Cùng xem Chủ trương là gì? trên youtube.
Mục lục bài viết
Từ khi ra đời đến nay, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương quan trọng, có ý nghĩa to lớn trong việc phát triển đất nước trên mọi lĩnh vực và đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về khái niệm này. Vì vậy, chúng tôi xin cung cấp cho Quý vị những thông tin hữu ích về chủ trương là gì? thông qua bài viết dưới đây.
Chủ trương là gì?
Chủ trương là ý định, quyết định về phương hướng hành động (thường là về công việc chung) theo từ điển Tiếng Việt, về mặt nghĩa rộng.
Theo nghĩa hẹp, chủ trương là ý định, quyết định của tổ chức, cơ quan có thẩm quyền về phương hướng, chương trình, kế hoạch hành động của cả nước hay của từng ngành, từng địa phương hoặc trên từng lĩnh vực hoạt động như chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, an ninh, quốc phòng, đối ngoại… nhằm thúc đẩy việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Với mong muốn đem đến cho Qúy vị những thông tin về những chủ trương quan trọng trên các lĩnh vực của Đảng và Nhà nước hiện nay, chúng tôi xin tiếp cận và phân tích khái niệm nay theo nghĩa hẹp.
Đặc điểm của chủ trương
Để làm sâu sắc thêm khái niệm chủ trương, bên cạnh việc giải đáp chủ trương là gì? như trên, chúng tôi chia sẻ thêm cho Quý độc giả về các đặc điểm củ chủ trương, cụ thể như sau:
– Về mục đích, chủ trương được xây dựng nhằm chỉ đạo tổ chức, cá nhân trong xã hội và các cơ quan Nhà nước thực hiện đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước.
– Về hình thức, chủ trương nhất thiết phải được thể hiện bằng văn bản dưới các hình thức như: nghị quyết, quyết định, chỉ thị và kết luận. Văn bản này không chứa đựng các quy phạm pháp luật nên không có tính bắt buộc phải thực hiện.
– Về nội dung, chủ trương đưa ra phương hướng, chương trình, kế hoạch hành động của cả nước hay của từng ngành, từng địa phương hoặc trên từng lĩnh vực hoạt động như chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, an ninh, quốc phòng, đối ngoại…Những nội dung này phải phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Chủ thể có thẩm quyền ban hành và thực hiện chủ trương
Có hai chủ thể chính chịu trách nhiệm ban hành và thực hiện các chủ trương trong xã hội hiện nay là Đảng và Nhà nước.
Thứ nhất: Đảng là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc ban hành chủ trương
– Chủ trương của Đảng là những phương hướng, chương trình, kế hoạch hành động trong mọi lĩnh vực hoặc từng lĩnh vực cụ thể do Đảng xây dựng và ban hành dựa trên các cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn trong nước và thế giới.
Chủ trương của Đảng được thể hiện trong các văn bản sau:
+ Nghị quyết là văn bản ghi lại các quyết định được thông qua ở đại hội, hội nghị cơ quan lãnh đạo đảng các cấp, hội nghị đảng viên về đường lối, chủ trương, chính sách, kế hoạch hoặc các vấn đề cụ thể. Đây là văn bản phổ biến nhất ghi nhận các đường lối, chủ trương và chính sách của Đảng hiện nay.
Xem Thêm : Cây Hoa Nhài (Lài Ta)
VD: Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa X về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của WTO.
+ Quyết định là văn bản dùng để ban hành hoặc bãi bỏ các quy chế, quy định, quyết định cụ thể về chủ trương, chính sách, tổ chức bộ máy, nhân sự thuộc phạm vi quyền hạn của cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng.
VD: Quyết định số 70-QĐ/TW ngày 28/3/2012 của Ban Bí thư về việc thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án “Kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng”
+ Chỉ thị là văn bản dùng để chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng cấp dưới thực hiện các chủ trương, chính sách hoặc một số nhiệm vụ cụ thể.
+ Kết luận là văn bản ghi lại ý kiến chính thức của cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng về những vấn đề nhất định hoặc về chủ trương, biện pháp xử lý công việc cụ thể.
Thứ hai: Các cơ quan Nhà nước chịu trách nhiệm trong việc thực hiện các chủ trương của Đảng.
Trên thực tế, các cơ quan Nhà nước sẽ ban hành các văn bản pháp luật trong từng lĩnh vực cụ thể để thực hiện, tuyên truyền và phổ biến các chủ trương, đường lối và chính sách của Đảng tới các cá nhân, tổ chức trong xã hội. Hệ thống văn bản này được quy định cụ thể tại Điều 4 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015.
Đường lối chủ trương của Đảng hiện nay như thể hiện như thế nào?
Thứ nhất: Đường lối của Đảng là tư tưởng chỉ đạo cho việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật.
Ví dụ: Quan điểm của Đảng về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, trong đó các thành phần kinh tế cạnh tranh tự do và bình đẳng đã xác định cơ sở chính trị cho việc xây dựng Hiến pháp năm 1992 cũng như các đạo luật quan trọng trên lĩnh vực kinh tế như Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật Doanh nghiệp… khi đất nước chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường. Những vấn đề chính trị khi đã thành đường lối của Đảng có giá trị rất to lớn trong đời sống xã hội, tác động mạnh mẽ đến hệ thống pháp luật nước ta. Vì thế, pháp luật không chỉ là vấn đề chuyên môn mà phải thấm nhuần các quan điểm, đường lối chính trị của Đảng với phương châm: Chính trị là “linh hồn của pháp luật” như V.I. Lênin đã nói.
Thứ hai: Đường lối của Đảng không thay thế vai trò của pháp luật nhất là trong sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của dân, do dân, vì dân hiện nay.
Đường lối của Đảng là quan điểm chính trị của một tổ chức đảng trong xã hội. Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội, đường lối của Đảng được thể chế hoá thành các quy phạm pháp luật, đường lối của Đảng được “luật hoá” , được “ hoá thân” vào các quy định pháp luật, các quan hệ pháp luật như chủ thể, khách thể, nội dung quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lí… nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục tiêu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước có tính độc lập tương đối bởi sự phân định rõ vị trí, chức năng của Đảng và Nhà nước trên cả hai phương diện lí luận và thực tiễn. Thể chế hoá không phải là việc sao chép máy móc những nội dung trong đường lối của Đảng thành pháp luật. ở khía cạnh khác, đường lối của Đảng mang ý nghĩa và nội dung riêng còn pháp luật có những yêu cầu riêng. Pháp luật không thể phản ánh thụ động các nội dung trong đường lối của Đảng. Hoạt động lập pháp, thi hành và bảo vệ pháp luật là những hoạt động mang tính sáng tạo của Nhà nước. Đảng không thể làm thay Nhà nước trong các hoạt động đó.
Thứ ba: Sự nghiệp xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật tất yếu gắn chặt với quá trình thể chế hoá đường lối của Đảng vào thực tiễn hoạt động của bộ máy nhà nước
Nói cách khác, hệ thống pháp luật ở nước ta thể hiện kết quả quá trình thể chế hoá đường lối của Đảng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Từ đó, có thể nhận thức khái niệm về thể chế hoá như sau: Thể chế hoá là hoạt động xây dựng pháp luật của Nhà nước trên cơ sở quán triệt định hướng tư tưởng, nội dung cơ bản trong đường lối của Đảng về điều chỉnh các quan hệ xã hội chủ yếu ở mỗi giai đoạn phát triển nhất định của đất nước. Ở nước ta, Đảng nắm quyền lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối. Chính điều này quy định việc thể chế hoá thành nguyên tắc cơ bản của nền chính trị nước ta.
Thứ tư: Một số đặc điểm chung của thể chế hoá đường lối của Đảng
– Đường lối của Đảng được hoạch định trước: Đây là đặc điểm thể hiện tính tiền phong, trách nhiệm to lớn của Đảng đối với đất nước và nhân dân. Lãnh đạo bằng đường lối là phương thức lãnh đạo chủ yếu của Đảng, đồng thời quy định đặc điểm của thể chế hoá ở Việt Nam, Đảng lãnh đạo toàn diện đối với Nhà nước và hệ thống pháp luật phải phản ánh một cách đầy đủ đường lối của Đảng.
– Thể chế hoá thuộc phạm vi hoạt động xây dựng hệ thống pháp luật. Kết quả của hoạt động thể chế hoá không phải sự là cụ thể hoá, chi tiết hoá đường lối của Đảng mà là kết quả của hoạt động lập pháp.
– Thể chế hoá là hoạt động của Nhà nước, hoạt động đó cũng được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Sự kiểm tra, uốn nắn của Đảng đối với hoạt động lập pháp nói chung và thể chế hoá nói riêng không nên theo cơ chế tiền kiểm mà chủ yếu là hậu kiểm (chỉ trừ các vấn đề thuộc về bản chất chế độ chính trị của đất nước).
– Thể chế hoá là hoạt động thể hiện quá trình nhận thức chính trị và nhận thức pháp luật của Đảng và Nhà nước ta.
Thứ năm: Kết quả và hạn chế
Kết quả
Xem Thêm : Link tải Spellbreak – Đấu trường phép thuật | Game sinh tồn lôi cuốn
– Pháp luật đã phản ánh trung thực và kịp thời những quan điểm và chủ trương lớn của Đảng trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ Tổ quốc XHCN;
– Thể chế hoá đã được quy định thành nguyên tắc pháp luật, Hiến pháp và các đạo luật của Nhà nước ta cũng đã quy định quy trình thể chế hoá đường lối của Đảng thành pháp luật. Quy trình này gồm các bước như nêu sáng kiến lập pháp, quyết định chương trình xây dựng pháp luật hàng năm và dài hạn; tổ chức thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh gồm soạn thảo, thẩm tra, báo cáo xin ý kiến, thảo luận thông qua dự án, công bố, tổ chức thực hiện;
– Cơ chế chỉ đạo, điều hành, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, giữa Nhà nước với các cơ quan của Đảng được củng cố và đã đi vào nền nếp, có hiệu quả;
– Các quy định về việc cho ý kiến của các cơ quan của Đảng đối với các dự án luật, pháp lệnh đang được hoàn thiện;
– Kết quả thể chế hoá là đã hình thành hệ thống pháp luật tương đối đồng bộ, đảm bảo tính công khai, minh bạch, tạo cơ sở pháp lí vững chắc cho quản lí nhà nước và sự vận hành tự do, an toàn của các quan hệ kinh tế – xã hội trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định h-ớng XHCN và hội nhập quốc tế.
Hạn chế
– Năng lực thể chế hoá đường lối của Đảng thành pháp luật chưa tương xứng với nhiệm vụ, yêu cầu và tính chất của hoạt động này;
– Việc thể chế hoá nhiều khi còn chậm, không đồng bộ; chương trình lập pháp còn chưa có tính khả thi cao;
– Nội dung một số đạo luật còn mang nặng tính chủ trương, chính sách chung, thiếu tính xác định cụ thể về mặt cơ chế pháp lí. Nhiều đạo luật chỉ mang tính định khung, nếu muốn triển khai áp dụng vào thực tiễn phải đợi văn bản dưới luật quy định chi tiết hướng dẫn thi hành;
– Công tác pháp điển hoá còn chịu ảnh hưởng của sự vận dụng một cách cứng nhắc các phạm trù, khái niệm trong khoa học pháp lí. Chẳng hạn, quan điểm phân chia các ngành luật trong khoa học pháp lí lại mang đến cho các nhà lập pháp những ảnh hưởng không nhỏ khi ban hành các văn bản quy phạm pháp luật mà thiếu chú ý đến tính liên quan, tính đồng bộ của các văn bản đó trong cùng một hệ thống pháp luật. Thiếu nhất quán trong chủ trương và quan điểm về nội dung, phương thức và mức độ điều chỉnh đối với các quan hệ xã hội;
– Có tình trạng cục bộ trong quá trình xây dựng dự án luật, pháp lệnh; nội dung và quan điểm lập pháp có khi xuất phát từ lợi ích của một hoặc một số đối tượng nào đó, đồng thời chỉ nhằm mục tiêu đem lại sự tiện lợi cho cơ quan và cán bộ có thẩm quyền mà chưa xuất phát từ lợi ích chung của xã hội, lợi ích của người dân;
– Chưa huy động có hiệu quả sự tham gia của các chuyên gia giỏi, có kinh nghiệm trong việc xây dựng dự án luật, pháp lệnh; cơ chế pháp lí cho sự tham gia xây dựng, phản biện các dự án luật, pháp lệnh, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật khác của các tổ chức xã hội, các hiệp hội nghề nghiệp chưa được hoàn thiện;
– Quy trình thể chế hoá đường lối của Đảng thành pháp luật của Nhà nước chưa được luật hoá đầy đủ, cụ thể.
Ở nước ta, đường lối của Đảng là cơ sở định hướng chính trị cho tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước cũng như hệ thống pháp luật. Thể chế hóa biểu hiện mối quan hệ giữa chính trị và pháp luật. Vì vậy, nhu cầu điều chỉnh pháp luật đối với các lĩnh vực đời sống xã hội đòi hỏi phải phù hợp với thể chế hoá đường lối của Đảng.
Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết chủ trương là gì? Quý độc giả có thể gửi tới Tổng đài 1900 6557 để được hỗ trợ giải đáp nhanh chóng, trân trọng!
Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Tin tức
Lời kết: Trên đây là bài viết Chủ trương là gì?. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn