Cùng xem đơn xin thôi việc của công chức trên youtube.
đơn xin thôi việc của công chức
Có thể bạn quan tâm
- Mệnh đề PIVOT trong SQL Server
- Thép CT3 là gì? Tại sao thép CT3 được ưa chuộng sử dụng trong nhiều lĩnh vực?
- chứng chỉ cảm tình đảng có thời hạn bao lâu
- Top 15 chứng chỉ CNTT được trả lương cao nhất (Phần 2)
- Tổng Hợp Tranh Vẽ Đề Tài Lễ Hội Chọi Trâu, Múa Lân, Ngày Tết – Tốp 10 Dẫn Đầu Bảng Xếp Hạng Tổng Hợp Leading10
Phấn đấu trở thành công chức làm việc trong cơ quan, đơn vị sự nghiệp là mục tiêu của rất nhiều người vì tính ổn định trong công việc. Tuy nhiên, vì một số lý do cá nhân, vẫn có những trường hợp công chức xin thôi việc theo nguyện vọng cá nhân.
Để công chức có thể dễ dàng đạt được mong muốn, nguyện vọng của mình thì cần chuẩn bị những hồ sơ, thủ tục gì và khi nghỉ việc thì công chức được hưởng những chế độ gì? Nội dung bài viết sau sẽ giải đáp những thắc mắc của độc giả thông qua bài viết bổ ích sau Công chức xin thôi việc theo nguyện vọng cần những gì?
Khái niệm công chức là gì?
Như vậy ta có thể định nghĩa Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh, trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật, làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Ở nội dung này đã giải thích được khái niệm công chức theo quy định của pháp luật vậy khi Công chức xin thôi việc theo nguyện vọng cần những gì?
Hồ sơ công chức xin thôi việc theo nguyện vọng
Để xin thôi việc theo nguyện vọng trước tiên công chức cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm có:
– Đơn xin nghỉ việc có ý kiến của đơn vị theo mẫu đơn xin thôi việc theo nguyện vọng có sẵn;
– Hoàn trả lại thẻ bảo hiểm y tế và thẻ cán bộ.
Thủ tục công chức xin thôi việc theo nguyện vọng
Thủ tục giải quyết thôi việc đối với công chức thôi việc theo nguyện vọng được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Theo đó, công chức có mong muốn thôi việc theo nguyện vọng phải thực hiện thủ tục như sau:
Bước 1: Công chức phải làm đơn gửi cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền;
Xem Thêm : Mẫu giấy đi đường và hướng dẫn cách viết mới nhất năm 2022
Bước 2: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn, nếu đồng ý cho công chức thôi việc thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền ra quyết định thôi việc bằng văn bản; nếu không đồng ý cho công chức thôi việc thì trả lời công chức bằng văn bản
Cán bộ công chức có nguyện vọng xin thôi việc cần nộp hồ sơ đến phòng Tổ chức cán bộ trước ngày xin nghỉ việc 30 ngày đối với Hợp đồng xác định thời hạn dưới 36 tháng và 45 ngày đối với biên chế và hợp đồng không xác định thời hạn.
Các lý do không giải quyết thôi việc
Công chức đang trong thời gian thực hiện việc luân chuyển, biệt phái, đang bị xem xét kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
Công chức chưa phục vụ đủ thời gian theo cam kết với cơ quan, tổ chức, đơn vị khi được xét tuyển;
Công chức chưa hoàn thành việc thanh toán các khoản tiền, tài sản thuộc trách nhiệm của cá nhân đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị;
Do yêu cầu công tác của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc chưa bố trí được người thay thế.
Các chế độ công chức được hưởng khi xin thôi việc theo nguyện vọng
Công chức thôi việc được hưởng trợ cấp thôi việc theo quy định như sau:
Cứ mỗi năm làm việc được tính bằng 1/2 tháng lương hiện hưởng, gồm: mức lương theo ngạch, bậc, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có). Mức trợ cấp thấp nhất bằng 1 tháng lương hiện hưởng (quy định tại Điều 5 Nghị định số 46/2010/NĐ-CP).
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày quyết định thôi việc được ban hành, cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền phải thanh toán trợ cấp thôi việc đối với công chức (quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 46/2010/NĐ-CP).
Về thời gian được tính trợ cấp thôi việc đối với công chức được quy định tại Điều 6, Nghị định 46/2010/NĐ-CP, như sau:
Thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian tính theo năm có đóng bảo hiểm xã hội (nếu đứt quãng thì được cộng dồn) chưa nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp phục viên, bao gồm:
– Thời gian làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội;
Xem Thêm : Cách viết bảng chữ số tiếng việt kiểu 1
– Thời gian làm việc trong quân đội nhân dân và công an nhân dân;
– Thời gian làm việc trong công ty nhà nước theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
– Thời gian làm việc theo chỉ tiêu biên chế được cơ quan có thẩm quyền giao trong tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp;
– Thời gian được cơ quan, tổ chức, đơn vị cử đi đào tạo, bồi dưỡng;
– Thời gian nghỉ được hưởng lương theo pháp luật về lao động;
– Thời gian nghỉ được hưởng chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, dưỡng sức phục hồi sức khỏe theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
– Thời gian bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự mà đã được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kết luận là oan, sai;
– Thời gian bị tạm đình chỉ công tác theo quy định tại Điều 81 của Luật Cán bộ, công chức;
– Thời gian được bố trí làm việc khi hưởng án treo, cải tạo không giam giữ theo bản án hoặc quyết định của Tòa án.
Thời gian làm việc theo quy định trên, nếu có tháng lẻ thì được tính như sau Dưới 3 tháng thì không tính; từ đủ 3 tháng đến đủ 6 tháng thì được tính bằng 1/2 năm làm việc; từ trên 6 tháng đến 12 tháng thì được tính bằng 1 năm làm việc.
Mẫu đơn công chức xin nghỉ việc theo nguyện vọng
Tải (download) Mẫu đơn công chức xin nghỉ việc theo nguyện vọng
Hy vọng rằng bài viết trên đã cung cấp cho quý độc giả những thông tin cần biết về Công chức xin thôi việc theo nguyện vọng cần những gì?
Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
Lời kết: Trên đây là bài viết đơn xin thôi việc của công chức. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn