Cùng xem Dãy hoạt động hoá học của kim loại, ý nghĩa, cách nhớ và bài tập – hoá 9 bài 17 trên youtube.
Dãy hoạt động hoá học của kim loại có ý nghĩa quan trọng vì giúp chúng ta hiểu rõ mức độ hoạt động hoá học của kim loại, mức độ hoạt động này ảnh hưởng tới một số phản ứng hoá học của kim loại.
Vậy dãy hoạt động của kim loại có ý nghĩa như thế nào? có cách học nào để nhớ nhanh dãy điện hoá của kim loại? chúng ta cùng tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.
Bạn đang xem: Dãy hoạt động hoá học của kim loại, ý nghĩa, cách nhớ và bài tập – hoá 9 bài 17
I. Dãy hoạt động hoá học của kim loại
– Dãy hoạt động hóa học của kim loại là dãy các kim loại được sắp xếp theo chiều giảm dần mức độ hoạt động hóa học của chúng.
– Dãy hoạt động hoá học của một số kim loại:
K > Na > Ca > Mg > Al > Zn > Fe > Ni > Sn > Pb > H > Cu > Hg > Ag > Pt > Au
– Kim loại mạnh tan trong nước: K, Na, Ca
– Kim loại trung bình, KHÔNG tan trong nước: Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb
– Kim loại yếu, không tan trong nước: Cu, Hg, Ag, Pt, Au
• Gợi ý cách học thuộc và dễ nhớ dãy hoạt động hoá học của kim loại
– Đối với dãy điện hoá trên các em có thể đọc như sau:
Khi (K) Nào (Na) Cần (Ca) Mua (Mg) Áo (Al) Záp (Zn) Sắt (Fe) Nhìn (Ni) Sang (Sn) Phải (Pb) Hỏi (H) Của (Cu) Hàng (Hg) Á (Ag) Phi (Pt) Âu (Au)
II. Ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học của kim loại
1. Mức độ hóa học của các kim loại giảm dần từ trái sang phải
⇒ K là kim loại hoạt động mạnh nhất và Au là kim loại hoạt động kém nhất.
2. Kim loại đứng trước Mg (K, Ba, Na, Ca) phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường.
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑
Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2↑
3. Kim loại đứng trước H tác dụng với dung dịch axit (HCl; H2SO4 loãng,….) tạo ra H2
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑
Cu + 2HCl → không phản ứng (vì Cu đứng sau H)
4. Kim loại không tan trong nước (từ Mg trở về sau) đẩy được kim loại đứng sau nó ra khỏi dung dịch muối
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag
* Chú ý: Khi cho Na vào dung dịch CuCl2 thì:
♦ Na phản ứng với nước trước:
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑
♦ Sau đó xảy ra phản ứng:
CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + 2NaCl
III. Bài tập vận dụng dãy điện hoá của kim loại
Bài 1 trang 54 sgk hoá 9: Dãy kim loại nào sau đây được sắp xếp đúng theo chiều hoạt động hóa học tăng dần?
A. K, Mg, Cu, Al, Zn, Fe.
B. Fe, Cu, K, Mg, Al, Zn.
C. Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K.
D. Zn, K, Mg, Cu, Al, Fe.
E. Mg, K, Cu, Al, Fe.
* Lời giải bài 1 trang 54 sgk hoá 9:
– Đáp án: C
– Dãy C gồm các kim loại: Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học tăng dần
Bài 2 trang 54 sgk hoá 9: Dung dịch ZnSO4 có lẫn tạp chất là CuSO4. Dùng kim loại nào sau đây để làm sạch dung dịch ZnSO4? Giải thích và viết phương trình phản ứng.
a) Fe. b) Zn. c) Cu. d) Mg.
* Lời giải bài 2 trang 54 sgk hoá 9:
– Đáp án: B
– Kim loại mạnh đẩy kim loại yếu hơn trong dãy điện hoá ra khỏi muối, ta có PTPƯ:
Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu↓
– Nếu dùng dư Zn, Cu tạo thành không tan được tách ra khỏi dung dịch và thu được dung dịch ZnSO4 tinh khiết.
Bài 3 trang 54 sgk hoá 9: Viết các phương trình hóa học:
a) Điều chế CuSO4 từ Cu.
Xem Thêm : Cắm hoa theo chủ đề tình thầy trò
b) Điều chế MgCl2 từ mỗi chất sau: Mg, MgSO4, MgO, MgCO3 (các hóa chất cần thiết coi như có đủ).
* Lời giải bài 3 trang 54 sgk hoá 9:
a) Sơ đồ chuyển hóa: Cu → CuO → CuSO4
– Các PTPƯ hoá học:
2Cu + O2 2CuO
CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O
Hoặc: Cu + 2H2SO4 đặc CuSO4 + SO2↑ + 2H2O
b) Cho mỗi chất Mg, MgO, MgCO3 tác dụng với dung dịch HCl, cho MgSO4 tác dụng với BaCl2 ta thu được MgCl2.
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2↑
MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O
MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + CO2↑ + H2O
MgSO4 + BaCl2 → MgCl2 + BaSO4↓(trắng)
Bài 4 trang 54 sgk hoá 9: Hãy cho biết hiện tượng nào xảy ra khi cho:
a) Kẽm vào dung dịch đồng clorua.
b) Đồng vào dung dịch bạc nitrat.
c) Kẽm vào dung dịch magie clorua.
d) Nhôm vào dung dịch đồng clorua.
Viết các phương trình phản ứng hóa học nếu có.
* Lời giải bài 4 trang 54 sgk hoá 9:
– Hiện tượng xảy ra:
a) Zn tan dần, dung dịch CuCl2 nhạt màu xanh, chất rắn màu đỏ bám vào viên kẽm.
Zn + CuCl2 → ZnCl2 + Cu↓(đỏ gạch)
Xem Thêm : Chữ Kí Tên Dũng Đẹp ❤️️Mẫu Chữ Ký Tên Dũng Phong Thủy
b) Cu tan dần, chất rắn màu trắng bám vào bề mặt đồng (Cu đẩy được Ag ra khỏi dung dịch muối), màu xanh lam dần xuất hiện trong dung dịch.
Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag↓(trắng bạc)
c) Không có hiện tượng gì xảy ra và không có phản ứng.
d) Al tan dần, màu xanh lam của dung dịch nhạt dần, có chất rắn màu đỏ bám vào bề mặt nhôm.
2Al + 3CuCl2 → 2AlCl3 + 3Cu↓
Bài 5 trang 54 sgk hoá 9:: Cho 10,5g hỗn hợp hai kim loại Cu, Zn vào dung dịch H2SO4 loãng dư, người ta thu được 2,24 lít khí (đktc).
a) Viết phương trình hóa học.
b) Tính khối lượng chất rắn còn lại trong dung dịch sau phản ứng.
* Lời giải bài 5 trang 54 sgk hoá 9:
– Theo bài ra, ta có:
a) Phương trình hóa học của phản ứng:
– Lưu ý: Theo dãy hoạt động hoá học của kim loại thì Cu đứng sau H nên không tham gia phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng, ta chỉ có PTPƯ sau.
Zn + H2SO4 loãng → ZnSO4 + H2↑
b) Theo trên, thì chất rắn còn lại là Cu.
– Theo PTPƯ: nZn = nH2 = 0,1 (mol). ⇒ mZn = 65.0,1 = 6,5(g).
– Khối lượng chất rắn còn lại: mCu = 10,5 – 6,5 = 4(g).
Hy vọng với bài viết về ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của kim loại và gợi ý cách học thuộc dễ nhớ dãy điện hoá này giúp ích cho các em. Mọi thắc mắc và góp ý các em vui lòng để lại bình luận dưới bài viết để HayHocHoi.Vn ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tập tốt.
» Mục lục bài viết SGK Hóa 9 Lý thuyết và Bài tập
» Mục lục bài viết SGK Vật lý 9 Lý thuyết và Bài tập
Đăng bởi: DONGNAIART
Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Tin tức
Lời kết: Trên đây là bài viết Dãy hoạt động hoá học của kim loại, ý nghĩa, cách nhớ và bài tập – hoá 9 bài 17. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn