vời lắm. Hai bố con chúng tôi đều viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả bố tôi đã thắng tôi 1-0. Trong dịp tết vừa rồi có một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan tôi làm tại Sa Pa. Tiếc là hôm đó tôi lại không có ở đấy. Thế nhưng các chú ấy đã cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói rằng nhờ có tôi góp một phần công lao phát hiện ra đám mây nhỏ ngày ấy. Không quân ta đã hạ được nhiều phản lực của Mĩ ở trên cầu Hàm Rồng. Cảm xúc lúc ấy dường như vỡ òa vì hạnh phúc. Chú ấy nhắc đến bố tôi, ôm tôi mà lắc: “Thế là một – hòa nhé!”. Chú nói vậy thôi chứ tôi còn cần học hỏi nhiều từ bố tôi lắm.
Có thể bạn quan tâm: NƯỚC MÀU TỰ NHIÊN – ĐÁNH THỨC TINH HOA ẨM THỰC VIỆT
Xem Thêm : Hệ thống đạo hàm căn – Chi tiết và chính xác – Kiến Guru
Bất giác tôi quay sang thấy ông họa sĩ đang hí hoáy với cuốn sổ trên gối. Thì ra là bác đang vẽ tôi, nhưng tôi thấy mình chưa thực sự xứng đáng. Dù vậy nhưng tôi vẫn ngồi yên để bác vẽ không dám đứng lên một cách vô lễ. Chứa đựng trong những nét phác họa nhanh của bác là tâm huyết và tình cảm bên trong.
Tôi biết còn có rất nhiều người xứng đáng hơn tôi. Tôi nhanh nhảu nói: “Cháu giới thiệu với bác ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sa Pa! Ngày này sang ngày khác ông ngồi im trong vườn su hào, rình xem cách ong lấy phấn, thụ phấn cho hoa su hào. Rồi, để được theo ý mình, tự ông cầm một chiếc que, mỗi ngày chín mười giờ sáng, lúc hoa tung cánh, đi từng cây su hào làm thay cho ong. Hàng vạn cây như vậy. Để củ su hào nhân dân toàn miền Bắc nước ta ăn được to hơn, ngon hơn trước. Ông kĩ sư làm cháu thấy cuộc đời đẹp quá. Bác về Sa Pa vẽ ông ta đi, bác. Hay là, đồng chí nghiên cứu khoa học ở cơ quan cháu ở dưới ấy đấy. Có thể nói đồng chí ấy trong tư thế sẵn sàng suốt ngày chờ sét. Nửa đêm mưa gió rét buốt, mặc, cứ nghe sét là đồng chí choáng choàng chạy ra. Như thế mười một năm. Mười một năm không một ngày xa cơ quan. Không đi đến đâu mà tìm vợ. Đồng chí cứ sợ nhỡ có sét lại vắng mặt mình. Đồng chí đang làm một cái bản đồ sét riêng cho nước ta. Có cái bản đồ ấy thì lắm của lắm bác ạ. Của chìm nông, của chìm sâu trong lòng đất đều có thể biết, quý giá lắm. Trán đồng chí cứ hói dần đi. Nhưng cái bản đồ sét thì sắp xong rồi”
Đó đều là những con người cống hiến hết mình và hi sinh thầm lặng giữa chốn lạnh lẽo hoang vu này. Tất cả đều dựng xây nên quê hương đất nước. Nói đến đây tôi thoáng thấy được nét đượm buồn đầy ưu tư trên khuôn mặt của ông họa sĩ già. Bởi tôi không giỏi đoán được những suy nghĩ của người con gái. Vì vậy tôi cũng không biết cô kỹ sư trẻ đang nghĩ gì nữa. Có thể là đang suy nghĩ về chuyện tôi kể hoặc cảm xúc trong những trang sách. Cũng có thể là những chuyện đã qua. Tuy tôi không thể đoán được. Nhưng chắc rằng trong cô ấy đang dạt dào cảm xúc khó tả. Có lẽ là muốn lưu lại chút gì tại nơi này nên cô đã kẹp chiếc khăn tay vào cuốn sách cho tôi. Thế nhưng vì phép lịch sự, vì suy nghĩ bồng bột trong chốc lát. Tôi gào lên: “ô, cô còn quên khăn mùi xoa đây này”. Sau đó cuộn chiếc khăn lại và trả cô. Cô ngượng ngùng nhận lại chiếc khăn rồi ngoảnh mặt quay đi.
Tôi đúng là một thằng con trai vô tâm phải không các bạn? Chính vì sự vô tâm ấy mà tôi đã không hiểu ý của người con gái ấy. Cho đến bây giờ khi nhận ra rồi thì chuyện đó đã trở thành quá khứ. Ba mươi phút trôi qua thật nhanh, đã đến lúc tôi phải tiễn hai vị khách đặc biệt này rồi. Ông họa sĩ già ôm chặt vai tôi lắc mạnh và nói đầy hứa hẹn: “Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại. Tôi ở với anh ít hôm được chứ?”. Còn cô kỹ sư trẻ nắm tay tôi và nói câu nhẹ nhàng: “Chào anh”. Có một tình cảm nghẹn ngào ẩn chứa trong đó. Có lẽ cả tôi và cô ấy đều trào dâng lên một cảm xúc tột cùng nào đó. Tôi vội vàng xách túi trứng dúi vào tay ông họa sĩ và nói: “Cái này để ăn trưa cho bác, cho cô và bác lái xe. Cháu có bao nhiêu là trứng, ăn không xuể. Cháu không tiễn bác và cô ra xe được, vì gần tới giờ “ốp” rồi. Thôi chào bác, chào cô. Bác sẽ trở lại nhé”. Tôi rất sợ cái cảm giác chia ly, sợ phải nói lời chào tạm biệt và sợ phải rời xa cái được gọi là “hơi người”. Tôi chạy vào nhà và nhìn mãi hình bóng cái xe cho đến khi khuất hẳn.
Đó là câu chuyện về cuộc gặp gỡ đặc biệt nơi núi rừng giá lạnh. Tôi đoán rằng trong con mắt của ông họa sĩ và cô kỹ sư trẻ hay những người khác nữa. Họ sẽ tự hỏi rằng tại sao tôi lại phải chịu khổ sở đến như vậy? Sao tôi lại bỏ phí tuổi trẻ của mình để ở đây? Tuổi trẻ nên được bay bổng khám phá trải nghiệm sao tôi lại chọn sống ở đây với cuộc sống cô đơn? Tôi không hề cảm thấy buồn trái lại còn rất vui. Bởi vì tôi đã đóng góp một phần công sức nhỏ của mình cho quên hương đất nước này. Cống hiến tuổi trẻ của mình cho non sông Tổ quốc để cho đất nước quốc gia ngày một đi lên và phát triển. Hy vọng thế hệ sau này cũng sẽ có những con người như tôi hay như ông kỹ sư. Hay đồng chí nghiên cứu sét – những con người Lặng lẽ Sa Pa.
Em có cảm nhận như thế nào về anh thanh niên?
Tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa được ra đời là kết quả của chuyến đi tại Lào Cai của tác giả vào năm 1970. Qua đây ta thấy được cái nhìn khác về Sa Pa về những con người lao động tại đó. Những con người âm thầm lặng lẽ hi sinh cống hiến cho đất nước. Anh thanh niên trong câu chuyện chính là một nhân vật như thế. Anh ấy xuất hiện trong câu chuyện của bác lái xe với ông họa sĩ và cô kỹ sư trẻ. Công việc của anh là đo khí tượng ở trên đỉnh núi Yên Sơn. Anh sống ở nơi mà ít ai biết đến, là người cô độc nhất thế gian và rất “thèm” người. Anh mong muốn được nói chuyện với người khác. Vì vậy anh cố ý để cây ngáng đường với một hi vọng sẽ có thể gặp và nói chuyện với người khác. Công việc mà anh đang làm khắc nghiệt và cực khổ nhiều bề.
Gặp được người khác anh cảm thấy rất vui vẻ. Tác giả miêu tả ngôi nhà anh sống khá nhỏ và đơn giản. Đồ đạc trong đó cũng không có gì giá trị. Anh tuy sống một mình nhưng không hề bừa bộn mà rất ngăn nắp.Với một con người luôn yêu đời và say mê công việc như anh thì không hề thấy cô độc chút nào. Anh niềm nở đón những người khách từ Hà Nội lên. Anh kể cho họ nghe về công việc của mình tại đây. Ngợi ca về những người bạn đang sống và làm việc tại Sa Pa cùng anh. Ngoài công việc anh cũng sắp xếp cho cuộc sống của mình tươi mới hơn. Anh còn trông thêm hoa, nuôi gà hay đọc sách. Đôi khi anh lại xuống đường gặp bác lái xe trò chuyện.
Chúng tôi thực sự khâm phục anh bởi anh dám bỏ một cuộc sống nhộn nhịp nơi phố xá. Rời xa người thân bạn bè để làm một công việc trên đỉnh núi cao. Quanh năm thời tiết khắc nghiệt, khó khăn vất vả và cô độc. Tuy nhiên anh đã vượt qua tất cả để hoàn thành tốt công việc. Có thể nói hình ảnh của anh là hình ảnh đẹp đến nỗi ông họa sĩ còn bối rối. Cô kỹ sư trẻ tuổi thì ngợi khen anh dũng cảm. Anh chính là đại diện của con người lao động lặng lẽ âm thầm cống hiến công sức của mình cho đất nước.
Tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa ra đời như để cổ vũ tinh thần lao động và sản xuất của nhân dân miền Bắc. Đây là thời kì chiến tranh đang diễn ra khốc liệt và miền Bắc đang tiếp viện cho miền Nam ruột thịt. Truyện ngắn này cho thấy hình ảnh anh thanh niên cống hiến hết mình trong âm thầm lặng lẽ là một hình ảnh đẹp trong lòng người đọc.
Bài viết này đã lột tả được việc đóng vai anh thanh niên kể lại truyện Lặng Lẽ Sa Pa và sự hóa thân của nhân vật anh thanh niên trong câu chuyện và kể lại. Qua đó là cảm nhận của em về anh sau khi đọc xong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa. Hy vọng đây sẽ là một kênh thông tin hữu ích cho các bạn trong quá trình làm văn nhé!
- Xem thêm: Đặc sắc nội dung và nghệ thuật “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
Văn Học Lớp 9 –
Có thể bạn quan tâm: mua pore remodeling mask
-
Đặc sắc nội dung và nghệ thuật “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
-
Đặc sắc nội dung và giá trị nghệ thuật Chuyện người con gái Nam Xương
Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Tin tức
Lời kết: Trên đây là bài viết đóng vai nhân vật anh thanh niên. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn