Cùng xem chụp ảnh chuyên nghiệp với smartphone trên youtube.
Hiện nay trên đa phần các smartphone đều được hỗ trợ chế độ chụp chuyên nghiệp hay còn gọi là Manual-Mode cho camera. Với chức năng này bạn có thể tạo cho mình những bức ảnh đẹp nhất và chuyên nghiệp nhất, hãy cùng Thế Giới Di Động tìm hiểu về các mẹo chụp ảnh chuyên nghiệp với smartphone nhé!
1. Các thông số cơ bản trong chụp ảnh chuyên nghiệp
Số điểm ảnh (Megapixel)
Megapixel là khái niệm cơ bản nhất dùng để mô tả số điểm ảnh mà camera có thể thu nhận được. Megapixel tỉ lệ thuận với độ nét mà bức ảnh có được vì số lượng điểm ảnh thu nhận được càng cao thì điện thoại của bạn chụp ảnh càng nét. Đây là một trong những tiêu chí để nhận biết một chiếc smartphone có thể cho bạn một bức ảnh đẹp hay xấu đấy!
Số điểm ảnh (Megapixel)
Tuy nhiên, đây không phải là yếu tố duy nhất để đánh giá chất lượng ảnh. Không phải ảnh càng nét thì chất lượng càng cao mà còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác. Vì thế đừng vội đánh giá chất lượng ảnh mà chỉ dựa vào số điểm ảnh nhé!
Cân bằng trắng (White Balance)
Ánh sáng là một trong những yếu tố góp phần quyết định bức ảnh của bạn có đẹp hay không. Vì thế, hiện nay hầu hết smartphone đều trang bị nhiều tùy chọn cân bằng trắng để chỉnh sửa ánh sáng nhằm để tạo nên bức ảnh tuyệt vời nhất.
Cân bằng trắng là đôi mắt của smartphone, nó có tác dụng trợ giúp camera smartphone nhận biết ánh sáng thật nhất bằng cách căn chỉnh phần màu trắng để khiến tone ánh sáng cũng thay đổi sao cho bức ảnh trở nên chân thật.
Cân bằng trắng (White Balance)
Hầu hết các tùy chỉnh cân bằng trắng được sắp xếp theo thứ tự nhiệt độ màu tăng dần để bạn dễ dàng trong việc tùy chỉnh màu ảnh. Với sự phát triển của công nghệ ngày nay thì camera smartphone có thể tự động xác định nguồn sáng. Vì thế hầu hết các điện thoại hiện nay đều thiết lập cân bằng trắng mặc định là tự động để tiết kiệm thời gian điều chỉnh và đỡ mất thời gian người dùng.
Một số kí hiệu cân bằng trắng mà bạn nên biết:
Các kí hiệu cân bằng trắng
Kí hiệu cân bằng trắng bao gồm: Cân bằng trắng tự động, cân bằng trắng tùy chọn, Cân bằng trắng theo nhiệt độ màu Kelvin, cân bằng trắng với nguồn sáng bóng đèn sợi đốt, bóng đèn huỳnh quang, ánh sáng ban ngày, đèn flash, trời nhiều mây, bóng râm. Các bạn có thể áp dụng để điều chỉnh cho bức ảnh của mình.
Độ phơi sáng (Exposure Value)
Độ phơi sáng là thông số mô tả lượng ánh sáng đi vào cảm biến máy ảnh khi người dùng chụp ảnh. Khi ánh sáng quá nhiều sẽ làm ảnh bị hắt, ngược lại ánh sáng quá ít sẽ bị tối. Vì thế ánh sáng cần phải vừa đủ để tạo nên một bức ảnh đẹp.
Hiện nay hầu hết các ứng dụng chụp ảnh mặc định của smartphone thì thông số này được ký hiệu là một hình vuông với hai dấu + và – và thường được để mặc định = 0 (ánh sáng chuẩn) khi chụp ảnh.
Độ phơi sáng (Exposure Value)
ISO
Nếu bạn biết sử dụng, thì đây là một thông số đóng vai trò quan trọng quyết định chất lượng ảnh chụp trên smartphone. ISO là độ nhạy sáng của cảm biến ảnh (Sensor). Khi ISO càng nhỏ thì máy ảnh càng ít nhạy cảm với ánh sáng và mịn hơn. Nhưng lúc này, người dùng không được run tay khi chụp vì dễ làm ảnh bị nhòe. ISO chỉ được thiết lập ở chế độ cao trong trường hợp bạn muốn chụp ảnh ở một nơi có ánh sáng quá yếu.
Thông số ISO
Đa số các camera smartphone hiện nay đều cho phép người dùng tự lựa chọn ISO theo ý muốn của mình để phù hợp trong nhiều khung cảnh khác nhau mà không cần mặc định. Bạn nên để ISO cao khi chụp ảnh tối còn muốn ảnh rõ nét thì dùng ISO thấp nhưng phải lựa chọn khung cảnh nhiều ánh sáng.
Tốc độ màn trập
Tốc độ màn trập là khoảng thời gian màn trập mở ra để cho ánh sáng chiếu qua thấu kính đi vào cảm biến. Dùng để mô tả tốc độ nhanh hay chậm của màn trập khi mở ra là lượng thời gian chính xác tức thời gian phơi sáng mà máy ảnh của bạn ghi lại hình ảnh.
Tốc độ màn trập
Xem Thêm : Hơn 100 ý tưởng chụp ảnh sáng tạo
Tốc độ màn trập ảnh hưởng đến độ sáng của hình ảnh. Nếu tốc độ màn trập chậm, cảm biến máy ảnh sẽ thu nhiều ánh sáng thì ảnh thu được sẽ sáng hơn. Ngược lại, nếu tốc độ màn trập nhanh, cảm biến máy ảnh chỉ thu được với một lượng nhỏ ánh sáng dẫn tới ảnh bị tối hơn.
Khẩu độ ống kính (f)
Khẩu độ là độ mở của ống kính giúp điều chỉnh lượng ánh sáng đi vào đến cảm biến của máy ảnh. Máy ảnh sẽ điều chỉnh tăng giảm khẩu độ thông qua việc đóng hoặc mở các lá khẩu. Khi khẩu độ ống kính càng lớn thì lượng ánh sáng của cảm biến nhận được càng nhiều.
Khẩu độ ống kính (f)
Khẩu độ cũng góp phần ảnh hưởng đến độ sáng của bức hình. Khi bạn mở khẩu lớn, lượng ánh sáng đi vào đến cảm biến sẽ nhiều, giúp ảnh sáng hơn và ngược lại. Không những thế, khẩu độ còn ảnh hưởng đến độ sâu trường ảnh. Khi khẩu độ càng nhỏ thì độ sâu trường ảnh cũng tăng lên và ngược lại.
Kích thước điểm ảnh
Kích thước điểm ảnh là thuật ngữ chỉ kích thước cảm biến điểm ảnh để gia tăng chất lượng ảnh chụp. Kích thước điểm ảnh càng lớn thì camera smartphone sẽ càng thu được nhiều ánh sáng hơn nên ảnh chụp ra sẽ đẹp hơn. Lúc này, độ nhiễu của ảnh sẽ giảm rõ rệt và chất lượng ảnh chụp vào ban đêm với chất lượng ánh sáng kém sẽ được cải thiện.
Kích thước điểm ảnh
Nhiều thương hiệu smartphone hiện nay lựa chọn chỉ tăng kích thước cảm biến mà không quan tâm đến độ phân giải để tăng chất lượng cho ảnh. Tuy nhiên để có một bức ảnh tuyệt vời thì cần trung hòa giữa hai yếu tố này. Smartphone chụp ảnh đẹp là thiết bị cân bằng được giữa độ phân giải và kích thước cảm biến.
2. TOP 10+ mẹo chụp ảnh chuyên nghiệp với smartphone
Bật khung lưới khi chụp ảnh
Hầu hết các ứng dụng chụp hình hiện nay đều sử dụng khung lưới để chia màn hình sao cho ra được bức ảnh tỉ lệ vàng. Tuy nhiên tính năng này không mặc định sẵn nên nhiều người không biết và đã bỏ lỡ.
Bật khung lưới khi chụp ảnh
Để đối tượng cần chụp được nổi bật hoặc ấn tượng thì bạn nên để chủ thể chiếm 1/3 khung hình còn không gian trống chiếm 2/3 diện tích còn lại. Đây là tỷ lệ vàng đối với khung lưới để bạn cho ra đời những bức ảnh tuyệt đẹp mà bố cục lại vừa mắt người xem đấy nhé!
Chọn khoảng cách gần đối tượng
Để thu hẹp khoảng cách sao cho tiếp cận được cần đối tượng thì bạn nên sử dụng zoom kỹ thuật số. Tuy nhiên, do độ phân giải của điện thoại không được cao như các máy ảnh nên việc sử dụng zoom kỹ thuật số sẽ làm cho ảnh của bạn không rõ nét. Vì vậy, bạn nên tiến lại gần đến mức có thể để những chi tiết cá nhân được thể hiện một cách rõ nhất trên màn hình của bạn đặc biệt là khi chụp ảnh chân dung đấy nhé!
Chọn khoảng cách gần đối tượng
Lấy sáng cho đối tượng cần chụp
Độ sáng là yếu tố quan trọng để có một bức ảnh đẹp đặc biệt là chủ thể bức ảnh. Bạn không chỉ quan tâm tới chất lượng ánh sáng mà bạn còn phải tinh ý xem bố cục ánh sáng như vậy đã phù hợp với bức hình hay chưa?
Lấy sáng cho đối tượng cần chụp
Có ba hướng sáng cơ bản: ánh sáng thuận, ánh sáng một bên, ánh sáng ngược. Bạn không nên chụp ảnh ngược sáng vì sẽ làm cho bức ảnh bị tối và chất lượng kém. Bạn vẫn có thể dùng flash để chụp ảnh tuy nhiên ở một số góc độ, ánh sáng của đèn flash lại làm bức ảnh thiếu tự nhiên và không chuyên nghiệp.
Giữ điện thoại không bị rung
Một trong những mẹo chụp ảnh siêu chất là giữ tay không bị rung khi chụp ảnh. Do ống kính máy ảnh của điện thoại di động thiết kế khá nhỏ nên rất nhạy cảm với những tác động rung tay sẽ làm cho bức ảnh của bạn bị nhòe, không rõ nét. Nếu bạn hay bị rung tay thì khi chụp bạn nên đặt điện thoại lên một vật cố định nào đó để có một bức hình chất lượng hơn.
Giữ điện thoại không bị rung
Tuy nhiên, bạn cần quan tâm đến khoảng chờ khi chụp của các máy ảnh có thể khoảng 1 giây hoặc lâu hơn từ khi bạn bấm nút chụp đến khi bức ảnh thực sự được chụp. Vì thế bạn vẫn phải giữ điện thoại thất chắc lúc này cho đến khi chắc chắn là ảnh đã được chụp.
Tạo độ sâu cho bức ảnh
Tạo độ sâu trong bức ảnh là một cách để gây ấn tượng cho bức ảnh của bạn và thu hút người xem. Để tạo độ sâu cho bức ảnh không khó, nhưng đó phải do con mắt nghệ thuật của người có kinh nghiệm chụp ảnh làm nên.
Xem Thêm : Top hinh nen mau xanh duong dep
Tạo độ sâu cho bức ảnh
Một mẹo để tạo một độ sâu cơ bản là bạn có thể dựa vào các đường thẳng song song như đường hành lang, đường hàng rào,… để tạo nên độ sâu ưng ý cho bức ảnh.
Dùng toàn bộ khung hình
Một kỹ thuật tương đối cơ bản là dùng toàn bộ khung hình để chụp. Bạn cứ chụp toàn bộ khung hình, không bỏ sót chi tiết nào rồi sau đó có thể cắt sao cho vừa ý. Thực tế có khá nhiều người không tập trung vào khung cảnh điều đó là một điểm trừ trong việc tạo ra một bức ảnh thật nghệ thuật và chân thực.
Dùng toàn bộ khung hình
Luôn nhìn đối tượng bằng mắt thật
Điều quan trọng là bạn phải nhìn đối tượng bằng mắt thật của mình trước rồi mới tạo nên cái đẹp thông qua bức ảnh. Khi bạn muốn chụp đối tượng nào đó, nên đặt máy ảnh ngang với mắt của người đó để khai thác hết được vẻ đẹp nhé.
Luôn nhìn đối tượng bằng mắt thật
Sử dụng các ứng dụng chỉnh sửa ảnh
Bạn nên tìm hiểu nhiều ứng dụng chỉnh sửa ảnh và áp dụng chúng để chỉnh sửa cho bức ảnh của mình thêm lung linh hơn vì không phải lúc nào bạn cũng hài lòng với bức ảnh của mình nên áp dụng các phần mềm chỉnh sửa là biện pháp hữu hiệu nhé.
Sử dụng các ứng dụng chỉnh sửa ảnh
Luôn giữ ống kính sạch sẽ
Bạn nên giữ cho ống kính của bạn sạch sẽ trước khi bấm nút chụp vì những bụi bẩn, dấu vân tay,… phần nào cũng làm ảnh hưởng không tốt đến chất lượng ảnh của bạn. Nếu bạn không có thời gian vệ sinh chúng thì hãy mua loại có nắp bảo vệ ống kính để đảm bảo vệ sinh cho ống kính bạn nhé!
Tạo thói quen đặt tên cho ảnh
Việc chụp và lưu quá nhiều ảnh trong điện thoại hoặc các máy ảnh sẽ làm cho người dùng bị rối không biết nên giữ hay xóa tấm nào? Thậm chí còn quên mất không biết tấm nào mình ưng ý nhất. Vì thế bạn nên tạo thói quen đặt tên hoặc một vài chú thích cho bức ảnh của mình để tiện việc quản lý sau này. Ngoài ra, các bạn nên cất giữ ảnh vào máy tính để giải phóng thẻ nhớ vào các bức hình mới nhé.
Tạo thói quen đặt tên cho ảnh
Đừng xóa những tấm ảnh chụp hỏng
Đôi khi xem hình ảnh bạn vừa chụp trên điện thoại, bạn sẽ không hài lòng về chúng. Tuy nhiên, nếu chuyển sang xem trên laptop hay máy tính bảng thì bạn sẽ có suy nghĩ khác. Vì thế nếu dung lượng trong điện thoại bạn không quá hạn chế thì đừng xóa những tấm ảnh chụp hỏng nhé!
Đừng xóa những tấm ảnh chụp hỏng
Chia sẻ ảnh
Việc chia sẻ ảnh cho người khác là điều nên làm vì bạn đã bỏ công sức ra chụp ảnh thì cần có người chiêm ngưỡng. Ngoài ra, việc chia sẻ hình ảnh còn giúp bạn nhận được vô số những lời đóng góp bổ ích từ người khác để có thể điều chỉnh bức ảnh cho đẹp hơn.
Chia sẻ ảnh
3. Một số chế độ chụp ảnh chuyên nghiệp trên điện thoại
Với sự phát triển của công nghệ, camera smartphone đã trở nên mạnh mẽ và ngày càng có nhiều tính năng để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng của người dùng.
Không những thế, các smartphone đời mới còn trang bị thêm những chế độ chụp ảnh như chụp đêm, chụp chân dung, chụp đơn sắc, chụp Macro, chụp phơi sáng, chụp ảnh HDR,… để có thể làm nên những bức ảnh ấn tượng và độc đáo cho người dùng.
Một số chế độ chụp ảnh chuyên nghiệp
Các bạn tham khảo sản phẩm điện thoại đang được kinh doanh tại Thế Giới Di Động:
Vậy bạn đã được biết qua một số chế độ chụp ảnh chuyên nghiệp với smartphone. Hy vọng bạn có thể áp dụng để có được những bức ảnh thật đẹp nhé!
Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Nhiếp ảnh
Lời kết: Trên đây là bài viết chụp ảnh chuyên nghiệp với smartphone. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn