Cùng xem Mẫu đơn xin chuyển công tác trên youtube.
Có thể bạn quan tâm
Hầu hết khi bạn có nhu cầu chuyển công tác hay muốn đổi vị trí, bộ phận làm việc đều cần sử dụng mẫu đơn với đầy đủ các lý do cũng như thông tin cần thiết. Vì vậy hãy sử dụng biểu mẫu có sẵn hoặc tham khảo để thể hiện sự chuyên nghiệp của mình trong công việc.
MỤC LỤC: I. Các mẫu đơn xin chuyển công tác thường được sử dụng II. Đơn xin chuyển công tác dùng khi nào? III. Ý nghĩa của đơn xin chuyển công tác IV. Cách điền nội dung đơn xin chuyển công tác V. Lỗi cần tránh khi viết đơn xin chuyển công tác
Tham khảo các mẫu đơn xin chuyển công tác
I. Các mẫu đơn xin chuyển công tác thường được sử dụng
1. Mẫu đơn xin chuyển công tác
2. Mẫu đơn đề nghị chuyển công tác
Xem Thêm : Hệ thống các công thức hình học 12 từ căn bản tới nâng cao – ToanHoc.org
3. Mẫu đơn xin điều chuyển công tác
Mẫu 4: Mẫu đơn xin thuyên chuyển công tác
II. Đơn xin chuyển công tác dùng khi nào?
Đúng với cái tên ở trên thì đơn xin chuyển công tác được dùng khi người lao động muốn chủ động chuyển sang vị trí làm việc khác ở chi nhánh hay đơn vị, nơi làm việc khác của công ty. Thông thường mẫu đơn này được sử dụng cho những công ty lớn có nhiều chi nhánh hay các cơ quan nhà nước, đặc biệt là công chức, viên chức, người lao động trong các sở ban ngành sẽ sử dụng nhiều loại văn bản này. Mẫu đơn xin chuyển công tác thường được dùng trong các trường hợp như:
- Đối với nhân viên của cơ quan muốn chuyển sang bộ phận khác phù hợp với khả năng của bản thân cũng như phát triển sự nghiệp tốt nhất.
- Những người lao động có nhu cầu chuyển tới làm việc tại các đơn vị hay chi nhánh gần nhà, để tiện cho việc chăm sóc gia đình và không mất thời gian đi lại nhiều.
- Các thầy giáo, cô giáo có nhu cầu chuyển tới dạy tại một trường khác.
- Công an, các công viên chức có nhu cầu chuyển tới làm việc tại một đơn vị khác trong tỉnh…
Đọc thêm: Mẫu quy trình đi công tác
III. Ý nghĩa của đơn xin chuyển công tác
Đơn xin chuyển công tác được sử dụng với ý nghĩa để trình bày lý do, nguyện vọng của bản thân cá nhân cho một vị trí công việc ở địa điểm mới sao cho mang đến sự thuận tiện và cơ hội phát triển nghề nghiệp tốt nhất. Vì vậy, mẫu đơn xin chuyển công tác có thể là yếu tố giúp bạn được trải nghiệm, thử sức mình trong môi trường làm việc phù hợp, chuyên nghiệp hơn. Đặc biệt, khi sử dụng mẫu đơn xin chuyển công tác này, bạn cũng sẽ dễ dàng để trình bày và có được sự chấp thuận của cấp trên, ban lãnh đạo công ty.
IV. Cách điền nội dung đơn xin chuyển công tác
Xem Thêm : hàm lấy số lẻ trong excel
Khi viết đơn xin chuyển công tác, người viết đơn cần xác định chính xác công việc của mình cũng như địa chỉ công tác, gửi lời kính gửi đến cơ quan thẩm quyền cao nhất trong việc xem xét cũng như quyết định cho nguyện vọng chuyển công tác. Thông tin cá nhân, địa chỉ, hộ khẩu thường trú, nơi ở, đồng thời cần ghi rõ chuyên ngành đào tạo, kết quả đào tạo, hệ đào tạo cùng đơn vị cơ quan, bộ phận và chi nhánh công tác. Tất cả những vấn đề về quá trình công tác, làm việc của bản thân cần được trình bày rõ ràng. Về hoàn cảnh và lý do của bản thân liên quan đến việc muốn chuyển công tác cần được thể hiện chân thực khách quan nhất, bởi đây là yếu tố quyết định việc có được duyệt đơn hay không. Trong đơn xin chuyển công tác cũng không thể thiếu tên và địa chỉ cùng những thông tin liên quan đến công việc và vị trí muốn chuyển đến công tác. Trưởng các tổ chức hay cơ quan đủ thẩm quyền giải quyết có chữ ký vào đơn xin chuyển công tác nếu đồng ý duyệt. Dù với bất cứ lý do gì cần chuyển công tác thì bạn cũng cần chuẩn bị cho mình lá đơn đúng chuẩn và chuyên nghiệp nhất. Đây cũng có thể là yếu tố đầu tiên quyết định sự thành công và được duyệt hay không của bạn.
Hướng dẫn cách điền nội dung đơn xin chuyển công tác chuyên nghiệp
Đọc thêm: Mẫu quyết định tạm đình chỉ công tác
V. Lỗi cần tránh khi viết đơn xin chuyển công tác
1. Thể hiện thái độ tiêu cực
Ngay cả khi bạn muốn xin chuyển công tác vì những lý do tiêu cực (không thể hòa hợp với đồng nghiệp, công việc quá áp lực,…) thì bạn cũng nên thể hiện sao cho cấp trên không nhận thấy rằng bạn đang phàn nàn. Đây là điều không hề dễ dàng nhưng hãy cố gắng tập trung vào những điều tốt đẹp mà bạn mong đợi ở vị trí mới để ít nhất là người khác không cảm nhận rằng bạn đang bị khó chịu với công việc hiện tại.
2. Đả kích, phê phán công việc hiện tại
Nếu như bạn cảm thấy công việc hiện tại quá tù túng, nhàm chán nên muốn chuyển việc thì thay vì phàn nàn, chê bai hay đả kích nó, bạn hoàn toàn có thể liệt kê ra những việc mà bạn muốn làm, những thử thách mới mà bạn muốn được thực hiện. Và, hãy nhấn mạnh rằng bạn đang chờ đợi được làm công việc mới để phát triển bản thân.
3. Có sự so sánh giữa hai vị trí công việc
Trong một công ty, mỗi vị trí công việc sẽ có những chức năng, nhiệm vụ và vai trò riêng. Vì vậy, bạn không nên so sánh giữa vị trí công việc cũ – mới. Điều này sẽ tạo ra cái nhìn không tốt từ phía cấp trên. Nó cũng có thể sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của người tiếp nhận vị trí hiện tại của bạn sau khi bạn đã chuyển đi. Không chỉ có mẫu đơn xin chuyển công tác, mẫu giấy xác nhận công tác cũng được nhân sự đang làm hoặc từng làm ở công ty sử dụng phổ biến. Với các mục đích sử dụng khác nhau như vay vốn, du học, chứng minh khả năng tài chính,… giấy xác nhận công tác cần được viết đúng chuẩn, chuyên nghiệp, thông tin rõ ràng thì mới có tính thuyết phục cao.
Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
Lời kết: Trên đây là bài viết Mẫu đơn xin chuyển công tác. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn