Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2020 – 2021

Cùng xem Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2020 – 2021 trên youtube.

Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2020 – 2021 tổng hợp lại toàn bộ kiến thức quan trọng trong giữa học kì 2, cũng như đưa ra những định hướng, đề thi và một số bài tập cho các em học sinh lớp 12 tham khảo để chuẩn bị thật tốt cho kì thi sắp tới.

Bên cạnh đó các em tham khảo thêm Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12. Nội dung chi tiết mời các em tham khảo bài viết dưới đây.

Phần I. Kiến thức thi giữa học kì 2 môn Văn 12

I. Văn bản

Bạn đang xem: Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2020 – 2021

1. Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường)

+ Tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường

+ Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, ý nghĩa nhan đề

+ Phân tích văn bản theo bố cục

+ Phân tích các chi tiết, hình ảnh đặc sắc

+ Hình tượng sông Hương: vẻ đẹp địa lí, vẻ đẹp lịch sử, vẻ đẹp văn hóa

+ Cái tôi mê đắm tài hoa, sâu sắc của Hoàng Phủ Ngọc Tường

+ Liên hệ các tác phẩm khác: hình tượng dòng sông, tình yêu quê hương đất nước…

2. Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)

+ Tác giả Tô Hoài

+ Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt tác phẩm, bố cục.

+ Phân tích văn bản theo bố cục

+ Hình tượng nhân vật: Mị, A Phủ

+ Đặc sắc nghệ thuật

+ Phân tích các chi tiết, hình ảnh đặc sắc: tiếng sáo, giọt nước mắt….

+ Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo

+ Hình tượng người nông dân, hình tượng người phụ nữ…( Liên hệ các tác phẩm khác)

3. Vợ nhặt (Kim Lân)

+ Tác giả Kim Lân

+ Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt tác phẩm, bố cục.

+ Nhan đề, tình huống

+ Phân tích văn bản theo bố cục

+ Phân tích các chi tiết, hình ảnh đặc sắc

+ Hình tượng nhân vật: Bà cụ Tứ, Tràng, người vợ nhặt

+ Đặc sắc nghệ thuật

+ Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo

+ Hình tượng người nông dân, hình tượng người phụ nữ (Liên hệ các tác phẩm khác)

4. Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành)

+ Tác giả Nguyễn Trung Thành

+ Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt tác phẩm, bố cục.

+ Phân tích văn bản theo bố cục

+ Phân tích các chi tiết, hình ảnh đặc sắc

+ Hình tượng rừng xà nu

+ Các thế hệ anh hùng: Cụ Mết, Tnú, Mai, Dít…

+ Cảm hứng sử thi

+ Chủ nghĩa anh hùng cách mạng (Liên hệ các tác phẩm khác)

5 Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi)

+ Tác giả Nguyễn Thi

+ Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt tác phẩm, bố cục.

+ Phân tích văn bản theo bố cục

+ Hình tượng nhân vật: Chú Năm, người mẹ, Chiến, Việt

+ Chủ nghĩa anh hùng cách mạng (Liên hệ các tác phẩm khác)

6. Chiếc thuyền ngoài xa ( Nguyễn Minh Châu)

+ Tác giả Nguyễn Minh Châu

+ Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt tác phẩm, bố cục.

+ Phân tích văn bản theo bố cục

+ Tình huống truyện

+ Hình tượng nhân vật: Người đàn bà hàng chài, Phùng, Đẩu

+ Đặc sắc nghệ thuật

+ Phân tích kết thúc tác phẩm

+ Hình tượng người phụ nữ (Liên hệ các tác phẩm khác)

+ Hình tượng người nghệ sĩ (Liên hệ các tác phẩm khác)

7. Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ)

+ Tác giả Lưu Quang Vũ

+ Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt tác phẩm, bố cục.

+ Phân tích các cuộc đối thoại: giữa Hồn và Xác, giữa Hồn Trương Ba và người thân, giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích

+ Bi kịch nhân vật Trương Ba

+ Ý nghĩa phê phán của đoạn trích và giá trị nhân văn của vở kịch.

8. Nhìn về vốn văn hóa dân tộc (Trần Đình Hượu)

+ Tác giả Trần Đình Hượu

+ Những đặc sắc nội dung và nghệ thuật

+ Quan điểm của tác giả về đặc trưng vốn văn hóa dân tộc Việt Nam

+ Phương hướng xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

9. Số phận con người ( Sô- lô- khốp)

+ Những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Sô-lô-khốp

+ Tóm tắt đoạn trích

+ Ý nghĩa nhan đề

+ Những đặc sắc nội dung và nghệ thuật

+ Những chi tiết, hình ảnh đặc sắc

+ Phân tích nhân vật Xô-cô-lốp

+ Cảm nhận đoạn bình luận ngoại đề cuối tác phẩm

Xem Thêm : Có nên mua chung cư tầng 4

10. Thuốc ( Lỗ Tấn)

+ Những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Lỗ Tấn

+ Tóm tắt đoạn trích

+ Ý nghĩa nhan đề

+ Phân tích hình tượng Hạ Du

+ Những đặc sắc nội dung và nghệ thuật

+ Ý nghĩa một số chi tiết, hình ảnh đặc sắc (vòng hoa trên mộ Hạ Du, con đường mòn, câu chuyện trong quán trà…)

11. Ông già và biển cả ( Hê-minh-uê)

+ Tóm tắt đoạn trích

+ Những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Hê-minh-uê

+ Nguyên lí “tảng băng trôi”

+ Nhân vật ông lão Xan-ti-a-gô

+ Các chi tiết, hình ảnh đặc sắc, mang tính biểu tượng.

– Các văn bản đọc thêm: Mùa lá rụng trong vườn, Bắt sấu rừng U Minh Hạ

+ Tóm tắt văn bản

+ Giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc.

Phần II. Tiếng Việt và Làm văn thi giữa học kì 2

1. Các phương thức biểu đạt

2. Các loại phong cách ngôn ngữ

3. Các thao tác lập luận

4. Các biện pháp tu từ và hiệu quả nghệ thuật

5. Kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội

6. Kĩ năng làm các dạng bài nghị luận văn học

Phần III. Cấu trúc đề thi giữa học kì 2 lớp 12 môn Văn.

I. Thời gian làm bài: 120 phút

II. Cấu trúc:

Phần I. Đọc hiểu (3 điểm)

Phần II. Làm văn (7 điểm)

Câu 1: Nghị luận xã hội (2 điểm)

Câu 2: Nghị luận văn học (5 điểm)

Phần IV: Đề thi giữa học kì 2 lớp 12 môn Ngữ văn

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 ĐIỂM)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

(1) Một lần tình cờ tôi đọc được bài viết “Hạnh phúc là gì?” trên bốc của một người bạn. (2) Bạn ấy viết rằng: “Hạnh phúc là được nằm trong chăn ấm xem tivi cùng với gia đình. (3) Hạnh phúc là được trùm chăn kín và được mẹ pha cho cốc sữa nóng. (4) Hạnh phúc là được cùng đứa bạn thân nhong nhong trên khắp phố. (5) Hạnh phúc là ngồi co ro hàng giờ trong quán cà phê, nhấm nháp li cacao nóng và bàn chuyện chiến sự… thế giới cùng anh em chiến hữu…”.

(6) Bất chợt giật mình, hạnh phúc đơn giản vậy sao? (7) Ừ nhỉ! (8) Dường như lâu nay chúng ta chỉ quen với việc than phiền mình bất hạnh chứ ít khi biết được rằng mình đang hạnh phúc. (9) Hãy một lần thử nghĩ xem: Khi chúng ta than phiền vì bố mẹ quá quan tâm đến chuyện của mình thì ngoài kia biết bao nhiêu người thèm hơi ấm của mẹ, thèm tiếng cười của bố, thèm được về nhà để được mắng; khi chúng ta cảm thấy thiệt thòi khi không được ngồi xe hơi chỉ vì phải chạy xe máy giữa trời nắng thì ngoài kia biết bao nhiêu bạn của chúng ta mồ hôi nhễ nhại, gò mình đạp xe lên những con dốc vắng; khi chúng ta bất mãn với chuyện học hành quá căng thẳng thì ngoài kia biết bao người đang khao khát một lần được đến trường, một lần được cầm cây bút để viết lên những ước mơ; khi chúng ta…

(Dẫn theo Bài tập Ngữ văn 11, tập 2, NXB Giáo dục 2007)

Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích. (0,5 điểm)

Câu 2: Tại sao tác giả lại “Bất chợt giật mình, hạnh phúc đơn giản vậy sao?”? (1,0 điểm)

Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu (9). (1,0 điểm)

Câu 4: Anh/Chị hãy rút ra thông điệp có ý nghĩa nhất trong đoạn trích trên. (0,5 điểm)

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Qua đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ của mình về: Hạnh phúc của giới trẻ trong thời đại ngày nay.

Câu 2. (5,0 điểm)

Nhận xét về giá trị hiện thực của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài, có ý kiến cho rằng: Truyện là bức tranh chân thực về số phận đau khổ của đồng bào dân tộc miền núi dưới chế độ phong kiến chúa đất.

Bằng việc phân tích tác phẩm, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

Đáp án

HƯỚNG DẪN CHẤM KTCL 8 TUẦN HỌC KÌ 2

NĂM HỌC 2018 – 2019

MÔN: NGỮ VĂN

I. LƯU Ý CHUNG:

– Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.

– Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có tư duy khoa học, lập luận sắc sảo, có khả năng cảm thụ văn học và tính sáng tạo cao.

-Sau khi chấm xong, điểm toàn bài làm tròn đến 0,25 điểm.

Phần 1: Đọc hiểu

CÂU NỘI DUNG ĐIỂM
1 Phong cách ngôn ngữchính luận. 0,25

2

Tác giả Bất chợt giật mình, hạnh phúc đơn giản vậy sao?” bởi vì:

– Khi nghĩ đến hạnh phúc thì con người thường nghĩ đến những gì cao xa, to lớn nhưng thực ra hạnh phúc là những gì rất giản dị, gần gũi quanh ta.

– Con người thường không nhận ra giá trị của những gì mình đang có, vì vậy thường “than phiền mình bất hạnh chứ ít khi biết được rằng mình đang hạnh phúc”.

0,75

3

– Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu (9): liệt kê, điệp ngữ, tương phản-đối lập.

– Tác dụng:

+ Tạo giọng điệu thiết tha, hùng hồn, mạnh mẽ để tăng tính thuyết phục.

+ Nhấn mạnh sự tương phản về hoàn cảnh của chúng tabiết bao nhiêu người để từ đó gợi ra quan niệm về một hạnh phúc giản đơn.

0,25

0,75

4

Thông điệp có ý nghĩa nhất trong đoạn trích:

Chúng ta cần biết trân trọng những hạnh phúc bình dị, giản đơn nhưng thiết thực trong cuộc sống.

1,0

Phần 2: Làm văn

Câu 1: Yêu cầu về kĩ năng:

– Biết cách viết đoạn văn nghị luận xã hội, vận dụng tốt các thao tác lập luận để giải quyết vấn đề một cách thuyết phục.

– Đoạn văn mạch lạc, rõ ràng; hành văn trong sáng, giàu cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

Yêu cầu về kiến thức:

Có thể có những quan điểm khác nhau nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức, lẽ phải. Dưới đây chỉ là những định hướng cơ bản:

Ý Nội dung Điểm
1 Giải thích 0,5
Hạnh phúc là một trạng thái tâm lý của con người khi ta cảm thấy vui vẻ, thoả mãn.
2 Bàn luận 1,0

* Quan niệm của giới trẻ về hạnh phúc:

– Hạnh phúc là hưởng thụ.

– Hạnh phúc là trải nghiệm.

Xem Thêm : Hình Nền Oppo Find N 5G Full Hd, Đẹp, Chất, Hiện Đại Nhất

– Hạnh phúc là sống vì người khác.

– Hạnh phúc là hài hòa giữa lợi ích của cá nhân và cộng đồng…

0,5

* Vì sao giới trẻ hiện nay lại có những quan niệm khác nhau về hạnh phúc?

– Thời đại mà kinh tế xã hội ngày càng phát triển, con người dễ coi trọng lối sống vật chất, vì vậy dễ nảy sinh quan niệm hạnh phúc là hưởng thụ.

– Thời đại ngày nay cũng đặt ra nhiều thách thức, cơ hội, vì vậy giới trẻ cũng năng động hơn, dám sống dám trải nghiệm, dám hi sinh vì người khác…

0,5

3

Bài học nhận thức và hành động

0,5

– Cần có những quan niệm đúng đắn về hạnh phúc.

– Luôn hoàn thiện mình để hướng tới một hạnh phúc chân chính.

Lưu ý: Nếu viết không đúng hình thức đoạn văn thì trừ 0,5 điểm

Câu 2: (5,0 điểm)

Yêu cầu về kĩ năng:

Hiểu đề, biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Biết phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Hành văn trôi chảy. Văn viết có cảm xúc. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.

Yêu cầu về kiến thức: Cần đáp ứng được những ý cơ bản sau:

2

Nhận xét về giá trị hiện thực của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài, có ý kiến cho rằng: Truyện là bức tranh chân thực về số phận đau khổ của đồng bào dân tộc miền núi dưới chế độ phong kiến chúa đất.

Bằng việc phân tích tác phẩm, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

5.0

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

0,25

Có đủ mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề. Kết bài kết luận được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận

0,25

Bức tranh chân thực về số phận đau khổ của đồng bào dân tộc miền núi dưới chế độ phong kiến chúa đất.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm:

– Tô Hoài là nhà văn nổi tiếng trên văn đàn từ trước năm 1945. Trong kháng chiến chống Pháp, ông đã có một số thành tựu xuất sắc, nhất là về đề tài miền núi.Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn làm nên tên tuổi của ông in trong tập Truyện Tây Bắc.

Giá trị hiện thực của truyện thế hiện tập chung ở việc tái hiện bức tranh chân thực về số phận đau khổ của đồng bào dân tộc miền núi dưới chế độ phong kiến chúa đất.

0,25

0,25

* Giải thích ý kiến:

– Giá trị hiện thực là khả năng tái hiện hiện thực của tác phẩm văn chương. Một tác phẩm có giá trị hiện thực khi miêu tả chân thực, đầy đủ, sinh động hiện thực cuộc sống, giúp người đọc có những hiểu biết sâu sắc về đối tượng mà nhà văn miêu tả.

– Ý kiến là lời đánh giá về một biểu hiện của giá trị hiện thực trong tác phẩm Vợ Chồng A Phủ, Tác phẩm miêu tả đầy đủ, chân thực số phận đau khổ, bất hạnh của đồng bào dân tộc miền núi dưới ách thống trị của bọn phong kiến chúa đất.

0,25

* Phân tích – chứng minh:

– Số phận đau khổ của cha mẹ Mị:

Vì nghèo nên lấy nhau không có tiền phải vay nợ nhà thống lí, mẹ Mỵ chết vẫn chưa hết nợ. Cha Mỵ sống trong đau khổ vì con gái phải làm người ở(danh nghĩa là con dâu) để trả nợ thay mình.

Số phận đau khổ của Mỵ:

+ Bị bắt làm con dâu gạt nợ.

+ Bị bóc lột sức lao động tàn tệ.

+ Bị đày đọa về tinh thần.

+ Bị chà đạp lên nhân phẩm.

=> Sự đày đọa khiến Mỵ tê liệt khát vọng sống, tê liệt ý thức đấu tranh, sống như con rùa trong xó cửa, như cái xác không hồn…

– Số phận đau khổ của A Phủ:

+ Sinh ra đã bất hạnh (Bố mẹ, anh em không còn ai, cả làng chết hết vì bệnh dịch, 10 tuổi bị đem bán xuống bản người Thái…)

+ Lớn lên sống kiếp làm thuê, làm mướn, nghèo khó đến nôi không có tiền cưới vợ.

+ Bị đánh đập, tra tấn dã man, bị phạt vạ, trở thành người làm công trừ nợ cho nhà thống Lí.

+ Vì để hổ ăn thịt mất một con bò mà bị đánh, trói nhiều ngày, có thể sẽ bị chết.

– Số phận đau khổ của những người dân khác:

+ Nhiều người bị trói rồi bỏ quên đến chết.

+ Có những người chưa già nhưng lưng đã còng rạp xuống.

0,25

1,0

1,0

0,25

* Nghệ thuật thể hiện

0,25

– Nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo, mỗi nhân vật được khai thác từ những điểm nhìn khác nhau.

– Miêu tả tâm lí sinh động.

– Ngôn ngữ đậm chất miền núi, lối kể chuyện linh hoạt.

* Đánh giá

0,5

– Miêu tả cuộc đời số phận của người lao động miền núi trước cách mạng tháng tám, Tô Hoài bày tỏ niềm yêu mến, cảm thông với những bất hạnh của họ.

– Nhà văn còn cất lên tiếng nói lên án, tố cáo chế độ phong kiến chúa đất miền núi đã đày đọa con người, đẩy họ vào cảnh lầm than, bất hạnh.

– Viết tác phẩm, nhà văn đưa người đọc đến với cuộc sống của đồng bào dân tộc, giúp người đọc cảm thông yêu mến những con người nơi đây, từ đó trân trọng những ước mơ, khát vọng, trân trọng sức sống tiềm tàng, khả năng tự giải phóng và tìm đến cách mạng của họ.

d. Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

0,25

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu

Đảm bảo đúng nguyên tắc về chính tả, dùng từ, đặt câu.

0,25

Đăng bởi: DONGNAIART

Chuyên mục: Giáo Dục, Lớp 12

Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Tin tức

Lời kết: Trên đây là bài viết Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2020 – 2021. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn

Related Posts

Xổ Số W88: Mô Hình Cược Mới Mẻ và Lợi Nhuận Khủng

Xổ Số W88: Mô Hình Cược Mới Mẻ và Lợi Nhuận Khủng

Xổ số W88 đã khiến cả cộng đồng game thủ và những người đam mê cá cược chao đảo với mô hình cược cực kỳ đa dạng và…

Xổ số Thừa Thiên Huế: Lựa chọn hàng đầu của lô thủ!

Xổ số Thừa Thiên Huế: Lựa chọn hàng đầu của lô thủ!

Có thể bạn quan tâm STT Nhân Sinh – 100 Triết Lý Nhân Sinh Ý Nghĩa Rất Đáng Để Suy Ngẫm Soạn bài – Mưa (Trần Đăng…

Điều khác biệt của chương trình đào tạo quốc tế cấp trung học sở 

Điều khác biệt của chương trình đào tạo quốc tế cấp trung học sở 

Chương trình đào tạo quốc tế chắc hẳn không còn là điều gì đó quá xa lạ với mọi người. Song vẫn còn rất nhiều bậc phụ…

Kèo châu Á là gì? Kinh nghiệm cá cược kèo châu Á bất bại 2024

Kèo châu Á là gì? Kinh nghiệm cá cược kèo châu Á bất bại 2024

Kèo châu Á là gì? Kèo châu Á là một loại kèo cá cược phổ biến trong bóng đá và nhiều môn thể thao khác tại thabet. Đây…

Lý do bạn nên tải app Sin88 về điện thoại tham gia cá cược

Lý do bạn nên tải app Sin88 về điện thoại tham gia cá cược

Bạn muốn tìm kiếm một sân chơi cá cược uy tín, chất lượng và mang đến những trải nghiệm tuyệt vời? Sin88 – ứng dụng cá cược…

Bắn cá đổi thưởng là gì? Kinh nghiệm chơi bắn cá đổi thưởng luôn thắng

Bắn cá đổi thưởng là gì? Kinh nghiệm chơi bắn cá đổi thưởng luôn thắng

Bắn cá đổi thưởng là gì? Bắn cá U888 đổi thưởng là một loại hình giải trí trực tuyến phổ biến trong ngành game online. Dưới đây là…